Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

DIEN VAN 30 NAM NHAP TRUONG DHXD

Xin chµo c¸c b¹n.

Tõ sau khi ra tr­êng, song song víi viÖc ph¸t triÓn c¸c quan hÖ míi mét sè b¹n t©m huyÕt ®• t×m kiÕm th«ng tin, tËp hîp c¸c anh chÞ em ®• tõng häc tËp sinh ho¹t t¹i K22 khoa XD - §¹i Häc X©y Dùng ®ang c«ng t¸c ¬ nhiÒu n¬i trªn Tæ Quèc h×nh thµnh nªn Héi Cùu sinh viªn K22 §¹i Häc X©y Dùng.

Qu¸ tr×nh nµy hoµn toµn tù gi¸c, t×nh nguyÖn vµ kh«ng vô lîi trªn c¬ së t×nh c¶m cña nh÷ng ng­êi b¹n ®ång m«n. Kinh phÝ ho¹t ®éng do c¸c M¹nh Th­êng Qu©n vµ c¸c héi viªn tham gia ®ãng gãp ®Ó trang tr¶i c¸c chi phÝ tèi thiÓu vµ tæ chøc gÆp mÆt hµng n¨m.

Cuéc gÆp gì chÝnh thøc ®Çu tiªn ®­îc tæ chøc c¸ch ®©y trªn 10 n¨m vµ sau ®ã ®• thµnh truyÒn thèng. Cø cuèi thu ®Çu ®«ng vµo trung tuÇn th¸ng 11 anh chÞ em l¹i tËp hîp vÒ víi nhau trong kh«ng khÝ se l¹nh, dÞu m¸t cña nh÷ng ngµy ®Çu tùu tr­êng.

Môc ®Ých ban ®Çu cña Héi chØ lµ gÆp gì, hµn huyªn vÒ mét thêi sinh viªn trong s¸ng, ng©y ng«; mét thêi khã kh¨n nh­ng rÊt nhiÒu kû niÖm d­íi m¸i tr­êng §¹i Häc X©y Dùng t¹i vïng ®åi trung du H­¬ng Canh VÜnh Phóc. Råi cïng nhau trao ®æi kinh nghiÖm trong qu¸ tr×nh c«ng t¸c. Chóc møng khi gia ®×nh thµnh viªn cã viÖc vui, th¨m hái ®éng viªn khi cã chuyÖn buån.

Trªn thùc tÕ,quan hÖ ®ã ®• cã sù ph¸t triÓn cao h¬n b»ng c¸c viÖc trao ®æi t×m kiÕm th«ng tin, liªn doanh liªn kÕt trong lµm ¨n . Khi nh¾c tíi ®iÒu nµy lµm t«i nhí l¹i c©u nãi cña mét nhµ kinh tÕ tµi ba r»ng ”Trong thÕ kû 21 thø cã gÝa trÞ nhÊt kh«ng ph¶i lµ nguyªn liÖu xi m¨ng ,s¸t thÐp mµ chÝnh lµ th«ng tin”, do ®ã cã thÓ thÊy r»ng viÖc n¾m b¾t vµ sö lý th«ng tin cã ý nghÜa rÊt lín . Ngoµi ra theo kh¶ n¨ng cña m×nh, trong tõng nhãm ®• cã sù gióp ®ì vÒ c«ng viÖc cho c¸c hoµn c¶nh khã kh¨n h¬n trong cuéc sèng. Nh­ vËy cã thÓ nãi r»ng ho¹t ®éng cña Héi chóng ta ®• cã nh÷ng thµnh qu¶ nhÊt ®Þnh.

Nh÷ng viÖc lµm trªn rÊt ®¸ng häc tËp biÓu d­¬ng vµ tíi ®©y mong muèn anh chÞ em chóng ta ph¸t huy m¹nh mÏ h¬n n÷a.

Nh©n cuéc vui h«m nay, t«i xin nhiÖt liÖt chµo mõng c¸c b¹n ®• giµnh thêi gian quý b¸u cña m×nh tham dù cuéc gÆp gì th©n mËt nµy.

T«i xin c¶m ¬n Ban liªn l¹c ®• rÊt cè g¾ng tæ chøc c¸c cuéc gÆp mÆt hµng n¨m vµ ®Æc biÖt lµ buæi gÆp gì giao l­u bÌ b¹n h«m nay t¹i ®©y trong mét khung c¶nh tuyÖt ®Ñp, t×nh c¶m s©u l¾ng nh©n dÞp 30 n¨m ngµy nhËp tr­êng §¹i Häc X©y Dùng cïa anh chÞ em chóng ta .

Nh©n ®©y t«i xin c¶m ¬n c¸c ý t­ëng tèt ®Ñp vµ sù kiªn tr× cña c¸c b¹n ®• thùc hiÖn c¸c ý t­ëng Êy ®Ó thµnh lËp vµ duy tr× ho¹t ®éng cña anh chÞ em chóng ta t¹i héi cùu sinh viªn K22 §¹i Häc X©y Dùng . T«i còng tin t­ëng r»ng c«ng viÖc cña Héi chóng ta sÏ cã kÕt qu¶ tèt h¬n nÕu cã thªm nhiÒu anh em cïng quan t©m chung søc.

Xin c¶m ¬n c¸c b¹n cã kh¶ n¨ng tµi chÝnh ®• ®ãng gãp cho quü cña héi cao h¬n b×nh th­êng, t¹o ®iÒu kiÖn cho héi triÓn khai c«ng viÖc thuËn lîi trªn nguyªn t¾c tiÕt kiÖm kh«ng h×nh thøc, l•ng phÝ nh­ng vÉn trang träng chu ®¸o

Ba m­¬i n¨m thÊm tho¸t tr«i qua thËt nhanh. Trong cuéc vui h«m nay chóng ta göi lêi hái th¨m søc khoÎ ®Õn nh÷ng ng­êi ë xa, ®Õn c¶ c¸c b¹n kh¸c cïng nhËp tr­êng ngµy Êy nh­ng ®• chuyÓn sù nghiÖp sang h­íng kh¸c v× ®iÒu kiÖn riªng kh«ng thÓ ®Õn tham dù.

Xin ch©n thµnh chóc mõng c¸c b¹n ®• cã nh÷ng thµnh c«ng trong sù nghiÖp vµ còng göi lêi ®éng viªn khuyÕn khÝch nh÷ng ai cßn khã kh¨n. Nh­ng dï sao chóng ta còng lu«n lu«n hy väng r»ng ngµy mai sÏ tèt ®Ñp h¬n.

Vµ b©y giê chóng ta tiÕp tôc vui vÎ, chia xÎ t×nh c¶m vµ bµn thªm nh÷ng c©u chuyÖn míi.

H«m nay gÆp l¹i nhau ®©y, mäi ng­êi ®Òu ®• tr­ëng thµnh, t«i tin r»ng c¸c b¹n ë ®©y sÏ cã nhiÒu t©m sù cña muèn trao ®æi víi chóng ta. Xin mêi c¸c b¹n.

Sau ®©y t«i xin ®äc tÆng c¸c b¹n mét bµi th¬ nho nhá :

Ba m­¬i n¨m tr­íc h«m nay
Bèn ph­¬ng tô héi vÒ ®©y tùu tr­êng
§¹i häc m¸i l¸ t­êng r¬m
§¹i häc nh­ mét xãm lµng trung du
Gi­êng tÇng kh¬i nh÷ng ­íc m¬
X©y cho cao m•i c¬ ®å chóng ta
Nh÷ng cao èc nh÷ng v­ên hoa
M¸i ®Çu xanh víi ­íc m¬ ngµy nµo
MiÖt mµi häc tËp vui sao
Trong gian khã vÉn chÝ cao v÷ng lßng
Häc cho tho¶ ®Êng sinh thµnh
RÌn cho xøng ®¸ng tinh anh ë ®êi
Cïng nhau phÊn ®Êu nªn ng­êi
LËp th©n dùng nghiÖp gióp ®êi mai sau …

Ba m­¬i n¨m ®• qua mau
H«m nay gÆp l¹i tãc mµu hoa d©m
Møng sao trong buæi ®oµn viªn
B¹n vui,m×nh khoÎ lµ tiªn ë ®êi
Nµo cïng c¹n chÐn b¹n ¬i !

Chóc toµn thÓ c¸c b¹n cïng gia ®×nh h¹nh phóc vµ may m¾n. Xin c¶m ¬n

Hµ néi, 17-11-2007


Ch­¬ng tr×nh
LÔ kû niÖm 30 n¨m ngµy nhËp tr­êng
Khãa 22-Khoa X©y dùng -§¹i häc X©y dùng Hµ néi
1977-2007

10h00 : Ban Tæ chøc héi ý, kiÓm tra c¸c viÖc cßn l¹i

10h30 : §ãn kh¸ch , cµi b«ng hång .
Trß chuyÖn .

11h00 : Chôp ¶nh l­u niÖm .

11h30 : LÔ kû niÖm 30 n¨m ngµy nhËp tr­êng
- Giíi thiÖu lý do 2’
- Giíi thiªu sè l­îng ng­êi tham dù 3’
- Giíi thiÖu Mr NguyÔn B¸ Sü ph¸t biÓu 5’
- Giíi thiÖu 1 b¹n chøc s¾c cao nhÊt hoÆc thµnh ®¹t nhÊt ph¸t biÓu 5’ ( TiÕn Hång, Th¸i Dòng, Léc, TuÊn Hïng …)
- Giíi thiÖu 1 b¹n n÷ ph¸t biÓu 5’
- Giíi thiÖu Mr Lª thµnh T« ph¸t biÓu 5’

12h00 : TiÖc chÝnh thøc

13h00 : Ph¸t anbum ¶nh l­u niÖm
Chia tay.

Mäi ho¹t ®éng diÔn ra trªn nÒn nh¹c Flamenco 10h00-12h00

Đến ngày thiên hạ của công

TTXuân - Trên khu lăng mộ Tôn Trung Sơn ở Nam Kinh có bốn chữ lớn “Thiên hạ của công”. Một thời ở nước ấy có những thiên tử xem mọi thứ ở hạ giới đều là của riêng mình, cho nên cuộc cách mạng Tân Hợi mới mơ rằng quyền lực cần được trả về cho nhân dân. Từ ngày ấy đến nay gần một thế kỷ đã trôi qua, chính quyền ở nhiều nước đều xưng danh của nhân dân.
Nếu sự giám sát của nhân dân kém khắt khe, miếng bánh phúc lợi tích lũy từ tăng trưởng trong những năm tới có nguy cơ rơi phần đáng kể vào tay người có thế lực.
Song trên thực tế, tổ chức một chính quyền mạnh mẽ và chịu trách nhiệm trước nhân dân ở đâu cũng luôn khó. Thách thức ấy lớn dần khi một xứ thuần nông như nước ta vươn lên thành một quốc gia công nghiệp với thu nhập của người dân ở mức trung bình trong mươi năm nữa.
Dù đã tiến xa trong cải cách hành chính, song trong bảng xếp hạng về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền đối với dân chúng ở 200 quốc gia, do một nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tiến hành, vị trí của nước ta còn chậm được cải thiện trong hơn 10 năm qua. Vay nợ nước ngoài và đầu tư của Nhà nước chưa được kiểm soát tốt, doanh nghiệp quốc doanh tiêu tốn vốn mà ích lợi chưa cao, quan chức ít phải chịu trách nhiệm cá nhân cho những chính sách đôi khi thiếu hợp lý của mình.
“Không sợ nghèo, chỉ sợ chia không đều”, nếu sự giám sát của nhân dân kém khắt khe, miếng bánh phúc lợi tích lũy từ tăng trưởng trong những năm tới có nguy cơ rơi phần đáng kể vào tay người có thế lực. Mất công bằng thì an ninh, đại đoàn kết khó được bảo đảm.
Người cầm quyền bởi đâu mà có những đặc ân. Không còn là con vua, con chúa, quyền lực ấy có cội nguồn từ sự ủy trị của nhân dân. Tuy vậy, tiếng dân thường thì xa mà tiếng người đỡ đầu giúp quan chức có được quyền và giữ được chức thì gần. Nếu thiếu sự giám sát hiệu quả, một ngày kia thiên hạ của công bỗng lùi trở lại thành của những nhóm người. Đất đai, tài nguyên rừng biển, nguồn tín dụng và đầu tư công... có nguy cơ bị các nhóm lợi ích hành xử như của riêng nhà mình.
Bởi thế, mười năm nữa tiếp tục hối thúc công nghiệp hóa và khuyến khích làm giàu chính đáng, song không thể lãng quên xây dựng những thể chế giúp người dân thực thi quyền làm chủ. Nếu thiếu sự ủy trị từ nơi dân ấy thì chính quyền thiếu sự chính danh. Nếu thiếu chính danh, dù có cồng kềnh bộ máy song chính quyền khó có thể mạnh.
Việc ép buộc phải minh bạch và ép chịu trách nhiệm giải trình có thể sẽ làm vướng víu gây khó chịu cho người cầm quyền, song sự vướng víu ấy lại là cách hay nhất làm cho chính quyền trở nên hiệu năng, tránh được những quyết sách tùy tiện và giúp thải loại được cả những con người không dám quyết, không dám chịu trách nhiệm trong bộ máy nhà nước.
Trở thành một nước có thu nhập trung bình là một mức phấn đấu. Cùng với đích ấy phải có những thiết chế ủy trị giúp người dân Việt Nam có năng lực và cơ hội xây lấy một chính quyền mạnh mẽ và dám chịu trách nhiệm cho dân tộc mình. Làm được điều ấy trong mười năm tới, tài sản của nhân dân ngày càng riêng song quyền lực trong xã hội cần phải giữ chặt làm của công. Khi ấy, chúng ta gần hơn với một nhà nước vì dân.
PGS.TS PHẠM DUY NGHĨA (Đại học Quốc gia Hà Nội):

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Tuyên Ngôn Độc Lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa


Tác giả: Tuần Việt Nam
Bài đã được xuất bản.: 06/05/2010 10:00 GMT+7


Sáu lăm năm đã qua từ ngày bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 được công bố vào ngày 2-9-1945 với giọng đọc trang trọng, ấm áp của Bác Hồ, bản Tuyên ngôn đã đi vào lòng người Việt Nam như sự ngộ ra một niềm tin sức mạnh của dân tộc và tương lai tươi đẹp. Đó không chỉ là áng văn bất hủ mà còn chứa đựng giá trị tư tưởng góp phần làm nên cốt cách Hồ Chí Minh và tâm hồn dân tộc Việt Nam. Mời quý vị cùng Tuần Việt Nam đọc và nghe lại bản Tuyên ngôn Độc lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hỡi đồng bào cả nước,

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.


Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.

Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.




Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010

BÍ ẨN VẠN HOA

BÍ ẨN VẠN HOA
Thứ sáu, ngày 06 tháng tám năm 2010


Nếu tin vào tử vi, thì trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng hai lần gặp “đại may”. Chỉ có điều, mức độ “đại may” đối với mỗi người khác nhau nhiều lắm. Người may mắn nhiều, kẻ may mắn ít. 

Song, sự may mắn ở mức độ lớn khủng khiếp lại rơi vào một người dân thuộc tầng lớp nghèo khó nhất của xã hội, để nhờ đó, họ đủ sức làm những việc “đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông”, thì quả thực, phải hàng trăm năm mới xảy ra một lần.

Hôm nay, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một trong những sự may mắn ấy. Câu chuyện về một người phụ nữ bán hàng xén trúng giải độc đắc xổ số Đông Dương hồi đầu thế kỷ, đã xây lâu đài Vạn Hoa và chuyện tình của cô với một kiến trúc sư người Pháp, tác giả của toà lâu đài đó.


1

Suốt mấy chục năm liền, lâu đài Vạn Hoa bị chìm vào quên lãng, đến nỗi bãi biển Đồ Sơn, vốn chẳng xa lạ gì với người dân Việt Nam, nhưng lâu đài Vạn Hoa thì chẳng mấy người được đặt chân tới, mặc dù về mặt hành chính, từ trước tới giờ, nó vẫn thuộc quyền quản lý của huyện biển Đồ Sơn. 

Bãi biển Đồ Sơn có 3 khu. Thời còn bao cấp, khu 1 là khu nhân dân, ai vào tắm cũng được. Khu 2 là khu cán bộ, công nhân viên. Còn khu 3 chỉ dành phục vụ cán bộ trung cấp trở lên. Dân thường, dù có lắm tiền nhiều của cũng chỉ dài cổ đứng ngoài mà ngóng. Vì vậy, khu 3, nơi có lâu đài Vạn Hoa đã xa vắng lại càng thêm thưa thớt người qua lại.

Từ khu 3, men theo sườn núi, đi tiếp khoảng gần 2 km nữa, bạn sẽ tới mỏm cuối cùng của bán đảo Đồ Sơn. Trên đỉnh núi, gần sát mép bờ biển có một toà lâu đài kiến trúc theo kiểu gotique với những mái chóp nhọn. 

Tòa lâu đài lớn, cực đẹp và kiến trúc không hề bị lạc hậu cho đến tận bây giờ. Đó chính là lâu đài Vạn Hoa. Vạn Hoa có một sàn nhảy ngoài trời được coi là duy nhất và đẹp nhất Đông Dương thời Pháp. 

Nằm trên đỉnh núi cao, mặt trông ra Hòn Dấu mờ xa, sau lưng là sóng biển vỗ ì oạp quanh năm, Vạn Hoa trong nhiều năm liền được giới ăn chơi thời thuộc Pháp coi là chốn “Bồng lai tiên cảnh”.

Vậy mà, toà lâu đài ấy lại do một phụ nữ hàng xén, quanh năm buôn thúng bán bưng ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng bỏ tiền xây nên. 

Cô đã làm việc đó sau một lần “đại may” được Thần May Mắn mỉm cười. Cô trúng giải độc đắc xổ số Đông Dương những năm hai mươi của thế kỷ trước. 

Lúc ấy, khi người ta còn tiêu tiền “xèng”, thì cô đã có trong tay một gia tài tới 10 vạn đồng!


2


Vào khoảng những năm 20, người Pháp ở Việt Nam tổ chức giải xổ số Đông Dương, có bán vé số rộng rãi ở cả 3 quốc gia Việt, Miên, Lào. 

Xổ số nửa năm mới xổ một lần. Giải độc đắc lớn khủng khiếp, mà theo lời các cụ già kể lại, thì người trúng giải còn bị giam, bị dậm dọa suốt thời gian cả tháng trời cho hết cơn sốc rồi mới được lĩnh thưởng. 

Lĩnh thưởng xong, người ta còn tổ chức cả đội bảo vệ, người cố vấn... hưởng lương Nhà nước để bảo vệ và giúp người đoạt giải cách... tiêu tiền.

Năm ấy, vào khoảng năm 1926, 1927 gì đó, một đợt vé số Đông Dưong được bán tại Hải Phòng. Cô Trần Thị Bé, người huyện Thuỷ Nguyên, thường đi bán hàng xén ở chợ huyện, do vui bạn bè, đã mua hú họa một tấm vé số. 

Không ngờ tấm vé ấy lại trúng giải độc đắc 10 vạn đồng. Khi người ta còn đang tiêu tiền ở đơn vị “xèng”, thì gia tài 10 vạn đồng rơi vào tay chẳng khác nào một tiếng sét nổ bên tai và lẽ tất nhiên nó làm cho cuộc sống của cô Bé đảo lộn hoàn toàn. 

Cô bất lực vì vừa phải giữ của, lại vừa chẳng biết tiêu tiền cách nào cho có lý. Cô đã giúp đỡ anh em, bà con họ hàng, làng xóm, cúng chùa, phát chẩn... mà vẫn không sao hết nổi một ngàn đồng.

Vốn là một cô gái nông thôn xinh đẹp, giờ lại quá giàu có, cuộc sống của cô Bé như một ốc đảo giữa sa mạc mênh mông. Cô không thể lấy được ai làm chồng. Lớp con quan lại bù nhìn coi thường gốc gác nông dân của cô, lại sợ mang tiếng ham tiền mà lấy người, nên không một ai ngỏ ý. 

Các chàng trai ở cùng quê thì nhìn cô như nhìn người Nhà trời, cho kẹo cũng chẳng anh nào dám bén mảng. Bi kịch có thể đã diễn ra, nếu cô không tiếp tục gặp đại may một lần nữa.

3


Trong tốp kiến trúc sư thiết kế và chỉ đạo thi công Nhà hát lớn Hà Nội, khánh thành năm 1911, có một chàng kiến trúc sư trẻ tuổi, khi đọc thấy có bài viết về cô Bé đã chủ động viết thư cầu hôn với cô. 

Bức thư khẳng định rằng, ngoài việc lấy anh ta, cô Bé sẽ không thể lấy được ai làm chồng tốt hơn. Anh ta nói mình đủ giàu để lấy cô Bé mà không ai nghĩ là anh ta vì tiền, đồng thời cũng đủ tài để giúp cô sử dụng khoản tiền thưởng ấy một cách có ý nghĩa nhất, trước tiên là vì dân Hải Phòng, sau đấy là vì cả nước Việt Nam. 

Gia đình cô Bé đã cân nhắc rất nhiều lời cầu hôn kiểu “Tây” ấy và cuối cùng đã đồng ý. Lâu dài Vạn Hoa được ra đời chính bắt là nguồn từ cuộc nhân duyên này.

Sau khi cưới nhau xong, giữ đúng lời hứa trong thư cầu hôn, chàng kiến trúc sư đã góp ý với cô Bé rằng phải xây một toà lâu đài thượng hạng, tại một nơi nào đó ngay tại Hải Phòng. 

Toà lâu đài sẽ làm cho người Hải Phòng không bao giờ quên tên tuổi cô, đồng thời cũng là một món quà có ý nghĩa với thành phố sau nhiều năm nữa. 

Hơn thế, nó còn là nơi tụ hội để từ đó làm bước tiến cho cô Bé, trên con đường hoà nhập vào cộng đồng chính khách, quan lại Việt Nam thời bấy giờ. 

Được vợ đồng ý, chàng kiến trúc sư người Pháp đã hoàn chỉnh bản vẽ thiết kế và sau nhiều tháng tìm địa điểm xây dựng, hai vợ chồng đã nhất trí chọn mảnh đất cuối cùng của bán đảo Đồ Sơn để xây lâu đài.

Vạn Hoa xây dựng xong vào khoảng đầu những năm 30. Khi khánh thành, có mặt đầy đủ các viên chức cao cấp trong Phủ Toàn quyền của Pháp, vua Bảo Đại và hầu như tất cả quan chức bù nhìn đầu tỉnh. 

Hai vợ chồng cô Bé đã ở toà lâu đài này cho đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Khi chính quyền Hải Phòng thuộc về tay cách mạng, cả hai vợ chồng đã vội vã rời khỏi toà lâu đài và lên tàu về Pháp. 

Trước khi đi cô Bé đã để lại toàn bộ hồ sơ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của mình và viết giấy trao lại toà lâu đài cho ông Nguyễn Văn Cảnh là cháu ruột của mình. Tôi có may mắn được biết câu chuyện trên là do một người bạn ở Hải Phòng, đã từng thụ lý những giấy tờ này kể lại.

Nếu có dịp tới Đồ Sơn, các bạn đừng bỏ qua cơ hội thăm lâu đài Vạn Hoa nổi tiếng. 

Đặt chân tới đây, xin bạn hãy nhớ tới câu chuyện một người phụ nữ nông thôn, có số phận cực kỳ may mắn, đã bỏ một khoản tiền khổng lồ xây dựng tòa lâu đài này. 

Hãy làm một việc gì đó có lợi cho mọi người khi bạn gặp may mắn, bởi lẽ lời dạy “lộc bất tận hưởng” của cha ông ta vốn chẳng bao giờ được xem là xưa cũ.

dược đăng bởi Thuy Dam Minh | vào lúc 16:23 |
Nhãn: Du lịch, Môi trường