Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Góp ý với dự thảo cương lĩnh 2011 Góp ý cho đại hội Đảng


Bạn đọc
Ngày 23.09.2010, 17:10 (GMT+7)



Dân chủ trực tiếp: sự cần thiết cho thể chế xã hội chủ nghĩa

SGTT.VN - Một trong số những tiêu chí và thang đo quan trọng nhất của bộ máy quản lý hiện đại là mức độ dân chủ của xã hội đó.




Xã hội của chúng ta hiện nay là dân chủ gián tiếp, người dân đóng góp thông qua hệ thống dân cử như đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Đây là một cơ chế tốt đã phát huy tác dụng qua các thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng đất nước, nhưng nay trong bối cảnh xã hội đã thay đổi nhiều, chúng ta nên đưa dần các hình thức của dân chủ trực tiếp vào đời sống.

Dân chủ trực tiếp được hiểu là người dân có nhiều cơ hội và nhiều kênh hơn để trực tiếp đưa tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của mình tới những người lãnh đạo và người thiết lập chính sách nhằm làm cho đường lối, chính sách khoa học và hợp lý nhất. Các hình thức dân chủ trực tiếp phổ thông nhất gồm có:

• Bầu cử trực tiếp: bầu ra các chức vụ như thị trưởng, quận trưởng. Để cho dân chủ không phải là hình thức, các ứng cử viên (bao giờ cũng nhiều hơn một và do các tổ chức Đảng, tổ chức xã hội tiến cử qua nhiều vòng tranh cử nội bộ, hoặc thu thập chữ ký của nhân dân) trình bày chương trình hành động của mình, tiến hành vận động tranh cử thông qua nhiều hình thức khác nhau. Trên cơ sở đó, người dân bỏ lá phiếu chọn ra người tài năng nhất. Các vị thị trưởng đắc cử qua bầu cử trực tiếp, công khai, tự do, minh bạch này thường là những người thực sự có tài, tâm, tầm và có uy tín. Trong cơ chế này các vị lãnh đạo phải đối mặt với nhân dân nhiều hơn là đối mặt với cấp trên. Các thành phố của Trung Quốc đã chuyển sang chế độ thị trưởng từ năm 1995 và áp dụng hình thức bầu cử trực tiếp.

• Trưng cầu dân ý: người dân có quyền khởi xướng và tham gia tự do vào các cuộc trưng cầu dân ý định kỳ hay bất thường theo luật định. Các cuộc trưng cầu dân ý này có nhiều nội dung khác nhau như: góp ý cho một điều luật; góp ý hoàn chỉnh cho một ý đồ quy hoạch không gian, một công trình xây dựng quan trọng; bỏ phiếu đánh giá uy tín của một vị quan chức (hay một êkíp) đương nhiệm (theo định kỳ sáu tháng, hay bất thường do biểu hiện sa sút uy tín, đạo đức, năng lực). Các nước Đông Nam Á như Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore đều có luật trưng cầu dân ý trong bộ luật “chính quyền địa phương” từ những năm 90 của thế kỷ 20. Ở các nước phát triển cao, các quan chức chính phủ thường xin từ chức khi mà chỉ số đánh giá uy tín xuống thấp dưới 40% trong tổng số cử tri trước đó đã ủng hộ ông/bà ta trúng cử. Bà Thatcher, Thủ tướng của Anh xin từ chức khi mà chỉ số tín nhiệm chỉ còn 47%.

• Diễn đàn nhân dân: diễn đàn này mở ra trên báo chí, kênh truyền hình, các diễn đàn ngoài trời (ở các công viên của Singapore, Bangkok, Philippines có rất nhiều). Ở các diễn đàn này, bất cứ người dân nào cũng được quyền bày tỏ chính kiến của mình (có một số nguyên tắc phải tôn trọng như không được chửi bới, lăng nhục, vu khống, lợi dụng diễn đàn chống phá trật tự xã hội). Chính từ diễn đàn này mà chính phủ của ông Lý Quang Diệu đã nhận được nhiều góp ý tốt mà ông gọi là “sáng kiến nhân dân”.
Dân chủ trực tiếp, với người dân thì đó là thang đo bộ máy quản lý, còn với bộ máy quản lý thì đó lại là công cụ thực hiện hiệu quả quản lý. Chúng ta không nên ngại các hình thức dân chủ trực tiếp này, có thể lúc đầu nó có vẻ lạ lẫm nhưng khi ý thức chính trị và dân trí của người dân trưởng thành, bộ máy quản lý chuyên nghiệp và các nhà chính trị có bản lĩnh thì mọi việc sẽ rất thuận lợi.


• Đối thoại với các quan chức nhà nước: các hình thức đối thoại này diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau qua truyền hình, diễn đàn trực tiếp mặt đối mặt, qua mạng trực tuyến (online). Chẳng hạn các tổng thống, thị trưởng, các quan chức thường xuyên xuất hiện trên truyền hình nhằm giải thích một điểm nào đó trong chính sách và trả lời chất vấn của người dân, thậm chí là các câu hỏi của các em nhỏ. Trong thời gian gần đây, các vị lãnh đạo quốc gia như Tổng thống Obama, Thủ tướng Putin đã sử dụng internet như một kênh đối thoại với dân chúng một cách hữu hiệu và thành công.

Dân chủ trực tiếp, với người dân thì đó là thang đo bộ máy quản lý, còn với bộ máy quản lý thì đó lại là công cụ thực hiện hiệu quả quản lý. Chúng ta không nên ngại các hình thức dân chủ trực tiếp này, có thể lúc đầu nó có vẻ lạ lẫm nhưng khi ý thức chính trị và dân trí của người dân trưởng thành, bộ máy quản lý chuyên nghiệp và các nhà chính trị có bản lĩnh thì mọi việc sẽ rất thuận lợi. Trong mấy năm gần đây, ở Việt Nam và nhất là TP.HCM đã xuất hiện một vài động thái chứng tỏ sự cố gắng này như thí điểm bầu cử trực tiếp lãnh đạo chính quyền địa phương, lãnh đạo Đảng cơ sở, bầu cử chức danh quản lý cấp sở, triển lãm xin ý kiến nhân dân về quy hoạch thủ đô. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ dừng lại ở một vài lần theo chỉ đạo mà quan trọng hơn nữa là dân chủ trực tiếp phải được thiết chế hoá thành các bộ luật, điều luật, cơ chế hoạt động, hình thức biểu đạt và các điều kiện hỗ trợ nhằm làm cho người dân muốn và được thể hiện thường xuyên ý chí nguyện vọng của mình trong bầu không khí dân chủ luôn lành mạnh.

Người dân được tham gia trực tiếp vào trong việc xây dựng, đánh giá, điều chỉnh chính sách, đề án phát triển chính là một hình thức huy động nguồn lực xã hội hướng dân xây dựng một xã hội “Dân chủ, công bằng, văn minh và hạnh phúc” như mong muốn của toàn Đảng, toàn dân.

TS Nguyễn Minh Hoà
Phần 2: Mấy vấn đề về chủ nghĩa xã hội

>>> Cần một phương pháp luận mới cho xây dựng cương lĩnh

SGTT.VN - Bản dự thảo lần này có ghi “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.” Nhận định này không được thực tiễn phát triển của thế giới chứng minh là đúng, vẫn là suy diễn chủ quan của những nhận định từ những năm 60 của thế kỷ trước

Luận điểm "loài người nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội": có chủ quan?
Chính quyền thực sự của dân, do dân, vì dân không cần phải có thời kỳ quá độ, vì đó là nội dung chúng ta đã đề ra từ năm 1945. Ảnh: TL SGTT



Bản dự thảo cương lĩnh viết: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Trong định nghĩa về chủ nghĩa xã hội của bản dự thảo cương lĩnh, có nội dung mà thực tiễn phát triển của các nước trên thế giới chưa chứng tỏ:

Nội dung xã hội "có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”: thực tiễn phát triển thế giới từ xưa tới nay và trong xu thế phát triển trong thế kỷ 21 chưa chứng tỏ là các nước tiến tới một xã hội có nền kinh tế mà chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu (trừ Việt Nam và một vài nước), mà nền kinh tế các nước đang tiến tới là nền kinh tế phải có hiệu quả là chủ yếu.

Không cần phải có thời kỳ quá độ để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Bản dự thảo có ghi: nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển vì đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nền kinh tế các nước đang tiến tới là nền kinh tế phải có hiệu quả là chủ yếu (ảnh minh hoạ). Ảnh: Lê Quang Nhật


Qua nghiên cứu và qua thực tiễn phát triển ở nước ta thì những công việc nêu trong dự thảo không cần phải có thời kỳ quá độ

Những nội dung cụ thể cấu thành chủ nghĩa xã hội nêu trong dự thảo là những mối quan hệ tương tác trong xã hội luôn biến động, và xây dựng và duy trì một xã hội có những mối quan hệ tương tác như vậy là một quá trình liên tục phấn đấu của các thế hệ thành viên xã hội và không cần phải có thời kỳ quá độ để xây dựng các nội dung cụ thể đó.

Ví dụ dân giàu: sự giàu có của người dân không phải là một hằng số cố định mà luôn biến động do những tác động của thị trường, của thời tiết, của những yếu tố khả biến khác v.v… Không có một ranh giới ngăn cách sự giàu có của người dân về kinh tế giữa xã hội xã hội chủ nghĩa và các chế độ xã hội trước nó, và chúng ta cũng không cần có thời kỳ quá độ để tạo nên sự giàu có của người dân.

Ví dụ nước mạnh: muốn nói đến tương quan kinh tế, quốc phòng của một nước với các nước khác, đây là một đại lượng có thể đo được bằng các chỉ số. Trong lịch sử phát trỉển của các quốc gia cho thấy nước mạnh là một đại lượng luôn bíến động, cũng không cần có một thời kỳ quá độ cho sự phấn đấu nước mạnh.

Vấn đề dân chủ xã hội: là vấn đề Đảng ta đã nói từ lâu và trên thế giới đã đề cập từ nhiều thế kỷ trước; trong điều kiện Đảng đã giữ trọn quyền lãnh đạo xã hội thì việc tạo nền dân chủ xã hội có thể thực hiện được ngay, bất kể lúc nào, không cần phải có thời kỳ quá độ.

Hay như nội dung bộ máy chính quyền của dân, do dân, vì dân là nội dung chúng ta đã đề ra từ năm 1945 (thành lập nước), làm cho chính quyền thực sự của dân, do dân, vì dân không cần phải có thời kỳ quá độ.

Với 8 phương hương cơ bản trong thời kỳ quá độ; thực chất đó là những công việc mà quốc gia nào cũng phải làm trong quá trình phát triển của mình, không có đoạn nào là của thời kỳ quá độ, đoạn nào là đã vượt qua thời kỳ quá độ

Dự thảo cương lĩnh đặt mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là: “Xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh”. Đây là dựa trên nội dung lý luận về Hình thái kinh tế - xã hội; coi chủ nghĩa xã hội là một sự phù hợp và hoàn chỉnh giữa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc. Cách đặt vấn đề Xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp là một quan niệm nhìn sự phát triển xã hội trong một trạng thái tĩnh, chưa đúng với thực tế vận động của xã hội. Mối quan hệ giữa cặp phạm trù nền tảng kinh tế và thượng tầng kiến trúc là một sự vận động và tương tác liên tục không ngừng, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn - hỗ trợ hoặc thúc đẩy lẫn nhau trong tiến trình vận động của xã hội loài người . Sự phát triển của xã hội loài người từ xưa tới nay trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau cho thấy không có một thời điểm dừng của sự phù hợp giữa hai khái niệm này.

Lê Tiến

Phần 3: Những yếu tố toàn cầu tác động đến việc xây dựng chủ nghiã xã hội

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

ĐÈN CÙ

 
NHỮNG CON THIÊU THÂN
Thứ tư, ngày 06 tháng mười năm 2010



Giá vàng lên tới gần 33 triệu VND một luợng. Giá USD tới nguỡng 20 ngàn VND. Giá nhà đất cao tuơng đuơng Tọkyo , New York , London … Giá ôtô ở mức cao nhất thế giới. Rất nhiều những chuyện lạ lùng như thế đang xảy ra. Vì sao vậy?

Nhìn cảnh nguời nguời lớp lớp chen nhau ở hiệu vàng để mua, để bán bỗng hiểu ra phần nào lý do của tình trạng nói trên. Nguời ta lo sợ giá vàng còn lên nữa, vì thế, có chục triệu VND đang gửu ngân hàng, sợ mất giá, thế là đôn đáo đến rút tiền về mua vàng. Một nguời đồn hai, hai người đồn bốn. Chẳng mấy chốc, dòng người lũ lượt tập trung ở hiệu vàng. Phải chăng cơn sốt bắt nguồn từ đấy?

Một tòa chung cư bắt đầu xây dựng trên con đuờng thông giữa Hà Nội mới và Hà Nội cũ. Phải gần 3 năm nữa mới hoàn thành. Nhưng một nguời đồn hai, hai người đồn bốn. Rốt cuộc cả ngàn nguời rồng rắn xếp hàng đăng ký mua căn hộ. Giá bán vì thế cứ sốt sình sịch.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở Sài Gòn. Còn nhớ, một dạo căn hộ The Vista phải rồng rắn xếp hàng từ tờ mờ sáng, thậm chí từ tối hôm truớc mới có thể mua được. Nghe đâu chủ đầu tư đã giở chiêu bài thuê cả dân cửu vạn, xe ôm giả làm nguời mua hàng đến xếp hàng, xô lấn chen đẩy, tạo cảm giác sốt. Rồi dưới bàn tay nhào nặn của một số nguời, các báo mạng, không biết vô tình hay hữu ý, cứ thế mà đưa hình ảnh, đưa tin lên. Giá bán căn hộ tăng lên gấp đôi. Để rồi giờ đây, biết bao người đã ôm căn hộ đành ngậm đắng nuốt cay, bán thì lỗ to, mà không bán thì không còn đủ lực chung chi nữa.

Thông thuờng thì ở nơi đâu trên trái đất này, một mặt hàng nào đó, một dịch vụ nào đó chỉ lên cơn sốt khi mà nhu cầu tiêu dùng thực sự về mặt hàng đó, về dịch vụ đó tăng lên đột biến.

Việt Nam mình thì không như vậy. Tôi dám cam đoan rằng hàng triệu nguời dân đang chen vai thích cánh mua bán vàng kia đâu có nhu cầu về vàng đâu. Họ sợ ít chục triệu VND đang có trong tay, hôm nay trị giá 1 cây vàng thì biết đâu ngày mai, chỉ có năm bảy chỉ. Sợ như vậy, nhưng họ đâu biết rằng giá vàng tăng thế, chứ tăng nữa thì đối với hàng triệu triệu nguời dân bình thường như tôi, nó đâu có ảnh hưởng gì nhiều. Và vô tình, cả triệu nguời lao động cần lao nhao ra, lao mình vào vòng xoáy để làm giàu có thêm cho một số ít người vốn đã rất giàu có.

Bạn hãy hình dung xem. Giá vàng cao đến mấy, bạn đi bán thì các ông chủ tiệm vàng vẫn sẵn sàng mua vào. Và giá vàng có thấp đến mấy, nếu bạn định mua, người ta vẫn sẵn sàng bán. Thế đấy! Và nguời ta sống, làm giàu bằng sự “ngốc nghếch đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao” của quảng đại quần chúng nhân dân lao động, như bạn và tôi.

Tâm lý đám đông, lối sống bầy đàn là như thế! Nguời nọ lao theo người kia. Họ yên tâm rằng, nếu dại dột thì làm gì mà lắm người làm đến thế. Họ chỉ không biết rằng có một số rất ít người, đang ung dung ngắm nhìn dòng người hối hả ở các hiệu vàng, chen vai thích cánh ở các sàn bất động sản như những con thiêu thân lao mình vào ngọn đèn, để làm giàu cho chính họ

Một buổi sáng Sài Gòn đầy nắng. Quán café Bố Già. Ngắm nhìn dòng người hỗn loạn ở các tiệm vàng trong buổi sáng giá vàng tăng nhiệt, bỗng thấy tội nghiệp biết bao cho những dục vọng mù quáng của con người.


free hit counters

Được đăng bởi Thuy Dam Minh | vào lúc 22:13 | 31 nhận xét

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

He he bác Hữu Thọ lại sai rồi.



Trả lời câu hỏi của báo Pháp luật tp Hồ chí Minh, rằng liệu có giới hạn nào không trong góp ý cho các dự thảo văn kiện trình Đại hội XI? Bác Hữu Thọ đã khẳng định: “Tôi nghĩ nếu có hướng dẫn thì cũng chỉ là định hướng mang tính trọng tâm, gợi ý thảo luận thôi chứ khó có thể đặt ra một hạn chế nào. Hồi chuẩn bị Đại hội lần X có ý kiến cho rằng một số vấn đề phải cấm bàn: Đảng lãnh đạo, CNXH, kinh tế nhà nước là chủ đạo… Tôi mới bảo chốt lại thế thì đưa ra thảo luận làm gì…Cuối cùng thì không thể đưa ra vùng cấm nào cả. Nhưng tổng hợp ý kiến thì thấy những góp ý mang tính phản biện, lật lại về các vấn đề quan điểm, đường lối mấu chốt như vậy thường xuất phát từ giới trí thức, các nhà khoa học. Đồng thời, phản ứng ngược lại có ý kiến của các vị lão thành, những người có cống hiến xương máu.”

Bác còn tin tưởng sâu sắc rằng: “Tôi nghĩ với giới trí thức, đây là dịp được Đảng mời để bày tỏ quan điểm nên có thể họ sẽ nói thoải mái. Nói lúc này là ghi được dấu ấn. Đấy cũng là đặc điểm của người trí thức: Chưa xoay chuyển được tình thế nhưng ít ra ghi được dấu ấn, để đúng sai thế nào lịch sử sẽ phán xét. Đấy là động lực của tranh luận…Tôi tin là những vấn đề đã thảo luận dịp trước Đại hội lần X đến đợt này sẽ được nhiều người xới lại.”

Nhưng bây giờ Văn bản số 112-HD/BTGTW Hướng dẫn việc công bố và lấy ý kiến góp ý dự thảo văn kiện Đại hội XI của Đảng của Ban tuyên giáo Trung ương vừa ban hành đã yêu cầu rất rõ ràng rành mạch như ri: “Không đăng và phát trên các phương tiện thông tin đại chúng những ý kiến phản bác chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về học thuyết Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về vai trò lãnh đạo của Đảng; những vấn đề cần giữ bí mật về quốc phòng, an ninh đối ngoại, những ý kiến đả kích cá nhân hoặc tổ chức đảng cơ quan nhà nước.” Góp ý là rứa đó bác nờ. He he rứa là bác sai rồi. Bác Hữu Thọ còn sai thì... . Chào các bác.


Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

BÙI ĐỨC LẠI

Ông Bùi Đức Lại, từng công tác nhiều năm tại Ban Tổ chức Trung ương đã gửi tới VietNamNet loạt bài góp ý cho dự thảo Cương lĩnh. Góc nhìn của một chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực tổ chức, nhân sự của Đảng, có thể có nhiều chỗ cần phải tranh luận, bàn thảo thêm để làm sáng tỏ vấn đề. Nhưng như ông Bùi Đức Lại đã nhấn mạnh, với tư cách một đảng viên gắn bó sâu sắc với Đảng, ông cũng mạnh dạn đưa ra, như một sự xới xáo vấn đề một cách nghiêm túc và xây dựng, trên tinh thần tôn trọng những ý kiến khác biệt mà người đứng đầu Đảng luôn kêu gọi.

1- Cương lĩnh là văn kiện chính trị quan trọng nhất của một chính đảng. Nó trình bày quan điểm, các chủ trương, chính sách cơ bản của đảng trước hiện tình đất nước.

Trong các thể chế chính trị dân chủ phổ biến ở nhiều nước hiện nay trên thế giới, cương lĩnh của mỗi chính đảng thường là cương lĩnh tranh cử, phục vụ trực tiếp cho việc giành phiếu trong bầu cử. Do đó, các quan điểm, chính sách được trình bày trong cương lĩnh phải đề cập có sức thuyết phục những vấn đề mà xã hội và cử tri quan tâm. Nhân dân – cử tri lựa chọn chính đảng cầm quyền thông qua bầu cử, cũng là thừa nhận cương lĩnh của đảng đó.

Cách làm này, có thể có những mặt yếu như khuyến khích những khuynh hướng và thủ đoạn mị dân, hứa hẹn những điều không khả thi nhưng hợp với tâm trạng cử tri tại thời điểm đó… Nhưng đó vẫn là cách làm khả dĩ tốt hơn cả. Việc lạm dụng chính sách mị dân, hứa suông, nói mà không làm có thể nhất thời lừa phỉnh dư luận xã hội, đưa một chính đảng vào vị trí cầm quyền… sẽ nhanh chóng trở thành gánh nặng, thành mối nợ chính trị mà nó phải trả giá trong thời gian cầm quyền và trong kỳ bầu cử sau.

Đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng duy nhất cầm quyền chính trị và lãnh đạo toàn xã hội, do đó cương lĩnh của Đảng mặc nhiên trở thành cương lĩnh chung của cả đất nước, liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc. Xây dựng cương lĩnh trở thành vấn đề của nhân dân; nhân dân cần tham gia quyết định. Việc này không chỉ có tính đạo lý, mà tiến tới còn phải mang tính pháp lý nữa.

Đưa dự thảo cương lĩnh của Đảng để nhân dân thảo luận, tham gia ý kiến trước Đại hội Đảng là một chủ trương đúng đắn theo tinh thần đó. Những tổ chức và cá nhân có chức năng chuẩn bị dự thảo cần nghiêm chỉnh thực sự tiếp thu các ý kiến xác đáng của nhân dân để bổ sung, sửa chữa; thẳng thắn, công khai tranh luận, trao đổi về những ý kiến khác trên tinh thần bình đẳng, cầu thị. Cần tập hợp và trình bày trung thực, đầy đủ những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau để Đại hội thảo luận và cho ý kiến quyết định.

Mặt khác, để giảm bớt nguy cơ chậm nhận biết và khắc phục những sai lầm, trong điều kiện đảng duy nhất cầm quyền, một mặt cần có sự thận trọng cao nhất khi xây dựng cương lĩnh, mặt khác không nên xem nó là khuôn vàng thước ngọc, nhất thành bất biến. Trái lại, sau khi có cương lĩnh cần thực sự mở rộng dân chủ, lắng nghe các ý kiến phê bình, phản biện, đi sát thực tiễn, lấy thực tiễn kiểm nghiệm cương lĩnh, sẵn sàng bổ khuyết, sửa đổi những điều không sát đúng. Cần xây dựng và thực hiện các quy chế khuyến khích thảo luận thường xuyên, công khai, không hạn chế về các nội dung của cương lĩnh trong quá trình thực hiện.

Cương lĩnh nên tập trung đề cập những vấn đề chiến lược, những nhiệm vụ trung tâm, những giải pháp lớn, dự kiến trong khoảng thời gian mươi mười lăm năm (hai, ba kỳ đại hội). Chưa có điều kiện xây dựng một cương lĩnh với tầm xa hơn.

Không “gài” vào cương lĩnh và những văn kiện có tầm chiến lược nói chung những vấn đề quá cụ thể dù lớn. Cố gắng tránh cách diễn đạt “chiết trung”, nước đôi, mập mờ, sử dụng những khái niệm và thuật ngữ chưa có nội hàm rõ ràng.

Chỉ đưa vào cương lĩnh những nội dung đã được thực tiễn chứng minh

2- Ban Chấp hành Trung ương đã đưa ra quan điểm chỉ đạo là chỉ đưa vào cương lĩnh những nội dung đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh. Một thái độ thận trọng như vậy là sự lựa chọn hợp lý hơn cả trong điều kiện hiện nay, cần thực sự quán triệt đầy đủ và sâu sắc khi tiếp cận và giải quyết vấn đề trung tâm của cương lĩnh là nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Sự sụp đổ của Liên Xô và chế độ XHCN ở Đông Âu đã phủ định mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đã từng tồn tại gần ¾ thế kỷ, kéo theo sự đổ vỡ của tòa nhà lý luận đồ sộ gắn liền với nó. Nhiều vấn đề một thời được xem là nguyên lý học thuyết Mác – Lênin về CNXH, là quy luật khách quan đã không được thực tiễn khẳng định. Thực tế đó đặt ra yêu cầu xem xét lại một cách khách quan nhiều điều cơ bản trong tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi tới của loài người. Chọn lọc, bảo vệ đúng những giá trị đích thực mà Mác, Lênin và những người khác đã góp vào kho tàng trí tuệ của nhân loại, nằm lẫn trong cái đống đổ nát của toà nhà đã sụp đổ này là một công việc to lớn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều nguồn trí tuệ, đòi hỏi thời gian và sự phát triển của thực tiễn, là một con đường dài và đầy khó khăn.

Từ yêu cầu chỉ đạo thực tiễn, qua tổng kết kinh nghiệm bước đầu, đã có những bước tiến nhất định đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội, nhưng chỉ mới là những khám phá, thể nghiệm ban đầu. Tư duy lý luận mới chưa hình thành, còn rất nhiều mảng trống chưa thể san lấp trong tương lai gần. Đó không chỉ do sự thiếu hụt những trí tuệ kiệt xuất, mà còn vì thực tiễn chưa phát triển đủ mức.

Trong điều kiện đó, vội vàng minh định một cách chủ quan, phiến diện, cái này là chủ nghĩa Mác – Lênin, CNXH đích thực; cái kia là chủ nghĩa Mác – Lênin, CNXH đã bị xuyên tạc, biến dạng là một cách làm cẩu thả, không thể chấp nhận.

Cách làm đó dẫn đến một thái độ cơ hội nguy hiểm: treo biển Mác – Lênin nhưng tùy tiện bán trong cửa hàng các món thời trang; cái gì muốn giữ thì dán nhãn trung thành với học thuyết, cái gì muốn bỏ, cắt xén, thêm bớt thì dán nhãn phát triển. Cách làm đó nhất định cuối cùng bị phá sản về lý luận và thực tiễn, nhưng trước khi phá sản, nó cũng kịp gây tác hại, tổn thất to lớn cho sự nghiệp chung.

Nhận thức về CNXH và con đường đi tới đó vốn đã là vấn đề phức tạp trong lịch sử nhiều thế kỷ. Đã có không ít trào lưu, khuynh hướng khác nhau, thậm chí thù địch với nhau, dán nhãn hiệu CNXH, mà Mác chỉ kịp “điểm danh” một số trong Tuyên ngôn đảng cộng sản. Sau khi ông qua đời đã nảy nở nhiều “chủng loại” mới. Việc nhận diện đúng sai, thật giả tưởng như đã được giải quyết xong về cơ bản cùng với sự ra đời của mô hình XHCN Liên Xô; nhưng lịch sử đã không chứng minh như vậy.

Cũng có nước lớn trên thế giới hiện đang nói về một mô hình XHCN mang đặc sắc của họ (nghĩa là có thể chẳng giống ai, chẳng giống cái gì) và cho đó là chuyện của hàng trăm năm (nghĩa là việc còn đang dò dẫm). Ở Việt Nam, sau nhiều năm sau đổi mới, dù có nhiều cố gắng tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, nhưng cho đến nay, về cơ bản chưa hình thành nhận thức mới về CNXH và con đường đi lên CNXH. Mô hình XHCN đề cập trong dự thảo cương lĩnh nặng về mô tả một xã hội lý tưởng muốn có hơn là thiết kế một chế độ, một hình thái kinh tế – xã hội theo quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Ở Việt Nam, cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, được sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước XHCN, đặt vào trong những điều kiện lịch sử nửa sau thế kỷ 20, từng được xem là nằm trong dòng thác cách mạng trong cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Còn trên thực tế thì gần một nửa thế kỷ sau 1945, đất nước vẫn chủ yếu chiến đấu cho nền độc lập, tự do của mình. Có thể nói CNXH ở Việt Nam trước hết là một lý tưởng và là một chế độ chính trị, từng thời điểm đã phần nào là một thể chế kinh tế bước đầu hình thành theo mô hình Liên Xô. Những thiếu sót của mô hình đó, phần nào bị khúc xạ, che lấp trong điều kiện chiến tranh, đã lập tức hiện hình rõ rệt và tác hại trong điều kiện hòa bình.

Đổi mới 1986 thực chất là sự khước từ mô hình chính trị – kinh tế XHCN kiểu Xô viết. Việc đó không phải do ý muốn chủ quan của ai, do sức ép của thế lực nào, không là sự dao động, mất phương hướng nào mà là hành động chính trị có ý thức, thuận theo yêu cầu phát triển khách quan của đất nước. Vì vậy, sự nghiệp đổi mới đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và tạo nên thành tựu to lớn.

Dứt khoát từ bỏ mô hình XHCN kiểu Xô viết

3- Thực tế đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là phải dứt khoát và hoàn toàn từ bỏ mô hình XHCN kiểu Xô viết.

Đối với nhiều người Việt Nam, lý tưởng XHCN được nhận thức đồng nhất với lý tưởng về một xã hội dân chủ, công bằng, tự do, hạnh phúc. Hướng tới một lý tưởng như vậy có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và vẫn có sức mạnh động viên tinh thần to lớn. Nhưng thực tế là chưa có tiền đề, chưa đủ căn cứ lý luận và thực tiễn để xây dựng một cương lĩnh quá độ lên CNXH đúng với ý nghĩa một chương trình chính trị hiện thực.

Nếu cứ theo đuổi ý tưởng đề ra một cương lĩnh quá độ lên CNXH, thì không thể tránh khỏi việc gò ép đưa vào cương lĩnh những điều chưa rõ, chưa được thực tế chứng minh, trái với tinh thần chỉ đạo đã đề ra. Có thể điểm ra một số vấn đề sau đây làm ví dụ:

- Dự thảo phải khăng khăng khẳng định quan điểm xem thời đại hiện nay là thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, xem đó là xuất phát điểm của việc lựa chọn định hướng XHCN ở Việt Nam. Đây là điều chưa rõ, chưa được thực tế chứng minh, đã được phân tích chi tiết hơn trong bài trước.

- Dự thảo phải tiếp tục nhắc lại mệnh đề “lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”. Không ai có thể phủ định sạch trơn giá trị của học thuyết Mác – Lênin, nhưng không thể không thừa nhận rằng học thuyết này chẳng những không toàn bích, mà còn đã bị biến dạng, bị tổn thất nặng nề từ thất bại của mô hình XHCN Liên Xô. Chưa lọc ra được những hạt nhân hợp lý, vượt qua thử thách của thời gian, mà cứ khăng khăng lấy nó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động là việc làm thiếu tinh thần cách mạng và khoa học, chưa rõ, chưa được thực tế chứng minh.

- Dự thảo phải tiếp tục nêu cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, một điều chưa rõ, thậm chí thực tế chứng minh điều ngược lại. Khu vực này chiếm một khối lượng vốn và lao động xã hội to lớn, được hưởng ưu đãi hơn so với các khu vực khác, nhưng hiệu quả kinh tế và xã hội thấp, ngày càng bị thu hẹp tương đối so với các khu vực khác, đang phải đối mặt với những nan đề chưa có lời giải. Không nên lẫn lộn vấn đề nhà nước hướng các nguồn lực của mình vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

- Dự thảo phải tiếp tục gắn mác “xã hội chủ nghĩa” cho một loạt khái niệm mà nội hàm không rõ, chưa được (và chưa thể) xác định như: Tổ quốc XHCN, cơ chế thị trường (định hướng) XHCN, dân chủ XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN… Nói cho cùng, giả sử có minh định được nội hàm của các khái niệm đó, thì cũng không có ý nghĩa gì, trong khi cả xã hội đang trong giai đoạn hướng tới sự phát triển XHCN (có nghĩa là nó chưa có) mà các thể chế của nó thì đã là XHCN rồi.

Đưa vào dự thảo cương lĩnh những điều như vậy là chưa rõ, chưa được thực tế chứng minh.

- Dự thảo phải tiếp tục đề cập nhiều về một chính sách xã hội đậm màu sắc “xã hội chủ nghĩa” như đảm bảo công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, chính sách giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội… Không thể phủ nhận những nguồn tài lực lớn đã bỏ ra theo hướng này, đã có tác động nhất định đến một số mặt xã hội, nhưng hiệu quả tổng quát chưa rõ, nhiều khi còn là một phân phối lại bất công, không đến các đối tượng cần đến. Trong thể chế hiện hành, nhiều lợi ích cơ bản, chính đáng của công nhân, nông dân, trí thức chưa được bảo đảm. Sự ưu việt “biểu kiến” được xem là làm nên nét riêng của CNXH, chưa được thể hiện, chưa được thực tế chứng minh.

Việc biện hộ cho những điều chưa rõ, chưa được thực tế chứng minh nói trên, là những thiếu sức thuyết phục về lý luận, không được thực tiễn chứng minh.

Rõ ràng một cương lĩnh như vậy khó có sức thuyết phục thực sự, không phù hợp với yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của Việt Nam hiện nay.

Tưởng cũng cần nói thêm rằng:

- Mác chưa bao giờ đặt ra vấn đề khả năng đi lên CNXH đối với các nước kém phát triển, chưa công nghiệp hóa như Việt Nam.

- Luận điểm nổi tiếng (thường được cho của Lênin), từng làm xuất phát điểm cho cương lĩnh của các nước kém phát triển đi lên CNXH đề ra những điều kiện tiền đề là: Có hệ thống XHCN thế giới đã hình thành; có sự giúp đỡ quốc tế của các nước XHCN phát triển đi trước. Các tiền đề đó hiện nay không còn nữa và chắn chắn sẽ không xuất hiện lại trong các thập kỷ tới đây.

Tiền đề cương lĩnh xây chế độ dân chủ nhân dân

4- Đất nước đang cần có một bản cương lĩnh xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân. Đây là yêu cầu thiết thực nhất, không mâu thuẫn với lý tưởng XHCN, là cái mà Đảng lãnh đạo cần chủ trương và đưa ra trình bày trước nhân dân trong thời điểm hiện nay, là việc Đảng đã khởi xướng từ 1930, đặt nền tảng từ 1945, đã tạo ra sức mạnh cách mạng to lớn của dân tộc ta. Do những lý do khách quan và chủ quan, việc thực hiện một cương lĩnh như vậy đã bị gián đoạn, đã phải chịu những “quanh co của lịch sử”, là những thử nghiệm theo mô hình Xô viết.

Chính công cuộc đổi mới đã tạo ra được những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội cho một cương lĩnh như vậy. Đã hình thành kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng; hình thành các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, ngoài công hữu, quyền cạnh tranh bình đẳng giữa các khu vực kinh tế được thừa nhận về pháp lý. Đã có tiền đề thực tiễn để xóa bỏ các ưu đãi về chính sách và nguồn lực đối với khu vực kinh tế nhà nước, từ bỏ việc nhà nước can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm đúng chức năng quản lý nhà nước.

Đổi mới cũng đã tạo ra những cơ sở lý luận đủ làm khung cơ bản cho một chế độ chính trị dân chủ nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm quốc tế. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã đề cập về nguyên tắc những nét cơ bản nhất về một chế độ như vậy. Đó là chế độ dân chủ, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Đảng lãnh đạo là để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng. Đó là đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo… Đảng lãnh đạo hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và luật pháp, Đảng không làm thay nhà nước; Đảng chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng; trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, nghiêm chỉnh thực hiện đúng các nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ..

Phải chăng đó không phải là những nét cơ bản nhất của một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam.

Vấn đề là thống nhất nhận thức, nhất quán thực hiện đúng những nguyên tắc đã được vạch ra đó trong toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước thông qua các thiết chế, chính sách cụ thể.

Các giai cấp và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước mong muốn có một chế độ như vậy, một chế độ mà dân tộc đã cảm nhận được tính ưu việt và sức mạnh của nó trong những năm tháng đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám.

Với một chế độ như vậy, Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn trong việc hòa nhập với cộng đồng thế giới, giữ vững và phát triển bản sắc.

Nhưng trong nhiều năm nay, các quan điểm đó vẫn chưa được luật pháp hóa, thể chế hóa và tổ chức thực hiện đúng những quan điểm cơ bản nói trên.

Sự chậm chạp đó có nhiều nguyên nhân, trước hết là tư tưởng bảo thủ, vẫn kiên trì tư duy cũ, không dứt khoát từ bỏ về thực chất mô hình XHCN kiểu cũ, tìm cách ngụy trang bằng vỏ ngôn từ mới và một số điều chỉnh chi tiết. Những quan điểm bảo thủ đó được gán cho cái nhãn mác đẹp đẽ là trung thành với lý tưởng XHCN, đã bị lợi dụng cho những lợi ích phe nhóm với những đặc quyền đặc lợi phát sinh trong cơ chế thị trường. Nó hù dọa xã hội về mọi tai ương đe dọa, bóp nghẹt mọi ý kiến đòi thực hiện đúng nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước, chụp cho nó mọi cái mũ xấu xa… Đã có một bộ phận miệng nói XHCN, nhưng chân bước đi theo con đường man rợ mà chủ nghĩa tư bản từng bắt buộc phải đi qua vào một thời điểm lịch sử khác, trong giai đoạn tích lũy ban đầu: bóc lột, tàn phá thiên nhiên, bóc lột sức lao động, chiếm đoạt đất đai, của cải, tài sản nhà nước, lũng đoạn quyền lực. Đối với nó, XHCN là một khái niệm hoàn toàn trống rỗng, nhưng nó muốn lợi dụng đến cùng để che đậy bản chất thật và trục lợi, trước khi công khai xé bỏ hoàn toàn khi đủ điều kiện.

5- Một số kiến nghị.

Một là, xây dựng cương lĩnh chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tiếp thu giá trị của các cương lĩnh của Đảng trong 80 năm qua, tham khảo và vận dụng các kinh nghiệm quốc tế. Đó là cương lĩnh chỉ đạo và tổ chức hành động trong khoảng thời gian 15 – 20 năm. Tính tới một thời đoạn dài hơn là chưa đủ điều kiện, cũng không phải là việc cần thiết.

Hai là, nếu từ nay đến Đại hội XI không đủ điều kiện và thời gian vật chất để xây dựng một bản cương lĩnh như vậy, thì Đại hội có thể quyết định một số quan điểm lớn chỉ đạo chuẩn bị chu đáo hơn, đưa ra thảo luận dân chủ công khai trong toàn Đảng, toàn dân, để trình ra Đại hội XII, hoặc Đại hội bất thường tổ chức 2, 3 năm sau Đại hội XI.

Ba là, đồng thời với chuẩn bị cương lĩnh, xúc tiến việc xây dựng Hiến pháp mới.

Bốn là, nếu với nội dung như dự thảo hiện nay, kiến nghị Đại hội XI không thảo luận việc sửa đổi bổ sung Cương lĩnh 1991 như dự kiến. Vì:

- Những nội dung “mới” so với Cương lĩnh 1991 đều đã được đề cập trong các Văn kiện Đại hội Đảng từ sau1991, bản dự thảo hiện nay chỉ tập hợp lại, thay đổi một số cách diễn đạt, đôi chỗ còn mơ hồ hơn.

- Đối với nhiều vấn đề lớn, bức xúc trong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dự thảo hoặc né tránh hoặc giữ cách tiếp cận và quan điểm cũ, nên không có lời giải đáp không thuyết phục.

Sửa đổi, bổ sung Cương lĩnh như tinh thần dự thảo vì vậy không mang lại lợi ích thiết thực, cụ thể nào. Trái lại, một khi Đại hội XI thông qua dự thảo thì cũng có nghĩa khép lại mọi việc thảo luận về cương lĩnh trong hàng chục năm tiếp theo, tạo ra những trì trệ không thể chấp nhận trong điều kiện mới.

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Đảng lãnh đạo trong chế độ dân chủ nhân dân

Đảng lãnh đạo trong chế độ dân chủ nhân dân
Cập nhật lúc 06:08, Thứ Tư, 22/09/2010 (GMT+7)
,
- Cần sớm đổi mới chế độ bầu cử theo hướng đảm bảo thực sự dân chủ; bãi bỏ các quy định và việc làm hạn chế ứng cử, đề cử, thực hiện quyền tranh cử công khai...




LTS: Trong các dự thảo văn kiện được công bố để lấy ý kiến nhân dân, dự thảo Cương lĩnh bổ sung sửa đổi Cương lĩnh 1991 được xem là văn kiện quan trọng nhất, bởi Cương lĩnh là tuyên ngôn chính trị của Đảng, xác lập con đường xây dựng, lãnh đạo đất nước trong 10 năm tới.

Trong bài viết mới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 phải phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tạo động lực mạnh để đưa đất nước đi lên.

Ông Bùi Đức Lại, từng công tác nhiều năm tại Ban Tổ chức Trung ương đã gửi tới VietNamNet loạt bài góp ý cho dự thảo Cương lĩnh. Góc nhìn của một chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực tổ chức, nhân sự của Đảng, có thể có nhiều chỗ cần phải tranh luận, bàn thảo thêm để làm sáng tỏ vấn đề. Nhưng như ông Bùi Đức Lại đã nhấn mạnh, với tư cách một đảng viên gắn bó sâu sắc với Đảng, ông cũng mạnh dạn đưa ra, như một sự xới xáo vấn đề một cách nghiêm túc và xây dựng, trên tinh thần tôn trọng những ý kiến khác biệt mà người đứng đầu Đảng luôn kêu gọi.

VietNamNet giới thiệu bài viết thứ ba của ông Bùi Đức Lại. Mời bạn đọc cùng tranh luận.


Sự suy thoái của đảng cộng sản cầm quyền là nguyên nhân chính trị quan trọng và trực tiếp nhất dẫn đến sự sụp đổ của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội. Các khuyết tật có bản chất như nhau đã phát sinh khá phổ biến trong nhiều đảng, chứng tỏ rằng cần tìm nguyên nhân suy thoái trong những vấn đề tầm nguyên lý, nguyên tắc. Tất nhiên không thể bỏ qua trách nhiệm của tập đoàn lãnh đạo và cá nhân người đứng đầu về những sai lầm, thậm chí tội lỗi họ phạm phải, nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc tìm và quy trách nhiệm cá nhân thì không thể chỉ đúng nguyên nhân cơ bản, không tránh được nguy cơ lặp lại sai lầm tương tự.



Ngăn chặn nguy cơ suy thoái

1- Trong mô hình cũ của CNXH, đảng lãnh đạo trên thực tế hoạt động như một thực thể chính trị nắm toàn bộ quyền lực, đứng trên hiến pháp, luật pháp và các cơ quan nhà nước, làm thay nhà nước; các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) trở thành công cụ chấp hành trực tiếp thực hiện ý chí của đảng; các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trở thành cánh tay nối dài của đảng. Nhiều việc, nhiều mối quan hệ vốn mang tính đặc thù, là giải pháp tình thế trong giai đoạn giành chính quyền được thể chế hóa, nâng lên thành thể chế, thành nguyên lý, nguyên tắc tổ chức quyền lực trong điều kiện xây dựng xã hội thời bình. Nắm trọn quyền bố trí, sử dụng cán bộ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là công cụ quan trọng nhất để ban lãnh đạo áp đặt và thực hiện thể chế này, vô hiệu hóa những mẩu vụn dân chủ còn sót lại trong luật pháp và các định chế xã hội.

Được coi là bộ phận ưu tú của giai cấp tiên phong nhất, cách mạng nhất - giai cấp công nhân, là trí tuệ và lương tâm của thời đại, đảng xem trọng tâm lãnh đạo là khai hóa, giáo dục giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tổ chức, dắt dẫn họ đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới theo đường lối do mình đề ra.

Trong một hệ thống như vậy, sớm muộn đảng trở thành nhà nước (quan liêu) trong một nhà nước, đứng trên nhân dân, trên mọi thiết chế chính trị, thành quyền lực vô hạn không bị giám sát và không thể giám sát, trừ sự giám sát của bản thân đảng đối với các cá nhân và tổ chức của mình.

Nhưng chính sự giám sát đó đã dần bị vô hiệu hóa bởi bộ phận lãnh đạo của đảng nhân danh sự tập trung, biến nguyên tắc tập trung dân chủ thành tập trung quan liệu, thành sự phục tùng vô điều kiện của cấp dưới đối với cấp trên, chủ yếu là với người đứng đầu; các thiết chế dân chủ và giám sát trong đảng dần bị bóp nghẹt, không vận hành được, chế độ lãnh đạo tập thể bị biến dạng, trên thực tế bị xóa bỏ; đại hội đảng chỉ còn là cơ quan lãnh đạo trên hình thức. Nắm trong tay quyền lực nhà nước, ban lãnh đạo đảng không ngần ngại sử dụng quyền lực đó để xử lý các mối quan hệ nội bộ đảng, thủ tiêu phê bình, đàn áp về tinh thần và thể chất mọi người có ý kiến khác.

Bước cuối cùng là hình thành một cấu trúc chính trị độc đoán, độc tài của một vài cá nhân trên đỉnh chóp quyền lực, với một bộ máy trung thành với cá nhân đó, nắm quyền hành từ trên xuống dưới. Họ cấu thành một tập đoàn cai trị, một tầng lớp đặc quyền, có các lợi ích ngày càng tách rời thậm chí đối lập với nhân dân, với giai cấp, với đa số đảng viên của đảng, nhưng lại nắm quyền hành động và phát ngôn nhân danh đảng, nhân danh lợi ích giai cấp và nhân dân. Họ đưa đảng đến đáy của sự suy thoái, bị giai cấp công nhân và nhân dân quay lưng, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ. Nói cho đúng ra, giai cấp công nhân đã bị mất chính đảng của mình, nhân dân đã bị mất người lãnh đạo chân chính từ trước khi diễn ra sụp đổ.



Đó là sự thật và bài học lịch sử không thể bác bỏ. Các đảng cầm quyền chân chính cần tìm mọi cách để tránh rơi vào vết xe đổ này.

Đề ra và thực hiện đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam trong các văn kiện chính thức, quan trọng nhất như Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, các Nghị quyết Đại hội đã dựng lên một hệ quan điểm cơ bản về đảng lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới, về nguyên tắc khác với các quan điểm về một đảng cầm quyền kiểu cũ nói trên. Một số nội dung chính của hệ quan điểm này là:

- Đảng tự xác định là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong (của nhân dân lao động và) của dân tộc Việt Nam.

- Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận trong hệ thống ấy (gồm Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân). Đảng lãnh đạo không làm thay công việc của nhà nước (và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị). Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Đảng chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.

- Nhân dân là người chủ đích thực của xã hội; Đảng lãnh đạo là để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển.

Một cấu trúc chính trị được hình dung và thiết kế với vị thế của đảng lãnh đạo như vậy là phù hợp với bản chất dân chủ của thể chế chính trị mà chúng ta chủ trương, phù hợp và đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới, phù hợp với xu thế thời đại.

Thực thi một cấu trúc như vậy giúp cho tránh được những khuyết tật đã nêu trên, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, góp phần to lớn củng cố khối đại đoàn kết đân tộc, giải phóng sức sáng tạo của xã hội.

Nó cũng chính là biện pháp quan trọng nhất ngăn chặn nguy cơ suy thoái của đảng lãnh đạo, đảm bảo sự gắn bó của đảng với nhân dân.

Đó chính là những quan điểm cơ bản có tính nguyên tắc về đảng lãnh đạo trong chế độ dân chủ nhân dân.

Không trì hoãn đổi mới chính trị

2- Qua gần một phần tư thế kỷ thực hiện đường lối đổi mới, những quan điểm nói trên dần được bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện. Một số nội dung đã được thực hiện một phần, tạo ra chuyển biến tích cực nhất định trong đời sống chính trị đất nước, góp phần vào thành tựu chung, được nhân dân thừa nhận và ủng hộ.

Tuy nhiên, xét tổng quát, việc cụ thể hóa, thực hiện các quan điểm nói trên còn chậm; trên nhiều phương diện còn bị chi phối bởi tư duy và cách làm cũ.

Chưa làm rõ nội hàm cụ thể của quan điểm đảng lãnh đạo là bộ phận của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, nên chưa luật hóa, chưa hình thành chuẩn mực luật pháp để thực hiện và kiểm tra việc thực hiện quan điểm này trong thực tế. Nhiều việc tổ chức đảng còn làm thay các cơ quan nhà nước, ra các quyết định từ bên ngoài, từ trên, đưa các cơ quan nhà nước rơi vào vị trí bị động chấp hành quyết định đó.

Chưa có thể chế thực hiện việc nhân dân giám sát Đảng. Quyền làm chủ, quyền dân chủ, tự do của nhân dân còn nhiều hạn chế, chưa được đảm bảo. Các phương tiện thông tin đại chúng chưa làm được chức năng diễn đàn, là nơi nhân dân bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, yêu cầu, phê bình, chất vấn… Sự xuất hiện các loại chủ đề “nhạy cảm”gần đây - nhiều khi quá rộng, có phần tùy tiện - thực chất là khoanh vùng cấm đối với sự tham gia giám sát của nhân dân và dư luận xã hội.

Sinh hoạt trong Đảng, nhất là tự do tư tưởng, đảm bảo quyền của đảng viên thảo luận dân chủ về đường lối, chính sách; phê bình, chất vấn tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; bảo lưu ý kiến… hầu như chưa có chuyển biến. Đại hội đảng các cấp vẫn chưa làm được vai trò cơ quan lãnh đạo, hoạt động hình thức, không ít trường hợp quá lệ thuộc vào cấp ủy.

Công tác cán bộ chậm đổi mới, nhất là chậm đổi mới bầu cử, nhân tố quan trọng bậc nhất đảm bảo quyền dân chủ. Tiếng nói quyết định trong việc lựa chọn người lãnh đạo chưa thuộc về những người đi bầu - một yêu cầu cơ bản của bầu cử dân chủ - mà vẫn chủ yếu thuộc về cấp trên - một việc dễ dẫn đến tập trung quan liêu.

Bộ máy ngày càng phình to, chấp lượng và hiệu quả hoạt động giảm sút. Tệ quan liêu, tham nhũng không giảm mà diễn biến phức tạp, nghiêm trọng hơn. Ngày càng hiển hiện nguy cơ hình thành bộ phận đặc quyền, đặc lợi, câu kết với nhau, thâu tóm quyền lực, chi phối các hoạt động lãnh đạo, quản lý, chiếm đoạt của cải xã hội.

3- Vì sao các quan điểm về đổi mới trên lĩnh vực chính trị đã được đề ra, nhưng chậm được thực hiện? Có thể điểm ra một số nguyên nhân như:

Một là, về nhận thức. Chưa thực sự thấy tính tất yếu và cấp bách của yêu cầu từ bỏ mô hình cũ, thực hiện những quan điểm đổi mới đã đề ra. Tuy phải thừa nhận những đổi mới cơ bản trên lĩnh vực kinh tế, nhưng nhiều người không thực tâm tán thành đổi mới trên lĩnh vực chính trị, muốn duy trì thể chế chính trị cũ, do tình thế bắt buộc thì chỉ chịu “lùi từng bước” hoặc chỉ chấp nhận thay đổi kiểu “bình mới rượu cũ”, sẵn sàng quay lại thực hiện thể chế cũ nếu có điều kiện.

Với họ, giữ vững “ổn định chính trị” gần như là duy trì hệ thống chính trị cũ, chứ không phải là chủ động tạo ra các điều kiện phù hợp cho công cuộc đổi mới phát triển thuận lợi, tránh được những xung động xã hội gay gắt. Họ không chịu thừa nhận rằng, sự phát triển đã đến giai đoạn không thể giữ vững ổn định chính trị nếu không thực sự đổi mới trên lĩnh vực chính trị.

Họ giải thích sự biến thái của đảng lãnh đạo trong mô hình cũ của CNXH bằng những nguyên nhân như sai lầm cá nhân, khuyết điểm trong việc lựa chọn cán bộ…Từ đó, họ đề cao quá mức các biện pháp giáo dục chính trị, nâng cao đạo đức cá nhân, nhưng lại phản đối mọi biện pháp mở rộng và thực hành dân chủ rộng rãi trong công tác cán bộ, nhất là dân chủ bầu cử.

Hai là, về bản lĩnh, kiến thức. Đổi mới trên lĩnh vực chính trị là việc rất khó khăn, mỗi sai lầm đều có thể gây tổn thất lớn, rất cần thiết sự thận trọng cao nhất. Nhưng là việc không thể trì hoãn, không làm thì không thể tránh khỏi tổn thất lớn nhất. Đề ra được các quan điểm mới là việc khó, nhưng thực hiện đúng các quan điểm đề ra khó hơn nhiều, đòi hỏi bản lĩnh và năng lực cao của lãnh đạo.

Nếu thiếu bản lĩnh, thiếu kiến thức, sợ trách nhiệm thì không thể nhìn ra và nắm bắt những tiền đề khách quan đã hình thành, nhưng hướng đi mà “cuộc sống đã gợi ý” cho hành động. Trái lại, họ bị nhiều nỗi sợ ám ảnh. Sợ mở rộng dân chủ thì “tuột tay”; sợ các “thế lực chống đối” lợi dụng; sợ nhân dân chưa sẵn sàng, đảng viên chưa “trưởng thành” đủ mức để sử dụng đúng đắn quyền dân chủ; sợ bị “tấn công” ngay từ nội bộ, bị chụp mũ là dao động, là mất phương hướng, là chịu ảnh hưởng của “các thế lực thù địch”; sợ đổ vỡ... Không thể bỏ qua hoặc xem thường những yếu tố đó, nhưng cũng không thổi phồng quá mức để tự hù dọa mình và người khác, không dám hành động vì thiếu lòng tin vào sức mạnh của nhân dân, của đông đảo đảng viên, của lương tri lành mạnh.

Ba là, muốn duy trì đặc quyền, đặc lợi. Về nguyên tắc, Đảng không có đặc quyền, đặc lợi. Điều này cũng đúng trên thực tế đối với đa số đảng viên, những người đã chiến đấu, lao động, sống như mọi công dân khác, không dành cho mình một ưu tiên, ưu đãi nào.

Nhưng trong Đảng còn có một bộ phận khác. Họ lợi dụng chức quyền, tham nhũng, làm giàu cho bản thân và những người cùng phe cánh. Họ rất muốn duy trì tình trạng yếu kém, sơ hở trong lãnh đạo, quản trị để tiếp tục trục lợi. Họ càng muốn giữ mô hình chính trị như cũ để thao túng, tiếp tục giữ quyền lực, che giấu bản chất thật của mình. Họ là thế lực lớn nhất cản trở đổi mới, trước khi để rơi mặt nạ, lộ nguyên hình phản bội khi xã hội rơi vào khủng hoảng.

Đổi mới thể chế bầu cử

4- Thực hiện những quan điểm đã được đề ra về đảng lãnh đạo là vấn đề trọng tâm đổi mới về chínhthành hiện thực trong đời sống chính trị của đất nước. Nếu không làm việc này thì không thể tính tới bất cứ sự đổi mới về chính trị nghiêm túc nào.

Trong 5, 10 năm tới, cần thực hiện xong về cơ bản những quan điểm, chủ trương lớn đó gắn với cải cách Hiến pháp và thể chế chính trị.

Cùng với cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, cần ra đời bản Hiến pháp mới, bộ luật mới về tổ chức và hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, về đảng lãnh đạo và về các tổ chức quần chúng. Hiến pháp và luật pháp phải được thực thi nghiêm chỉnh và bình đẳng đối với mọi chủ thể, mọi tổ chức và cá nhân, theo đúng nguyên tắc nhà nước pháp quyền.

Đây là việc khó, nhưng nếu không làm, thì không thể nói đến nhà nước pháp quyền, nói đến việc đảng lãnh đạo hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Những việc trên chỉ có thể thực hiện được nếu đồng thời thực hiện đổi mới công tác cán bộ.

Nhiều việc trong lĩnh vực này còn vẫn làm lối cũ, kìm hãm sự ra đời và phát huy tác dụng của các thể chế gắn với mô hình mới.

Việc đầu tiên cần quan tâm là đổi mới thể chế bầu cử.

Bầu cử dân chủ vốn được xem là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của chế độ dân chủ. Ở nước ta, nó là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là phương thức có hiệu lực để nhân dân giám sát đảng. Cần sớm đổi mới chế độ bầu cử theo hướng đảm bảo thực sự dân chủ; bãi bỏ các quy định và việc làm hạn chế ứng cử, đề cử, bầu cử; thừa nhận quyền ứng cử ngoài danh sách Mặt trận giới thiệu; thực hiện quyền tranh cử, quyền tự chọn khu vực ứng cử; tiến tới chế độ mỗi khu vực bầu một đại biểu…

Thực hiện bầu cử dân chủ trong Đảng theo đúng tinh thần và lời văn của Điều lệ; đổi mới quy chế đại hội đảng và quy chế bầu cử, tiến tới bãi bỏ mọi quy định hạn chế quyền bầu cử, thực hiện quyền tranh cử công khai, đảm bảo cho đại hội đảng thực sự là cơ quan lãnh đạo, có đủ thẩm quyền và năng lực chủ động quyết định việc bầu ra các cơ quan và chức danh lãnh đạo.

Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.


Đảng không chỉ lãnh đạo công tác cán bộ, trong phạm vi khu vực công, mà cả trong các khu vực ngoài công, trong các lĩnh vực hoạt động. Dù trong khu vực nào, cán bộ đều có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự dịch chuyển cán bộ giữa các khu vực công và ngoài công cần được khuyến khích, tạo điều kiện, cần xem là một yếu tố quan trọng tăng cường chất lượng cán bộ.


Công tác cán bộ cần theo đúng quan điểm đề ra trong Cương lĩnh “Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị”.

Đảng lãnh đạo, không làm chức năng quản lý nhà nước, kể cả trong lĩnh vực cán bộ. Tổ chức đảng không thay các cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân quản lý đội ngũ cán bộ của họ.

Vì vậy, cần sớm bãi bỏ những quy định không còn phù hợp với quan điểm cơ bản của Đảng, không phù hợp với tính chất nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đồng thời thông qua việc tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn, ban hành những quy định, quy chế mới về công tác cán bộ.

Bùi Đức Lại

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Cương lĩnh phải vì lợi ích chính đáng của dân tộc

Cập nhật lúc 05:52, Thứ Hai, 20/09/2010 (GMT+7)
,
- Trong khi các lợi ích dân tộc nổi lên mạnh mẽ, “luật chơi” do kẻ mạnh chi phối, thì những nước như Việt Nam phải chọn cách đi phù hợp, phải có một cương lĩnh tạo ra sự mềm dẻo cao nhất vì lợi ích chính đáng của dân tộc mình.



LTS: Trong các dự thảo văn kiện được công bố để lấy ý kiến nhân dân, dự thảo Cương lĩnh bổ sung sửa đổi Cương lĩnh 1991 được xem là văn kiện quan trọng nhất, bởi Cương lĩnh là tuyên ngôn chính trị của Đảng, xác lập con đường xây dựng, lãnh đạo đất nước trong 10 năm tới.

Trong bài viết mới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 phải phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tạo động lực mạnh để đưa đất nước đi lên.

Ông Bùi Đức Lại, từng công tác nhiều năm tại Ban Tổ chức Trung Ương Đảng đã gửi tới VietNamNet loạt bài góp ý cho dự thảo Cương lĩnh. Góc nhìn của một đảng viên kỳ cựu, một chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực tổ chức, nhân sự của Đảng, có thể có nhiều chỗ cần phải tranh luận, bàn thảo thêm để làm sáng tỏ vấn đề. Nhưng như ông Bùi Đức Lại đã nhấn mạnh, với tư cách một đảng viên gắn bó sâu sắc với Đảng, ông cũng mạnh dạn đưa ra, như một sự xới xáo vấn đề một cách nghiêm túc và xây dựng, trên tinh thần tôn trọng những ý kiến khác biệt mà người đứng đầu Đảng luôn kêu gọi.

VietNamNet giới thiệu bài viết của ông Bùi Đức Lại. Mời bạn đọc cùng tranh luận.

Trong Dự thảo sửa đổi và bổ sung cương lĩnh, phần “bối cảnh quốc tế” có khối lượng lớn (trên dưới 800 chữ), chiếm một nửa toàn bộ chương II “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” là chương then chốt nhất, làm cơ sở cho toàn bộ cương lĩnh. Thực chất, nó không còn đơn thuần nói về “bối cảnh”, mà chủ yếu là trình bày quan điểm về thời đại, được xem như một trong hai căn cứ quan trọng nhất cho việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Để phục vụ cho yêu cầu đó, dự thảo điểm qua nhiều vấn đề hiện tình thế giới, về các lực lượng, các mâu thuẫn, các mối quan hệ quốc tế, các xu thế phát triển, về thất bại của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu, về tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản… Sau khi nhận định rằng chủ nghĩa tư bản không thể thoát ra khỏi những mâu thuẫn cơ bản sẽ quyết định vận mệnh của nó; dự thảo khẳng định: “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”.


Đại biểu dự đại hội đảng bộ huyện Từ Liêm, Hà Nội nghiên cứu kỹ báo cáo chính trị, trong đó 6 trang nêu những thành tựu nổi bật, 1 trang dành cho khuyết điểm, yếu kém. Ảnh: LAD


Nghiên cứu kỹ nội dung và phong cách tổng quát của sự trình bày như vậy, có thể nhận định rằng, đây thực chất là cách diễn đạt mềm mại hơn, dễ chấp nhận hơn một quan điểm chính thống nêu ra từ nửa thế kỷ trước. Theo quan điểm đó, thời đại chúng ta đang sống bắt đầu từ Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại (tên chính thức dùng khi đó) là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi toàn thế giới. Chính vì vậy, đi kèm với dự thảo, một số người có trách nhiệm đã công bố rộng rãi những bài viết, gần như hoàn toàn lặp lại quan điểm nói trên cả về tinh thần lẫn lời văn.

Khẳng định nói trên trở thành luận cứ quan trọng nhất để định ra cương lĩnh quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, với một lô gích khá đơn giản: Nếu xu thế của thời đại là đi lên chủ nghĩa xã hội thì việc lái con thuyền Việt Nam theo hướng đó là một quyết định có tính đương nhiên, không thể bàn cãi.

Vì vậy, vấn đề này rất đáng được quan tâm nghiên cứu, thảo luận kỹ.

Không đánh tráo vấn đề

1- Luận điểm về thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới bắt đầu từ Cách mạng Tháng Mười đã bị sự phát triển thực tiễn phủ định.

Đây là luận điểm do Liên Xô đề xướng và được các đảng cộng sản và công nhân quốc tế thống nhất chấp nhận trong hai hội nghị năm 1958 và 1960 ở Matxcơva. Vào thời điểm luận điểm này ra đời, có nhiều dữ kiện dường như có thể bảo chứng cho một quan điểm như vậy: hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hình thành và phát triển, Liên Xô tưởng rằng sắp bước vào giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản và tin rằng sẽ sớm vượt Mỹ; đảng cộng sản ở các nước tư bản phát triển mạnh, có lực lượng khá hùng hậu, có vị thế chính trị quan trọng; phong trào giải phóng dân tộc nổi lên mạnh mẽ khắp nơi đã cuốn phăng chủ nghĩa thực dân cũ; nhiều dân tộc mới được giải phóng muốn chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa đế quốc bị sụp từng mảng lớn, bị động đối phó, tưởng như sẽ rơi vào khủng hoảng và sụp đổ trong tương lai gần.

Trong điều kiện đó, luận điểm này đã được thừa nhận rộng rãi, trở thành cương lĩnh hành động của cả phong trào và xuất phát điểm trong chương trình chính trị của các đảng cộng sản. Nó thể hiện sự chủ quan say men chiến thắng nhiều hơn là một cái nhìn tỉnh táo, phản ánh đúng bản chất sự vật. Thực tiễn phát triển từ nửa thế kỷ nay là sự phủ nhận luận điểm đó một cách khách quan, rõ ràng nhất.

Chủ nghĩa xã hội kiểu cũ - như hình thức nó đã tồn tại - đã không được lịch sử chấp nhận, đã sụp đổ vì chính những mâu thuẫn phát sinh ngay trong lòng nó.

Một chủ nghĩa xã hội kiểu khác, có khả năng thay thế, đang là đối tượng tìm tòi của một bộ phận loài người vẫn chưa hình thành cả về lý luận lẫn thực tiễn.

2- Không thể đánh tráo hai vấn đề: Sự không “trường tồn” của chủ nghĩa tư bản và “loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”.

Chủ nghĩa tư bản, cũng như mọi chế độ xã hội khác loài người đã đi qua, không thể “trường tồn”. Có thể xem điều này như một tất yếu lịch sử. Nhưng vào thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, chưa xuất hiện những tiền đề để loài người trực tiếp bước vào một giai đoạn phát triển khác. Chủ nghĩa đế quốc - như hình thức đã tồn tại - không phải là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản như người ta quan niệm. Hiện thời, trong nhiều nước tư bản đang nẩy sinh những nhân tố mới hoàn toàn chưa xuất hiện vào thời Mác và Lê nin, chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ. Những yếu tố đó sẽ tác động đến sự tiến hóa của chủ nghĩa tư bản như thế nào là vấn đề còn để ngỏ.
Mời bạn đọc gửi góp ý cho các dự thảo văn kiện của Đảng về địa chỉ banchinhtri@vietnamnet.vn

Trong khi chưa thể có câu trả lời rõ ràng cái gì sẽ kế tiếp chủ nghĩa tư bản và kế tiếp như thế nào thì có một điều chắc chắn, đã được thực tế chứng minh: Cái kế tiếp không phải là chủ nghĩa xã hội - như hình thức đã tồn tại ở Liên Xô.

Có thể nêu ra những mâu thuẫn cơ bản dẫn đến khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, xem đó như những nhân tố khiến nó không thể trường tồn. Nhưng chính chủ nghĩa xã hội kiểu cũ từng được thực thi trong một phần ba nhân loại, với chế độ công hữu tư liệu sản xuất mà Mác, Lê nin đề nghị , đã không thể xóa bỏ được những áp bức, bóc lột, bất công, mâu thuẫn, khủng hoảng… đó, thậm chí còn đẩy nó đến tình trạng gay gắt, quyết liệt hơn, làm cho nó bị sụp đổ sớm hơn chủ nghĩa tư bản. Nước ta và các nước “định hướng xã hội chủ nghĩa” cải cách cũng đang phải vật lộn với những vấn đề tương tự. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, đặc điểm quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội theo lý luận Mác - Lênin, chưa phải là lối ra hiện thực của loài người trong điều kiện phát triển ngày nay, khi con người xã hội chưa trưởng thành đủ mức để vận hành có hiệu quả chế độ như vậy.

Chính vì thế, từ luận điểm về sự không trường tồn của chủ nghĩa tư bản không thể đơn giản dẫn tới luận điểm “loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” như một hệ quả. Làm như vậy là đánh tráo vấn đề.

Nhận thức về thời đại

3- Không thể xem “xu thế thời đại” là nhân tố quyết định cương lĩnh chính trị của một đất nước.

Thế giới phụ thuộc lẫn nhau, Việt Nam tồn tại trong thế giới, nên khi xem xét giải quyết các vấn đề của Việt Nam không thể không xem xét “bối cảnh”.

Nhưng trong từng giai đoạn lịch sử, mỗi dân tộc lại phải giải quyết những vấn đề cụ thể của mình, đó là đối tượng, là căn cứ định ra cương lĩnh của dân tộc đó. Cương lĩnh của Việt Nam phải xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của Việt Nam. Phỏng đoán xu hướng thời đại rồi lái đất nước đi theo chiều hướng đó, như một kiểu “đi tắt đón đầu” là một ảo tưởng tai hại và nguy hiểm. Nếu ở đâu đó trong thế giới ngày nay, đang xuất hiện những mầm mống của một chế độ tương lai sẽ thay thế cho chủ nghĩa tư bản, thì cũng không nên, không thể “cấy” nó vào Việt Nam, với hy vọng thúc đẩy một sự phát triển nhanh hơn theo hướng đó. Làm như vậy, sẽ tự mình đi vào ngõ cụt.

Việt Nam là nước chậm phát triển, không phải là trung tâm văn minh nhân loại, rất ít có khả năng tiên phong tìm ra mô hình mới cho nhân loại tương lai sau chủ nghĩa tư bản (trong khi đa số các dân tộc khác, phát triển trước chúng ta nhiều thế kỷ, đang nằm ở vị trí hàng đầu và trung tâm của sự phát triển chưa tự đặt ra cho mình một nhiệm vụ trực tiếp như vậy). Chúng ta cần, phải và chỉ có thể giải quyết vấn đề của mình, đặt nó trong các mối quan hệ hiện thực của thế giới đương đại. Hồ Chí Minh đã làm như thế khi đưa ra Chính cương vắn tắt, khi đặt nền móng cho một nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau Cách mạng Tháng Tám.

4- Xu thế thời đại không phải là định mệnh, nó do con người tạo ra, bị tác động mạnh mẽ bởi các thế lực nắm quyền chi phối trong mỗi giai đoạn lịch sử.

Xu thế thời đại có tính khách quan, nhưng do hoạt động chủ quan của con người tác thành.

Bài toán về chính trị của mỗi dân tộc trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể (có khi kéo dài hàng thế kỷ) không phải là “xăm xăm” đi theo một xu thế mà mình tin là tìm ra và theo đuổi; trái lại, luôn luôn phải thấy rõ những lực lượng nào trong nước và quốc tế đã sẵn sàng hậu thuẫn cho xu thế đó, những lực lượng nào chống đối lại; những thế lực nào đang nắm vị chi phối sự phát triển trên bàn cờ chung.

Các thế lực lớn đang nắm quyền chi phối trong thế giới hiện thời, có lợi ích, mục tiêu và toan tính khác nhau, có cách nhìn về thời đại khác nhau và cũng không giống với Việt Nam. Đối với nước lớn này, thời đại là giữ vững vị trí siêu cường số 1, hướng dẫn sự phát triển của toàn thế giới. Đối với nước lớn khác, thời đại là trỗi dậy phục hưng, giành lấy địa vị bá chủ trong nửa sau của thế kỷ 21.

Thực tế đã chứng minh rằng sự tương đồng nhất thời về chế độ chính trị không có ý nghĩa trong việc hình thành đồng minh, lựa chọn đối tượng, đối tác. Trong khi các lợi ích dân tộc nổi lên mạnh mẽ, “luật chơi” do kẻ mạnh chi phối, thì những nước như Việt Nam phải chọn cách đi phù hợp, phải có một cương lĩnh tạo ra sự mềm dẻo cao nhất vì lợi ích chính đáng của dân tộc mình, cái “bất biến” duy nhất, không thể nhượng bộ.

3- Một số kiến nghị.

- Chúng ta không có nhiều điều kiện để chủ động đưa ra ý kiến đánh giá độc lập về thời đại và khuynh hướng phát triển của nó, lại càng có ít công cụ để tác động đến sự phát triển đó. Những ý kiến nêu ra về thời đại trong dự thảo phần lớn là tiếp thu và diễn dịch lại ý kiến của người khác, đều mang dấu ấn lợi ích và vị thế riêng của họ. Vì thế cần đặc biệt thận trọng khi “rút ra kết luận” về thời đại.

- Luận điểm “loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” chỉ nên xem là một phán đoán để ngỏ, đúng như thực chất của nó. Phán đoán này vốn không có ý nghĩa chính trị thiết thực (không đề cập gì về thời gian, không gian, thời điểm, các lực lượng tác động, các phương thức), vì vậy, càng không thể được coi là luận điểm xuất phát để xây dựng cương lĩnh chính trị. Tốt nhất là đưa khỏi dự thảo cương lĩnh một phán đoán chưa đủ cơ sở lý luận và căn cứ thực tiễn như vậy để tránh lầm lẫn trong nhận thức.

- Đưa ra cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam là phù hợp với yêu cầu khách quan và khả năng hiện thực của đất nước, phù hợp với xu thế phổ biến trong thời đại ngày nay. Cương lĩnh đó nhất định sẽ tập hợp được lực lượng, tạo ra sức mạnh mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại hiện nay, trong một thế giới đầy biến động, khó lường, đan xen nhiều lợi ích và mâu thuẫn.

Bùi Đức Lại

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

Phát biểu nhân năm học mới của Obama, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng & Nông Đức Mạnh




Nguồn: Văn phòng Báo chí Nhà Trắng

Bài nói chuyện của Tổng thống Barack Obama tại Trường Thí điểm Julia R. Masterman, Philadelphia.

Chào Philadelphia!
Thật vui khi có mặt ở đây. Hôm nay là ngày đón chào tất cả các em cũng như tất cả học sinh Mỹ trở lại trường học – và tôi nghĩ rằng không nơi nào tốt hơn trường Masterman để làm việc này. Đây là một trong những trường xuất sắc nhất tại Philadelphia – là người đi đầu trong việc giúp học sinh thành công trong học tập. Và chỉ tuần trước, các em đã được tặng giải National Blue Ribbon School cho thành tích của mình. Đây là minh chứng cho mọi người ở đây – học sinh và phụ huynh, giáo viên và các vị lãnh đạo nhà trường. Và nó cũng là một ví dụ của sự ưu tú mà tôi muốn các cộng đồng trên toàn nước Mỹ nên nắm bắt.


Trong những tuần qua, Michelle và tôi đã giúp Sasha và Malia chuẩn bị cho việc nhập học. Và tôi đoan chắc rằng đa số các em cũng mang cảm giác như chúng. Các em hơi buồn khi chứng kiến mùa hạ đi qua, nhưng các em cũng phấn khởi về những hứa hẹn của một năm học mới. Những triển vọng của việc tạo ra tình bạn mới và củng cố tình bạn cũ; của việc tham gia một câu lạc bộ trong trường, của việc thử sức vào một môn thể thao. Những triển vọng của việc trở thành một học sinh tốt hơn, một con người tốt hơn, và làm cho gia đình mình hãnh diện.
Nhưng tôi cũng biết rằng một số các em cũng cảm thấy lo âu khi bắt đầu một năm học mới. Có thể là các em đang chuyển từ cấp một lên cấp hai, hoặc từ cấp hai lên cấp ba, và hồi hộp xem chúng sẽ ra sao. Có thể các em đang theo học một trường mới và không chắc rằng mình có thích nó hay không. Hoặc cũng có thể các em là một học sinh lớp mười hai đang lo lắng về quá trình đại học; về việc ghi danh vào trường nào và liệu mình có đủ khả năng để theo học hay không.
Và bên cạnh những lo lắng này, tôi biết rất nhiều em cũng đang cảm thấy sự căng thẳng của giai đoạn khó khăn hiện nay. Các em biết việc gì đang xảy ra qua những tin tức hằng ngày cũng như trong đời sống gia đình mình. Các em đọc tin về cuộc chiến tranh ở Afghanistan. Các em nghe nói về sự suy thoái mà chúng ta đang trải qua. Các em thấy được nó trên khuôn mặt cha mẹ mình cũng như cảm nhận nó qua giọng nói của họ.
Rất nhiều em đã phải cư xử già hơn tuổi của mình; trở nên cứng cáp hơn để giúp gia đình trong khi anh chị các em đang làm nhiệm vụ ở nước ngoài; để chăm sóc em nhỏ của mình khi mẹ phải đi làm thêm ca; để tự kiếm một công việc phụ khi cha mình bị thất nghiệp.
Thật là quá nhiều để đảm đương; nhiều hơn là các em cần phải đảm đương. Và nó có thể khiến các em đôi khi tự hỏi rằng tương lai của mình sẽ ra sao; liệu các em có thể thành công trong học tập hay không; liệu các em có nên hạ mục tiêu của mình thấp hơn tí và giảm bớt hoài bão của mình hay không.
Nhưng đây là điều khiến tôi đến Masterman để nói với các em: không ai quyết định số phận của các em ngoại trừ bản thân các em. Tương lai các em nằm trong tay chính mình. Cuộc đời các em là do các em định đoạt. Và không điều gì – tuyệt đối không điều gì – nằm ngoài tầm với của các em. Miễn là các em sẵn sàng có những ước mơ to lớn. Miễn là các em sẵn sàng chăm chỉ làm việc. Miễn là các em sẵn sàng chú tâm vào việc học của mình.
Phần cuối cùng thì tuyệt đối đặc biệt – bởi vì học vấn quan trọng hơn bao giờ hết. Tôi chắc chắn rằng sẽ có những lúc trong những tháng tới khi các em phải thức khuya để ôn bài thi, hoặc lê người ra khỏi giường trong một buổi sáng ướt mưa, và tự hỏi rằng nó có đáng không. Tôi sẽ trả lời các em rằng, không còn nghi ngờ gì cả. Không gì ảnh hưởng nhiều hơn đến thành công trong cuộc đời các em bằng học vấn.
Hơn thế nữa, những cơ hội được mở ra ra sao thì tuỳ thuộc vào việc các em tiến bộ bao xa trong học tập. Điều này có nghĩa là, các em càng tiến xa ở trường thì các em sẽ tiến xa trong cuộc sống. Và vào thời điểm mà những quốc gia khác đang tranh đua với chúng ta nhiều hơn bao giờ cả; khi học sinh trên toàn thế giới học tập chăm chỉ hơn bao giờ, và tiến bộ hơn bao giờ; sự thành công của các em trong học tập cũng sẽ giúp quyết định sự thành công của nước Mỹ trong thế kỷ 21.
Vì thế, các em có một trách nhiệm đối với bản thân mình, và nước Mỹ cũng có một trách nhiệm đối với các em, nhằm bảo đảm cho các em một nền giáo dục tốt nhất. Và cũng để bảo đảm các em có được một nền giáo dục từ đó sẽ giúp chúng ta cùng sánh vai làm việc với nhau.
Việc này sẽ yêu cầu mọi người trong chính quyền – từ Harrisburg đến Washington – thực hiện phần hành của mình để chuẩn bị cho các học sinh của chúng ta, tất cả các em, đạt được thành công trong lớp học, trong đại học và trong nghề nghiệp. Việc này sẽ yêu cầu một hiệu trưởng xuất sắc và những giáo viên xuất sắc như quí vị ở Masterman; những giáo viên nỗ lực hơn nhiều vì học sinh của mình. Và việc này cũng yêu cầu những phụ huynh quan tâm đến sự học của các em.
Đấy là những gì chúng tôi cần phải làm vì các em. Đó là trách nhiệm của chúng tôi. Đó là công việc của chúng tôi. Còn đây là công việc của các em. Đi học đúng giờ. Chú ý nghe giảng. Hoàn thành bài tập. Ôn bài trước khi thi. Tránh xa điều xấu. Những đức tính kỷ luật và tự giác – đức tính chăm chỉ – là tuyệt đối quan trọng cho thành công.
Tôi biết – vì tôi không luôn luôn đạt được điều này. Tôi không luôn là một học sinh xuất sắc khi còn trẻ; tôi cũng có những lỗi lầm của riêng mình. Đến nay tôi vẫn còn nhớ cuộc trò chuyện với mẹ tôi khi tôi còn học cấp ba, khi tôi bằng tuổi một số em ở đây hôm nay. Nó liên quan đến việc điểm học của tôi bị tụt xuống, về việc tôi vẫn chưa nạp đơn xin vào đại học, về việc tôi đã có những thái độ, theo lời của bà, “thư thả” đối với tương lai của mình. Đấy là cuộc trò chuyện mà tôi nghĩ rằng cũng khá quen thuộc đối với một số học sinh và phụ huynh có mặt hôm nay.
Tôi nghĩ rằng thái độ của tôi thì cũng như thái độ của bất kỳ một thiếu niên nào trong một cuộc đối thoại như thế. Tôi định nói rằng tôi không cần phải nghe những lời này. Nhưng khi tôi vừa bắt đầu mở miệng thì bà cắt ngang ngay. Con không thể cứ ngồi không mãi và đợi chờ vận may giúp mình, bà nói. Bà nói rằng tôi có thể vào học được bất kỳ trường nào trong cả nước nếu tôi chịu nỗ lực thêm một tí. Rồi bà nhìn tôi một cách nghiêm khắc và nói thêm, “Còn nhớ nó như thế nào không? Sự nỗ lực?”
Thật choáng váng khi nghe mẹ tôi nói thế. Nhưng cuối cùng thì những lời nói của bà cũng đã có ảnh hưởng theo ý của bà. Tôi học hành đàng hoàng hơn. Tôi đã tạo một nỗ lực. Và tôi bắt đầu thấy điểm – và tương lai của mình – tiến bộ hơn. Và tôi biết rằng nếu sự chăm chỉ đã giúp tôi thay đổi được mình, thì nó cũng có thể thay đổi được các em.
Tôi biết một số các em hoài nghi về việc này. Các em có thể cho rằng một số người vốn có năng khiếu hơn về mặt nào đấy. Đúng là mỗi chúng ta đều có một năng khiếu riêng cần phải khám phá và nuôi dưỡng. Nhưng dù các em không phải là người xuất sắc nhất về mặt nào đấy trong hiện tại, điều này không có nghĩa là các em không thể đạt được nó trong tương lai. Ngay cả khi các em không nghĩ mình là dạng người của toán hay khoa học – các em vẫn có thể tiến bộ trong các môn này nếu các em sẵn sàng nỗ lực. Và từ đó các em có thể phát hiện ra những năng khiếu riêng mà mình chưa bao giờ biết đến.
Các em thấy đấy, tiến bộ ở trường học hoặc trong đời sống không bắt buộc phải là phải thông minh hơn những người khác. Đừng tránh né những thử thách mới – hãy tìm đến chúng, bước ra khỏi môi trường quen thuộc của mình, và đừng e ngại khi nhờ giúp đỡ; thầy cô giáo và cha mẹ luôn có mặt để hướng dẫn các em. Đừng chán nản hoặc bỏ cuộc nếu các em không thành công trong lĩnh vực nào đấy – hãy tiếp tục và học hỏi từ những sai lầm. Đừng cảm thấy bị đe doạ nếu bạn bè mình tiến bộ; hãy tự hào về họ, và xem thử mình có thể học được bài học gì từ họ và họ đã làm điều gì đúng.
Đây là văn hoá xuất sắc mà chúng ta đang khuyến khích ở Masterman; và đó là sự xuất sắc mà chúng ta cần khuyến khích trên tất cả các trường học ở Mỹ. Đấy là vì sao hôm nay, tôi công bố cuộc Thi tài Tốt nghiệp lần thứ hai. Nếu trường quí vị thắng cuộc, nếu quí vị chứng tỏ rằng các giáo viên, học sinh và phụ huynh đã cùng nhau làm việc ra sao để chuẩn bị cho con cái quí vị vào đại học cũng như hướng nghiệp, nếu quí vị chứng tỏ mình đã đóng góp cho cộng đồng và đất nước ra sao – tôi sẽ đích thân chúc mừng bằng cách đến nói chuyện vào buổi lễ tốt nghiệp cuối năm của trường.
Nhưng sự thật là giáo dục thì còn hơn cả việc vào được trường đại học tốt hoặc tìm được công việc tốt sau khi ra trường. Nó còn là tạo cơ hội để mỗi chúng ta thực hiện lời hứa của mình; để trở thành một phiên bản tốt nhất của bản thân mà chúng ta có thể có được. Và một phần của điều này bao gồm việc đối xử với mọi người giống như chúng ta muốn được đối xử – với lòng bao dung và tôn trọng.
Tôi biết điều này không luôn xảy ra. Đặc biệt là trong môi trường cấp hai và cấp ba. Trở thành một thiếu niên không phải là điều dễ dàng. Đây là quãng thời gian chúng ta phải vật lộn với nhiều thứ. Khi tôi ở vào tuổi các em, tôi đã phải vật lộn với những vấn đề như tôi là ai; về việc là con trai của một người mẹ da trắng và người bố da đen thì như thế nào, và không có hình ảnh người cha trong đời mình ra sao. Một số các em có thể hiện đang tìm cách trả lời những câu hỏi của chính mình, và nhận ra điều gì làm mình khác biệt.
Và tôi cũng biết rằng việc tìm những câu trả lời trên còn khó khăn hơn nữa khi các em bị những kẻ khác trong lớp bắt nạt hoặc chòng ghẹo; làm các em cảm thấy xấu hổ về bản thân. Ở một số nơi, vấn đề này đang trở nên nghiêm trọng hơn. Có những khu vực trong thành phố quê hương của tôi là Chicago, nơi trẻ em có thể xâm hại lẫn nhau. Điều này cũng đã xảy ra ở Philly.
Vì thế điều tôi muốn nói với các em hôm nay – những gì tôi muốn các em rút tỉa được từ phát biểu của tôi – là cuộc sống thì rất quí giá, và một phần của cái đẹp này nằm trong sự đa dạng. Chúng ta không nên xấu hổ vì những gì làm chúng ta khác biệt. Chúng ta nên tự hào về chúng. Bởi vì những gì làm chúng ta khác biệt cũng là những thứ tạo ra bản chất chúng ta. Sức mạnh và tính chất của quốc gia này luôn luôn bắt nguồn từ khả năng chúng ta nhận diện được mình trong những người khác, cho dù chúng ta là ai, hoặc chúng ta đến từ đâu, chúng ta giống ai, hoặc những ưu khuyết điểm nào chúng ta đang có.
Tôi nhớ đến điều này hôm tôi đọc bức thư của Tamerria Robinson, một cô bé 11 tuổi ở Georgia. Cô bé nói với tôi rằng cô làm việc chăm chỉ ra sao, và những hoạt động phục vụ cộng đồng mà cô cùng làm với anh trai mình. Và cô bé viết rằng, “Tôi cố gắng đạt được ước mơ của mình và giúp những người khác cũng đạt được như thế.” “Thế giới,” cô bé viết, “nên hoạt động như thế.”
Tôi đồng ý với Tamerria. Thế giới nên hoạt động như thế. Đúng, chúng ta cần làm việc chăm chỉ. Đúng, chúng ta cần phải có trách nhiệm với sự học của mình. Đúng, chúng ta cần có trách nhiệm với cuộc đời mình. Nhưng điều làm chúng ta là chính mình là ở nơi đây, trên đất nước này, chúng ta không chỉ vươn tới những giấc mơ của riêng mình, chúng ta còn giúp những người khác làm việc tương tự. Đây là đất nước đã cho con cái của mình một cơ hội công bình. Một cơ hội để họ vận dụng hết cuộc sống của mình. Một cơ hội để thực hiện tiềm năng trời cho của mình.
Và tôi tuyệt đối tin tưởng rằng các học sinh của chúng ta – ở Masterman và trên toàn quốc – tiếp tục thực hiện phần việc của mình; nếu các em tiếp tục chăm chỉ và chú trọng vào việc học; nếu các em tiếp tục chiến đấu cho ước mơ của mình và nếu tất cả chúng tôi đều giúp các em đạt được chúng; thì không những các em đã thành công trong năm học này cũng như cho toàn bộ cuộc đời mình, mà nước Mỹ cũng sẽ thành công trong thế kỷ 21. Cám ơn, Thượng đế ban phúc cho bạn và xin Thượng đế ban phúc cho nước Mỹ.
Thư Chủ tịch Nguyễn Minh Triết gửi các thày giáo, cô giáo, cán bộ viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên cả nước nhân dịp khai giảng năm học mới 2010-2011 Nguồn: Dân Trí
Nhân ngày khai giảng năm học mới và ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công nhân viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Năm học 2009-2010, toàn ngành Giáo dục đã có nhiều cố gắng đạt được những thành tựu quan trọng. Hệ thống, quy mô, mạng lưới giáo dục đào tạo tiếp tục được mở rộng. Chất lượng và hiệu quả giáo dục đã có tiến bộ. Việc giáo dục đạo đức, pháp luật, lý tưởng và ý chí để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh, sinh viên được chú trọng. Chương trình kiên cố hóa trường lớp và hạ tầng công nghệ thông tin được quan tâm đầu tư. Sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục, tất cả các tỉnh, thành phố đều đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và cơ bản phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn trình độ đào tạo ở các cấp học đều tăng. Nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã huy động được các lực lượng xã hội cùng chung tay thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh… Tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực và những thành tựu của ngành giáo dục, đặc biệt là các tập thể, cá nhân đi đầu trong các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành, các nhà giáo đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
Năm học mới 2010-2011, đây là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ngành Giáo dục và Đào tạo phải quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục với những giải pháp mạnh mẽ. Toàn ngành cần tập trung nguồn lực để triển khai các đề án phát triển giáo dục đã được Chính phủ phê duyệt, quan tâm hơn nữa đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào còn nhiều khó khăn…
Các em học sinh, sinh viên yêu quý!
Vừa qua, chúng ta vô cùng tự hào đón tin vui, Giáo sư Ngô Bảo Châu, người Việt Nam đầu tiên được vinh danh và nhận giải thưởng Fields, giải thưởng cao quý nhất dành cho những nhà toán học đạt thành tựu kiệt xuất trên thế giới. Tôi mong các em học sinh, sinh viên hãy noi theo các tấm gương học giỏi, rèn luyện tốt, đặc biệt là của Giáo sư Ngô Bảo Châu, vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học, góp phần phụng sự đất nước và làm rạng danh dân tộc Việt Nam.
Tôi đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội và toàn thể nhân dân tiếp tục quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người”, tạo điều kiện tốt hơn, đầy đủ hơn cho việc học tập, rèn luyện và phấn đấu của con em chúng ta.
Chúc các thày, cô giáo, cán bộ, công nhân viên chức ngành giáo dục và toàn thể các em học sinh, sinh viên đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong học mới.
Thân ái!
Nguyễn Minh Triết

Bài tường thuật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Lễ khai giảng trường THPT Châu Văn Liêm Nguồn: VOV News

Sáng 6/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và dự Lễ khai giảng năm học mới 2010 – 2011 tại trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm, thành phố Cần Thơ.
Phát biểu tại Lễ khai giảng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng về bảng vàng thành tích mà các thế hệ thầy và trò Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm đạt được. Năm học 2009 – 2010 vừa qua, tuy cũng còn không ít khó khăn, nhưng thầy và trò nhà Trường tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, thi đua dạy tốt học tốt, đạt được kết quả khá toàn diện. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 99,5%, trong đó có 79 học sinh giỏi cấp thành phố và 3 cấp quốc gia; nhiều cán bộ, giáo viên được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, tặng “Giải thưởng Võ Trường Toản”, giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp thành phố. Đây là trường trung học phổ thông duy nhất của thành phố Cần Thơ đạt chuẩn quốc gia.
Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng nhiệt liệt biểu dương những thành tích của ngành Giáo dục và Đào tạo cả nước, cũng như của thành phố Cần Thơ, đặc biệt là thành tích xuất sắc của thầy và trò trường Châu Văn Liêm trong những năm qua.
Thủ tướng nêu rõ, năm học 2010-2011 đã bắt đầu, đây là năm học có ý nghĩa đặc biệt, năm đầu tiên cả nước thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-2015) và chiến lược 10 năm (2011-2020) về phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; trong đó phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế được xác định là một đột phá chiến lược.
Để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, Thủ tướng mong muốn, ngành Giáo dục-Đào tạo cả nước nói chung và thành phố Cần Thơ phải quán triệt sâu sắc các chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước, quan tâm công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng một xã hội học tập; tiếp tục triển khai thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua để thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm của ngành được nêu trong Chỉ thị số 3399 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm cũng như các trường trên địa bàn thành phố Cần Thơ và trong cả nước cần xây dựng tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.
Mỗi thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục đều hết lòng vì thế hệ trẻ, phát huy tính sáng tạo trong công việc, tận tâm, tận tụy vì học sinh thân yêu, xứng đáng là nhà giáo mẫu mực, đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, thực sự là tấm gương để học sinh noi theo.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm tốt công tác giáo dục toàn diện cho học sinh; phối hợp thật tốt việc dạy văn hóa với giáo dục đạo đức, pháp luật, lý tưởng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Quan tâm rèn luyện kỹ năng tự học, tính tự lập, chủ động sáng tạo, phát triển tư duy, tích cực phấn đấu để học sinh đạt được kết quả học tập cao nhất.
Đồng thời đổi mới công tác quản lý tài chính, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa trong giáo dục, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt công tác dạy và học theo hướng hiện đại, trong đó triển khai có hiệu quả chương trình kiên cố hóa trường lớp học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học, quản lý nhà trường…
Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp, các đoàn thể, các bậc cha mẹ học sinh cùng toàn thể nhân dân thành phố Cần Thơ cũng như trong cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong cả nước, luôn quan tâm chăm lo và đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người”, tạo điều kiện tốt hơn, đầy đủ hơn cho việc học tập, rèn luyện và phấn đấu của con em.
Trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm phải nỗ lực hơn nữa, tiếp tục giữ vững là lá cờ đầu của Thành phố trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo, xứng đáng với vinh dự được mang tên anh hùng Liệt sỹ Châu Văn Liêm./.
Bài tường thuật Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh dự Lễ khai giảng tại trường THPT Chu Văn An Nguồn: VuiQuá.com
Tại buổi Lễ khai giảng, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thân ái gửi tới các thầy cô giáo, cán bộ, viên chức và các học sinh trường THPT Chu Văn An lời chúc tốt đẹp nhất. Đồng thời, nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương những kết quả nhà trường đã đạt được trong thời gian qua.
Tổng Bí thư cho rằng: “Năm học 2009-2010 đã kết thúc tốt đẹp với nhiều kết quả đáng trân trọng và tự hào của GD&ĐT cả nước. Cùng với đó, ngành GD&ĐT Thủ đô đã không ngừng phấn đấu, vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ với những thành tích nổi bật và toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạo hóa Thủ đô và đất nước.
Năm học mới đã bắt đầu, một năm học có ý nghĩa quan trọng, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang tích cực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, tiến hành Đại hội Đảng các cấp và tiến tới Đại hội lần thứ XI của Đảng; cả nước đang tiếp tục triển khai mạnh mẽ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; là năm học mang dấu ấn quan trọng đối với thầy trò Nhà trường – kỷ niệm 102 năm thành lập trường và chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mới với chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, Tổng Bí thư hoan nghênh, ủng hộ và mong muốn ngành giáo dục thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu này, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn về chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Tổng Bí thư đề nghị mỗi nhà trường, mỗi cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh cần phải nỗ lực hơn để đạt được mục tiêu này trong hoạt động thực tiễn của mình. Phát huy kết quả đã đạt được, nhà trường cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua; chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; nâng cao đạo đức, trách nhiệm người thầy. Bên cạnh đó, Nhà trường cần đặc biệt quan tâm giáo dục đạo đức, truyền thống lịch sử, văn hóa; phải tạo cho học sinh ý thức tư duy năng động, sáng tạo trong học tập và có ý thức chấp hành pháp luật; phải thực sự là nơi để học sinh có điều kiện phát triển toàn diện…
Tổng Bí thư mong muốn các thầy cô phấn đấu vượt qua những khó khăn, đổi mới mạnh mẽ và toàn diện phương pháp giảng dạy, công tác quản lý; ứng dụng CNTT, khai thác hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại; phát huy tốt dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, trau dồi đạo đức nghề nghiệp, gương mẫu về mọi mặt..
Tổng Bí thư cũng dặn dò các cháu học sinh, học trước hết là để làm người. Do vậy, cần nêu gương rèn luyện, thường xuyên trau dồi đạo đức, sống lành mạnh, chấp hành pháp luật; chủ động sáng tạo để học tập tốt, rèn luyện kỹ năng sống; quan tâm giúp đỡ bạn bè, đặc biệt là các bạn có hoàn cảnh khó khăn; có ước mơ, hoài bão với tinh thần sẵn sàng phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc…
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức ban ngành, đoàn thể và các bậc cha mẹ học sinh tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi, chăm lo hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục, để giáo dục thực sự trở thành quốc sách hàng đầu.
Kết thúc lời phát biểu, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đánh hồi trống khai trường năm học mới và tặng nhà trường một bộ máy vi tính.
Được đăng bởi Phạm Viết Đào-Nhà văn

CONG BANG CUA CNXH

  Công bằng của chủ nghĩa xã hội 

 SGTT.VN - 

Tại diễn đàn đối tác pháp luật lần thứ bảy giữa Chính phủ Việt Nam và UNDP tổ chức tại Hà Nội ngày 13.9, TS Phạm Duy Nghĩa của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã có một bài trình bày gây chú ý. 

Ông nói rằng, điểm giằng co lớn nhất của Việt Nam hiện nay là cách hiểu không rõ ràng về định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho phúc lợi được chia không công bằng và tạo cơ hội cho quá trình tư nhân hoá ngầm các nguồn tài nguyên quốc gia diễn ra trên diện rộng. 

 Sài Gòn Tiếp Thị trao đổi thêm với TS Nghĩa về chủ đề này. 

- Ông đã đề cập đến vấn đề cốt lõi mà chủ nghĩa xã hội hướng tới. Có cách giải quyết nào tốt hơn không? 

-Theo TS Phạm Duy Nghĩa, trong bối cảnh bất cân xứng về thông tin, cuộc chơi thuộc về người có tiền và quyền lực, chẳng hạn như người mua căn hộ khó được đàm phán với người bán về hợp đồng. 
 Có học giả quốc tế gần đây bình luận rằng người Trung Quốc coi chủ nghĩa xã hội như là một brand name (thương hiệu). Dưới chữ đó người ta có thể hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. 
Nếu bám vào học thuyết cũ mà coi chủ nghĩa xã hội với những nền tảng số một là doanh nghiệp nhà nước, số hai là sở hữu toàn dân về các loại tư liệu sản xuất, số ba là nền kinh tế chỉ huy thì thất bại. 
Vì thế Trung Quốc và các nước cộng sản phải chuyển đổi cách hiểu một cách uyển chuyển. 
Người Việt Nam cũng như thế thôi, chúng ta đã cải cách bằng uyển ngữ, những ngôn ngữ có thể phát huy được các sức mạnh xã hội. Vậy phải tìm cách định nghĩa lại những giá trị xã hội chủ nghĩa cho nó tử tế hơn, nhân văn hơn, linh hoạt hơn. 

 Chúng tôi đi theo hướng thứ hai, coi chủ nghĩa xã hội là phúc lợi được chia một cách công bằng cho các nhóm, đặc biệt là nhóm yếu thế. Chủ nghĩa xã hội là quan niệm về phân bổ phúc lợi, làm cho doanh nghiệp phải có trách nhiệm và người dân phải có tiếng nói trong xã hội. 
Hiểu cách đó giúp cho chúng ta tiếp tục cải cách. Còn nếu cứ bám chặt vào các khái niệm cũ thì chúng ta tự giam chúng ta trong lâu đài quan niệm. 
 Gần đây một số học giả nói nhiều về các nhóm lợi ích tác động đến chính sách, gây bất bình đẳng trong kinh doanh, trong xã hội. 

- Vậy đâu là tính công bằng của chủ nghĩa xã hội, theo ông? 
- Quả thật khác với cách đây mười năm, các nhóm lợi ích ngày nay không còn che giấu vai trò ngày càng tích cực của họ trong việc vận động chính sách. Ví dụ như các tập đoàn thường xuyên có các cuộc gặp với lãnh đạo hay tham gia vào đề xuất chính sách. 
Vì vậy, nhiều người đánh giá luật kinh tế của Việt Nam có lợi thứ nhất cho Nhà nước để quản lý, thứ hai cho các tập đoàn và doanh nhân. Còn người tiêu dùng không được gì. Ví dụ, anh thử đi mua một căn hộ đi, anh có được đàm phán với người bán căn hộ về hợp đồng không? Anh sẽ thấy trong bối cảnh bất cân xứng về thông tin, cuộc chơi thuộc về người có tiền và quyền lực. 

 -Ví dụ cụ thể về vấn đề này, theo cách hiểu của ông, là việc gần đây bộ Tư pháp và tổng cục Thuế ký hợp đồng hỗ trợ tư pháp cho Petro Vietnam có phải không? 
- Đó là một hành vi không khéo về chính trị. Vì bộ Tư pháp là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành luật pháp cho quốc gia chứ không phải cho một doanh nghiệp. 
 Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá cao, nên cần nhiều đất đai. Nhà nước đã quy định là doanh nghiệp lấy đất cần trực tiếp thoả thuận với dân nhưng hầu như chính quyền địa phương lại làm thay họ. Kết cục là người dân bị thu hồi đất mà không thể kêu. 

- Ông bình luận thế nào về hiện tượng này?
- Đó là một câu hỏi hay. Cần nghiên cứu thêm về vấn đề đó. Còn cá nhân tôi chỉ nói là Nhà nước mà bảo lãnh cho doanh nghiệp, đi vay vốn, làm thay doanh nghiệp là điều không nên. 

- Ông có thể nói gì thêm về khái niệm sở hữu toàn dân? 
- Tôi đã từng nói công khai rằng sở hữu toàn dân là một khái niệm chính trị. Chừng nào mà khái niệm chính trị đó không có hại thì không sao. Nhưng dưới cái mũ sở hữu toàn dân nó đã gây ra rất nhiều bất công, làm cho sở hữu của toàn dân tộc rơi vào tay của những nhóm người có ảnh hưởng. Vì vậy, cần có những khái niệm có thể dùng được để bảo vệ lợi ích quốc gia và phúc lợi công bằng. Chúng tôi quan niệm Nhà nước chỉ là một thành tố trong quốc gia và vì thế sở hữu phải của nhiều thế hệ. Ví dụ như bờ biển, sông ngòi, rừng,… Ngoài ra, còn đòi hỏi phải có sự phân quyền rạch ròi cho chính quyền địa phương… Vì thế chúng tôi cho rằng nên thay đổi quan niệm chính trị sở hữu toàn dân thành quan niệm pháp lý rạch ròi hơn, là pháp nhân quốc gia. Pháp nhân quốc gia hình thành ở hai cấp độ, cấp toàn quốc và cấp chính quyền địa phương. Điều này sẽ dẫn đến luận điểm chắc chắn là toàn bộ tài sản đấy thuộc về một cơ quan quản lý công sản. Một bộ hay một sở không thể bán trụ sở của mình. Mới đây một số sở tư nhân hoá trụ sở là hiện tượng quá lạm quyền bởi lẽ sở chỉ là cơ quan giúp việc cho chính quyền địa phương. Chỉ có cơ quan quản lý công sản mới có quyền đó. Thế thì, nếu chuyển đổi như vậy sẽ giúp minh định rõ hơn trách nhiệm của chính phủ với khối tài sản quốc gia. 
Nếu chính phủ không quản lý được thì quốc hội mới chất vấn và buộc chính phủ chịu trách nhiệm. Càng không nên để chính phủ có quá nhiều quyền trong việc tiêu dùng tài sản quốc gia. Ví dụ một bộ lại giao cho hai ông làm chủ tịch hai tập đoàn. Hai người đó có quyền biểu quyết khổng lồ với khối tài sản. Bên cạnh đó, tài sản của hàng ngàn năm tích lũy như bờ biển hay đảo đang bị tư nhân hoá. Đó là bi kịch đã diễn ra trong năm năm vừa rồi. Khối lượng công sản đã vào tay tư nhân tăng lên khủng khiếp. Anh có thể thấy hiện tượng tư nhân hoá ở khắp nơi. 

- Nhưng sở hữu toàn dân là khái niệm gắn với thể chế. Làm sao mà sửa được? 

- Luật sinh ra để phục vụ con người, không phải là những thứ bất biến. Nếu luật pháp không hợp với thời đại thì phải sửa, thì luật mới sống. Không có gì không làm được. Nếu không sửa được hiến pháp thì người ta phải giải thích hiến pháp, hay phải ban hành đạo luật cắt nghĩa hiến pháp. Hay một cách khác, nếu nó khó sửa quá thì tôi đưa ra công cụ thay thế, cho vào đó linh hồn mới rồi giải thích nó theo nghĩa mới. Cả cuộc cải cách của Việt Nam trong bốn năm liền từ sau 1986 đã diễn ra kinh tế tư bản tư nhân nhưng có sửa hiến pháp năm 80 đâu. Đến năm 92 mới sửa đấy thôi. Tức là sửa khái niệm này về mặt thực tế thì chả khó gì cả. 

- Hiện nay, ông thấy sức ép đó ở mức độ nào? 
- Một đất nước tồn tại nó có những cán cân. Nhưng hiện nay đất đai cho nông nghiệp suy giảm, sông Mekong bị đe doạ, người nông dân khiếu kiện tập thể tăng lên, sự bức bối trong làng xã tăng lên, nông dân chán ruộng,… Anh sẽ thấy sức ép dữ dội xuất phát từ những nông dân không còn duy trì cuộc sống của họ được nữa.

Thư Chủ tịch Nguyễn Minh Triết gửi các thày giáo, cô giáo, cán bộ viên chức ngành giáo dục



Nguồn: Dân Trí



Nhân ngày khai giảng năm học mới và ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công nhân viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Năm học 2009-2010, toàn ngành Giáo dục đã có nhiều cố gắng đạt được những thành tựu quan trọng. Hệ thống, quy mô, mạng lưới giáo dục đào tạo tiếp tục được mở rộng. Chất lượng và hiệu quả giáo dục đã có tiến bộ. Việc giáo dục đạo đức, pháp luật, lý tưởng và ý chí để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh, sinh viên được chú trọng. Chương trình kiên cố hóa trường lớp và hạ tầng công nghệ thông tin được quan tâm đầu tư. Sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục, tất cả các tỉnh, thành phố đều đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và cơ bản phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn trình độ đào tạo ở các cấp học đều tăng. Nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã huy động được các lực lượng xã hội cùng chung tay thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh... Tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực và những thành tựu của ngành giáo dục, đặc biệt là các tập thể, cá nhân đi đầu trong các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành, các nhà giáo đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Năm học mới 2010-2011, đây là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ngành Giáo dục và Đào tạo phải quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục với những giải pháp mạnh mẽ. Toàn ngành cần tập trung nguồn lực để triển khai các đề án phát triển giáo dục đã được Chính phủ phê duyệt, quan tâm hơn nữa đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào còn nhiều khó khăn...

Các em học sinh, sinh viên yêu quý!

Vừa qua, chúng ta vô cùng tự hào đón tin vui, Giáo sư Ngô Bảo Châu, người Việt Nam đầu tiên được vinh danh và nhận giải thưởng Fields, giải thưởng cao quý nhất dành cho những nhà toán học đạt thành tựu kiệt xuất trên thế giới. Tôi mong các em học sinh, sinh viên hãy noi theo các tấm gương học giỏi, rèn luyện tốt, đặc biệt là của Giáo sư Ngô Bảo Châu, vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học, góp phần phụng sự đất nước và làm rạng danh dân tộc Việt Nam.

Tôi đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội và toàn thể nhân dân tiếp tục quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người”, tạo điều kiện tốt hơn, đầy đủ hơn cho việc học tập, rèn luyện và phấn đấu của con em chúng ta.

Chúc các thày, cô giáo, cán bộ, công nhân viên chức ngành giáo dục và toàn thể các em học sinh, sinh viên đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong học mới.

Thân ái!

Nguyễn Minh Triết