Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2009

Đối phó với bệnh tật bằng thái độ thích hợp


Tự nhiên từ ngày qua cái tuổi nửa đời người tôi bắt đầu suy nghĩ về bệnh tật! Quái, trước đây tôi gặp “nó” (bệnh) hàng ngày mà chẳng bao giờ suy nghĩ triết lí về “nó”. Từ ngày đọc cuốn “Why we get sick” (Tại sao chúng ta mắc bệnh) của giáo sư Nesse và đồng nghiệp ông, tôi suy nghĩ nhiều về lối sống hiện tại của con người (có tôi trong đó), về các sinh vật và vi sinh vật khác (kể cả vi trùng và vi khuẩn), về môi trường sống, v.v… Tôi ngộ ra triết lí dependent origination của Phật. Dù không phải là Phật tử chính thức, nhưng tôi tự xem mình là đệ tử của Phật (Má tôi mà nghe tôi nói ra điều này là chắc không ổn, vì Má tôi là một Phật tử thứ thiệt :-)), hiểu theo nghĩa mình kính phục và học theo triết lí của Phật. 

Xin giới thiệu các bạn bài viết sau đây trên Tạp chí Văn hóa Phật giáo. Bài viết này của Tì Kheo Visuddhacara do thầy Thích Tâm Quang dịch. Chị Thy Khuê tặng tôi một tập tạp chí này và tôi đọc ngấu nghiến những bài trong này. Mê quá. Thích quá. Nói như ông Tố Hữu là Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ / Mặt trời chân lí chói qua tim / Hồn tôi là 1 vườn hoa lá / Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Chỉ lấy mấy câu này thôi, chứ không dám lấy mấy câu khác của ông ấy). Bạn nào chưa đọc tạp chí này, tôi đề nghị ra tiệm sách mà mua ngay để đọc. 


NVT


http://www.vanhoaphatgiao.com/vanhoaphatgiao-18-01.htm#doi%20pho

Chúng ta không nên coi bệnh tật và khổ đau như là những căn nguyên hoàn toàn có thể tàn phá thân tâm chúng ta mà thất vọng, ngã lòng. Trái lại (trong trường hợp của người Phật tử), chúng ta phải coi đó là cuộc trắc nghiệm xem chúng ta đã hiểu lời Phật dạy tốt đến đâu, và chúng ta có thể áp dụng sự hiểu biết mà chúng ta cho là đã học tốt đến mức nào. Nếu chúng ta không đối phó được về mặt tinh thần, để cho thân tâm bị suy sụp, điều đó cho thấy, sự hiểu biết về Phật Pháp và sự thực hành của chúng ta vẫn còn yếu. Vì vậy, nên xem bệnh tật là cuộc trắc nghiệm và cơ hội cho chúng ta thấy mức độ mà chúng ta đã quán triệt sự thực hành. 

Bệnh tật cũng là cơ hội tốt cho chúng ta nâng cao hơn nữa sự thực hành tính kiên nhẫn và lòng khoan dung. Làm sao chúng ta có thể thực hành và phát triển lòng kiên nhẫn nếu chúng ta không trắc nghiệm, không đặt mình vào những hoàn cảnh khó khăn và khốc liệt? Vậy nên bằng cách này, chúng ta có thể coi bệnh là cơ hội cho chúng ta trau dồi thêm tính nhẫn nại. 

Chúng ta cũng có thể nhìn vào sức khỏe không phải bằng sự vắng bóng của bệnh tật mà còn xét đến khả năng trải qua bệnh mà học hỏi và phát triển tính cách. Một cách nhìn đúng về sức khỏe như thế được một số chuyên gia y tế như bác sĩ Paul Pearsall của Bệnh viện Sinai tại Detroit, Hoa Kỳ khuyến cáo. Thấy bệnh tật không bao giờ trừ hết được, và cuối cùng mọi người đều phải chấp nhận bằng cách này hay cách khác, những bác sĩ này đã đi đến định nghĩa về sức khỏe để có thể giúp mọi người thích nghi với bệnh tật khi nó đến. Cho dù có nhiều máy móc hiện đại, phương pháp và thuốc men tinh vi đến thế nào đi nữa, người ta vẫn cứ phải khuất phục trước ung thư, bệnh AIDS, bệnh đau tim và nhiều bệnh nan y khác. 

Như vậy, chúng ta phải hiểu và chấp nhận sự thật, để khi nó đến chúng ta không cảm thấy đau khổ và sợ hãi. Chắc chắn, chúng ta sẽ chữa trị bệnh bằng hết sức mình, nhưng khi bất chấp những cố gắng cao nhất của tinh thần, chúng ta sẽ thất bại và bệnh tật tiếp tục gia tăng. 

Phân tích đến cùng, không phải vấn đề là chúng ta sống lâu bao nhiêu mà là chúng ta sống tốt đẹp ra sao mới đáng kể. Điều đó gồm cả cách mà chúng ta có thể chấp nhận bệnh tật của mình đến mức nào, và sau hết chúng ta có thể chết ra sao. Về mặt này, Bác sĩ Bernie S. Siegel trong cuốn sách "Hòa bình, Tình thương và Chữa Bệnh" viết: "Những bệnh nhân khác thường không cố gắng để không chết. Họ cố gắng để sống cho đến khi họ chết. Họ đã thành công, mặc dù hậu quả bệnh tình như thế nào, vì họ đã chữa lành đời sống của họ, cho dù họ không chữa được bệnh của họ". 

Và ông cũng nói: "Một cuộc đời thành công không phải về cái chết được trang hoàng cho to đẹp mà là về cách sống tốt đẹp. Tôi đã thấy có những đứa trẻ mới ba tuổi, chín tuổi đã thay đổi được người lớn và cộng đồng bởi khả năng về tình thương yêu. Nhưng tôi cũng biết có người sống lâu hơn người khác rất nhiều, nhưng không để lại gì ngoài lòng vị kỷ và sự trống rỗng". 

Cho nên thật tuyệt vời nếu đời sống của chúng ta có thể được chữa lành mặc dầu bệnh của chúng ta có thể không được chữa khỏi. Sao vậy? Vì khổ đau là vị thầy giáo, và nếu chúng ta học thuộc điều đó, chúng ta có thể trở thành người tốt hơn một cách đáng tự hào. Chúng ta đã không nghe những chuyện có những người trải qua nhiều đau đớn, đã chiến thắng bệnh tật, đã thay đổi thành người tốt hơn ư? Nếu họ không kiên tâm loại trừ tính ích kỷ, cao ngạo và thiếu thận trọng trong từng hành vi trước đó, thì bây giờ họ có thể trở nên kiên nhẫn, tử tế, lịch thiệp và nhũn nhặn hơn được không? Ðôi khi bệnh tật làm cho chúng ta cảm thấy bất an, nhưng cần phải nhận thấy bệnh tật cũng là một điều tốt, là cơ hội để chúng ta xem xét lại lối sống và những giá trị quan trọng hơn trong đời sống. Lúc đó chúng ta sẽ đánh giá cao vai trò, giá trị của gia đình và bạn hữu, biết quý trọng thời gian để sống với những người thân yêu. Và nếu bình phục lại được, chúng ta sẽ dành nhiều thì giờ hơn cho những người thân, và làm những việc thực sự quan trọng và có ý nghĩa . 

Dù có bị khuất phục trước bệnh tật, chúng ta vẫn có thể học hỏi và phát triển tâm từ bi và kiên nhẫn. Chính khi ấy, chúng ta có thể hiểu được cái mong manh của sự sống và lời dạy của Ðức Phật đã đúng ra sao. Chúng ta có thể trở nên tử tế hơn, cảm niệm nhiều hơn về lòng khả ái mà chúng ta nhận được từ người khác. Chúng ta có thể tha thứ những ai đã làm cho chúng ta đau đớn. Chúng ta có thể thương yêu một cách hào phóng và sâu xa hơn. Và khi cái chết đến, chúng ta có thể chết bằng sự chấp nhận và an bình. Bằng cách đó, chúng ta có thể nói đời sống của chúng ta được chữa lành vì chúng ta đã hòa hợp được với thế giới và đã sống trong bình an. 

Thích Tâm Quang dịch 
Posted by Nguyễn Văn Tuấn at 7:09 PM 


Thứ Năm, 14 tháng 5, 2009

Dĩ thực vi tiên


Chủ nhật, ngày 10 tháng năm năm 2009



Nhân đọc một cái list các chỗ ăn chơi Hà Nội, mình thử bình luận xem sao. Những chữ in nghiêng là comment của mình. Những giá cả này chắc của hai năm về trước.


I. Các món bánh và đồ khô
1. Nem Phùng : 30 Hàng Bún , 30000 đồng/suất.
2. Nem Tai bà Hồng , Hàng Thùng. Ăn nói chung là được, nhưng chỗ ngồi thì chán, căn bản vì cái nhà chật quá, ngồi ra vỉa hè. Thêm nữa là chỉ có một món mà thôi nên chỉ ăn chơi bời.
3. Bánh giò, bánh gio : Lương Định Của, cổng chợ Hôm - phố Huế
4. Nộm bò khô: 25-27 phố Hồ Hoàn Kiếm, 4000 đồng/suất.(thực ra ở Hàm Long ngon hơn, chỉ bán chiều). Món này chỉ vui ở cái vị chua cay, chứ nhai thịt bò khô đau răng là chính.
5. Nem chua nướng : ngã 4 Hàng Bồ-Hàng Bạc, chỉ bán tối. Món này còn có ở ngõ Tạm Thương, ăn đâu cũng như nhau cả. Nhưng không hiểu tại sao các nhà hàng không làm món này? Các chỗ ăn đều là buổi tối, trong cảnh cũng hơi tùy tiện lem nhem.
6. Bánh trôi tầu: 30 Hàng Giầy, 5000đồng/suất, quán của Nghệ sĩ Phạm Bằng. Ăn cho vui, chứ những món ngòn ngọt như chè chỉ hợp với các em nhí nhảnh háo ngọt.
7. Bánh gối: 52 Lý Quốc Sư, 5-7000 đồng/suất. Ăn vài lần cho vui chứ mình không thấy hấp dẫn nữa. Đặc biệt là mãi không nâng cấp lên được nhà hàng, mãi vẫn là quán vỉa hè. Cái này phải học bọn bánh xèo (là món khá giống) Đinh Công Tráng ở Sài Gòn, cả mấy nhà to uỳnh trong cái đường hẻm, quy mô hoành tráng.
8. Bánh rán mặn : 52 Lý Quốc Sư 5-7000 đồng/suất (thực ra ở ngã 3 Thuỵ Khuê - Lạc Long Quân ngon hơn rất rất nhiều, rẻ nữa. Ngồi ngay trước đình, chỉ bán buổi chiều. Trước 800d/chiếc, giờ thì ko biết).
9. Bánh đúc: 8 Lê Ngọc Hân, 2000 đồng/suất, chỉ bán chiều. Cho 1 điểm về chỗ ngồi. Hay là bánh đúc vốn bán ở chợ quê nên ra Hà Nội vẫn cứ phải xì xụp lớp nhớp thế? Có một hàng bánh đúc canh ở khu Trung Tự, ăn cũng được.
10. Bánh cay: Ngõ Đinh Liệt, 100đ/cái.


II. Ốc
1. Ông già: 31 Tô Ngọc Vân 7000đ/suất (Chớ có nhầm, vì có rất nhiều quán ông già ở đấy.) Món xôi gà nướng ở đấy cực ngon.
2. Phương Nguyên: Tô Ngọc Vân. Hai quán này nói chung là ok, chỗ ngồi hoành tráng. Ăn đông tiện, mà đi đôi cũng nên thơ. Mỗi tội là Hồ Tây bây giờ cách quán cả một con đường, trong khi ngày xưa là trên mặt nước luôn. Thật là công nghệ "khẩn hoang" của các bác quy hoạch kinh dị thật, Tây Hồ - Đại Hồ - Grand Lac ngày xưa giờ thành Le Petit Lac rồi.
3. Đức Mười : Liễu Giai.
4. Ốc luộc lá chanh: 1 Đinh Liệt 7000đ/suất ; Ngã 3 Quan Thánh-Phan Huy Ích.
5. Ốc,hải sản: Hàng Lược, ngon&rẻ, nước chấm tinh tế

Còn 2 quán ốc rất nổi tiếng có tên Ốc Cay và Cay ở trước nhà A4 Giảng Võ (cạnh đường Trần Huy Liệu trông ra hồ Giảng Võ). Nhưng phục vụ thì hơi chán, có lẽ do đông quá. Nếu ăn ghẹ thì ra 35 Đường Thành, chỉ bán tối, từng được nhắc nhở là phải vào đúng hàng thì mới có ghẹ ngon. Không biết giờ ra sao.


III. Chè. Không phải favorite của mình!
1. Chè Huế : 10 Tạ Hiện, 2000-3500đ/suất, quán nhỏ, chè ngon.
2. Chè Thập Cẩm: 72 Trần Hưng Đạo 7000đ/suất.
3. Chè thập cẩm 80 Hàng Điếu, 3000đ/cốc trở lên, rất ngon, chiều khách
4. Chè Thái: ngõ chợ phố Hồ Đắc Di, rất ngon.
5. Chè chuối, bánh đúc: Cuối phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, chỉ bán chiều, rất ngon.
6. Che tu muc: pho Ham Long – doi dien nha tho, tu*. Muc’ , co chu quan xoi? Loi?, an thoai mai






IV. Phở mì miến cháo:
1. Phở Bát Đàn: 49 Bát Đàn 5000-10000đ/bát, trả tiền trước, tự bưng bê (cái bọn củ chuối, rất ghét). Ăn cũng có hương vị đặc biệt. Ấn tượng là có một lần ngồi cạnh một thằng cha trông xương xẩu kiểu đầu gấu, ngồi chình ình cho chân lên ghế. Năm năm rồi không tới ăn nên giờ ra sao?
2. Phở Lý Quốc Sư: 2 Lý Quốc Sư, 5000-10000đ/bát, tiền trước, tự bưng bê (lại cái bọn củ chuối). Cũng được, coi như là một vị cũ.
3. Phở Lý Sáng: 2 Hàng Gà, 5000-8000đ/bát, hương vị khác biệt so với các nơi khác. Cái này đã giải tán. Không biết đi về đâu?
4. Phở gà 34 Lê Văn Hưu, 5000đ/bát. Ăn cho biết chứ mình không có ấn tượng về phở gà. Được cái địa điểm sáng sủa và phục vụ nhanh nhẹn.
5. Phở gà Mai Anh – tớ ko nhớ địa chỉ
6. Phở gà: Trên đường Quán Thánh đoạn vườn hoa Hàng Đậu, chỉ bán sáng, rất ngon, rất đông.
7. Phở xào: cạnh hàng phở Bát Đàn đã nói ở trên, ngon, đông.
8. Phở Cồ Cử: trên đường Liễu Giai cắt Kim Mã, nước ngon, bánh phở to. Một Cồ Cử khác ở Thụy Khuê cạnh Hãng phim truyện VN, ăn chả ra gì mà cũng đông đến hại.

Một quán phở khá ngon ở cạnh ngã ba Lê Duẩn - Lý Thường Kiệt, chủ quán là cháu ông Vũ Bằng (theo báo Tiền Phong và tôi đã hỏi ông chủ ấy để xác nhận), nhưng đã giải tán hai năm nay rồi.

Quán phở bò rất được của hai chị em cô Kim-Khuê ở phố Đỗ Hành, mỗi tội chỉ bán sáng và chỗ ngồi thì đầy giấy lau mồm. Hai cô này dẻo mồm kinh khủng, thuộc mặt khách hàng đến dễ sợ. Văn nhân Hà Nội quanh khu Yết Kiêu, công an chìm nổi, từ cafe Tuấn (là cái ông hay đi khắp nơi cổ vũ đội Thể Công và tuyển VN mà đánh trống, quấn cờ và đội mũ lông lá) gần đó vào đây ăn rất nhiều. Cạnh cafe Tuấn có phở gà ăn chán oặt mà sao đông dã man!
9. Phở cuốn: Chinh Thắng – Ngũ Xã. Cái này các chị em tự làm ở nhà chả thua kém gì. Tại vì không phải nấu nước dùng nên coi như chẳng khác gì bánh cuốn!
10. Mì vằn thắn: Đình Ngang, 15000đ/bát, một chỗ tuyệt vời, trong quán có nhiều đồ cổ, đặc biệt có 1 đàn mèo hơn 10 con, rất khôn, tha hồ mà vuốt ve, chủ quán tận tình. Ngoài ra còn mì vằn thắn ở Mai Hắc Đế. Nói chung ăn được, có điều cái vị ngòn ngọt hơi thiếu tự nhiên.
11. Bánh đa cua: Ngã ba Đặng Tất-Quán Thánh. Bánh đa cua mình ăn từng thấy ngon là ở cửa cái miếu phố Lý Quốc Sư, gần đối diện hàng bánh gối.
12. Bún Ốc 73A Mai Hắc Đế 5000đ/bát, ngon, nổi tiếng.(chỗ này giờ chắc đã tăng giá). Hàng này tên là Bà Sáu nhưng giờ mấy chị con gái bán, mặt mày điêu thuyền kiểu dân chợ. Nhưng ăn thì ngon - nước dùng đượm, ốc chắc và thơm.
13. Bún Chả Hàng Mành: 1 Hàng Mành,10000-15000đ/suất, ngon, nổi tiếng (bây giờ có lẽ chỉ còn nổi tiếng thôi). Lần cuối vào đó còn nhớ mãi là cái nem rán to khủng bố, suất bún chả như cho Tây, ăn không xuể. Bún chả ngon bây giờ hình như là 3 phố Huế với lại Trần Xuân Soạn (đoạn gần Lê Ngọc Hân). Mình cũng hay ăn ở một hàng Nguyễn Công Trứ, tạm được. Có lẽ vì nước chấm có cảm tình.
14. Bún Chả Sinh Từ : 80 Nguyễn Khuyến,10000-15000đ/suất, ngon, nhưng ồn ào.
15. Bún Ngan: 73 Hai Bà Trưng, 15000đ/bát, ở đây có rất nhiều món về ngan. Hình như đây là quán Khoa Ngan. Thấy đắt một cách quá đáng, bát bún bây giờ là 45000 thì phải. Trong khi khung cảnh chả có gì lên đời.
16. Bún bò: 67 Hàng Điếu 18000đ/suất, ngon, đông. Ngày xưa vào ăn thấy ngon, nhưng gần đây ăn lại thấy bình thường. So với thứ bún trộn Huế thì chả có gì đặc sắc hơn.
17. Bún Thang: 29 Hàng Hành, ngon. Có quán bún thang của bà Đức ở Cầu Gỗ, ăn ngon nhưng phải ngồi trên vỉa hè.
18. Bún đậu: Lò Sũ, 15000đ/suất, quán lề đường, ai hâm mộ Thu Phương thì nên lên đây mà ăn vì Thu Phương và chồng đã từng hay ăn ở đây. Đọc cái comment này mà bật cười. Chắc vì Thu Phương và Huy MC ăn bún đậu hàng này nên mới tan đàn sẻ nghé chăng?
19. Bún riêu cua: cuối phố Phan Bội Châu, cực ngon, rất đắt, đông, chỉ bán chiều.
20. Bún cá: 5 Nguyễn Trường Tộ, 10000-15000đ/bát, quán dân dã, ngon.
21. Miến lươn: Hàng Điếu, cạnh quán bún bò, ngon, cũng rẻ, nhiều món. Tạm được, chỗ ngồi thì cũ kỹ.
22. Miến lươn: Cuối phố Yên Ninh, ngon, rẻ, bề ngoài quán hơi nhỏ, trong rộng, ấm cúng, nhiều món. Ăn tiện lợi thôi chứ cũng không có gì ghê gớm. Được cái có nhiều món sẵn sàng.
23. Miến lươn Nghệ An: 112 Nghi Tàm 25000đ/suất. Ăn thì được nhưng chỗ ngồi chán. 24. Cháo trai: 26 Trần Xuân Soạn, 2000đ/bát, ngon, đông(nhưng có vẻ như cháo có vị ngọt).
25. Cháo gà: 45 Lý Quốc Sư,5000đ/bát, chỉ bán tối, quán vỉa hè, ngon, đặc biệt có món chân gà hầm nhừ.
26. Cháo Lòng-Tiết Canh: 7 Lê Duẩn, cạnh đường tàu, nổi tiếng, ngon.
27. Cháo Lòng-Tiết Canh: Chợ Đuổi-Lê Đại Hành, trước cổng toà án, ngon, nổi tiếng.
28. Cháo tim gan: 39 Trần Nhân Tông 5000-15000đ/bát.

Mình hay ăn cháo lòng ở Mai Hắc Đế, giá rẻ chỉ có 4000đ/bát (năm 2009) và nhiệt tình. Còn ngoài ra có cháo óc ngã tư Hàng Bún-Quán Thánh vào buổi tối.



IV. Cơm
1. Cơm Phố: 292 Lê Văn Hưu, rất ngon, lạ miệng, đắt. Thực ra không đắt lắm, ăn cũng hợp với dân Sài Gòn. Dân SG không hiểu sao chuyên trị quán này.
2. Bí Đỏ: 105 K1 Giảng Võ, ngon, có mấy món đậu cực ngon. Cạnh bí đỏ còn có TexMex, với món đặc sản thịt đà điểu. Đối diện là Hot-Rock Café, rất nhiều món ngon (hơi đắt). Cũng được.
3. Cơm rang thập cẩm: Cấm Chỉ, 10000đ/suất, nhưng ở ngã tư Nguyễn Thái Học-Văn Miếu ngon hơn nhiều 8000đ/suất.

Cơm còn có quán Nhà Hến ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vinh Thu ở Lý Thường Kiệt và Lý ở Lê Văn Hưu. Vinh Thu là điển hình cho sự nhẫn nại chịu đựng của dân văn phòng Hà Nội: chỗ ngồi trên vỉa hè, đông đúc, còn trong nhà thì bẩn lụp xụp. Lý khả dĩ hơn vì nhà sạch sẽ, tuy nhiên món hơi ít và tiếng gọi nhau phục vụ to hơn cả tiếng khách nói chuyện.

Quán Đán Ngọc ở Hai Bà Trưng là rất đáng được recommend, mỗi tội quán chật. Món chim quay và chả mực tuyệt vời! Một lần mình dẫn cái lớp học làm phim ngắn nhiều dân SG ra ăn nhưng các bạn đó chê quán chỗ ngồi không sang... quay ra luôn.



V. Các món khác
1. Các món nhậu : Ngõ Tạm Thương, rất nhiều món, rượu rất ngon, một chỗ rất tuyệt cho bạn bè hàn huyên tâm sự.
2. Lưỡi lợn: Đầu ngõ Nguyễn Khuyến, 50000đ/kg, ngon.
3. Vó bò: Trên phố Hoà Mã, đoạn gần ngã tư phố Huế, ngon, rẻ.
4. Gà tần: Quán Cây Si , đầu phố Tống Duy Tân từ Điện Biên Phủ rẽ vào, 25000đ/con, rất ngon.
5. Chân gà nướng: Quán Mĩ Miều, Phạm Ngọc Thạch, ngon, đông. Ăn được, còn có các món hải sản, cũng ổn.
6. Chân gà nướng: ngã tư Trịnh Hoài Đức-Nguyễn Thái Học hoặc Lý Văn Phức. Đại khái hàng nào cũng như hàng nào, mỗi tội là cảnh chèo kéo giành giật ghê quá.



VI. Café, trà, kem
1. Danh Trà 55 Phan Chu Trinh, 5000-10000đ/cốc, không gian lãng mạn, theo như bạn tôi thì chỉ cần dẫn các em lên đây khoảng 3 lần là cưa đổ, he he. Quán này chỉ có cái tiếng chứ quê cả tẩm. Ấn tượng là họ dùng ghế nhựa mà trùm vải trắng lên, cứ tưởng là ghế bành nệm êm!
2. Dilmah-Lipton: Các quán dọc đường Điện Biên Phủ, đoạn gần lăng Bác, mấy cái quán này theo tôi chán kinh khủng. Theo mình thì những quán này lại OK vì nó tiện và rẻ. Con đường ĐBP có vỉa hè rộng và cây to, rất dễ chịu để ngắm. Uống Dilmah với Lipton thì chớ đòi hỏi nhiều!
3. Màu café: 6 Trúc Bạch, quán lạ, chơi màu & triết lý tuyệt vời, nhiều đồ gốm độc. Chắc bạn này là sinh viên, nên ưa những loại sắp đặt.
4. Lake view café: Yên Phụ (cạnh Lãng Bạc café), không gian thân mật với 2 bác chủ quán
5. Duy Trí café: đối diện lake view, sữa chua nếp cẩm ngon vô đối, các món sữa chua khác cũng ngon tuyệt vời, có món café chồn
6. Align café: 1B Mã Mây, không gian HN 3D
7. Mão: bar Tạ Hiện, quán Tây, rượu ngon, nội thất & âm nhạc thư giãn&cá tính. Quán này cũng được, kiểu nhà người Hoa ngày xưa cải tạo thành bar. Là quán hiếm hoi ở Hà Nội mở qua đêm!
8. Bảo Oanh: đầu dốc Thanh Niên, vị trí đẹp, rẻ, món kem dừa ngon độc đáo. Được cái vị trí lộ thiên ngay ngã ba dốc Thanh Niên và Trúc Bạch.
9. City View: Tầng thượng nhà Hàm Cá Mập, vị trí đẹp, đắt. Cũng không đắt, vì có view cơ mà! Tầng ba nhà này có Highland Coffee.

Những Highland Coffee khác đều tốt: Cạnh Nhà hát Lớn, trong Hanoi Tower, Pacific Place... Còn có My Way nhưng mình mới chỉ vào My Way ở Trung Hòa Nhân Chính chứ chưa có hân hạnh vào ở Tràng Tiền, vốn là chỗ sang cho dân buôn CK và dạt vòm từ Diva Cafe đã bị phá đi xây lại.
10. Hồ Gươm Xanh: 32 Lê Thái Tổ, đẹp, mấy năm trước hay có màn múa bụng, hay (??), không biết giờ thế nào. Cái này có khác gì muôn sân khấu ca nhạc mini đâu, có điều là nơi tiêu tiền nhanh mà thôi. Xem ca sĩ hát ở đây diễn hơn cả diễn.
11. Fantasy: 52 Tôn Đức Thắng
**Hai quán Hồ Gươm Xanh và Fantasy, không dành cho giới hssv ít tiền, nói chung chưa nên vào. Thật có chí khí!
12. Các quán café vườn: ở rất nhiều nơi, trong quán có nhiều ô nhỏ, các ô đều có mành, he he vào đó thì … có giời mới biết, thích.
13. Kem chua NZ phố Lý Thường Kiệt, đối diện trường Trưng Vương, chưa thấy kem ở đâu ăn được đến thế, 6000đ/ly; 25000đ/đĩa. Giờ là 10000-14000đ rồi.
14. Kem Tràng Tiền: ngã tư Tràng Tiền-Ngô Quyền, đối diện rạp Công Nhân, ngon, nổi tiếng. Năm ngoái nhân dân cãi nhau về chuyện hàng kem này đình công và có vi trùng tả - liệu có đáng để đề cao không? Qủa tình thì ăn kem que ở đây có khác chỗ khác thật. Rất thơm mà dẻo, không bị đá. Hay là cái mồm mình ăn kiểu đó quen rồi?
15. Kem Ý, Mỹ, Pháp: Lê Thái Tổ, 3500đ/mùi, ăn hết các mùi cũng không nhỏ.
16. Kem Rán: Bảo Ngọc-98 Hai Bà Trưng, 3000đ/cái, còn 1 địa điểm khác
của Bảo Ngọc cũng bán kem rán ở phố Giảng Võ, gần triển lãm, kem rán:
trong lạnh, ngoài nóng, lạ miệng.
17. GC bar số 5a bảo khánh (chỗ này bé tí, được mỗi cái ko đắt cắt cổ).
18. Solace bến Chương Dương Độ (chỗ này đú tới sáng cũng được)
19. Nuzt ở trong khách sạn Sheraton (hơi đắt nhưng nhảy nhót vui, nên đi thứ 6 vì có DJ nước ngoài chơi nhạc hay)
20. ete ở giang văn minh (chỗ này nhiều tây tha hồ ma luyện ngoại ngữ nhưng ghet cái thằng pha chế vừa xấu vừa điêu lại vừa điệu)



Những cái dưới đây chưa kịp xem, sẽ review lại sau, mỏi cổ quá!



VII. Việt Nam
1. Cơm Phố 29 Lê Văn Hưu 9432356 9434200
2. Cơm Việt 13 Lý Thái Tổ 8240637
3. Vân Nam Lý Thường KIệt
4. Huế 6 Lý Thường KIệt
5. Phù Đổng 47 Trần Xuân Soạn 9430305 826380
6. Tấm Sài Gòn Lê Văn Hưu
7. Bí Đỏ 105, K1 Giảng Võ 8560009
8. Lê Ngọc Hân 9710085
9. Hà Nội Garden 36 Hàng Mành. 8243402 8286933 Rộng rãi, có phòng riêng. Món Vịt quay ăn vói bánh bao rất ngon.
10. Brother's Cafe 26 Nguyễn Thái Học 7333866 7333991
11. Cơm chay Nàng Tấm 79A Trần Hưng Đạo 8266140 8266140 (Phòng hơi chật)
12. Cơm chay An Lạc 15 Hàng Cót 8245541 8266857
13. Vườn Tri Kỷ 152 Thụy Khê 8472113
14. Thái Hà phố 160 Thái Hà 8570418 5372161
15. Nướng Vườn phố 28 Thanh Niên 7161619
16. Rừng 259 Âu Cơ 7182929 7183320
17. Lâm Viên 9B Phan Chu Trinh 8240932
18. Hạ Hồi 4 Hạ Hồi 9423615 8224991
19. Vạn Xuân 15A Hàng Cót 9272888 9272999
20. Đông Phương 17 Tông Đản 9342898 9342089
21. Xưa & Nay 1 Tông Đản 9345657 (đắt và ko ngon lắm)
22. Cơm 123, 55 Phố Huế 8229100
23. Nam Phương 19 Phan Chu Trinh 8240926
24. Indochine 6 Nam Ngư 9424097 9424104
25. Xa lộ 4, số 5 Hàng Tre 9260639, 52 Mai Hắc Đế
26. Khách sạn Hà Nội. Buffet lunch, 38,000đ/pax. 11:30-13:30, T2 Các món ăn cũng khá ngon, fải cái fải trả tiền đồ uống (trà đá 5,000đ/cốc). Ở đây có món như cháo bào ngư rất ngon, 6 đô/bát.



VIII. Bình Dân
1. Quán Lươn 210 Nghi Tàm 04-8294526
2. Bún đậu - Nem rán Yên Phụ
3. Bò, nầm nướng: gầm cầu Long Biên phố Hàng Giấy
4. Phương Nguyên/Phượng Hằng/Phương Thúy Quảng Bá 8239948/8291553/8291626
5. Bán đảo Tây hồ 292A Lạc Long Quân 7535388
6. Bia hơi Hải Xồm Giảng Võ
7. Lẩu dê Nhất Ly 2 Hàng Cót
8. Cơm 122 Mai Hắc Đế
9. Lẩu bò Lê Phụng Hiểu
10. Bò tùng xẻo - Lẩu bò Mai Hắc Đế
11. Green Tomato 115 Trần Hưng Đạo 9420325
12. Bê Bắc Hải Hàng Phèn
13. Thịt chó Hồ Kiểm Nhật Tân 7184761
14. Nhậu Cửa Nam Hai Bà Trưng
15. Quán nhậu bên sông Phúc Tân
16. Bít tết xíu mại - Bún bò Huế Hòa Mã. Bít tết 15,000d/suất
17. Mỳ vằn thắn 210 Trần Quang Khải 9343897
18. Cá lăng Toàn Thắng 445 Bạch Đằng 8261567
19. Cá lăng Hồng Nhung 34A Trần Phú 8232463
20. Cá lăng Việt trì 588 Lạc Long Quân 7184966
21. Chả cá Lã Vọng 14 Chả Cá 8253929
22. Bia hơi A2/Pacific Ngọc Khánh - trước ở bên hồ ngọc khánh, giờ chuyển về đâu nhỉ?
23. Sườn nướng Tức Mạc
24. Chân gà nướng Kim Liên, cuối phố Lý Văn Phức
25. Thịt rắn Nguyễn Văn Dực Lệ Mật 8272891
26. Cháo lòng Lò Sũ/Hai Bà Trưng/Cửa Nam
27. Chương Dương Quán Lá 138 Nguyễn Văn Cừ 8273109
28. Bia Lan Chín Tông Đản

Còn có thịt mèo Trung Kính nữa.



IX. Trung Hoa
1. Đông Kinh 73 Cầu Gỗ 9260801 9260801
2. Lẩu Tứ xuyên 63 Yên Phụ 7140289 (ăn theo đĩa – 10,000/đĩa)
3. Tao Li Nikko 84 Trần Nhân Tông 8223535 8223555
4. Silk Road Daewoo 360 Kim Mã 8315000 8315558
5. Cháo vịt 16 Lý Quốc Sư 9285208 8285564
6. Lẩu Trung Hoa 76 Nguyễn Hữu Huân 9260998
7. Đệ Nhất 12 Tràng Thi 8240060 8240835
8. Cẩm Chân, Giảng Võ 8573495. Thực ra là đồ ăn người Hoa ở Malaysia - Singapore. Khá ngon!
9. Châu Giang 18 Yết Kiêu 8215650
10. Sinh Châu 75 Lý Thường Kiệt 8246629
11. Ming Palace Sofitel Plaza Hotel 1 Thanh Niên 8238888 8293888
12. Lee Man Fong Hozison Hotel 40 Cát Linh 7330808 7330888
13. Hanoi Hotel D8 Giảng Võ 8452270
14. Turtle Hilton Hanoi Opera 1 Lê Thánh Tông 9330500 9330530
15. Spice Garden Sofitel Metropole Hotel 15 Ngô Quyền 8266919 826692
16. Mother's Pride Bà Triệu
17. Thăng Long Xanh 15-17 Ngọc Khánh 8452564

18. Chinese - Chau giang Rest, 18 Yết Kiêu.
19. Chinese - Hanoi Garden, 36 Hàng Mành.
20. Chinese - Ming place, 1 Thanh Niên.
21. Chinese - Quán Gió mới.
22. Chinese - Vạn Tuế, 16 Láng Hạ.

21. Lẩu Oaba - Đài Loan, tầng 1 tòa nhà M3-M4 Thành Công, trên đường Huỳnh Thúc Kháng. Quán này ăn mỗi người 1 nồi lẩu. Đặc biệt ở đây có lẩu nước bổ dưỡng và một loại mắm chấm đặc biệt, ăn ngon mê ly. Chỗ ngồi đẹp, tuy gần đây đã hơi bong tróc rồi.




X. Hải sản
1. Đại Thống 23 Lý Thái Tổ
2. Hàng Lược ngon, rẻ, nước chấm tinh tế
3. San Hô 58 Lý Thường Kiệt 9349184 9345289
4. Kim Anh 26C Phan Chu Trinh 9439568
5. Hương biển Thanh Hóa Tô Hiến Thành
6. Sầm Sơn 77 Dốc Bác Cổ 8250780 8257191
7. Phố Biển 14 Tràng Thi 9285757 9285756
8. Biển Nhớ 2B Tràng Thi 9286265 9286265



XI. Âu
1. Pepperonis 29 Lý Quốc Sư 9285246
2. Alfresco’s 98 Xuân Diệu
3. Pizza Hut tầng 1 Big C gần Highland cafe
4. Hoa Quỳnh Al Fresco's 23L Hai Bà Trưng 9781241 9780007
5. Hot Rock Cafe 117, A1 Giảng Võ 8445661 8463451
6. Bít tết Lợi Hàng Buồm
7. Legends Beer 4 Vũ Ngọc Phan 7761666 7761642
8. Bánh mỳ Nguyên Sinh 17 Lý Quốc Sư
9. Chiến Béo 192 Nghi Tàm 7161461. Ăn cũng tạm được, nhưng chỗ ăn thì dính dấp mỡ quá.
10. No Noodles 20 Nhà Chung 9285969
11. Osteria Il Grill 116 Bà Triệu 8227720
12. The Restaurant Press Club 59A Lý Thái Tổ 9340888 9340899. Mới chỉ vào tham quan và uống nước nên chỉ thấy là phòng ốc tốt.
13. Chez Manon Hilton Hanoi Opera 1 Lê Thánh Tông 9330500/1657 9330530
14. Met Pub Sofitel Metropole Hotel 15 Ngô Quyền 8266919 8266920. Chỗ này thực ra chủ yếu để uống rượu bia buổi tối.
15. Au Delice 17 Tông Đản 9345238 9345238
16. Western Cafe 114 Hàng Bạc 8242965
17. Mediterraneo 23 Nhà Thờ 8266288

Có một quán Czech ở Mã Mây ăn rất được, nhưng quên địa chỉ. Cũng quán Czech có bia Hoa Viên ở 1 Tăng Bạt Hổ rất xịn.



XII. Thái



Nhà hàng Thái, tầng 5 toà nhà Vincom, 191 Bà Triệu, HN. Đây là chỗ nghỉ chân nhanh chóng của người mua sắm tại trung tâm thương mại Vincom. Nhưng nếu có thời gian để chờ xem phim trên tầng 6 thì nhà hàng này có thể là một gợi ý. Lẩu Thái ở đây khá rẻ.

Bangkok Hanoi, 52A Lý Thường Kiệt. Nhà hàng này khá lâu năm ở Hà Nội với đầu bếp người Thái và có nhiều món truyền thống mang hương vị nguyên gốc.

Bann Thái, 3B Chả Cá.

Ngoài ra có thể tham khảo thêm một nhà hàng Thái Lan trong phố Gia Ngư, rất nhỏ nhưng có nhiều món lạp rất ngon. Một cửa hàng đồ ăn Thái vỉa hè, trước cửa Fansland cinema (phố Lý Thường Kiệt) thì bình dân hơn, giá cả hoàn toàn dễ chịu, thích hợp với những cuộc gặp bạn bè.


1. Bann Thai 3B Chả Cá 8288588 8283503
2. Bangkok Hanoi 52A Lý Thường Kiệt 9345598 9345598
3. Tám Tư 84 Lý Thường Kiệt 9421682 (ngay cạnh Fansland)
4. Siam Corner Oriental Park 33 Tây Hồ 8291200 8292053
5. Lotus Melia Hanoi 44 Lý Thường Kiệt 9343343 9343344

6. Sawadee Lý Thường Kiệt



XIII. Nhật
1. Sakura 17 Tràng Thi 8257565
2. Gim bak: 50 Ngọc Khánh
3. Edo Daewoo 360 Kim Mã 8315000 8315558 - (Trong K/s Daewoo - đương nhiên là đắt rồi, được cái buổi trưa thì đỡ hơn, set menu khoảng từ $8-12. Nhớ mặc áo ấm một chút vì trong đấy họ để điều hòa cực thấp)
4. BenKay Nikko 84 Trần Nhân Tông 8223535 8223555
5. Ohan 322 Bà Triệu 8216033
6. Akatonbo V-Tower 646 Kim Mã 7664604 (Buổi trưa có set lunch $6/each. Chọn suất thập cẩm (hình như là Makinouchi, thì món cũng nhiều mà số lượng cũng nhiều)
7. Fuji 13 Đinh Lễ



Sakura, là nhà hàng đồ Nhật có mặt sớm nhất tại Hà Nội nằm đầu phố Tràng Thi. Nhỏ nhưng thiết kế theo phong cách truyền thống của Nhật là ngồi sàn và có chia phòng rất ấm cúng. Tại đây có thể thưởng thức đồ ăn truyền thống cho đến các món cao cấp như tôm hùm, cá hồi… Tất cả nguyên liệu đều là hàng nhập khẩu.

Nhà hàng Hikosen, 101- A3A Núi Trúc: được thiết kế nội thất bởi một kiến trúc sư người Nhật. Tại đây các món truyền thống shusi, lẩu, trứng cá hồi… và rượu sakê, sochu… hoàn toàn truyền thống Nhật, nên thu hút rất nhiều khách Nhật.

Nhà hàng Asahi sushi 288 Bà Triệu

Giá: 100.000đ/người.

Nhà hàng Triều Nhật sắp khai trương địa điểm mới tại phố Quán Sứ, cũng sẽ tiếp tục góp mặt vào danh sách các nhà hàng… sushi.



Có buffet lẩu Nhật ở tầng 17 Ruby Plaza, Lê Ngọc Hân. Ăn ngon nhưng cũng khá đắt, 250++/người. Chỗ ngồi thì khỏi nói rồi, rất đẹp.



XIV. Ý
1. A Little Italian 78 Thợ Nhuộm 8315000 831555
2. La Paix Daewoo 360 Kim Mã
3. International 8245359 8251905
4. Tandoor 24 Hàng Bè 8223535 8223555
5. La Brasserie Nikko 84 Trần Nhân Tông 8238888/5311 8293888
6. La Brasserie Tatler Sofitel Plaza Hotel 1 Thanh Niên 8315000 8315558
7. Promanade Daewoo 360 Kim Mã 8514479
8. Tex Mex 112, K1 Giảng Võ 8284423
9. Old Piano Restaurant & Bar 50 Hàng Vải

Có một quán Ý tên là Pellini ở Nguyễn Khắc Cần, quên mất tên, có buffet 6 đô vào 18h. Món ăn Ý cũng lạ miệng chứ thực ra ăn cũng không dễ.



Banh gato:
1. 16 Ly Nam De: ngon, re, phong phu


Ẩm thực Úc

Culi café 40 Lương Ngọc Quyến, HN.

Tại đây, bạn có thể thưởng thức rất nhiều món ăn truyền thống cực ngon của xứ sở Kanguru.

Ẩm thực Nga + Ukraine

1. Đồ ăn Nga gần cuối Quán Thánh: đúng đồ Nga, súp củ cải đỏ, thịt nướng và bánh mỳ đen

2. Giấc Mơ Nhỏ, Little Dream - 9 Phạm Sư Mạnh: quán phong cách Nga 100% đầu tiên của thủ đô. Đây là một điểm hẹn của rất nhiều người Nga, lưu học sinh Liên Xô cũ gặp mặt bạn bè. Đặc biệt trong những ngày lễ kỷ niệm Cách mạng tháng 10 Nga, còn có những cuộc vui bất tận mang tính chất kỷ niệm. Quán này ngoài hương vị Nga truyền thống, còn đặc biệt bởi không khí Xô viết như thế. Nếu yêu nước Nga, không thể không có một Giấc mơ nhỏ.
3. BudMo! 61 Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, HN: Nhà hàng với những món ăn truyền thống Ukraine như thịt bò, bánh mì đen, trứng cá hồi…

4. Salsluck, 11 Ngọc Khánh, đối diện chéo từ DSQ Thuỵ Điển. Rất sành điệu, rượu thuốc gia truyền, uống say được.

Ngoài ra, có thể tham khảo thêm nhà hàng Bạch Dương trên đường Phan Đình Phùng. Nhỏ nhưng luôn ấp áp với nhạc Nga và ánh nến bập bùng. Salad của Bạch Dương rất ngon.

Ẩm thực Mỹ Latin

Latino 102 C8B Giảng Võ, HN. Tại đây có hơn 100 món ăn Mỹ La tinh đậm chất Tây Ban Nha, Cu Ba và Mexico.

Giá: 60.000đ/người.

Ẩm thực Âu-Mỹ

Quán ăn Tây phong cách Mỹ: Dans Bistro shop - bến đỗ xe Ngọc Khánh - Vạn Phúc, Hà Nội. Rất nhiều món ăn Tây và Âu, đặc biệt 2 món cơm rang và pizza là những món bạn không thể bỏ qua khi đến đây.

Giá: 50.000đ/người.

Ẩm thực Ấn Độ

Nhà hàng Indian Foodshop 45- 59 Trúc Bạch với những món đặc trưng của đất nước Ấn Độ như cà ri (bò dê gà), bánh nan, gà nướng, cơm phomat…

Chi phí: 65.000đ/người.

Hàn Quốc

1. Lẩu South Korea - Phía trong khách san Thượng mại - Đường Ngọc Khánh.
2. Gim bak 50 Ngọc Khánh, ngon, lạ miệng, giá mềm

3. Mì Hàn Quốc - Láng Hạ, cạnh KS Fortuna. Có mì lạnh, mì cắt. Ăn cho biết thôi chứ không hâm mộ lắm.

Không tìm được con gì để so sánh cho xứng với cái sự ngu của bộ thương mại Việt Nam.


NGU NHƯ......... - 

Entry for May 14, 2009

Mẹ Nấm's Blog


Ta cứ ngỡ trần gian là cõi thật.

Thế cho nên tất bật đến bây giờ!




Sau khi theo dõi tin trên blog Lê Tuấn Huy và blog Giao và tui đã rút ra kết luận trên (đây là kết luận của riêng tui).

Thấy mọi người bàn luận sôi nổi và nghiêm túc quá, mình chỉ đứng ngoài đọc và xin copy về thôi. 

Theo tui nghĩ, lỗ hổng lớn nhất ở cái website này chính là lỗ hổng kiến thức và trách nhiệm của những người làm quản trị website. Tình trạng vắng như chợ chiều của các website bộ, ban, ngành là tình trạng chung ở Việt Nam. Một phần vì thiếu trách nhiệm, phần khác vì hạn chế về kiến thức và chủ yếu là làm cho có, để đó chứ chả quan tâm.
Tuy nhiên, ông bà mình nói, thâm như tàu (tui nói : thâm như cho-na-chí), quả không sai. Mấy thằng trong bộ thương mại vừa ngu, vừa lười nên mới có cớ sự hôm nay.
Hẳn là giờ này dòng họ nhà ĐỔ tên THỪA đang họp bàn để tìm chỗ trút.

Một vấn đề khác tui đang nghĩ đến, là chúng ta nên yêu cầu người có thẩm quyền đóng cửa ngay cái website đó đi. Việc chúng ta ngồi bàn luận và phân tích ở đây, nếu không bày tỏ thì đảm bảo sẽ có người để cho cộng đồng blogger tự nghe, tự xử như hàng vạn, hàng ngàn lần khác. Lần này chúng ta nên yêu cầu chứ không kiến nghị nữa, phải mạnh mẽ bày tỏ suy nghĩ hơn mới được. Đây hẳn là việc trước mắt và trong tầm tay chúng ta.

Đồng tiền và chủ quyền



Mới đây, cùng với việc lập chính quyền huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng quyết định đưa lịch sử quần đảo này vào dạy cho học sinh từ năm học 2009-2010.

Chỉ một động thái giáo dục, cục bộ, ở cấp tỉnh thôi mà người có tâm đã mừng rơn, vì họ ý thức được rằng chủ quyền là không thể đánh đổi. Vậy mà với một động thái khác, về mặt chính trị, trên toàn cục, ở cấp cao hơn, thì ý thức đó dường như “có vấn đề”. Không đâu xa, chính là ở Bộ Công thương, nơi đang là đối tượng bất bình của dư luận do một Thông cáo Báo chí mà trong đó, đã kết luận rằng Kiến nghị ngày 17/04/2009 quanh việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, là “[h]oàn toàn bịa đặt và kích động”.

“Động thái khác” được nói đến là đây, là trang có tên Website Hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam, mà tôi tình cờ tìm thấy từ đâu đó.

Những website về hợp tác kinh tế quả thực rất hữu ích, cho dù đối tượng có là nước nào, huống hồ Trung Quốc là một trong những đối tác “chiến lược”. Thế nhưng, trang này lại không thuần túy về kinh tế mà trước hết, là một trang chính trị!



Tại trang chủ, hàng menu ngang và các mục về kinh tế, ngoài màu đậm được dùng làm nền cho tên của module, thì xem ra chúng không quan trọng bằng ba module về chính trị - xã hội, được đặt ngay trung tâm, là Thời sự, Chính sách và Luật pháp, và Thông tin mới. Khác với những mục kia, các bài tại ba module này được đưa tựa cụ thể như trên một trang tin báo chí, và nếu tin nào module chưa bị đẩy xuống do có bài mới, thì chỉ cần cái nhấp chuột đầu tiên sau khi vào trang chủ, là có thể đến ngay cái muốn đọc. Cũng khác nữa, tin ở đây được cập nhật thường xuyên, liên tục, trên tất cả lĩnh vực, từ chính trị đến văn hóa, quân sự đến y tế…, thuộc đủ hai mảng đối nội và đối ngoại của nhà nước Trung Hoa. Ngay cả khi vào mục Hợp tác hai bên ở cuối trang chủ, ta cũng thấy không chỉ “hai bên” và chỉ về kinh tế, mà là nhiều bên “đối tác“ của Trung Quốc, và trên mọi vấn đề, kể cả quân sự. Về nguồn tin, chính yếu là Tân hoa xã, các trang mạng Trung Quốc và CRI (Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc), ngoài ra là một số bài chủ đề quan hệ Việt – Trung tại Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và Trang tin Điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Nếu xem việc ở các nước xã hội chủ nghĩa, chính trị là thống soái, và nếu lấy thái độ “hòa hảo” làm trọng, ta có thể tạm chấp nhận điều đó. Thế còn điều được minh họa ngay dưới đây, thì sao?

Trong khi Việt Nam phải theo dõi sát hải trình của Ngư Chính, thì bài này được đăng thản nhiên, gọi tên lãnh thổ Việt Nam bị chiếm đoạt bằng tên Trung Hoa:
trực diện chống lại chủ quyền của Việt Nam: 


Ngay cả ngôn từ cũng được dùng theo đúng kiểu Trung Quốc dành cho một nhược quốc “nhãi nhép” hay một chư hầu, như trong bản tin về việc bổ nhiệm chủ tịch Hoàng Sa ở trên, hay như nói về Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: 

 

Như vậy, có thể nói, đây thực chất là một trang tin, nhằm chuyển tải chủ trương, đường lối, và thông tin đối nội, đối ngoại của Trung Quốc bằng tiếng Việt, gắn liền và thông qua – mà nếu nói nặng hơn, là ngụy trang bằng – kênh thông tin hợp tác kinh tế. Nghiêm trọng hơn, nó được dùng để khẳng định chủ quyền Trung Hoa đối với lãnh thổ trên biển của Việt Nam mà Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đoạt và tiếp tục hăm he chiếm đoạt, cũng như khẳng định chủ quyền của họ đối với vùng biển phía nam mà họ đòi vơ gần như kỳ hết về mình. 

Phải chăng trên cơ sở hợp tác hai chiều và bình đẳng, tại phiên bản tiếng Việt, thông tin, quan điểm của Trung Quốc được trình bày, còn tại phiên bản tiếng Hoa, là thông tin và quan điểm của Việt Nam? Rất tiếc, không phải thế! Theo Lê Trung Thành, du học sinh tại Đài Loan, người Việt Nam duy nhất đã đến Bangkok để giương biểu ngữ “Hoang Sa & Truong Sa Belong to Vietnam” khi đuốc Olympics Bắc Kinh đi qua đây, là người mà tôi nhờ để đối chiếu hai phiên bản ngôn ngữ của website này, thì cho đến cuối tháng Ba vừa rồi, tại mục Thời sự của bản tiếng Hoa, tin này nọ của Việt Nam thì có nhưng tuyệt nhiên không hề có lập trường của Việt Nam về biển đảo – tương ứng với những sự việc đập vào ý thức người đọc Việt nam như vừa nêu – mà lại được đưa ra cho người đọc Trung Hoa. 

Lại nữa, việc coi thường thành tố Việt Nam trong sự “hợp tác” này không chỉ về mặt nội dung, mà cả hình thức nữa. Trong lúc cập nhật theo ngày cho những thông tin, quan điểm Trung Quốc, sử dụng ngôn phong Trung Quốc, thì người ta lại không cần biết đến việc đã rất nhiều, nhiều tháng qua, Bộ Thương mại đã sáp nhập với Bộ Công nghiệp thành Bộ Công thương, sau Nghị định 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007. 

Bên trên, tôi nói trang này được tìm thấy “từ đâu đó” là vì trên website của Bộ Công thương, kể cả trang con của Vụ Hợp tác Quốc tế, ta không thấy link hay banner đến một trang hợp tác cụ thể với một nước nào. Trên Trang tin Điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (http://www.chinhphu.vn/ hay http://www.vietnam.gov.vn) và tại sơ đồ website của nó cũng thế. Trong khi đó, ở cuối các trang của Website Hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đều có ghi: 



Và, ở phiên bản tiếng Việt, tên miền cấp 1 của nó là .vn, cấp 2 là .gov. Ở phiên bản tiếng Trung, tên miền tương ứng là .gov.cn. Như vậy, phiên bản tiếng Việt của trang này là một website thuộc hệ thống Cổng thông tin Điện tử Chính phủ. 



Đến đây có thể thấy rằng, Bộ Công thương (mà trước đó là Bộ Thương mại), trên Website Hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đã nhất quán, từ chỗ nhường chủ quyền thông tin cho Trung Quốc qua việc chỉ chuyển tải những thông tin đối nội, đối ngoại, chiến lược, quân sự… của nước họ, đến chỗ đánh mất cả chủ quyền quốc gia qua việc để cho những thông tin đó xâm phạm đến chính chủ quyền của Việt Nam! Việc biểu thị chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lãnh thổ đã chiếm đoạt của Việt Nam lại được thực hiện ngay trên lãnh địa của Việt Nam, bằng chính con người Việt Nam và phương tiện Việt Nam! 

Trừ trường hợp website này là do Trung Quốc ngụy tạo hay đã bị Trung Quốc “cưỡng chiếm”, Bộ Công thương không thể chối bỏ trách nhiệm đã tuyên truyền cho Trung Quốc về chủ quyền mà họ chiếm đoạt đối với biển đảo Việt Nam! 

Ai cũng rõ, việc làm ăn của người Việt với các đối tác Trung Hoa ngày một mở rộng và tăng cường, người ta tìm đến mọi cơ hội, từ lớn nhất đến bé nhất. Vậy hàng ngày, bao nhiêu doanh nhân Việt khi tìm kiếm cơ may từ trang web này, đã tiếp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với “Tây Sa”, “Nam Sa” và “hùng tâm chính đạo” của họ?! Tác động chính trị và chủ quyền đến giới doanh gia, thông qua làm ăn, quả là một đòn ác hiểm vì họ là phần nào hiện thân của tầng lớp trung lưu, vốn giữ vai trò quan trọng trong những chuyển đổi xã hội. 

Một vế trong tên gọi của Bộ Công thương liên quan đến mua bán. Đã mua bán thì gắn liền với tiền bạc. Vậy bộ này sẽ trả lời sao trước việc dùng chủ quyền làm cái “trao đổi” cho các “mối làm ăn”? Một lời đáp giả định phần nhiều sẽ phức tạp, nên nó sẽ khó mà có được từ cơ quan trung ương này; nhưng đối với công luận, sẽ đơn giản hơn nhiều: khi mua bán, đụng đến vài “rẻo” lãnh thổ, người ta có thể nói là “bán đất”, chứ đụng đến chủ quyền, người ta dứt khoát sẽ nói là bán cái thứ đối nghĩa với “đất” mà dù không nói ra, ai cũng biết là gì! 



(Ghi chú: hiện trạng của các trang trên Website Hợp tác kinh tế… được nêu trong bài là tính đến 3.15h ngày 12/05/2009, các web Việt Nam khác là tính đến 9.15h ngày 12/05/2009)


Con Ngựa Thành Troy




Ô Sin // May 13 2009 //  

Sáng nay, sau khi mở trang Viet-studies.info của GS Trần Hữu Dũng, theo đường link vào blog Lê Tuấn Huy, tôi lặng người khi thấy trang web “Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc” có địa chỉ: www.vietnamchina.gov.vn. Việc đầu tiên của tôi là báo động đến tất cả các cơ quan Nhà nước. Chỉ có Nhà nước mới có quyền lực dẹp bỏ ngay cái trang web đang giống như “con ngựa thành Troy”.

Cám ơn bạn Lê Tuấn Huy đã phát hiện, đây là trang web có đuôi gov.vn. Theo thông tin của Trung tâm Internet Việt Nam thì trang web này của Bộ Thương mại (cũ) đăng ký tên miền. Nội dung ở trang chủ cũng ghi cơ quan chủ quản là: Bộ Thương mại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa…

Không hiểu, Bộ Công thương đã ở đâu trong khi những “tay biệt kích” chui ra từ “bụng ngựa”; để cái trang web mà bộ Công thương tiếp quản vai trò “chủ quản” từ Bộ Thương mại này đưa những thông tin ngang ngược chống lại chính sách và quyền lợi của Việt Nam.

Điển hình là bản tin hôm 29-4-2009, liên quan tới việc Trung Quốc phản đối Việt Nam bổ nhiệm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa. Xin trích một câu trong bản tin được đưa lên website: “Bà Khương Du nói, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa (cách họ gọi Hoàng Sa của chúng ta) cùng vùng biển xung quanh. Trung Quốc và Việt Nam không tồn tại tranh luận đối với quần đảo Tây Sa. Cách làm kể trên của phía Việt Nam là trái phép và vô hiệu. Trung Quốc đã nghiêm chỉnh bày tỏ lập trường với phía Việt Nam về việc này”.

Mới gần đây, một số tờ báo vừa bị phạt vì in quảng cáo cho một doanh nghiệp, trang quảng cáo này có in hình bản đồ Việt Nam, mà do tỷ lệ bản đồ quá nhỏ, doanh nghiệp ấy đã không thể hiện hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tại sao, có biết bao “cơ quan chức năng” mà lại nỡ để cho Trung Quốc vào tận nhà ta để tuyên bố chủ quyền về hai quần đảo ấy. Khi tôi viết những dòng này, 17:30, ngày 13-5-2009, trên website “Hợp tác kinh tế thương mại”, lời tuyên bố của Khương Du vẫn còn như một mũi dao đâm.

Hy vọng, bản “Thông Cáo Báo Chí” xúc phạm các tướng lĩnh, các trí thức phản đối dự án bauxite ở Tây Nguyên mà Bộ Công thương phát ra hôm 28-4 không liên quan đến những kẻ đã đưa bà Khương Du vào đây lu loa. Nhưng, vẫn mong sự kiện người Trung Quốc lộng hành trên một website được chủ quản bởi một cơ quan nhà nước Việt Nam sẽ làm cho Bộ và ông Lê Dương Quang ngộ ra những điều mà các tướng lĩnh đã đứng ra cảnh báo. Sợ rằng, những người khi khuân “ngựa” vào mà “hảo hảo”, thì khi nhìn thấy giáo gươm từ bụng ngựa chui ra lại “tẩu, tẩu” trước tiên.


Virút phản bội



Hôm qua, qua trang web Diễn Đàn và một blog của Lê Tuấn Huy, tôi mới biết có một trang web “Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc” tại địa chỉ http://www.vietnamchina.gov.vn/. Chú ý đây là trang web chính thức của chính phủ Việt Nam nhé, có địa chỉ thật tại Việt Nam, vì có tên miền là gov.vn, chứ không phải trang web tư nhân hay của một hội đoàn nào. Thật vậy, phía dưới trang web có đề tên cơ quan chủ quản là “Bộ Thương mại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Bộ Thương mại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, đơn vị thực hiện là “Vụ Thương mại điện tử - Bộ Thương mại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Trung tâm Thương mại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.



Điều đáng nói là trang web này ngang ngược đăng những thông tin chống lại quyền lợi và chính sách của Việt Nam. Chẳng hạn như họ viết “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa cùng vùng biển xung quanh”. (Trung Quốc gọi Hoàng Sa của Việt Nam là Tây Sa). Phản ứng trước việc Việt Nam bổ nhiệm chủ tịch huyện Hoàng Sa, trang web này xấc xược viết: “Cách làm kể trên của phía Việt Nam là trái phép và vô hiệu. Trung Quốc đã nghiêm chỉnh bày tỏ lập trường với phía Việt Nam về việc này”.

Ngoài ra, trang web còn đăng một số thông tin khác với lời lẽ khinh miệt Việt Nam, xem Việt Nam là một chư hầu của Trung Quốc. Người nào có chút tự trọng quốc gia, đọc trang web này có thể bị cao huyết áp hay bị tai biến như bỡn.

Tôi phải hỏi tại sao chính phủ Việt Nam một mặt khống chế báo chí Việt Nam không cho đăng những thông tin mà họ cho là “nhạy cảm” về vụ biên giới và lãnh hải hay vụ bauxite Tây Nguyên, trong khi đó một trang web của chính phủ Việt Nam lại công khai đăng tin chống lại quyền lợi của quốc gia Việt Nam?

Trong khi báo chí Việt Nam im re về những vấn đề bang giao và kinh tế với Trung Quốc thì ở Trung Quốc mấy tháng gần đây họ công khai đăng những bài viết khiêu khích Việt Nam. Có bài của một tác giả mà trong đó hắn bày mưu tính kế để tiến chiếm Việt Nam. Có vài bài viết về vụ bauxite Tây Nguyên mà trong đó tác giả miệt thị những người Việt phản đối dự án này với lời lẽ chẳng khác gì lời lẽ hỗn hào của ông thứ trưởng Bộ công thương Việt Nam hai tuần trước.

Một người Việt Nam mà đi chống lại quyền lợi của dân tộc Việt Nam thì chúng ta gọi người đó là gì? Ngữ vựng tiếng Việt có từ “phản bội” và “phản quốc”. Trong khi người ta bàn chuyện tiến chiếm nhà mình, mà mình im re và cấm người trong nhà phản đối, thì chúng ta gọi thái độ đó là gì? Ngữ vựng tiếng Việt có nhiều từ để chỉ thái độ này, nhưng tôi nghĩ đến chữ “hèn”.

Hiện nay, Việt Nam đang truy tìm những con virút gây dịch cúm gia cầm để phòng ngừa dịch bệnh, nhưng hình như Việt Nam chưa có phương pháp để truy tìm những con virút phản quốc. Qua trang web mà Lê Tuấn Huy giới thiệu trên đây chúng ta thấy có ít nhất là một con virút phản quốc nó nằm ngay tại đầu não của Việt Nam. Đương nhiên, con virút phản quốc nó nguy hiểm hơn con virút bệnh cúm nhiều, bởi vì nó liên quan đến sự tồn vong của đất nước. Nguy hiểm hơn, con virút này đang lây lan nhanh chóng. Ưu tiên đã rõ: thay vì đi tìm diệt con virút gây dịch cúm mà chúng ta chưa thấy, cần phải truy tìm và diệt con virút phản quốc này.

Lại nhớ Trịnh Công Sơn: một ngàn năm nô lệ giặc Tàu / một trăm năm đô hộ giặc Tây / hai mươi năm nội chiến từng ngày / gia tài của mẹ, một bọn lai căng / gia tài của mẹ, một lũ bội tình.

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2009

THỞ ĐỂ CHỮA BỆNH




BS. ĐỖ HỒNG NGỌC

Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học ĐH Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở BV Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái.. Các bác sĩ Pháp bảo, ông chỉ có thể sống chừng hai năm nữa thôi. Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra phương pháp... thở để tự chữa bệnh cho mình, và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa, hoạt động tích cực, năng nổ trong nhiều lĩnh vực. Chuyện khó tin nhưng có thật!

Tôi may mắn được quen biết ông trong nhiều năm. Với tôi, ông vừa là đồng nghiệp, là đàn anh mà cũng là người thầy. Ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Ông là cố vấn của bộ môn tâm lý-xã hội học do tôi phụ trách tại Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM, (nay là ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) ngay từ hồi mới thành lập (1989). Ông thường trao đổi với tôi điều này điều khác, về công việc viết lách, giảng dạy, và nhiều lần về phương pháp thở dưỡng sinh của ông. Trao đổi không chỉ về cơ thể học, sinh lý học mà cả về tâm lý học, đạo học.

Có lần ông mở áo cho tôi xem mấy vết mổ vẫn chưa hoàn toàn liền lạc trên ngực ông. Lần khác ông lại cao hứng vén bụng bảo tôi thử đánh mạnh vào bụng ông xem sao. Tôi phục ông ốm nhom ốm nhách mà làm việc thật dẻo dai, bền bỉ, gần như không biết mệt mỏi. Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc... thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa "dung tích sống" như ông lại vẫn ung dung, thư thái. Ông cười "tiết lộ" với tôi, những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi... thở, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt. Ông nói sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ, mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu của ông.

Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Cho đến ngày tôi bị vố tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu! Nó làm cho tôi thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khỏe tốt hơn. Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp thương tình, cho rất nhiều thuốc, nhưng tôi chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết, còn thì chỉ... dùng phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là cái gì hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, dưỡng sinh... của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.

Dưới đây là bài vè 12 câu dạy thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện:

Thót bụng thở ra
Phình bụng hít vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm chậm sâu đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được!

“Không ai muốn là tội đồ của dân tộc”


05/05/2009 06:38 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Lãnh thổ là thiêng liêng và không thể nhân nhượng. Không ai muốn là tội đồ của dân tộc. Không có chuyện bán đất và ngay cả có muốn bán đất cũng không làm được - Ông Nguyễn Trường Giang, Ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao nói về đàm phán biên giới Việt - Trung.


>> Biên giới Việt - Trung và những nguyên tắc công bằng
>> Việt - Trung chính thức có đường biên giới đất liền lịch sử
>> Thứ trưởng Ngoại giao: Không có chuyện "cắt đất" cho nước khác
>> Việt Nam và hành trình "rào" phên dậu quốc gia

Sức mạnh bằng mấy chục sư đoàn

Với sự kiện ngày 31/12/2008, lần đầu tiên, Việt Nam đã có một đường biên giới ổn định, lâu dài với nước láng giềng Trung Quốc, là sự kế thừa của hai Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895, và Hiệp định hoạch định biên giới trên đất liền 1999.

Kết quả đàm phán ấy vừa phù hợp với luật pháp và thực tiễn hai nước, vừa được hai bên cùng chấp nhận, địa phương hoan nghênh, ông Giang đánh giá.


Sơ đồ toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh: Bộ Ngoại giao


“Nhờ đường biên giới rõ ràng ấy, khi người nước ngoài vào xâm phạm, mỗi người dân Việt Nam bình thường có thể chỉ vào đường biên giới ấy và yêu cầu họ bước ra khỏi lãnh thổ của chúng ta”.

“Đường biên giới ấy có sức mạnh bằng vài chục sư đoàn”, ông Giang nói.

Ai đã từng chứng kiến những khó khăn trong hoạt động ở biên giới, mới hiểu ý nghĩa gỡ khó của đường biên giới mới lớn cỡ nào.

Không chỉ công bố cho nhân dân Việt Nam, hai nước đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ tọa độ, để đăng kí với Liên Hiệp Quốc và thông báo với thế giới.

Đường biên giới cũng mở ra kỉ nguyên quan trọng trong quan hệ hai nước, đặc biệt là quan hệ kinh tế.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Trưởng đoàn đàm phán Vũ Dũng
tại Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Hồng Thao.


Cùng với việc tôn tạo, tăng dầy các mốc biên giới với Lào, đàm phán biên giới với Campuchia. Việc kết thúc quá trình đàm phán với Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược khép kín đường biên giới với các nước láng giềng.

“Thành công lớn nhất là Trung Quốc đã rút 38 chốt quân sự ở các điểm cao dọc biên giới Việt - Trung”, ông Giang nói.

Đồng thuận

Để đạt kết quả ấy, các ngành, các địa phương đã mất hàng trăm cuộc họp, đưa ra hàng loạt các đề án xác định, của Việt Nam và cả hợp tác với phía Trung Quốc.

Ông Giang khẳng định, có sự đồng thuận từ cấp cao tới cấp thấp, giữa các bộ ngành với nhau và giữa các bộ ngành với địa phương trong vấn đề đàm phán lãnh thổ.



Đại diện hai nước Việt Nam - Trung Quốc tại lễ cắm mốc ở Lào Cai. Ảnh: VNN.


“Lãnh thổ là thiêng liêng và không thể nhân nhượng”, ông Giang nhấn mạnh. Nếu có bất kì ý kiến khác nào, việc đàm phán sẽ dừng lại, để trao đổi và đạt được đồng thuận.

Với một quy trình như vậy, “không có chuyện bán đất và ngay cả có muốn bán đất cũng không làm được. Vả lại, không ai muốn là tội đồ của dân tộc”, ông Giang nói.

Dựa vào dân và quân

Để có được “hàng rào” biên giới ken dày ấy, đã có không ít những nhọc nhằn, hi sinh, mà chỗ dựa lớn nhất là quân và dân.

Đường biên giới hai nước trước đây chỉ có 314 cột mốc trải suốt gần 1400 km, đến nay, đã có 1.971 cột mốc.

“Không chỉ trong quản lý biên giới, để cắm mốc, chúng ta cũng đã dựa nhiều vào lực lượng biên phòng và nhân dân địa phương. Không dựa vào quân và dân, có nơi, chúng ta không thể xác định được mốc biên giới đã được mô tả trong Công ước Pháp - Thanh”, ông Giang cho biết.


"Mỗi người dân cần hiểu biên giới, cương vực của quốc gia mình". Ảnh: Hoài Sơn


Thực tế, có những điểm được mô tả trong Công ước Pháp - Thanh cách xa so với thực địa 50-100 km.

Để cắm mốc, nhiều nhóm công tác đã phải đi bộ, trèo đèo, lội suối, xuyên rừng 3-4 ngày mới đến đường biên.

Họ phải gùi từng kilôgam xi măng, sắt thép, mì ăn liền, vượt qua núi cao, chênh vênh bên vực sâu để hoàn thành nhiệm vụ.

Những nơi cắm mốc có được đại bản doanh bằng đất trét đã là quý. Bám trụ hàng chục ngày liên tục ở đường biên trong thời tiết thường xuyên có giá rét, sương mù và băng tuyết, họ làm nhiệm vụ cắm mốc vất vả. Nguy cơ không đủ lương thực để trở về là thường trực.

Bất chấp những khó khăn, nguy hiểm về địa hình, thời tiết, bệnh tật, thậm chí có nhiều nơi bom mìn còn sót lại, những người lính biên phòng, những người dân địa phương hỗ trợ đã hoàn thành nhiệm vụ “dựng phên dậu quốc gia”. Nhiều cán bộ, chiến sỹ đã đổ máu, thậm chí hy sinh cả thân mình cho sự nghiệp phân giới, cắm mốc ấy của Tổ Quốc.

Và “sau bao nhiêu năm, lần đầu tiên, chúng ta có được đường biên giới rõ ràng với Trung Quốc. Mỗi người dân cần hiểu rõ về biên giới, cương vực của quốc gia mình”.

Những cuốn sách phổ biến và báo cáo kết quả công tác cắm mốc với nhân dân như kế hoạch của Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin truyền thông và Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao dự kiến triển khai, trang web về biên giới biển đảo Việt Nam bằng nhiều thứ tiếng… chính là những bước đi cụ thể để giúp người dân hiểu biên giới lãnh thổ quốc gia.
Hoàng Phương - Đoàn QuýPosted by Picasa

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2009

Biết cầm đôi đũa là biết lớn nhỏ...



Cha mẹ và con và... đôi đũa

Thay vì mắng mỏ bọn trẻ khi chúng gõ đũa ầm ĩ trước giờ ăn, các bậc cha mẹ có thể khiến đám nhóc 'tâm phục khẩu phục' với những điều thú vị về đôi đũa.




Dùng đũa trong bữa cơm là một nét văn hoá trong ấm thực của người Việt. Trẻ con Việt thích cầm đũa hơn cầm thìa trong khi ăn. Nhưng làm thế nào để trẻ hiểu được đôi đũa không chỉ là công cụ gắp thức ăn mà còn thể hiện phần nào nét văn hoá của mỗi người? 

1.So đũa: phải có thói quen so đũa trước khi dùng, tránh cái dài cái ngắn, so le, cong vênh, cầm ngược. Một đôi đũa ngay ngắn không chỉ dễ sử dụng mà còn thể hiện nét tinh tế, cẩn thận của con người.

2.Không dùng đũa gõ bát: đây là hành động của người hành khất xin cơm. Nếu trong bữa ăn mà có hành vi này thì bị coi là thiếu hiểu biết, bị người khác coi thường.

3.Không cắm đũa vào bát cơm: nhiều người không biết đặt đũa vào đâu cho ổn liền cắm luôn vào bát cơm, hoặc là xới cơm cho người khác lại tiện tay cắm luôn đôi đũa. Hình ảnh này khiến người ta kinh sợ và kiêng kỵ bởi nó gợi đến bát cơm cúng của người đã mất gồm bát cơm, que hương. Cần hết sức tránh điều này.

4.Không ngậm mút đũa: cần nhắc trẻ tránh ngậm mút đầu đũa khi ăn, nhất là lại phát ra âm thanh. Hành vi này vừa không đẹp vừa thiếu lịch sự.

5.Không để đũa bắt chéo hình chữ thập: đũa không cầm trên tay cũng luôn phải đặt ngay ngắn trên bàn. Khi để hai chiếc đũa giao nhau, sẽ bị đánh giá về tính cẩu thả, suồng sã. Hơn nữa, hành động này không khác gì thể hiện sự tức giận, coi thường đối với những người ăn cùng.



6.Không dùng đũa đào bới thức ăn: dùng đũa đào bới, hất gẩy thức ăn trong đĩa là điều cần tránh. Những người xung quanh sẽ đánh giá thấp nếu một người khi ăn vừa thiếu lịch sự vừa ích kỷ.

7.Không cầm ngược đũa: việc so đũa trước khi ăn chính là để tránh điều này. Cầm ngược đũa trong khi ăn thể hiện sự nóng vội, vô ý, nặng hơn còn bị đánh giá nhắm mắt nhắm mũi ăn mà không để ý.

8.Không để đũa rớt nước: khi gắp thức ăn hoặc dùng nước chấm, không được để nước của thức ăn hoặc nước chấm rớt xuống mâm, rớt vào thức ăn khác. Ăn uống như vậy ra ngoài sẽ bị chê cười, cho là vụng về, nhôm nhoam.

 

9.Không được “rửa đũa”: đây là một thói quen cực kì xấu. Có người trước khi ăn, cầm đũa lên lại nhúng ngay vào bát canh ngoáy ngoáy. Bữa cơm sẽ mất ngon và người khác sẽ mất hết thiện cảm với người nào có thói quen “rửa đũa”. Tương tự, với những món ăn chung, đừng cho đũa của mình vào vớt vát, chọn lựa… nếu không muốn độc quyền luôn muốn đó.

10.Không chỉ trỏ người khác: chỉ trỏ vào người khác bao giờ cũng là bất lịch sự, quở trách. Hành vi này trên bàn ăn càng phải tránh bởi nó thể hiện sự coi thường, nhất là chỉ vào người lớn tuổi hơn còn bị cho là hốn lão, thiếu phép tắc.



- Không dùng đũa chỉ vào người khác: đây chỉ là sự vô tình khi nói chuyện nhưng cần biết để tránh. 

- Không chỉ ngón tay vào người khác: hướng dẫn trẻ tránh kiểu các ngón cái, ngón giữa, ngón đeo nhẫn, ngón út cầm đũa, còn ngón trỏ co duỗi. Như vậy trong quá trình ăn, ngón trỏ này sẽ không ngớt chỉ vào người khác.

- Không dùng 1 chiếc đũa cắm vào thức ăn: không dùng đũa gắp tử tế mà lại ghếch 1 đũa lên, đũa còn lại xiên vào thức ăn. Có những trẻ vẫn đùa như vậy trên bàn ăn, nhưng người lớn cần nhắc nhở để trẻ không làm như vậy nữa. 

Và cuối cùng, đừng quên người lớn chính là tấm gương cho trẻ soi vào. Khi nhìn đôi đũa duyên dáng của cha mẹ, trẻ nhất định sẽ cố gắng sử dụng thành thạo đôi đũa xinh xắn để trở thành người lịch sự bé nhỏ trên bàn ăn. 

Read more: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=80087#ixzz0EhzkX...


Lão Tà: chuyện kể ngày xưa, vua đi vi hành qua một làng nọ. Đi ngang cây đa đầu làng bỗng thấy nước đái khai nồng chảy xuống ướt cả đầu mình bèn ngước lên thì thấy một thằng nhỏ trạc 5-6 tuổi đang dạng háng và đái xuống. Lính tráng theo hầu rối ra rối rít lôi cổ thằng nhỏ xuống. Vua hỏi: "Nhà ngươi con cái nhà ai?". Thằng nhỏ không sợ mà còn ngang ngược:" Ta là con cái nhà ai thì mắc mớ gì đến ngươi, thằng cha già".
Nhà vua giận lắm nhưng cố nén, bảo nó dẫn về nhà. Cha mẹ nó sợ quá lạy vua như tế sao: " Bệ hạ bớt giận mà tha tội chết cho cả nhà con vì không biết dạy dỗ nó, thằng con nó vẫn chưa biết LỚN biết NHỎ, ngày thường vẫn ngỗ ngược mà chúng con chưa dạy dỗ nó được". 
Vua bèn hừ một tiếng và bảo dọn cơm cho nó ăn. Cơm nước dọn ra vua đưa cho nó đôi đũa và bảo :"ăn đi". Thằng nhỏ bèn cắm cúi cầm đũa và lấy và để đến hết chén cơm. 
Vua nhìn một hồi rồi nói:" Ta tha tội cho các ngươi, quả thật nó con chưa biết lớn nhỏ".
Thì ra khi đưa đũa cho nó, vua đã cố tình để một đầu lớn một đầu nhỏ, thằng nhóc không biết so đũa...

Kể chuyện này để thấy rằng sống ở đời phải biết lớn biết nhỏ, vậy mà sáng nay báo nào cũng đề cái tít: " Tổng bí thư Nông Đức Mạnh : đánh giá cao công lao của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp". Vậy ra là vẫn chưa biết so đũa cho nên LT mới post cái bài này cho làng báo ta xem.