Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2010

Vượt qua, vượt qua chính mình!


Ngay từ thời thơ ấu, nó đã là một đứa nhút nhát. Không hiểu do bẩm sinh hay do hoàn cảnh.
Nó được sinh ra và lớn lên tại tầng 2 của một ngôi nhà mặt phố cổ. Ngôi nhà vốn thuộc sở hữu của cụ nội, nay đã bị phân nhỏ, xé lẻ cho các gia đình ở nơi khác đến. Trong mắt nó, những người hàng xóm thật xấu xí, họ sinh sống bừa bãi, ăn ở luộm thuộm. Ngôi nhà cổ bị ngăn, chia, cơi nới đủ kiểu. Hình hài đẹp đẽ ban đầu đã biến mất. Gia đình nó sống khép kín trong sự tổn thương. Cho đến giờ, nó chưa nói 1 câu nào với lũ trẻ con hàng xóm, cùng phố. Học trái tuyến, khi ở nhà, thế giới của nó là những cuốn sách trên kệ của ba, cái tivi đen trắng của ông, những bức ảnh cũ kỹ của bà.
Hội bạn cấp 2 Tân Trào có 8 đứa, 4 trai, 4 gái. Nói cho đúng thì 4 đứa con trai kia chơi với nó vì nó chơi với 3 đứa con gái còn lại. Nó thường xuyên chỉ im lặng và mỉm cười với các bạn. Cả lũ muốn ăn gì cũng được, đi chơi đâu cũng được. Nó chỉ đi theo, không bao giờ có ý kiến. Thế nào cũng chiều. Lúc nào không chiều được thì nó ở nhà, hì hì. Chắc vì thế, bọn con trai trong hội chả mấy khi nói chuyện với nó. Thật ra là nó cũng không biết nói gì. Mọi người nói những chuyện mà nó không biết. Mãi về sau, mấy thằng bạn mới phát hiện ra rằng để nói chuyện với nó cứ nói về thể thao, đặc biệt là bóng đá. Cái này thì nó quá rành.
Mẹ vẫn bảo, nó là đứa nhút nhát, thiếu tự tin. Ý thức được điều đó, nó luôn cố gắng thay đổi. Mười hai năm học phổ thông, trung cấp rồi Đại học, năm nào nó cũng có chân trong ban cán sự lớp, tham gia tất tật các hoạt động của trường, lớp, đoàn thể. Ấy thế mà vẫn không thể bỏ được cái tật nói năng lắp bắp trước đám đông. Mỗi lần như thế, nó thấy đầu óc mụ mị, mặt mũi nóng bừng, chân tay luống cuống. Năm lớp 11, trong buổi biểu diễn văn nghệ của lớp 11 A3 trước toàn trường, thấy cô MC dẫn chương trình quá chán, nó liều mình như chẳng có cầm mic ra sân khấu. Nó không biết nó đã nói gì, làm gì, nó không dám nhìn xuống đám đông phía dưới. Mắt nhìn thẳng vào cái cổng sau phía cuối sân trường, nó nói, khoa chân múa tay trong tiết mục đố vui có thưởng. Xong việc, lẩn vào cánh gà, trống ngực đập thình thịch, đang không hiểu mình vừa làm gì thì lũ bạn ùa vào, om xòm chúng nó bảo "Con ranh, sao mày không dẫn ngay từ đầu!?"
Sau lần đấy, nó thấy hình như là mình có thể làm được những cái mình tưởng là không thể. Có cơ hội, là nó thử. Nó muốn mình mạnh mẽ hơn, dạn dĩ hơn. Nó không muốn mình run sợ trước bất kỳ cái gì.
Chuyện không chỉ có thế. Giờ này nhắc lại, chắc cũng ít người tin... Hồi đó, loằng ngoằng thế nào, nó quen anh. Sau chuyện tình cảm thời đại học, nó vẫn đi về 1 mình. Anh hấp dẫn, vui vẻ, lịch thiệp. Hai anh em khá hợp nhau. Đọc sách, nghe nhạc, xem phim...Thời gian trôi qua, nó thấy tim mình rung rinh. Nhưng đối phương thì có vẻ không như vậy. Mọi chuyện dậm chân tại chỗ. Nó không muốn thế nhưng chẳng biết làm sao, nó nghĩ mãi. Rồi trước sinh nhật 1 ngày, nó rủ anh đi uống nước. Lấy hết sức bình sinh, nó nói. (Cái này từ chuyên môn gọi là tỏ tình!!! ). Đối phương choáng váng. Im lặng... rồi câu giờ. Và cuối cùng là ... cần thời gian. Thật ra trước khi làm việc này, nó đã biết trước kết quả. Thế nhưng, để xem mình dũng cảm đến đâu, nó đã nói. Rồi hiên ngang đứng dậy ra về.....
Đấy, nó đã rèn luyện sự tự tin, lòng dũng cảm cho bản thân như thế đấy. Còn bao nhiêu việc khác nữa: chuyển chỗ làm, thay đổi công việc, giao dịch với khách hàng, xin xỏ, chạy chọt.... Sáng qua, đi họp với khách hàng, hàng loạt ý kiến, kêu ca, phàn nàn, căng thẳng của khách hàng, xối xả, tối tăm mặt mũi... Cố gắng bình tĩnh, nó trả lời, rành rọt, rõ ràng từng ý một (cái này nó học được từ sếp). Sau khi nó nói xong, tất cả im lặng, đồng ý. Mặt lạnh tanh nhưng trong lòng nhảy múa. Cảm giác thật tuyệt. Nó đã học được quá nhiều và giờ đem ra áp dụng. Rời phòng họp ra về, nó thấy mình lớn hơn 1 chút...
Đối mặt với thử thách, trong lòng nó vẫn run rẩy. Nhưng gạt qua một bên, nghiến răng bước tới, cuối cùng nó vẫn làm được. Vượt qua, vượt qua chính mình!
Được đăng bởi NADIA
vào lúc 17:58

Chặng đường 5 năm

Được và mất của 5 năm qua

Giáng sinh chỉ mong tuyết tan. Nói đùa nhưng cũng có phần thật vì sau bão tuyết nhiệt độ cứ đì đẹt ở zero làm tuyết đóng băng 2 bên lề đường khiến dạo bộ rất khó. Tuy nhiên chúng tôi vẫn có một giáng sinh với đầy ắp các sự kiện, dạo bộ, café, tán gẫu, xem phim, thăm bạn bè, ăn uống và mua sắm. Tôi sắm thêm được một số thứ cho căn phòng và giầy khăn mũ găng tay chuyên dụng cho trời tuyết. Dạo bộ ở Georgetown làm tôi nhớ đến những nét cổ kính ở New Orleans. New Orleans không được sang trọng và ngăn nắp như Georgetown nhưng 3 tháng rời New Orleans cũng là 3 tháng tôi thèm được ngồi ở những quán café ở uptown, thèm được ngồi làm việc/ đọc sách ở Rue de la Course hoặc PJ.

Cách đây 5 năm, khi tôi chuẩn bị rời Việt Nam thì sóng thần xảy ra. Tôi nhớ các chuyến bay khi ấy đều hết vé và tôi phải bay vòng vèo qua châu Âu để sang Mỹ. Tôi ở New Orleans 4 năm 9 tháng – đúng ra là 4 năm 5 tháng vì tôi có 4 tháng học ở North Carolina sau bão Katrina. Trong 4 năm 9 tháng ấy tôi lấy xong bằng Master và PhD. Tôi bảo vệ xong luận văn và rời New Orleans cuối tháng 9, 2009 nhưng ngày ghi trên bằng tốt nghiệp sẽ là 31 tháng 12 năm 2009. Trong quãng thời gian 5 năm qua, tôi học tập, làm việc và hòa nhập vào cuộc sống ở Mỹ một cách không ngừng nghỉ. Hè lẫn giáng sinh năm thường phải ở lại làm việc, lúc thì bận thi Comp, lúc thì bảo vệ đề tài, rồi đến luận văn. Hai cái Tết đầu xa nhà, cồn cào một nỗi nhớ, những giọt nước mắt chỉ trực rơi khi nghe thấy giọng nói của người thân ở đầu bên kia. Giữa thời gian học, tôi về thăm nhà. Sau lần quay lại ấy, nỗi nhớ cứ vơi dần và tôi quen với việc xa người thân. Những cái Tết sau, tôi còn rất ít cảm giác nhớ nhà, và đến cái Tết năm nay, tôi e mình không còn hứng khởi hay niềm mong mỏi. Tôi nghĩ đó cũng là diễn biến tự nhiên của tâm lý con người. Mọi thứ ắt sẽ như nó phải thế.

Tôi sẽ quay lại New Orleans đầu tháng 5 năm 2010 để dự Lễ tốt nghiệp lớn nhất hàng năm của trường. Đang băn khoăn hè này về thăm nhà hay đưa Bố Mẹ sang. Đưa Bố Mẹ sang thì có vẻ oai là cho các cụ đi Tây một chuyến (nếu như các cụ thích oai với hàng xóm). Với tình hình công việc hiện tại, tôi chỉ có thể xin nghỉ tối đa 2 tuần. Sau 2 tuần sẽ hết người đưa các cụ đi chơi và như vậy các cụ sẽ cảm thấy nhàm chán vì không có ai nói tiếng Việt, TV không nói tiếng Việt, sách báo tiếng Việt cũng không nốt. Nỗi sợ nữa, mà tôi cũng nhìn thấy từ bạn bè khi họ đưa bố mẹ sang, là các cụ sẽ như lạc vào một nền văn hóa khác– tôi thấy tội nghiệp làm sao ấy. Rồi việc đi lại phức tạp, mặc dù có dịch vụ trợ giúp thì vẫn ngán cái cảnh 2 ông bà già ngồi trên cái ghế bị đưa đẩy như người tàn tật. Thế nên tôi sẽ bàn chuyện này cụ thể với các cụ, sẽ nêu hết pros and cons để các cụ quyết định. Nếu các cụ happy với thời gian 2 tuần ở Mỹ, bao gồm cả việc đi dự lễ tốt nghiệp của tôi, thì tôi sẽ mời các cụ sang. Nếu các cụ nghiêng về hướng tôi về thăm nhà và đi chơi trong nước thì tôi sẽ về.

Được và mất của 5 năm qua

Nói được và mất nghe có vẻ to tát. Tôi suy nghĩ đơn giản, ai đến tuổi trưởng thành cũng phải tự quyết định cho mình một con đường đi riêng. Ai cũng đến lúc phải rời xa gia đình. Sống ở đâu cũng là sống. Trách nhiệm – bất kể là trách nhiệm gì– ở đâu cũng là trách nhiệm. Cho nên tôi không bàn đến cái “mất” ở đây vì tôi chả thấy mình mất gì – ngoài một chút cách trở xa xôi với gia đình.

Cái được lớn nhất là những kiến thức chuyên môn tôi học được, từ một nền giáo dục hoàn toàn khác với Việt Nam. Tôi, được đào tạo là một Bác sĩ đa khoa lâm sàng ở Việt Nam với không một tí kiến thức đúng đắn về nghiên cứu, có thể hoàn toàn làm một nghiên cứu khoa học thực thụ một cách độc lập từ khâu thiết kế đến khâu cuối cùng là công bố (disseminate) kết quả, dù là học thuật (academic) thuần túy hay dạng kết hợp academic với programming/ intervention (dự án can thiệp). Và tất nhiên, kiến thức mở cho tôi cách cửa nghề nghiệp và ảnh hưởng đến tương lai.

Cái được thứ 2 là sự thay đổi về nhân sinh quan, thế giới quan mà tôi dám chắc nếu cứ ở trong nước tôi sẽ khó có thể có được. Kiến thức khiến tôi thay đổi cách nhìn sự vật/ hiện tượng, thường là critical hơn. Khi bị đẩy ra một nơi không phải quê hương mình, tôi thấy mình có cái nhìn đúng đắn hơn về quê hương về dân tộc, về 2 chữ Việt Nam. Có những khái niệm và giá trị (value) mà ở trong nước mình khó lòng cảm nhận đúng. Ví dụ, giá trị và là thứ làm nên sự nổi tiếng của nước Mỹ chính là Dân chủ và Tự do. Đáng tiếc, khi đem những giá trị này ra khỏi nước Mỹ, người ta thường hiểu sai và biến chúng thành những từ ngữ mang đầy tội lỗi. Cũng chính vì lý do này mà tôi ít bàn đến những chữ này vì e sẽ bị quy kết thành kẻ bất mãn. Mặc dù trong blog của mình tôi quan tâm nhiều đến quyền (rights) và công bằng xh (social justice) vì nó liên quan nhiều đến những việc tôi đang làm– Health and Development.

Cái được thứ 3 là tôi có cái nhìn nhân hậu hơn. Tôi tiếp cận sự việc trên hướng tôn trọng quyền của người khác (rights based). "Mọi người sinh ra có quyền tự do và bình đẳng và tạo hóa cho họ những quyền đó". Thầy giáo không có quyền coi thường, lăng mạ hay đánh học sinh. Bố Mẹ không được đánh con trẻ. Sếp không có quyền xúc phạm nhân viên hay sai nhân viên làm những việc sai chức năng. Người có học không được coi thường người ít học. Dân đa số không được coi thường dân thiểu số. Đáng tiếc là những giá trị này không được coi trọng ở Việt Nam. Tư tưởng áp đặt (top-down) tràn ngập chính quyền, công sở, trường lớp lẫn trong gia đình. Nhiều người mang những nỗi sợ hãi mà nhiều khi tôi không thể hiểu nổi chúng bắt nguồn từ đâu. Sống như vậy thì quả là đau khổ.

Cái được thứ 4 là những thay đổi mang tính chất tâm lý/tâm thần (psychological). Tôi đã thay đổi rất nhiều theo chiều hướng tích cực hơn. Tôi nhìn đời lạc quan hơn. Tôi hạnh phúc hơn. Những thứ này tôi học được phần lớn từ bạn bè và văn hóa của người Mỹ. Tôi nhìn cách những bạn học chung và ở chung sinh hoạt và hưởng thụ cuộc sống và xem những giá trị mà họ ước mơ và theo đuổi để từ đó nhìn ra những giá trị của bản thân mình và thấy những gì mình cần phải thay đổi. Một trong những thứ khá phổ biến trong người Việt là cái nhìn tiêu cực, thiếu lạc quan và đau khổ (miserable). Miserable là một trạng thái khó được chấp nhận trong văn hóa Mỹ, ít ai muốn làm bạn với những người có tính cách này. Tâm lý tiêu cực và đau khổ còn khiến dân Việt mất tự tin trong mắt người khác. Hơn nữa, hạnh phúc hay khổ đau nhiều khi bị ảnh hưởng bởi cách mình nhìn cuộc sống. Nhìn đời tiêu cực sẽ dễ có cuộc sống bất hạnh.

Cái được thứ 5 là độc lập. Tôi là đứa độc lập từ bé, những năm tháng đi học đại học xa nhà làm vững thêm tính cách này. Nhưng sang bên này, sự độc lập của tôi còn tăng hơn nữa. Độc lập là cách duy nhất để tồn tại và sống xa nhà. Độc lập cũng là một tính cách rất Mỹ. Và tôi cũng thấy người Việt Nam thiếu tính cách này một cách nghiêm trọng. Tôi tự tin mà nói rằng mình sẽ sống ngon lành nếu như bị ném vào bất kỳ xó xỉnh nào của quả đất này.
Posted by lvu at 2:09 PM
Labels: AboutMe, personal
Reactions:

13 comments:

Được và mất của 5 năm qua

Bai cua LUNG VU

Nói được và mất nghe có vẻ to tát. Tôi suy nghĩ đơn giản, ai đến tuổi trưởng thành cũng phải tự quyết định cho mình một con đường đi riêng. Ai cũng đến lúc phải rời xa gia đình. Sống ở đâu cũng là sống. Trách nhiệm – bất kể là trách nhiệm gì– ở đâu cũng là trách nhiệm. Cho nên tôi không bàn đến cái “mất” ở đây vì tôi chả thấy mình mất gì – ngoài một chút cách trở xa xôi với gia đình.

Cái được lớn nhất là những kiến thức chuyên môn tôi học được, từ một nền giáo dục hoàn toàn khác với Việt Nam. Tôi, được đào tạo là một Bác sĩ đa khoa lâm sàng ở Việt Nam với không một tí kiến thức đúng đắn về nghiên cứu, có thể hoàn toàn làm một nghiên cứu khoa học thực thụ một cách độc lập từ khâu thiết kế đến khâu cuối cùng là công bố (disseminate) kết quả, dù là học thuật (academic) thuần túy hay dạng kết hợp academic với programming/ intervention (dự án can thiệp). Và tất nhiên, kiến thức mở cho tôi cách cửa nghề nghiệp và ảnh hưởng đến tương lai.

Cái được thứ 2 là sự thay đổi về nhân sinh quan, thế giới quan mà tôi dám chắc nếu cứ ở trong nước tôi sẽ khó có thể có được. Kiến thức khiến tôi thay đổi cách nhìn sự vật/ hiện tượng, thường là critical hơn. Khi bị đẩy ra một nơi không phải quê hương mình, tôi thấy mình có cái nhìn đúng đắn hơn về quê hương về dân tộc, về 2 chữ Việt Nam. Có những khái niệm và giá trị (value) mà ở trong nước mình khó lòng cảm nhận đúng. Ví dụ, giá trị và là thứ làm nên sự nổi tiếng của nước Mỹ chính là Dân chủ và Tự do. Đáng tiếc, khi đem những giá trị này ra khỏi nước Mỹ, người ta thường hiểu sai và biến chúng thành những từ ngữ mang đầy tội lỗi. Cũng chính vì lý do này mà tôi ít bàn đến những chữ này vì e sẽ bị quy kết thành kẻ bất mãn. Mặc dù trong blog của mình tôi quan tâm nhiều đến quyền (rights) và công bằng xh (social justice) vì nó liên quan nhiều đến những việc tôi đang làm– Health and Development.

Cái được thứ 3 là tôi có cái nhìn nhân hậu hơn. Tôi tiếp cận sự việc trên hướng tôn trọng quyền của người khác (rights based). "Mọi người sinh ra có quyền tự do và bình đẳng và tạo hóa cho họ những quyền đó". Thầy giáo không có quyền coi thường, lăng mạ hay đánh học sinh. Bố Mẹ không được đánh con trẻ. Sếp không có quyền xúc phạm nhân viên hay sai nhân viên làm những việc sai chức năng. Người có học không được coi thường người ít học. Dân đa số không được coi thường dân thiểu số. Đáng tiếc là những giá trị này không được coi trọng ở Việt Nam. Tư tưởng áp đặt (top-down) tràn ngập chính quyền, công sở, trường lớp lẫn trong gia đình. Nhiều người mang những nỗi sợ hãi mà nhiều khi tôi không thể hiểu nổi chúng bắt nguồn từ đâu. Sống như vậy thì quả là đau khổ.

Cái được thứ 4 là những thay đổi mang tính chất tâm lý/tâm thần (psychological). Tôi đã thay đổi rất nhiều theo chiều hướng tích cực hơn. Tôi nhìn đời lạc quan hơn. Tôi hạnh phúc hơn. Những thứ này tôi học được phần lớn từ bạn bè và văn hóa của người Mỹ. Tôi nhìn cách những bạn học chung và ở chung sinh hoạt và hưởng thụ cuộc sống và xem những giá trị mà họ ước mơ và theo đuổi để từ đó nhìn ra những giá trị của bản thân mình và thấy những gì mình cần phải thay đổi. Một trong những thứ khá phổ biến trong người Việt là cái nhìn tiêu cực, thiếu lạc quan và đau khổ (miserable). Miserable là một trạng thái khó được chấp nhận trong văn hóa Mỹ, ít ai muốn làm bạn với những người có tính cách này. Tâm lý tiêu cực và đau khổ còn khiến dân Việt mất tự tin trong mắt người khác. Hơn nữa, hạnh phúc hay khổ đau nhiều khi bị ảnh hưởng bởi cách mình nhìn cuộc sống. Nhìn đời tiêu cực sẽ dễ có cuộc sống bất hạnh.

Cái được thứ 5 là độc lập. Tôi là đứa độc lập từ bé, những năm tháng đi học đại học xa nhà làm vững thêm tính cách này. Nhưng sang bên này, sự độc lập của tôi còn tăng hơn nữa. Độc lập là cách duy nhất để tồn tại và sống xa nhà. Độc lập cũng là một tính cách rất Mỹ. Và tôi cũng thấy người Việt Nam thiếu tính cách này một cách nghiêm trọng. Tôi tự tin mà nói rằng mình sẽ sống ngon lành nếu như bị ném vào bất kỳ xó xỉnh nào của quả đất này.

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

LY LUAN

Dụng phải bài của Trương Thái Du. Chán. Đọc xong mà chả hiểu TTD định nói gì. Sức mạnh mềm VN lại đi ngoằng sang vài ý tưởng tôn giáo áp đặt và những suy luận thiếu cơ sở. Ví dụ đoạn dưới đây–điển hình của flaw và suy luận vô căn cứ:

“Tôi không phủ nhận có sự hoài vọng dành cho mô hình dân chủ đa nguyên phương Tây trên con đường tự cường của đất nước này. Tuy vậy mô hình ấy mâu thuẫn đến độ một mất một còn với chế độ chính trị và nền tảng tư duy Nho – Khổng của xã hội Việt Nam hiện nay. Nó đặt tương lai dân tộc trước rủi ro quá lớn, hơn nữa dân chủ đa nguyên vẫn là một mô hình ngoại lai như Nho giáo, tất sẽ dẫn đến những xung đột dai dẳng và để lại di chứng khó lường cho văn minh Việt Nam.”

Việt Nam làm gì có mô hình Tây phương nào mà đã dám nói nó mâu thuẫn với nền tảng tư duy Nho-Khổng? Rồi những suy loạn phía sau hoàn toàn không có cơ sở và vô cùng backward. Để sống trong một xã hội “bất ổn” – theo tưởng tượng và định nghĩa “bất ổn” của những người như TTD–mà ở đó con người có đủ quyền thì tôi, và tôi dám chắc đa phần cái gọi là “người”, xin được đánh đổi. Tôi không muốn dông dài, chỉ xin nêu ra 1 ý thôi: một xh hạn chế quá nhiều quyền cá nhân thì không phải một xh để ta theo đuổi; và những người tự xưng mình là trí thức ắt không thể lấy bất cứ lý luận gì ra để bao biện cho xh ấy. Mỗi chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống và vì vậy không được phép để người khác hạn chế những quyền căn bản của mình. Sống như thế nghĩa là mất ít nhất 1 nửa cuộc đời rồi đó ạ.

Còn bất ổn và xung đột, theo cách nhìn của nhiều người, thực ra chả có gì là bất ổn cả. Đừng ngồi ở nhà mình rồi paranoid với những gì diễn ra ở nhà khác. Biểu tình, phản đối không có gì đáng sợ, chả có gì đáng chê, nó là quyền nói của người dân, nó là một phần tất yếu của phản biện xh, nó là động lực cho phát triển, nó làm người ta háo hức rạo rực, nó tích cực lắm đó ạ. Tôi đoán TTD cũng như nhiều dân mình thấy Thái Lan biểu tình thì cười khà khà, mỉa mai, rồi đổ tại vì Thái Lan lắm đảng. Xin thưa, Việt Nam có phấn đấu trăm năm nữa cũng chưa chắc mong được như một Thái Lan “bất ổn” hôm nay. Và nếu hỏi người dân Thái có muốn sang VN ổn định mà tránh loạn không? Chắc các bạn có câu trả lời.

Chả cần bàn luận nhiều làm chi cho mệt, một thể chế mà chỉ cái tên gọi đã kém văn minh, đã khiến thế giới degrade mình xuống trăm bậc thì làm gì mà đã vội lo xa rằng văn minh bị tổn hại.
Posted by lvu at 10:31 AM
Labels: critics

Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2010

Học trò đấm nhau – người lớn knock-out?





Cha ông ta có câu tổng kết đầy trải nghiệm và thâm thúy: “Nhà dột từ nóc”. Phải chăng, điều đó đang được chứng minh trong gia đình, nhà trường và xa hơn là cả xã hội, trong mọi mối quan hệ từ nhà ra đường, từ những người lớn đến trẻ em, rất dễ bột phát bạo lực.

Các em học sinh hư, thích đánh nhau phải chăng chỉ là nạn nhân của một nền giáo dục mất gốc, đạo đức và niềm tin xuống cấp?


Con trẻ đánh nhau- mong manh giữa trò nghịch và tội ác

Chuyện đánh nhau của học sinh ở đâu cũng có, từ xa xưa đến bây giờ, xảy ra khắp thế giới, ở mọi quốc gia, từ xứ sở giàu có, văn minh tiên tiến, đến đói nghèo, lạc hậu, chậm tiến, không phải là chuyện riêng của Việt Nam ta.

Một “cháu” đang làm bằng thạc sỹ email cho tôi nghe về thời đánh nhau học trò. Tan học đi qua bãi tha ma nếu thích đánh nhau thì cả bọn xông vào giằng co và vật, đè nhau ra. Thằng nào lấm lưng hoặc bị đấm đau thì xin thua. Đôi khi vài cậu cũng có thể gây chảy máu mồm hoặc sưng mí mắt.

Từ chuyện trẻ con dễ dẫn đến mất lòng người lớn. Nhìn con bị đánh sưng mặt thì xót nên các bà mẹ nổi đóa lên, chửi sướng miệng. Sau đó, lôi con mình về nhà đánh thêm cho trận nữa để lần sau chừa. Đàn ông thì trầm tĩnh hơn- chuyện vặt – ngày xưa các ông cũng thế. Mấy ông bố chỉ cười hề hề, xóm làng vẫn bình yên, bọn trẻ con vẫn hằng ngày đi học và đá bóng, chơi đùa với nhau.

“Cháu” còn nhận xét những cuộc tỷ thí như thế không phản ánh sự xuống cấp của đạo đức học sinh, mà phản ánh một phần tính cách của trẻ con và phần bản năng trong con người. Tuy nhiên, do có sự quan tâm kịp thời của phụ huynh mà nhận thức và cách hành xử đám học trò dần được điều chỉnh tốt hơn.

Dẫu vậy, những gia đình cố tình bao che, bênh vực con của mình thì hậu quả để lại là vô cùng lớn. Có những cậu khi vào trung học phổ thông vẫn tiếp tục máu “giang hồ”. Chúng đánh nhau bằng cả dao và kiếm tự tạo. Không ít trong số đó vướng vào vòng lao tù, thậm chí bỏ mạng vì những va chạm có tính chất băng nhóm.

Mới đây trên mạng internet lưu truyền đoạn video clip cảnh một nữ sinh bị một nhóm học sinh đánh hội đồng. Mấy cô cậu ngồi trên ghế trong công viên thản nhiên chứng kiến cảnh một cô gái làm “bị bông” cho một cô bé khác thực tập đấm bốc, thử các đòn hiểm học trong lớp dạy võ.

Cô bé khác lấy điện thoại di động lạnh lùng ghi lại từng chi tiết rồi gửi bạn, phát tán trên mạng cho hàng vạn người xem.

Sau đó mấy ngày, trên website “Tin tức nóng bỏng Việt Nam” lại có cảnh nữ sinh đánh nhau, lột hết áo bạn, sặc mùi “xã hội đen” ở một nơi khác.

So với chuyện của “cháu” cao học kể thời học trò nhà quê và video clip mới đây, các cô gái Hà Thành tỷ thí với nhau như trong phim chưởng Hồng Kông, không hiểu đâu là chuyện đạo đức xuống cấp và đâu là chuyện con trẻ đánh nhau cần được tha thứ và giáo dục?

Quả “thôi sơn” đấm thẳng vào ngành giáo dục?

Cho dù học sinh đánh nhau có là chuyện bản năng ngỗ nghịch của con trẻ, thì dưới góc độ giáo dục, đó là chuyện không thể chấp nhận dù bất cứ lý do gì. Bởi với tác động tiêu cực của xã hội hiện đại ngày nay, từ chuyện tỷ thí kiểu trẻ con đến gây tội ác là khoảng cách mong manh rất bất ngờ.



Kiểu đánh hội đồng mang tính “xã hội đen” như hiện nay, hết sức đáng lo ngại và là tiếng chuông cảnh tỉnh cho cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Phải chăng những giờ dạy đạo đức của các nhà trường chúng ta quá khô cứng, giáo điều và không có tính thuyết phục, không đủ sức thấm vào tình cảm của học sinh nên các em không nhận thức được gì. Ngược lại, những gì trên phim ảnh nước ngoài, các em “tiếp thu” và “thực hành” hết sức “nhuần nhuyễn”?

Những người hàng xóm của mấy cô bé “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” rất ngạc nhiên thấy những nữ sinh Hà Thành xinh xắn, đáng yêu , học giỏi, lại có thể giơ chân tung chưởng như trong phim Hồng Kông.

Một người xót xa: “Sự liều lĩnh của học sinh ngày nay đã vượt quá tầm kiểm soát của phụ huynh”. Với cha mẹ thì không còn nỗi buồn và đau xót nào hơn khi xem video clip mang xu hướng tội ác của chính con mình.

Quả đấm vào mặt có thể gây thương tích, vết thương sẽ lành với thời gian. Tuy nhiên, vết thương lòng khó mà quên ở lứa tuổi vị thành niên. Sự căm hận sẽ đi theo suốt cuộc đời còn lại của cả kẻ đấm và người bị đấm.

Đau đớn hơn, quả “thôi sơn” của đám trẻ mang tính côn đồ còn nhằm thẳng vào mặt cha mẹ và ngành giáo dục. Những người từng sinh thành, nuôi dậy chúng, ngành giáo dục và xã hội đã bị knock-out (đo ván)!

Cô hiệu trưởng nhớ tên 750 học sinh

Một cô hiệu trưởng trường THPT ở Hà Nội phải thốt lên:”Khi xem clip nữ sinh bị đánh hội đồng, tôi cảm thấy rất buồn. Nhưng cũng chẳng biết trách ai: Nhà trường, gia đình hay xã hội. Chỉ muốn nói các con chưa được quan tâm đầy đủ . HS chưa được giáo dục đầy đủ về ứng xử , nhân văn và tình thương. Ở trường này, tỷ lệ gia đình các em trục trặc, cha mẹ ly hôn, không quan tâm đến con cái nhiều hơn các trường khác. Trong 10 HS thì có đến 9 em có hoàn cảnh gia đình không quan tâm nhiều”.

Xin được kể về cô hiệu trưởng bên Virginia, nơi tôi có hai “ông tướng” đang học tiểu học. Có lần đến đón con đúng vào giờ tan trường, tôi gặp cô đứng trước cửa và chào các em. Thật lạ, em nào chào thì cô nhắc tên và goodbye, see you tomorrow (tạm biệt, hẹn ngày mai gặp lại).

Theo cô kể, hàng ngày hai buổi, trước khi vào lớp và lúc tan trường, người hiệu trưởng phải đứng cổng. Vừa chào các em nhưng chính là kiểm tra, đôn đốc trật tự trong trường. Để cho 750 học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 ra về trật tự, cô mất đúng 30 phút. Như vậy, mỗi ngày hiệu trưởng phải dành một tiếng cho việc đón tiếp và chào học sinh.

Trong một năm, cô phải nhớ hết tên các cháu, vì năm sau lại có các em mới đến nhập trường. Trách nhiệm cao, tận tâm với nghề, và tình thương đã giúp cho cái uy của người đứng đầu trường. Học sinh đi qua đều tươi cười chào, rất ngoan ngoãn. Chúng thấy cô giáo như người mẹ hiền nên khó mà hư và thích đánh nhau.

Cu Bin nhà tôi, vốn hơi tự kỷ, một lần tranh giành gì đó trong lớp, khóc rất to và định đánh nhau với bạn. Khi tôi đến đón cu cậu thì cô giáo đã chờ sẵn và kể hoàn cảnh xảy ra sự việc. Cô còn nói Bin không có lỗi nhưng việc cầm thước ném vào bạn là không được. Cô đã nhắc nhở và cũng nhờ bố mẹ ở nhà dạy bảo thêm.

Ở bên Mỹ học sinh có đánh nhau không? Chắc chắn là có, có đứa còn mang súng tới trường để tỷ thí hơn thiệt.

Tuy nhiên, với cung cách quản lý và quan tâm sâu sát của gia đình và nhà trường như trên, học sinh sẽ ngoan hơn và những vụ việc đánh nhau giữa học sinh sẽ ít hơn. Không đến nỗi như cô giáo ở Hà Nội “Buồn nhưng không biết trách ai?”.

Lỗi của ai đây?

Phim ảnh đánh chém nhập tràn lan, tin tức trên báo chí thích chạy tít ”hiếp, giết”, trẻ em xem nên tiêm nhiễm thói thích đánh nhau.

Có thiếu nữ thời nay sẵn sàng cởi đồ để được nổi tiếng, lấy nhục dục của chính mình cho vào tiểu thuyết với sự tiếp tay của một nhà xuất bản đứng đắn.

Đừng trách các em nhỏ khi có những tác phẩm như thế trong cặp học trò thơ ngây hay lưu trữ đường link của phim trên máy tính.

Cậu “cháu” trên hiện đang theo đuổi bằng cao học bên Australia, nhớ lại thời “oanh liệt” tỷ thí hơn thiệt trên bãi tha ma, đã mong rằng, xã hội nên nghiêm túc để có một nhìn nhận chân thực về những sự việc.

Cần xác định rõ cái gì thuộc về đặc điểm lứa tuổi để giáo dục chúng bớt đánh nhau, và cái gì là hệ quả của mặt trái thời kỳ đất nước chuyển đổi.

Cha ông ta có câu tổng kết đầy trải nghiệm và thâm thúy: “Nhà dột từ nóc”. Phải chăng, điều đó đang được chứng minh trong gia đình, nhà trường và xa hơn là cả xã hội, trong mọi mối quan hệ từ gia đình, từ những người lớn đến ngoài xã hội, đến trẻ em, rất dễ bột phát bạo lực. Các em học sinh hư, thích đánh nhau phải chăng chỉ là nạn nhân của một nền giáo dục mất gốc, đạo đức và niềm tin xuống cấp?

Câu hỏi này hoàn toàn do người lớn chúng ta trả lời.

HM. 19-03-2010

Bài đăng trên Tuần Việt Nam

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2010

V¨n hãa licogi

NguyÔn B¸ Sü
Em cø hái anh vÒ v¨n hãa LiCOGI
Cã g× míi cã ®iÒu chi kh¸c biÖt
HÑn em tr¶ lêi sau bao ®ªm thao thøc
NgÉm nghÜ, ng¾m nh×n nh÷ng ®ång nghiÖp quanh ta.

Trªn c«ng tr­êng heo hót ë n¬i xa,
TÊm b¸nh tr­ng l•nh ®¹o trao ngµy tÕt
ChÐn r­îu nång, Êm trong tõng khãe m¾t
Xu©n xa quª mµ cø ngì ë nhµ.

Anh em ta nµo ai biÕt th¸p ngµ
Minh ®ang ë trong ng«i nhµ h¹nh phóc
H¬i l¹nh mïa ®«ng, tÊm ch¨n kia cßn hÑp
Nh­ng trong lßng Êm ¸p löa yªu th­¬ng.

Th­¬ng tr­êng nay lµ b•i chiÕn tr­êng
§Êu thÇu, thi c«ng biÕt bao khã nhäc
ThiÕu vèn, thiÕu ng­êi cã ai chung søc
GhÐ vai vµo t»m kÐn míi nh¶ t¬.

Cïng đồng lòng x©y v¨n hãa Licogi.
Nghiªm kh¾c víi m×nh, buån vui cïng ®ång nghiÖp
G¸nh nÆng sÎ chia, miÕng ngon cïng th­ëng thøc
Nh­ anh yªu em, nh­ vî th­¬ng chång.

Xu©n vÒ råi sÏ tµn hÕt mïa ®«ng!
V¨n hãa con ng­êi bao n¨m cßn t­¬i m•i
Lèi sèng ®Ñp, b¹c tiÒn nµo mua ®­îc
Cã ph¶i ch¨ng ®ã lµ v¨n hãa LICOGI

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2010

Kể chuyện Mỹ

Home tiger hay “gầm” nên có vấn đề về cổ họng. Đi bác sỹ khám mới biết bị ung thư tuyến giáp, phải đi mổ. Theo đuôi bạn bè giới thiệu nên chọn bệnh viện Johns Hopkins, nghe nói tốt nhất nước Mỹ.


Lại nghe đồn, phẫu thuật cổ của Mỹ rất hiện đại, dùng phương pháp “đầu lìa thân”. Chữa amidal, họ cắt đầu ra để lên bàn, cái đầu cứ tiếp tục nói chuyện với người nhà, còn bác sỹ thì lấy dao khoét amidal. Xong xuôi, lấy đầu lắp vào và bệnh nhân tự đi metro về nhà

Đưa bệnh nhân tới nơi mới biết là họ cũng làm như bên bệnh viện Đống Đa nhà mình. Cũng gây mê, rồi mổ như cắt tiết gà, hơn tiếng là xong. Chi phí chắc gấp 50 lần.

Người nhà đến trông coi như đi du lịch, chả phải lo gì. Thấy bệnh viên có wireless còn viết blog chơi. Trong lúc chờ đợi tiger tỉnh sau cơn mê, lão HM đi ra ngoài thăm thú chụp ảnh thành phố Baltimore.

Tuy thế, có thứ rất phức tạp như cắt bao qui đầu cho trẻ. Đi lại vài lần, khám thử máu chán rồi hẹn mấy tháng sau mới được… cắt với chi phí 5000$.

Thế hệ già VN ta không biết qui đầu là cái gì, chỉ biết “lộn” ra “lộn” vào là OK. Đoạn này phải hỏi Phil hay Bs Hồ Hải.

Thời nay, nếu cháu nào muốn, bác sỹ tư bên ta lấy dao cạo xoẹt một cái là xong, giá 1 triệu đồng là cao nhất.

Nghe nói dân Philippines bắt cả chục đứa trẻ ra tắm biển cho xun lại, già làng lấy dao nứa cắt ngọt xớt. Trẻ khóc váng trời cũng kệ, lấy lá nhọ nồi đắp và ngủ đến trưa có thể về nhà.

Một nơi hết 5000$, bên ta trả 50$, chỗ khác chẳng mất đồng nào, nhưng kết quả ngang nhau, của quí đều…mất đầu.

Johns Hopkins – nhà tài trợ cho tương lai

Rỗi việc đi xem quanh “làng” Hopkins bao gồm bệnh viện và trường đại học. Cả khu chắc phải lớn bằng khu Hoàn Kiếm và Ba Đình cộng lại. Khi nào rảnh sẽ viết chi tiết về “làng lạ” này.


“Cụ” Johns Hopkins (nhớ là có chữ S nhé, 1795 – 1873) là một thương gia buôn rất nhiều thứ, trong đó có rượu whisky làm từ ngô. “Cụ” này sống ở Baltimore, cách DC khoảng 90km, trên đường đi New York. Món rượu lậu của Lưu Linh cũng lấy tên rất oách “Johns’s best – Rượu Johns tuyệt vời”.

“Cụ” Hopkins thành công nhất trong đầu tư liều lĩnh vào những cú affair khổng lồ và trở nên giầu có. Ông là người đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng nô lên da đen dù trong nhà có hàng trăm người phục vụ.

Johns Hopkins đã di chúc lại 7 triệu đô la thời 1873, một khoản hiến tặng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ lúc bấy giờ. Theo tỷ giá hiện nay tương đương với 160 triệu đô la.

Những người kế tục ông đã phát triển 7 triệu đô kia thành một gia tài bao gồm hệ thống các trường đại học và bệnh viện mang tên Johns Hopkins có giá trị vài trăm tỷ đô la hiện nay. Các trường đại học và bệnh viện rải rác khắp nước Mỹ và trên thế giới.

Tỉnh Nam Ninh (Trung Quốc) cũng có đại học Johns Hopkins. Hy vọng bác Nguyễn Thiện Nhân (người thích làm việc thiện) cũng tìm cách mở được một chi nhánh tại Việt Nam, dân mình sẽ nặn tượng bác Nhân để trong nhà. Nếu bác ấy suốt ngày chỉ họp kín (Hopkins) thì chán chết.

Sinh viên vào đại học Johns Hopkins không cần đi xin việc, ngày đầu cắp sách đã biết sẽ làm ở đâu lúc ra trường. Hệ thống bệnh viện Johns Hopkins luôn đứng đầu nước Mỹ trong nhiều năm liền. Vào trong cứ tưởng khách sạn 5 sao, hành lang đi lại, chỗ đón tiếp rồi phòng mổ, trông như phim viễn tưởng, tòa nhà chính như nhà thờ.

Đại gia Việt Nam – đổ tiền vào quá khứ

Các đại gia bên ta thích đầu tư vào đình chùa miếu mạo vì mê tín. Phải chăng lúc kinh doanh có vấn đề về đạo đức nên sợ bị quả báo.

Bao nhiêu tiền kiếm được, ngoài việc ăn chơi nhảy múa, mua sừng tê giác, rượu mật gấu, đem cất vàng, kim cương, đô la vào két, cho bớt anh em họ hàng, làm nhà thờ thật to, xây mộ cho bố mẹ, ông bà hơn cả lăng vua chúa.

Trong khi đó, làng quê còn đói nghèo, trẻ em không được cắp sách tới trường. Lẽ ra phải đầu tư cho người đang sống và thế hệ tương lai thì các bố ấy mang biếu…người chết. Hay là dân ta thích sống với quá khứ.

Đón xá lỵ (tro xác chết) hơn cả đón tổng thống Bill Clinton. Xây chùa Bái Đính to nhất Đông Nam Á, trong lúc dân quanh vùng chạy ăn từng bữa.

Dân Mỹ làm ngược lại. Họ hay hiến tặng tài sản lớn cho giáo dục, y tế, bảo tàng hoặc những chương trình viện trợ nhân đạo như chống AIDS, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường, những thứ rất thiết thực.

Được hưởng thành quả do tiền của hiến tặng, tên tuổi và nhân cách lớn của họ không bao giờ nhân loại quên như Nobel, Smithsonian hay Johns Hopkins.

Làm ra tiền đã khó, tiêu thế nào còn khó hơn, và để lại cho hậu thế, đương thế hay tiền thế cũng là một câu hỏi khó cho những người nhiều tiền tại Việt Nam.

Chúc quí vị vui cuối tuần.

Bài Hiệu Minh. 20-03-2010

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2010

NGÔI NHÀ LICOGI

Kính tặng CBCNV TCty LICOGI

Anh em ta từ những miền quê
Từ thành phố từ xóm làng thân thiết
Nơi non cao nơi mênh mông biển biếc
Có duyên với nhau ta cùng hội tụ về

Với hành trình là những chuyến đi
Rầm rập máy xe tới miền đất mới
Rừng thẳm núi xanh quê hương vẫy gọi
Trái tim hồng và những mái đầu xanh

Mỗi ngày qua ta xây những công trình
Đường ta đó trải dài cùng đất nước
Khánh Hòa Phả Lại Trà Khúc Quảng Ninh*
Mộc Châu Sơn La Đường Hồ Chí Minh*

Ngày ta đến còn núi hoang rừng vắng
Buổi chia tay điện đã sáng bản làng
Ngăn dòng lũ biến nước thành ánh sáng
Góp cho đời ló dạng những bình minh

Nghệ An A Vương Bản Chát Hương Điền*
Bắc Hà Đồng Nai Sơrok Phu Miêng*
Tiếng trẻ ê a học bài trong xóm nhỏ
Đất nước vươn mình sau mỗi chuyến đi


Ta về đây mái ấm LICOGI
Tay chung tay xây những đô thị mới
Mái ngói đỏ tươi bao lứa đôi mong đợi
Còn bao nhà trong mái lá đếm sao

Giàn giáo lên dần vươn giữa trời cao
Trên nền móng vững bền LICOGI ta đấy
Thật tự hào mỗi sớm mai thức dậy
Thỏa ước mơ mình mơ ước thuở nào

Ta vẫn đi viết tiếp những vần thơ
Đón nắng mới đón những mùa xuân mới
Nhổ neo ra khơi biển mêng mông đón đợi
Người yêu thương vẫn ngày tháng mong chờ

Bãi dâu xưa sớm lên bến lên bờ
Quê nghèo năm nao sẽ lên thành phố lớn
Phố phường sao sẽ mãi vui cùng đồng ruộng
Cánh én chao nghiêng đón mỗi nụ xuân về

Và hôm nào ta lại kể nhau nghe
Về ngôi nhà LICOGI thân thiết
Già trẻ trước sau hàng hàng lớp lớp
Trong khó khăn vẫn vững một chữ ĐỒNG

LICOGI -
Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng
Ngày tháng cần cù viết nên từng trang sử
Cho chung cho riêng và cho cả tương lai
Hãy vững tin,hỡi các chàng trai

Hà Nội Xuân 2010
NGUYỄN BÁ SỸ
(*)Những địa danh gắn với các công trình làm đường,công trình thủy điện của LICOGI
Kính thưa…
Phong tục dân tộc Việt có một thú chơi rất bác học, tao nhã đó là viết câu đối Tết để mừng nhau, tặng nhau, qua đó nói lên tấm lòng của người viết, người nhận mong muốn mỗi độ xuân về.
Nếp sống công nghiệp hiện nay rất khẩn trương, có nhiều thú vui mới hơn và những mối quan tâm thiết thực hơn nên đôi khi những mỹ tục xưa bị xao nhãng. Đó cũng chính là sự phát triển, sự đòi hỏi chính đáng củacuộc sống. Tuy nhiên cuộc đời sẽ đẹp hơn nếu trong sự phát triển ngày càng cao của cuộc sống vật chất vẫn lấp lánh vẻ đẹp tinh thần của lòng yêu thương và những thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trong không khí rộn ràng tươi mới của mùa xuân, câu đối hôm nay xin kính tặng Tổng Công ty, lấy ý lời chúc tất niên của đồng chí Tổng Giám đốc:

SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH HOÀN THÀNH QUANH NĂM TẾT
TRÊN DƯỚI ĐỒNG LÒNG KHÓ KHĂN KHẮC PHỤC BỐN MÙA XUÂN

BẢN ĐỒ ÁN.

BẢN ĐỒ ÁN.

Đồ án thầy giao ta đang làm dở. 
Cũng gần xong, thôi để đó lên đường 
Ta mang trong mình tiếng gọi của tiền phương 
 Đồ án mới là công trình của Đảng.
 Bãi đất san cả Đông Dương hùng tráng 
 Một chiến trường với hàng triệu điểm cao. 
 Trong phương án thi công ta đã chọn máy đào 
 Nhưng thêm trọng pháo xe tăng và mích gầm gió lốc. 
 Hướng vận chuyển trung bình là Nông Pênh, Băng Cốc
 Là Viên Chăn, là Huế, Sài Gòn 
 Là những binh đoàn Si ríc lon lon 
 Là mấy chục vạn quân của bầy Mỹ Ngụy. 
 Mục tiêu đó, hãy tiến lên đồng chí
 Nhằm thẳng quân thù ta trút đạn hờn căm 
 Ôi! Những đêm trên đệm lá ta nằm
 Hay vượt Trường Sơn qua đèo qua suối. 
 Sỏi chạy theo chân dép ta mòn bao lối 
 Ta cưỡi chín rồng bay lượn khắp Đông Dương 
 
Huế thân yêu! 
 Anh với em ta đã hẹn hò. 
 Anh sẽ đến với em trong một ngày nắng đẹp. 
 Sóng sông Hương như sáng ngời ánh thép 
 Những cứ điểm giặc thù nát bẹp dưới chân anh 
 Sắc nước hương trời Huế đẹp ngàn hoa 
 Nhưng anh phải tạm xa vì Sài Gòn đang đợi. 
 Qủy Mỹ Ngụy hơi thở tàn hấp hối 
 Ta quét sạch lũ mày trên những lối ta đi 
 Tuổi hai mươi sức mạnh diệu kỳ 
 Giữa tiếng đạn bom vẫn vang lừng tiếng hát 
 Ta sẽ đến với U Minh, Đồng Tháp 
 Trời lộng gió hè ngan ngát hương sen 
 Ta sẽ đi trên những lối ta quen 
 Rầm rập hành quân những binh đoàn tiến bước 
 
Chấm đồ án của ta là Đảng 
 Người đưa ta tiến bước 
 Người dẫn ta đi từ buổi ban đầu 
 Cho đến ngày tổ quốc hết thương đau 
 Ta lại hành quân về ngôi trường cũ 
 Ta lại học cùng em trong căn nhà nhỏ 
 Và lại làm đồ án thầy giao. 
 Trong phương án thi công ta lại chọn máy đào 
 Trên bãi đất san những công trình kiến trúc
 Ta sẽ góp một phần kiến thức 
 Xây dựng những công trình cao vút tận trời mây 
 Ta vẫy gọi mặt trời và những hành tinh 
 Gọi chị Hằng Nga xuống cùng ta làm việc 
 Cánh cò trắng in nền trời xanh biếc 
 Hạnh phúc hòa bình trên tổ quốc Việt Nam 
 Còn hôm nay.
Hôm nay ta chuẩn bị lên đường. 
 
(Còn hôm nay.Hôm nay ta trở lại quê nhà). 
 
Hương Canh 13/9/1972

Nguyễn Quốc Bảo 
SV Khóa 13 Khoa Kinh tế Xây dựng.

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2010

Tôi mong gì ở lãnh đạo?



Tác giả: Giáp Văn Dương


Công việc của lãnh đạo, ở bất cứ quốc gia nào, dưới bất cứ thể chế nào, cũng đều nhằm chăm chút cho đời sống của dân được tốt hơn, thể hiện ở nhiều mức độ và tầng nấc khác nhau.

Lãnh đạo đóng vai trò ngày càng quan trọng trong bối cảnh khủng hoảng và biến động toàn cầu xảy ra với mật độ ngày càng cao, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, hợp tác và cạnh tranh quốc tế... Thực tế cho thấy, một quyết định đúng của lãnh đạo có thể rút ngắn khoảng cách phát triển của đất nước hàng chục năm. Còn một quyết định sai sẽ không chỉ kéo tụt lùi một khoảng thời gian tương ứng, mà còn bắt nhiều thế hệ con cháu phải trả giá bằng nghèo nàn lạc hậu, thậm chí bằng cả sự tồn vong của cả một dân tộc.

Vậy, với tư cách một công dân quan tâm đến tình hình đất nước, tôi mong đợi gì ở lãnh đạo?

Lắng nghe dân, hiểu dân

Tôi mong lãnh đạo lắng nghe dân và hiểu dân. Công việc của lãnh đạo là gì, nếu không phải là phục vụ nhân dân. Lương bổng của lãnh đạo từ đâu ra, nếu không phải là từ tiền thuế của dân. Dân đóng thuế để trả lương cho lãnh đạo làm việc. Vậy nếu lãnh đạo không lắng nghe dân, không hiểu dân thì lãnh đạo không chỉ không hoàn thành công việc của mình, mà còn phạm vào những qui chuẩn đạo đức thông thường.

Bản thân tôi không mong lãnh đạo là đầy tớ của dân, vì lãnh đạo cũng là một người dân trong xã hội và bình đẳng với bao người dân khác trước pháp luật. Công việc của lãnh đạo cũng chỉ là một nghề như bao nghề nghiệp khác. Vậy nên, tôi chỉ mong lãnh đạo làm tốt công việc của mình: ra những chính sách tốt, có lợi cho dân; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện những chính sách đó; cầm cân nảy mực cho xã hội vận hành ổn định và bảo vệ dân trước bất cứ sự đe dọa đến từ bên trong hay bên ngoài nào.

Công việc của lãnh đạo, ở bất cứ quốc gia nào, dưới bất cứ thể chế nào, cũng đều nhằm chăm chút cho đời sống của dân được tốt hơn, thể hiện ở nhiều mức độ và tầng nấc khác nhau. Lãnh đạo nhỏ thì lo việc nhỏ. Lãnh đạo to thì lo việc lớn. Sự thực này, không thể nào khác đi được.

Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào lãnh đạo cũng lắng nghe dân. Tiếng nói của dân, dù khẩn thiết đến mấy đi chăng nữa, không phải không có lúc rơi tõm vào im lặng: Sự im lặng đáng sợ.

Không lắng nghe dân thì lãnh đạo sẽ không hiểu dân. Không hiểu dân, lãnh đạo và dân trở thành những người xa lạ. Những kế hoạch, chủ trương của lãnh đạo, dù được xây dựng với ý đồ tốt đẹp đến mấy đi chăng nữa, cũng có nguy cơ trở thành quan liêu giấy tờ, không đáp ứng được nhu cầu của dân, thậm chí làm khó cho dân và quay trở lại hành dân.

Lấy dân làm gốc

Vì công việc của lãnh đạo là chăm lo cho đời sống và sự an toàn của người dân, lại được người dân trả lương để làm việc đó, nên mọi việc làm của lãnh đạo phải đặt lợi ích của dân, và rộng hơn là của đất nước, lên trên hết. Nếu không, lãnh đạo đã tự phá vỡ hợp đồng lao động với nhân dân, và trước sau gì cũng bị nhân dân sa thải.

Sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và phức tạp ở cả trong nước và quốc tế. Các nhóm lợi ích, các quốc gia luôn có xu hướng tác động đến lãnh đạo để có được những chính sách có lợi cho họ. Trong trường hợp đó, chỉ có tư tưởng lấy dân làm gốc mới có thể giúp lãnh đạo đưa ra những quyết sách đúng.

Không lấy dân làm gốc, buồng lái của con tàu quốc gia sẽ chỉ là nơi tranh chấp lợi ích của các nhóm đặc quyền đặc lợi. Khi đó, không chỉ đời sống của dân không được ấm no hạnh phúc, mà đất nước cũng rơi vào nguy cơ mất độc lập, dân tộc bị rơi dần vào thế suy vong.




Phong cách đĩnh đạc, đạo đức tốt

Lãnh đạo là hình ảnh quốc gia trong bang giao quốc tế, là tấm gương để nhân dân soi vào, vì thế nhất định phải có phong cách đĩnh đạc và phẩm chất đạo đức tốt. Trong đối ngoại, tác phong chấp chới thiếu tự tin của lãnh đạo sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Trong đối nội, sự thiếu đàng hoàng, phẩm chất đạo đức suy đồi của lãnh đạo sẽ làm cho dân mất lòng tin. Khi dân mất lòng tin thì dân phản kháng. Đó là mầm mống của bạo loạn.

Có câu: "Mất lòng tin là mất tất cả". Khi dân đã không tin lãnh đạo, thì lời nói của lãnh đạo, dù có hoa mĩ bao nhiêu đi chăng nữa, cũng trở thành vô nghĩa. Lãnh đạo khi đó không chỉ chấm dứt vai trò lãnh đạo của mình, mà còn để lại một đống bất ổn ngổn ngang cho xã hội, mà đôi khi phải mất nhiều thế hệ mới có thể thu dọn sạch. Lúc ấy, đất nước và các thế hệ tương lai sẽ chịu thua thiệt trước hết. Nhưng lãnh đạo, với tư cách là người gây ra hoặc không ngăn chặn kịp thời những bất ổn đó, không chỉ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, mà cũng chịu thiệt thòi vì bản thân lãnh đạo cũng là một phần không thể tách rời của dân tộc.

Tài năng, đảm lược, tầm nhìn rộng

Thế giới biến động không ngừng. Việc to việc nhỏ đều thay đổi hàng ngày. Được mất, thắng thua, hợp tác cạnh tranh mỗi ngày thêm phức tạp. Tri thức về xã hội và về bản thân công việc lãnh đạo lại gia tăng không ngừng. Nên nếu không có tài năng, đảm lược, tầm nhìn rộng thì lãnh đạo không thể đưa ra những quyết định đúng và phản ứng kịp thời, chính xác trước các biến động của thời cuộc. Công việc của lãnh đạo khi đó sẽ rơi vào tình trạng lo toan vụn vặt, ôm đồm, không quản lý được thì cấm.

Lãnh đạo như thế, không chỉ làm sai chức năng lãnh đạo của mình, mà còn trực tiếp cản trở sự phát triển của xã hội.

Tài năng và đảm lược của lãnh đạo phải được kiểm chứng qua những việc làm, tình huống cụ thể trong suốt quá trình công tác chứ không phải dựa vào bằng cấp, lý lịch hoặc những viện dẫn sách vở giáo điều. Tầm nhìn của lãnh đạo phải trải dài không chỉ theo hai thời gian và không gian: từ những lo toan hiện tại đến những hoạch định tương lai dài hạn, từ trong nước ra trường quốc tế; mà còn cả trong chiều sâu văn hóa và sức mạnh nội tại của dân tộc.

Không có tài năng, đảm lược và tầm nhìn, con tàu đất nước do lãnh đạo chèo lái sẽ không bao giờ cập bến bờ ấm no hạnh phúc cho dân, độc lập cho dân tộc, mà sẽ chỉ đi lòng vòng hết năm này qua năm khác, thập kỉ này qua thập kỉ khác. Nguy cơ đổ vỡ do va phải đá ngầm và tàn tạ dưới tác động của thời gian sẽ là điều không tránh khỏi.

Tập hợp được tài năng quanh mình

Trên đời không có người hoàn hảo, giỏi hết mọi lĩnh vực. Lãnh đạo cũng vậy, không ngoại lệ. Vì thế, lãnh đạo tài năng không phải là lãnh đạo biết hết mọi thứ, mà phải là lãnh đạo biết tập hợp những tài năng ở từng lĩnh vực cụ thể về làm việc cho mình.

Thời gian và sức lực của mỗi người đều có hạn. Thời gian và sức lực của lãnh đạo càng bị giới hạn hơn. Nếu lãnh đạo không tập hợp được tài năng quanh mình, thì việc lãnh đạo sẽ rơi vào bẫy độc đoán duy ý chí. Khi đó thay vì tạo ra sự phát triển, lãnh đạo lại phá hoại sự phát triển.

Người xưa đã nói: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và ngày càng lớn, nguyên khí suy thì nước yếu và ngày càng xuống cấp". Điều này xưa đã đúng thì nay càng đúng hơn. Nếu lãnh đạo không tập hợp được tài năng quanh mình, thì không chỉ vốn quí nhân tài của quốc gia bị lãng phí, mà còn gián tiếp chặn đường phát triển của đất nước.

Dũng cảm đưa ra những quyết sách lớn khi cần thiết

Thời nay, các nước phụ thuộc lẫn nhau ngày càng nhiều. Khủng hoảng cục bộ, dù ở bất cứ dạng nào, cũng lây lan rất nhanh đến các nước khác. Những nguy cơ lớn, như biến đổi khí hậu toàn cầu, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, sự trỗi dậy và bành trướng của các tham vọng quốc tế v.v, ngày càng hiển hiện và đe dọa sự an nguy, thậm chí tồn vong của dân tộc. Sự thực đó đòi hỏi lãnh đạo phải dũng cảm đưa ra những quyết sách lớn khi cần thiết.

Những quyết sách này, dù là kết quả của trí tuệ cá nhân hay tập thể, đòi hỏi sự quyết đoán của lãnh đạo để được ban hành đúng lúc và triển khai hiệu quả. Vì thế, sự dũng cảm và dám chịu trách nhiệm của lãnh đạo trong việc đưa ra những quyết sách lớn và đúng lúc, trở thành tiêu chuẩn để phân biệt một lãnh đạo tầm thường và một lãnh đạo lớn.

Dám đặt lợi ích quốc gia lên trên hết

Trong quá trình quản lý và điều hành đất nước, không thể tránh khỏi tình trạng xung đột lợi ích giữa các nhóm, các vùng với nhau, dễ dẫn đến sự xâu xé lợi ích, làm giảm sức mạnh dân tộc. Khi đó, chỉ có tinh thần đặt lợi ích tổng thể của quốc gia lên trên hết mới có thể giữ được sự chính danh, đồng thuận, giúp cho việc lãnh đạo được trơn tru, hiệu quả, nhất là trong việc ra những quyết sách lớn khi cần thiết.

Khi xảy ra xung đột lợi ích hoặc tranh chấp với nước ngoài, tinh thần đặt lợi ích quốc gia lên trên hết sẽ dẫn dắt, làm kim chỉ nam cho việc xây dựng chiến lược và triển khai hành động thực tiễn nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo, chủ quyền lợi ích, chủ quyền văn hóa v.v...

Vì thế, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết chính là lý do vì sao người dân cần lãnh đạo. Nếu không biết hoặc không dám đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, lãnh đạo - dù ở bất cứ cấp bậc nào - cũng không có lý do để duy trì vai trò lãnh đạo của chính mình.

Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2010

Mùa xuân của tư duy và hành động

Tác giả: Lê Đăng Doanh
Bài đã được xuất bản.: 02/02/2010 14:35 GMT+7


Nhìn lại thập kỉ qua, chúng ta tiếp tục tăng trưởng về lượng trên những gì thiên nhiên đã ban tặng nhưng đạt được quá ít thay đổi về chất và chưa tạo được cơ sở nào cho một đột phá trong tương lai.

Trong thời khắc thiêng liêng giao thời, kết thúc năm cũ, đón năm mới, mỗi người trong chúng ta đều dành cho riêng mình những phút suy tư, nghĩ về những việc trong năm cũ, những điều đã làm được và chưa làm được, nghĩ về năm mới với những dự báo, những dự định, hoài bão cho đất nước, cho dân tộc, trong đó có cá nhân mình.

Suy nghĩ để hành động, vì tất cả đều bắt đầu bằng hành động mới đi đến biến đổi hiện thực. Năm Canh Dần 2010 này là năm cuối cùng của một thập kỉ, cũng là dịp để ta nhìn lại cả mười năm qua và dự tính công việc cho mười năm tới.

Tiếp theo những năm đầu cải cách và hội nhập trong những thập kỷ 1990, trong thập niên 2001 - 2010 này, Việt Nam đã tiếp tục có những thành tựu nhất định và vẫn được Ngân hàng Thế giới, Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc ca ngợi và nêu gương cho các nước nghèo, chậm phát triển về thành tích tăng trưởng kinh tế cao và xóa đói giảm nghèo nhanh. Lời khen đó có người ví với phiếu "bé ngoan" cho những đứa trẻ mẫu giáo.

Từ năm 2008 nước ta cũng đã vượt qua ngưỡng "nước thu nhập thấp" (935 đôla Mỹ/ người) - một từ hoa mỹ để chỉ nước nghèo - để gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình, tuy ta chưa ở mức thấp nhất trong nhóm các nước này. Đó là những tiến bộ có thực đáng trân trọng tuy còn dưới tiềm năng của đất nước và con người Việt Nam.


Có lẽ ít người nhớ lại rằng Ngân hàng Thế giới, trong cuốn sách Sự thần kỳ Đông Á, đã ca ngợi hết lời Indonesia và nêu gương kinh tế Indonesia cho chúng ta học tập trong những ngày đầu Đổi mới, cho đến khi nước này rơi vào khủng hoảng tài chính năm 1997. Người khen không chịu trách nhiệm gì khi kẻ được khen bị đổ vỡ. Lời khen tuy nghe sướng tai nhưng không giúp chúng ta phát hiện ra tật bệnh và yếu kém của mình.
Mỗi dân tộc có trách nhiệm với chính mình phải tạo ra cơ chế dân chủ để kịp thời phát hiện thiếu sót và dũng cảm sửa chữa để tiến lên.


Mỗi dân tộc có trách nhiệm với chính mình phải tạo ra cơ chế dân chủ để kịp thời phát hiện thiếu sót và có dũng cảm sửa chữa để tiến lên. Và càng không thể lấy lời khen ngợi của người khác để lấp liếm, che đậy thiếu sót của chính mình.

Nhìn lại thập kỷ qua, chúng ta tiếp tục tăng trưởng về lượng trên những gì thiên nhiên đã ban tặng nhưng đạt được quá ít thay đổi về chất và chưa tạo được cơ sở nào cho một đột phá trong tương lai.

Cơ cấu hàng xuất khẩu chậm thay đổi, sau mười năm vẫn chủ yếu là dầu thô, may mặc, da giầy, là những sản phẩm gia công sử dụng nhiều lao động lương thấp. Tỷ trọng các sản phẩm công nghệ cao tăng từ 2% (1999) lên 8% (2008) chủ yếu do các DN đầu tư nước ngoài.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2006), 76% tổng tài sản quốc gia của nước ta là tài nguyên (đất, rừng, gỗ...), 20% là tài sản vật chất đã xây dựng được (cầu đường, bến cảng...) chỉ có gần 7% tài sản là tri thức, con người được đào tạo, thể chế... trong khi ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD có thu nhập trên 10.000 đôla Mỹ/ người, tỷ lệ tài nguyên chỉ là 2%, tài sản 17% và tri thức là 80%. Riêng ở Nhật Bản, tài nguyên chiếm chỉ hơn 0% một chút mà thôi.

Trong mười năm qua, nước ta đạt được quá ít tiến bộ về giáo dục - đào tạo, về chống tham nhũng, về hạn chế tai nạn giao thông, trong khi nạn ô nhiễm môi trường, kẹt xe, úng lụt tăng lên nhanh chóng.

Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã tụt 11 bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu. Trong khi đó, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nền kinh tế khác đã tiến rất nhanh dựa trên tri thức, thể chế, sức sáng tạo của con người.

Trước nguy cơ biến đổi khí hậu, tài nguyên của nước ta bị đe dọa sẽ thu hẹp nghiêm trọng, viễn cảnh tăng trưởng dựa trên khai thác tài nguyên thực sự u ám và lỗi thời.

Chúng ta phải thực sự đặt câu hỏi tại sao chúng ta lại tiến chậm như vậy trên những lĩnh vực đã thấy vấn đề, đã dùng những từ to tát nhất như "quốc nạn", "nội xâm" đối với tham nhũng, đã bao lần "hạ quyết tâm", "quyết liệt chiến đấu" nhưng kết quả đạt được trong thực tế còn quá ít, tình hình cơ bản chưa có nhiều thay đổi về chất.

Khi đã có cố gắng nhất định trong nhiều năm nhưng chưa thành công thì phải xem lại cách đặt vấn đề của những cố gắng và căn nguyên đích thực của các tật bệnh đó.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thường nói: "Tất cả chúng ta vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm, vừa là công tố, vừa là quan tòa, và cũng vừa là bị cáo". Có lẽ, về mặt tinh thần, đã là người Việt Nam yêu nước, sẽ không có ai nỡ thoái thác trách nhiệm của mình trước dân tộc, song trách nhiệm của người nông dân ở Mù Cang Chải và trách nhiệm của người cầm cân nảy mực đất nước trước những vấn nạn này là khác nhau!

Thà đốt lên một que diêm còn hơn là ngồi trong tối mà than vãn tối hoài. Ngày xuân, cúng tổ tiên, tưởng nhớ đến các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống để giành lại đất nước cho cả dân tộc ta, mỗi người chúng ta phải suy nghĩ và hành động nhiều hơn là chỉ đốt một que diêm.
Theo TBKTSG số Xuân

© TUANVIETNAM.NET

Địa chỉ truy cập: www.tuanvietnam.net hoặc www.vietnamweek.net. Tổng Biên Tập: Nguyễn Anh Tuấn
Toà nhà VietNamNet - 141 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội - Điện thoại: 04 37722729, Fax: (04)37722734, Email: tuanvietnam@vietnamnet.vn.

Tắt lửa tối đèn có ai?

Nguyễn Chí Thành
Thời báo Kinh tế Việt Nam
07:41' AM - Thứ ba, 09/02/2010


Nhiều người bảo, Tết bây giờ nhạt hơn trước. Dẫu ăn ngon, mặc đẹp hơn. Cái sự háo hức, vui như Tết cũng nhạt hẳn. Có thật mọi thứ đều nhạt đi? Tình người là “muối đời” mặn nhất. Muối mà còn nhạt thì biết lấy gì bỏ vào cho mặn? Hay là đã qua thời, thiếu đủ mọi thứ, người ta phải tựa vào nhau, xích lại gần nhau? Nay thì no và ấm, xóm giềng hoá thừa. Tắt lửa đã có bếp ga, bếp điện. Tối đèn thì có đèn xạc. Bước sang thời “Đèn nhà ai nhà nấy rạng” rồi sao?

Tôi nhớ, cách đây hơn hai chục năm, nơi tôi ở gọi là xóm “cấp bốn”. Mái lợp ngói, nhiều chỗ vá víu giấy dầu. Mưa rào là dột tứ tung phải hứng xô thùng, nồi chậu. Mùa hè hầm hập như hoả lò. Xóm cấp bốn nhưng dân “cấp cao”. Toàn nghệ sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, nhà báo và nhà giáo. Nhà nọ ngăn nhà kia qua vách cót ép. Đố ai ăn giấu, ăn diếm được. Trẻ khóc, vợ chồng thủ thỉ giữa đêm khuya nghe như sát bên tai. Sống tập thể, chen chúc mãi hoá quen.

Sống khép kín, tình người... khép lại

Chiều về hay đêm xuống, xóm cấp bốn náo nhiệt như xóm lao động. Mỗi khung cửa như cửa chuồng chim câu. Ríu rít tiếng trẻ. Í ới các cô vợ xin nhau hành tỏi, thìa mỡ, thìa mắm. Vay bơ gạo, chai dầu. Bưng cho nhau bát canh cua, đĩa dưa muối, quả cà nén. Dân trên nhà năm tầng ngó xuống không sao hiểu nổi. Cơm tối xong, mọi nhà đều túa ra ngoài đường. Đàn ông đồng loạt cởi trần. Túm tụm bên ấm trà, điếu thuốc. Om xóm chuyện thời sự, bóng đá. Trẻ con trải chiếu như trên bãi biển. Đàn bà, con gái vén quần tít lên. Da trắng vỗ bì bạch dưới trăng vàng. Mỗi lần ngước lên toà nhà chắn trước mặt, dân xóm tôi ước ao: “Bao giờ xóm mình ngóc lên bằng họ?”.

Giờ thì đố ai nhận ra dãy “chuồng chim” tập thể ấy. Mọi nhà đều xây lên ba bốn tầng. Vênh mặt với ngôi nhà năm tầng ọp ẹp, tróc lở vôi vữa. Vẫn là những người quen cũ, thế mà như người dưng nước lã. Chiều và tối, cả xóm im ắng như không người. Cổng sắt, cửa xếp, cửa cuốn im ỉm suốt ngày đêm. Hoạ hoằn mới thấy mặt nhau lúc đổ rác. Khẽ gật đầu, đưa mắt, thế thôi. Lạnh tanh như ngoài bến xe, bến tầu. Hay là có một bức màn vô hình bao bọc từng nhà, từng người ? Lại nhớ thời xa vắng. Ai đi nước ngoài về đều có quà cho cả xóm: viên đá lửa, chiếc bút bi. Hút một điếu 555 thơm cả xóm. Quả táo Tây cắt ra thơm khắp năm gian. Bao giờ cho đến. .. ngày xưa? Hình như vật chất lên thì tình người xuống. Có lẽ đang diễn ra một sự xáo trộn lớn nhưng thầm lặng trong đời sống tinh thần. Một học giả người Pháp đưa cảnh báo: “Có nghĩa gì những tiến bộ kỹ thuật, văn minh nếu nó giết chết dần tinh thần?”. Guồng máy kiếm tiền ngày một quay hối hả. Đâu chỉ người giầu, cả người nghèo cũng bị cuốn vào. Tất cả có gì xấu đâu. Nhưng thử ghé mắt qua khe cửa, là thấy có hơi lạnh lọt ra. Tôi biết, ở Hà Nội có những ôn bố, bà mẹ nghỉ hưu, cả đời không biết đến máy tính. Thế mà giờ họ tự giam mình trong thế giới mạng để được nghe giọng con, tiếng bi bô của cháu. Để vơi bớt nỗi nhớ. Chúng đâu phải “ở xa tổ quốc”, gần lắm, vài cây số thôi. Tôi quen một bà cụ có con trai làm giám đốc một công ty nổi tiếng ở phía Nam. Bà sống trong một chung cư khu đô thị mới ven đô. Xung quanh là những căn hộ kín như bưng, nhìn ra mặt đất hoang cỏ dại rậm rì. Hàng ngày cụ làm bạn với mấy con chó Nhật. Không hàng xóm, láng giềng. Họ hàng ngại đến, bạn già thì ngại thăm. Tối tối, bà ôm chiếc vi tính nối mạng với con cháu. Tình cảm, nỗi nhớ có nối được không? Một buổi tôi đến, thấy cụ gục đầu trước màn hình. Trên gò má nứt nẻ như vỏ cây kiệt nhựa, ngấn vệt nước mắt. Cũng ở một khu đô thị nơi Hà Nội mở rộng, có hai ông bà già. Các con góp tiền sắm cho một căn hộ cao cấp. Hàng tuần, theo định lịch, ông bà hẹn “voice chat” với con cháu ở xa. Lần ấy đứt mạng, họ không biết gọi ai đến sửa. Thế là thuê xe ôm chở đến cửa hàng intemet trong phố. Lỡ một cuộc hẹn trên mạng, cha mẹ không thể bỏ. Nếu họ có mệnh hệ gì, chắc con cái cũng đành lỡ suốt đời.



Mỗi ngôi nhà đang thành một hòn đảo?

Ở những nước thu nhập đầu người ngất ngưởng như Nhật, Pháp, Anh, Mỹ, người ta nói tới “sự cô đơn giữa muôn người”. Cô đơn ngay giữa những khu sầm uất, chật ních người. Ở đó tồn tại một cộng đồng người già không có ai nương tựa. Đấy có phải là một góc khuất của xã hội phát triển mà t đang cố vươn tới?

Một người quen vừa du học Pháp về kể rằng, ở Paris có những vợ chồng già sống trong căn hộ mênh mông. Tiện nghi thì dư thừa nhưng thiếu hơi ấm con cháu. Không cả tiếng khóc trẻ thơ hay tiếng cãi cọ. Hàng ngày, họ lầm lũi đến siêu thị mua thực phẩm. Rồi lê từng bước đẩy xe về nhà. Lắm người, chiều chiều ra đứng ngoài cửa, chờ xem có ai đi ngang qua; Một người dưng cũng được. Để được hỏi han, trò chuyện. Để được nghe thấy tiếng người. Sống trong sự hờ hững của đồng loại, giữa một thế giới đầy người. Mà họ quên mất tiếng nói của con người. Mỗi tuần họ lại ngóng đợi nhân viên bảo hiểm xã hội đến chăm sóc, dẫn đi siêu thị. Thời trước, con cái mỏi mắt mong cha mẹ. Thời nay, cha già mẹ héo đỏ mắt ngóng con. Ta đang hướng tới một xã hội như thế ư? “Con cái họ đi đâu hết”. Hỏi, rồi tự trả lời: “Rồi đến lượt cha mẹ mình cũng thế. Đến đời mình cũng không khác gì đâu”. Căn hộ khép kín, khép kín lòng, khép kín tình người. Mỗi người sống cô đơn trên một “hoang đảo” đầy đủ đến dư thừa vật chất. Mỗi căn nhà cũng trở thành một hòn đảo. Tôi nhớ, có đọc mẩu tin nhỏ trên
một tờ báo: “Một bà cụ già sống độc thân trong một chung cư ở Luân Đô. Một hôm, có người thợ điện đến sửa thì phát hiện bà cụ chết khô đã bốn ngày mà hàng xóm không ai biết Nghe lạnh cả người!



Nhà văn Nhật Bản Murakami nổi tiếng với cả chục cuốn tiểu tuyết được dịch ra hàng chục tiếng nước ngoài. Nhưng thực ra, nó chỉ viết một chuyện duy nhất: nỗi đau vì sự thiếu vắng tình buổi, nỗi lo sợ vì sự sung túc bất thường. Sự vô vị của cuộc sống đời thường. Nỗi buồn chán về học sống nặng vật chất mà hời lợt. Con người trở nên dễ uốn một cách kỳ lạ. Dường như xã hội càng phát triển, người ta càng phát triển sự tồn tại tất yếu của những “ốc đảo” người. Ai cũng co rút, phòng thủ, nấp kín trong thế giới của riêng mình. Không đoái hoài đến nói ai, trừ cái “tôi” thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Ban đầu coi đó là tôn trọng quyền “tự do cá nhân”. Dần dà nó ngậm nhấm như muối mọt, như a xít ăn mòn. Cha, mẹ, con cái mỗi người mỗi phòng. Mỗi thế giới riêng. Trẻ con mới “nứt mắt” đã ý thức quyền sở hữu, quyền tự do của chúng. Ông, bà , cha mẹ muốn vào phòng riêng của chúng, phải gõ cửa được phép mới được vào. Tự do cá nhân tuyệt đối đang dần thay thế cho nếp sống chung mâm, chung bát. Phải chấp nhận thôi. “Sống mỗi người mỗi nhà…”. Đã hết thời “quan tâm” tới mức xoi mói nhau. Đừng ai nhòm vào khe cửa nhà ai, nhà nấy rạng.

Đèn dầu ấm áp hơn đèn điện

Hẳn nhiên, chẳng nên “bi kịch hóa” xã hội đang tiến lên hiện đại như thế. Nhưng ngay lúc này có thể thấy trước, thấy từ xa, những con sóng vô tình và vô cảm đang tiến đến gần. Dang ngấp nghé ngoài ngưỡng cửa xã hội. Chả mấy lâu sẽ ập tới bậc thềm mỗi nhà. Bi kịch chính vì, những người sắm vai chính lại “vô tư” đón nhận làn sóng ấy như là một điều kiện cần cho sự phát triển, một quy luật muôn đời.

Nhiều lúc chợt thấy mình mỏi mệt, mỏi bã người. Cứ như sợi dây đàn căng và đứt rời. Như ngọn cây bị cưa lìa khỏi gốc. Tự nhiên nghe lòng rỗng không, vô vị. Thấy một mình giữa đông người. Giật mình quay lại đằng sau, phía không có ai, phía một mình. Chính lúc ấy, lúc đứng trên ban công, tôi mới phát hiện ra một xóm lao động. Nó nằm trong ngõ nhỏ, ngay trước mắt mà lâu nay mình không để ngó xuống. Nhiều lần chỉ phóng xe máy vụt qua, lướt qua những gương mặt nhuốm màu nắng bụi, sương gió. Mùa đông ngày ngắn, đêm dài, tối sập lúc nào không hay. Tôi lững thững đi bộ, đến cái quán cóc ở sâu của ngõ. Thì ra hầu như nhà nào cũng chỉ thắp một ngọn điện. Hỏi chuyện, bà lão bán chè chén bảo: “Nghèo thì phải hà tiện. Một ngọn. Một ngọn điện cũng đủ sáng cả nhà”. Vậy sao trong nhà cụ lại thắp thêm một ngọn đèn dầu. Rót cho tôi chén trà nóng hổi, cụ chậm rãi: “Các cụ xưa dạy, chỉ có đèn dầu mới ấm nhà. Xóm tôi, nhà nào vẫn dùng than tổ ong. Những lúc mất điện, hàng xóm vẫn chạy sang nhau xin lửa". Ở Hà Nội còn nhiều lắm những ngõ nhỏ, xóm nhỏ lao động. Hiện tại của họ là quá khứ của mình. Còn hiện tại của mình có trở thành tương lai của họ không? Chẳng lẽ cứ phải sống nghèo, sống thiếu thì mới cần tính làng nghĩa xóm? Chẳng lẽ cứ phải sống nghèo, sống thiếu thì mới cần tình làng nghĩa xóm?

Trong một ngõ nhỏ ven Hồ Tây, có một gia đình người Mỹ thuộc diện “di dân tái định cư”. Ông Mark Rapoport, dân gốc New York và bà vợ đã “tạm trú” ở Hà Nội hơn tám năm nay. Mới rồi, ông mở một gallery nằm trong 36 phố phường, để giới thiệu và kinh doanh các sản phẩm truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam. Không có năm nào hai người con lớn của họ không sang thăm bố mẹ tranh thủ đi thăm Hà Nội. Cuối cùng, cả hai đã “chấm” Hà Nội nơi lựa chọn số 1 để cả nhà cùng sống. Sau khi bàn bạc, gia đình người Mỹ này đã lập một mục gồm 100 lý do, song lý do đầu tiên mà họ lựa chọn là con người “Thân thiện nhất, trung thực nhất và nồng ấm nhất so với bất cứ nơi nào. Con người làm việc cần cù nhất, it cằn nhằn nhất, lạc quan nhất so với bất cứ đâu”.

Gia đình ông bà Mark Rapoport ấn tượng nhất là: “Hàng xóm của chúng tôi thật thân thiện và cởi mở. Họ không bao giờ quên nhắc con cái chào “Hello” với những người hàng xóm nước ngoài như chúng tôi”. Những “người Mỹ trầm lặng” cảm thấy ấm cúng bởi tình cảm của những người hàng xóm như người thợ sửa giày, cụ già bán bánh mì sáng, cô bán đồng nát, những người đàn bà đẩy xe rác, nhất là lũ trẻ hàng xóm... Từ bỏ một thế giới thừa thãi vật chất, bước sang Hà Nội để rồi ăn đời ở kiếp, người Mỹ, người Pháp hay những người nước ngoài tìm gì? Có gì đâu, chỉ là những thứ quá nhỏ bé và giản dị. Thế mà mình thì hờ hững, rẻ rúng. Vô tình hay vô tâm rũ bỏ cho nhẹ, cho nhanh.
Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam

NGÔI NHÀ LICOGI

Kính tặng CBCNV TCty LICOGI

Anh em ta từ những miền quê
Từ thành phố từ xóm làng thân thiết
Nơi non cao nơi mênh mông biển biếc
Có duyên với nhau ta cùng hội tụ về

Voi hành trình là những chuyến đi
Rầm rập máy xe tới miền đất mới
Rừng thẳm núi xanh quê hương vẫy gọi
Trái tim hồng và những mái đầu xanh

Mỗi ngày qua ta xây những công trình
Đường ta đó trải dài cùng đất nước
Khánh Hòa Phả Lại Trà Khúc Quảng Ninh
Mộc Châu Sơn La Đường Hồ Chí Minh

Ngày ta đến còn núi hoang rừng vắng
Buổi chia tay điện đã sáng bản làng
Ngăn dòng lũ biến nước thành ánh sáng
Góp cho đời ló dạng những bình minh

Nghệ An A Vương Bản Chát Hương Điền
Bắc Hà Đồng Nai Sơrok Phu Miêng
Tiến trẻ ê a học bài trong xóm nhỏ
Đất nước vươn mình sau mỗi chuyến đi


Ta về đây mái ấm LICOGI
Tay chung tay xây những đô thị mới
Mái ngói đỏ tươi bao lứa đôi mong đợi
Còn bao nhà trong mái lá đếm sao

Giàn giáo lên dần vươn giữa trời cao
Trên nền móng vững bền LICOGI ta đấy
Thật tự hào mỗi sớm mai thức dậy
Thỏa ước mơ mình mơ ước thuở nào

Ta vẫn đi viết tiếp những vần thơ
Đón nắng mới đón những mùa xuân mới
Nho neo ra khoi bien meng mong don doi
Nguoi yeu thuong van ngay thang mong cho

Bãi dâu xưa sớm lên bến lên bờ
Quê nghèo năm nao sẽ lên thành phố lớn
Phố phường sao sẽ mãi vui cùng đồng ruộng
Cánh én chao nghiêng đón mỗi nụ xuân về

Và hôm nào ta lại kể nhau nghe
Về ngôi nhà LICOGI thân thiết
Già trẻ trước sau hàng hàng lớp lớp
Trong khó khăn vẫn vững một chữ ĐỒNG

LICOGI - Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng
Ngày tháng cần cù viết nên từng trang sử
Cho chung cho riêng và cho cả tương lai
Hãy vững tin hới các chàng trai

Hà Nội Xuân 2010

NGUYỄN BÁ SỸ


Kính thưa…
Phong tục dân tộc Việt có một thú chơi rất bác học, tao nhã đó là viết câu đối Tết để mừng nhau, tặng nhau, qua đó nói lên tấm lòng của người viết, người nhận mong muốn mỗi độ xuân về.
Nếp sống công nghiệp hiện nay rất khẩn trương, có nhiều thú vui mới hơn và những mối quan tâm thiết thực hơn nên đôi khi những mỹ tục xưa bị xao nhãng. Đó cũng chính là sự phát triển, sự đòi hỏi chính đáng củacuộc sống. Tuy nhiên cuộc đời sẽ đẹp hơn nếu trong sự phát triển ngày càng cao của cuộc sống vật chất vẫn lấp lánh vẻ đẹp tinh thần của lòng yêu thương và những thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trong không khí rộn ràng tươi mới của mùa xuân, câu đối hôm nay xin kính tặng Tổng Công ty, lấy ý lời chúc tất niên của đồng chí Tổng Giám đốc:

SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH HOÀN THÀNH QUANH NĂM TẾT
TRÊN DƯỚI ĐỒNG LÒNG KHÓ KHĂN KHẮC PHỤC BỐN MÙA XUÂN

 

sai gon 2009