Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

DAO PHAT



Càng đi sâu vào trong rừng càng thấy xa rời với thế giới hiện đại. Bốn bề xung quanh chỉ có thiên nhiên và đất trời, vô cùng hoang sơ và dễ làm ta liên tưởng tới đạo Phật.

Nói tới đạo Phật, nhiều người tưởng đó là một cái gì cao siêu khó hiểu và thần bí nhưng thực ra không phải vậy. Đạo Phật rất gần gũi, dễ hiểu và thiết thực trong cuộc sống.

Đạo Phật thực chất là một đường lối sống, một phương thức sống, một triết lý sống, một cách tu dưỡng thân tâm. Đạo Phật không công nhận thần quyền, bác bỏ mọi lý luận siêu hình, ngăn trí óc người ta đi vào thế giới suy tưởng siêu hình mà Phật cho là vô ích. Phật chủ trương đi vào đời sống thực tế, Phật muốn kéo người ta về thực tại và giải quyết thực tại đó vì hạnh phúc của con người.

Một đặc điểm nữa của Đạo Phật là tôn trọng sự tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng. Phật chủ trương"Ngươi đừng tin theo ai cả. Ngươi chỉ nên nghe theo lý trí của ngươi. Đừng vội tin một điều gì, vì điều đó được người ta nhắc nhở đến luôn. Đừng tin vào một điều gì, dù là di bút của người xưa để lại. Đừng tin vào một điều gì, dù điều ấy được những ý kiến thiên vị hay một tập quán lâu đời bênh vực. Đừng tin một điều gì, dù điều ấy ở dưới mãnh lực của một ông thày hay một nhà truyền đạo. Tất cả những sự thật, theo kinh nghiệm của ngươi, và sau sẽ được xác nhận rõ ràng là phù hợp với lẽ phải, tạo thành hạnh phúc cho người và cho các loài, thì chính đó là sự thật và ngươi hãy sống theo sự thật ấy".

Một tư tưởng quan trọng nữa của đạo Phật đó là Phật không phải là người duy nhất đem lại sự giải thoát cho nhân loại. Phật nói rằng ai cũng có Phật Tính, trước người đã có nhiều vị Phật và sau người cũng sẽ có hằng ha số Phật. Ai đem lại hạnh phúc chân thực, vĩnh viễn cho loài người thì đệ tử Phật đều suy tôn là Phật, không câu nệ bằng phương pháp nào, học thuyết nào của ai và từ phương trời nào đưa lại.

Phật giáo tại Việt Nam là phật giáo Đại Thừa bao gồm 3 tông phái là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông.

Về Tiểu Thừa và Đại Thừa:

Phật tùy theo căn cơ của chúng sinh , tùy theo trình độ và nhận thức, tùy theo nhân duyên, tùy theo hoàn cảnh mà thuyết pháp. Chúng sinh nghe Phật thuyết pháp, trình độ tu học khác nhau, có cao có thấp nên sự tiếp thu khác nhau.

Bậc Tiểu Căn, sau khi nghe thuyết pháp, tu hành và trở thành phái Tiểu Thừa, bậc Đại Căn, sau khi nghe thuyết pháp, tu hành và trở thành phái Đại Thừa.

Thiền Tông do Bồ Đề Đạt Ma, người Nam Thiên Trúc (Ấn Độ) qua Trung Quốc sáng lập ra. Bồ Đề Đạt Ma thấy các nhà học Phật, phần lớn là chấp văn tự, chấp những điều thấy, nghe, hiểu biết mà thành ra chướng ngại cho việc tu chứng, nhận lầm văn tự kinh điển là chân lý, nhận lầm ngón tay chỉ mặt trăng là mặt trăng nên ngài lập ra thuyết Bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, dạy người ngồi yên lặng lìa tâm niệm để tỏ tâm kiến tính.

Vì vậy, Thiền Tông bất luận người rất thông minh hay không biết chữ đều tu học được cả.

Tịnh Độ tông chuyên dạy cho tín đồ niệm Phật, phát nguyện vãng sinh Tịnh Độ. Do Tuệ Viễn sáng lập năm 373 tại chùa Đông Lâm, núi Khuông Lô, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Người tu Phật, lễ Phật, niệm Phật, với nhất tâm bất loạn thấm nhuần giáo lý Phật, thực hiện giáo lý đó trong cuộc sống hàng ngày là người tu Tịnh Độ Tông tinh tiến nhất.


Mật Tông: chuyên về sự trì tụng mật chú, trái với Hiển Giáo là dùng văn tự, dùng lời văn để làm rõ giáo lý như Tam Luận Tông, Thiên Thai Tông, Pháp tướng Tông...

Mật Tông căn cứ vào kinh Đại Nhật nói ra, còn kinh điển Hiển Giáo thì do Phật Thích Ca Mâu Ni nói ra. Mật tông là tông phái được truyền vào Việt Nam đầu tiên.

Tôi và anh bạn Sinh lại lội bì bõm dưới suối tiếp tục hành trình lên Ngọa Vân Am.

Vô Thường:
Thuyết Vô Thường là một trong những thuyết cơ bản trong Giáo lý của Đạo Phật, là cơ sở lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những con người tu dưỡng theo Giáo lý Đạo Phật.
Vô Thường, nói một cách nôm na là không có gì tồn tại mãi cả, mọi sự vật đều biến chuyển không ngừng, do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, tồn tại và đến khi nhân duyên tan rã thì sẽ mất đi.

Trong nhân gian, do không ý thức được lý Vô Thường đó mà có những người đã nhận thức sai lầm về sự vật, cho rằng sự vật là bất biến, nhận thức sai lầm đó Phật gọi là ảo giác.

Ảo giác này tạo cho con người lòng tham muốn được sở hữu mọi thứ để thỏa mãn dục vọng, đến khi luật Vô Thường tác động đến khiến những gì họ có mất đi thì sinh ra khổ đau phiền não.

Người học Phật, tu Phật hiểu thấu thuyết Vô Thường, sống rất tự tại, an lạc, không bao giờ phiền não, đau khổ trước những sự chuyển biến của sự vật, trước sự sinh, trụ, dị, diệt; trước sự thành, trụ, hoại, không nó diễn ra quanh mình. Có Sinh, ắt phải có Tan, có Diệt.

Như tôi đang đi giữa rừng cây này, tất cả những gì tôi nhìn thấy, chỉ là ảo giác, đến một ngày nào đó, rừng cây này rồi cũng thay đổi và mất đi cũng như những phế tích kia, được con người tạo thành có thể là rất nguy nga tráng lệ, sau nhiều biến cố nay chỉ còn là đống gạch vụn, đó là do luật Vô Thường mà thôi.

Từ thuyết Vô Thường, suy ra là đến bản thân Con Người cũng không tồn tại mãi mãi. Đó là thuyết Vô Ngã.

Bản thân một con người, cũng sinh ra do nhân duyên rồi biến đổi không ngừng sau đó chết đi khi nhân duyên tan rã.

Bản Ngã hay gọi nôm na là Cái Tôi theo Đạo Phật có 2 phần:

Cái Tôi sinh lý gọi là Thân;

Cái Tôi tâm lý gọi là Tâm;

Thân được cấu thành bởi 4 yếu tố là Địa, Thủy, Hỏa, Phong. Cái mà ta gọi là Thân, thực chất là một khoảng không gian giới hạn bởi sự kết hợp của xương và da thịt, cũng giống như một cái túp lều, chỉ là khoảng không gian giới hạn bởi gỗ, tranh, lau để lợp, bùn dùng để trát vách mà thôi. Khi 4 yếu tố trên tách rời khỏi nhau trở về thể của nó thì không còn gì ở lại để có thể gọi là cái Thân được nữa. Cái Thân đó chỉ là một giả tướng, một nhất hợp tướng mà thôi.

Tâm gồm những cảm giác, nhận thức, suy tưởng, là sự hội họp của thất tình: hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục.

Thuyết Vô Ngã nghĩa là không có một linh hồn Vĩnh Cửu, tồn tại kiếp này sang kiếp khác, đời này qua đời khác. Sự tin có một linh hồn dẫn dắt đến sự cúng lễ linh hồn mâm cao cỗ đầy, đốt vàng mã cho linh hồn.

Theo giáo lý Phật, nếu linh hồn có, thì cũng luôn có sự biến chuyển, không thực có, mà đã không thực có thì sự cúng lễ linh hồn là một sự mê tín.

Quan niệm có một linh hồn bất tử, một cái ta vĩnh cửu là nguồn gốc sinh ra những tình cảm, những tư tưởng ích kỷ, những tham dục vô bờ bến của những kẻ dựa vào sức mạnh để làm lợi cho mình, lợi cho cái Bản Ngã mà họ cho là bất biến. Đối với những người gặp hoàn cảnh không may thì lại có tư tưởng tiêu cực, chán đời, phó mặc cho số mệnh hy vọng sang kiếp sau mình sẽ gặp may mắn hơn.

Hiểu được Vô Thường, Vô Ngã tức là đã dẹp bỏ sự tham lam, ích kỷ, sống một cuộc sống có ích, không lãng phí cuộc đời mình.

Tiếp tục với trúc và suối, đường vẫn còn rất dài phía trước.

Vạn vật trên đời này sinh ra đều do nhân duyên.


Từ vũ trụ, mặt trời, mặt trăng đến trái đất này sinh ra đều do nhân duyên. Nhân duyên là cái cực kỳ hiếm có, để sinh ra một sinh vật cần có sự kết hợp của bao nhiêu yếu tố. Có những lúc tưởng chừng đủ rồi nhưng cuối cùng vẫn chưa đủ. Do vậy, một sinh vật sinh ra được trên đời thật quý biết chừng nào.

Như cái cây này chẳng hạn, một cái hạt, gió đánh rơi trên một tảng đá khô khốc, không có đất, không có nước. Nếu là một loài cây yếu ớt, hạt sẽ chẳng bao giờ nảy mầm được hoặc có nảy mầm thì cũng sẽ chết.

Nhưng với một vài loài cây, chỉ cần có chút hơi sương đọng lại, chỉ cần chút lá mục, bụi cát và một chút ánh nắng, nó có thể nảy mầm, đâm chồi, ra lá, nếu gặp nhân duyên tốt sẽ phát triển thành một cây to, rễ của nó sẽ vươn ra khỏi tảng đá, tìm về với đất, với nước để rồi ra hoa, kết trái và tiếp tục phát tán nguồn gen của nó.

Con người cũng vậy, có những người sinh ra trong sung sướng, khi gặp hoàn cảnh khó khăn thì không thể trụ được, lãng phí đi mối nhân duyên tốt lành ban đầu. Có những người sinh ra trong sự khó khăn nhưng không ngừng vươn lên, tận dụng triệt để những gì mình có để làm cuộc sống tốt đẹp hơn, đó là trân trọng nhân duyên của trời đất vậy.


Trên đường đi có những thứ bé tý, tưởng như chẳng đáng mà để ý, nhưng nếu nhìn kỹ thì thấy rất hay.

Người ta thường ví Tu Tập cũng giống như leo núi. Đỉnh núi tuy chỉ có 1 nhưng có rất nhiều đường để lên, đường đó chính là Đạo vậy. Không thể so sánh con đường nào hay hơn con đường nào cũng như không thể nói Đạo nào hay hơn Đạo nào. Thậm chí mỗi người có thể tìm cho mình một con đường riêng để leo lên tới đỉnh núi. Đường có thể rất dốc nhưng lại nhanh lên tới đỉnh, đường ít dốc thì phải vòng vèo lâu tới đỉnh hơn.

Như để lên tới Ngọa Vân Am này, có rất nhiều con đường để lên, mỗi người chọn một con đường, vòng vèo dài ngắn khác nhau nhưng rồi cũng đến nơi.

Người leo núi, tùy theo sức lực của mình mà chọn cho mình con đường phù hợp, người khỏe thì sẽ chọn con đường dốc nhưng nhanh tới đỉnh, người yếu thì chọn con đường vòng nhưng đỡ mệt hơn. Trong đời sợ nhất là chọn nhầm đường, một là sẽ phải bỏ cuộc giữa đường, hai là phải quay lại điểm xuất phát để đi con đường khác, ba là lãng phí thời gian. Các Đạo Pháp khác nhau cũng vậy, hình thức và phương pháp có thể khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu cuối cùng. Cho dù là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông hay Mật Tông, cuối cùng cũng là để đạt tới Niết Bàn.

Muốn đi lên đỉnh núi một cách hiệu quả thì phải hiểu bản thân mình, hiểu con đường, tránh ngộ nhận, phải có sự luyện tập để có được những yếu tố cơ bản của một người leo núi, trang bị cho mình những kiến thức phù hợp để phục vụ việc leo núi của mình.

Leo núi hiệu quả hay không còn phụ thuộc nhiều vào Nhân Duyên, nếu Nhân Duyên tốt anh sẽ thăng tiến rất nhanh, nếu Nhân Duyên xấu thì con đường sẽ gặp nhiều trắc trở. Tuy nhiên, Nhân Duyên lại phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân mình, phải biết làm sao để có Nhân tốt và tìm kiếm cái Duyên lành ở đâu.

Leo núi hay tu tập đều rất cần có người Hướng Đạo, người Hướng Đạo là người đi trước ta, có nhiều kinh nghiệm hơn ta, có lòng tốt để sẵn sàng chỉ bảo ta đi đúng con đường phù hợp với mình, giúp đỡ, ủng hộ ta trong quá trình tu tập hay leo núi. Chọn được người hướng đạo tốt cũng phụ thuộc rất nhiều vào Nhân Duyên. Ví như cậu Sinh kia là người hướng đạo khá tốt đối với tôi, anh ta đã dẫn tôi đi đúng con đường phù hợp với tôi, đúng con đường mà tôi thích, đó cũng là do nhân duyên.
Tu tập hay leo núi cũng đều gặp rất nhiều trở ngại, có những trở ngại là các cám dỗ của dục vọng, những dục vọng đó luôn muốn kéo ta trở lại điểm xuất phát, bảo ta bỏ cuộc đi để thỏa mãn những dục vọng ấy. Chỉ khi nào chúng ta tu tập hay leo núi mà cảm thấy sung sướng trong cái việc đó thì tự nhiên những dục vọng kia sẽ biến mất, cũng như ta ngắm suối, nghe rừng, hít thở không khí trong lành cảm thấy sung sướng hơn ngồi nhà xem ti vi, uống bia lạnh.

Một điểm nữa là leo núi, hay tu tập, đều phải tự mình đi đến, không ai đi hộ được. Nhiều người nhìn thấy con đường, biết đó là con đường tốt dẫn đến đích nhưng không chịu đi thì tất cả cũng chỉ là vô nghĩa. Giáo lý Phật như là cái bè để qua sông, người nào có cái bè mà không dùng để qua sông thì cái bè là một vật vô dụng.

Đang leo núi thì tôi nhìn thấy cái cây này, "Cây đa bóp cổ"


Nếu nhìn kỹ bên trong cây đa này đã có một cây khác chết khô. Xưa kia, cây đa này do nhân duyên mà được chim chóc mang tới thân cây chủ, nó sống bằng không khí, hơi ẩm và chút chất mùn trên vỏ cây chủ, không ngừng lớn mạnh cho tới khi bộ rễ của nó chạm được tới đất, hút nước và chất dinh dưỡng từ dưới đất lên, sau đó nó dần bao xung quanh cây chủ và giết chết nó, chiếm toàn bộ mảnh đất quý giá của cái cây xấu số kia.

Thiên nhiên là vậy, cuộc sống luôn vận động, sinh rồi lại tử, tử rồi lại sinh thành vòng Luân Hồi. Ta cũng không thể nói cái cây bóp cổ kia là xấu được vì nó làm thể chẳng qua cũng để sinh tồn, không có sự lựa chọn nào khác, cũng như mấy con vắt đang hút máu dưới chân tôi đây, đã sinh ra là vắt thì phải hút máu. Con người nhiều lúc tự cho mình cái quyền phán xét, cho mình là chúa tể của thế giới để dùng sức mạnh thay đổi tự nhiên, rốt cuộc lại hủy diệt chính mình trong cái vòng luẩn quẩn.


Dốc lên cao mãi, càng leo càng thấy thích, càng đi càng thấy lòng mình thanh thản. Nếu nhìn kỹ bên trong cây đa này đã có một cây khác chết khô. Xưa kia, cây đa này do nhân duyên mà được chim chóc mang tới thân cây chủ, nó sống bằng không khí, hơi ẩm và chút chất mùn trên vỏ cây chủ, không ngừng lớn mạnh cho tới khi bộ rễ của nó chạm được tới đất, hút nước và chất dinh dưỡng từ dưới đất lên, sau đó nó dần bao xung quanh cây chủ và giết chết nó, chiếm toàn bộ mảnh đất quý giá của cái cây xấu số kia. Thiên nhiên là vậy, cuộc sống luôn vận động, sinh rồi lại tử, tử rồi lại sinh thành vòng Luân Hồi. Ta cũng không thể nói cái cây bóp cổ kia là xấu được vì nó làm thể chẳng qua cũng để sinh tồn, không có sự lựa chọn nào khác, cũng như mấy con vắt đang hút máu dưới chân tôi đây, đã sinh ra là vắt thì phải hút máu.

Con người nhiều lúc tự cho mình cái quyền phán xét, cho mình là chúa tể của thế giới để dùng sức mạnh thay đổi tự nhiên, rốt cuộc lại hủy diệt chính mình trong cái vòng luẩn quẩn.


Dốc lên cao mãi, càng leo càng thấy thích, càng đi càng thấy lòng mình thanh thản.

Được nghỉ chân, ăn no, uống trà nóng, hong khô đôi chân giữa khung cảnh núi rừng tĩnh mịch, suối nước trong vắt dưới chân chảy róc rách như chốn bồng lai tiên cảnh quả thật không gì sánh bằng.

Ngồi trên đống lá rừng, nhìn dòng suối chảy mãi, chảy mãi lại nghĩ đến thuyết Luân Hồi của Đạo Phật.
Thuyết Luân Hồi là một trong những vấn đề cơ bản trong giáo lý của Đạo Phật. Từ thuở hồng hoang, con người ta đã thường đặt ra những câu hỏi "Con người do đâu mà sinh ra? khi con người chết thì sẽ đi về đâu?"

Có 2 quan điểm của con người về vấn đề này như sau mà gọi là Chấp đoạn và Chấp thường.

Chấp đoạn thì cho là đời sống con người có hạn định, con người chỉ sống được trên dưới 100 năm, đến khi chết là hết.

Chấp thường thì cho rằng sau khi con người ta chết đi, thể xác bị tiêu hủy nhưng linh hồn vẫn tồn tại, linh hồn là bất tử, linh hồn sẽ đi đầu thai và một kiếp khác lại bắt đầu.

Quan điểm về Luân Hồi: Luân là bánh xe, Hồi là quay tròn. Con người sống một thời gian rồi chết, sau khi chết lại đầu thai vào một trong 6 kiếp phàm, cứ như thế mãi, không bao giờ thoát ra khỏi, không bao giờ dừng nghỉ, như chiếc bánh xe quay tít, không bao giờ dừng lại.

Cái hình ảnh bánh xe quay tít này, nếu ai đã từng đến Tây Tạng sẽ thấy chúng có mặt ở khắp nơi, đó chính là bánh xe Pháp Luân. Ở Việt Nam thì ít gặp, tuy nhiên nếu ai đến chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, sẽ thấy có tòa Cửu Phẩm Liên Hoa tức là một ngọn tháp 9 tầng bằng gỗ, đặt trên một mâm xoay tròn được. Tín chủ đến niệm Phật, vừa niệm vừa xoay ngọn tháp, đó cũng chính là hình ảnh của bánh xe Luân Hồi trong đó.


Đạo Phật chia ra có 6 cõi Phàm gọi là Lục Đạo. Lục Đạo bao gồm cõi nhân, cõi thiên, cõi súc sinh, cõi địa ngục, cõi Atula và cõi ngạ quỷ. Thực ra, theo quan điểm của tôi thì 6 cõi này là trạng thái tâm lý của một con người, khi họ bị ảnh hưởng của Thất Tình, Lục Dục mà sinh ra.

Phật cho rằng, sau khi người ta chết, không có cái linh hồn hay cái gì đó thoát ra ngoài thân thể để đi nhập vào một cái thân khác. Một tinh thần thuần khiết đứng độc lập ra ngoài cơ thể vật chất là không thể có được. Một tinh thần, bắt buộc phải dính líu vào một hình tướng vật chất, giống như ngọn lửa của cây nến, khi cây nến cháy hết thì ngọn lửa cũng sẽ tắt.


Một thác nước nhỏ xinh rất đáng yêu. Nhìn cái cây này, tôi lại nghĩ đến một kiếp người. Kiếp người là gì? câu hỏi đó đã có từ hàng ngàn đời nay.
Quãng thời gian từ khi một người sinh ra, đến lúc chết ta gọi là một đời người. Tuy nhiên, trong suốt quãng thời gian đó, từng phút, từng giây, từng hơi thở, Thân và Tâm đã biến đổi không ngừng, cái Ta của hơi thở trước đã không phải cái Ta ở hơi thở sau. Theo đạo Phật, đời người chỉ dài trong khoảng thời gian của một niệm. Niệm tức là ý nghĩ, có nghĩa là khi trong đầu xuất hiện một ý nghĩ rồi mất đi, như thế một đời người đã hết. Một ý nghĩ khác lại sinh ra, tức là một đời người mới lại được tiếp tục. Như vậy, người ta sống rồi chết, chết rồi sống, sinh sinh, tử tử cứ tiếp tục rồi không bao giờ đứt quãng, đó là Luân Hồi. Không có một linh hồn bất tử chuyển từ kiếp này sang kiếp khác.

Người ta sở dĩ không thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi vì trong suốt đời người ta, ngay đến phút cuối cùng của đời người, người ta vẫn còn tham vọng, vẫn còn nhiều dục vọng, vẫn vị kỷ tức là cố bám lấy Bản Ngã. Sự vị kỷ đó, những tham vọng đó là sợi dây vô hình buộc người ta vào bánh xe luân hồi sinh tử, không thoát ra khỏi được. Đó chính là nghiệp lực, nó là một sức hút dẫn dắt con người vào Lục Đạo, vào Luân Hồi Sinh Tử. Còn dục vọng thì còn hành, còn nghiệp lực, do đó còn luân hồi sinh tử.

Muốn thoát ra khỏi vòng luân hồi, con người phải diệt tham dục, không còn làm nô lệ cho những dục vọng thấp hèn, phải bỏ lối sống vị kỵ, phải sống vị tha, sống mình vì mọi người thì mới giải thoát ra khỏi luân hồi, chứng được cảnh giới Niết Bàn.

Nhìn về tổng thể, Ngọa Vân Am rất đơn sơ giản dị, mọi thứ chỉ là tối thiểu, ngoài ra không có bất cứ thứ gì gọi là giá trị. Trái với những ngôi chùa khác thời nay, hoành tráng, xa xỉ. Ngọa Vân Am có lẽ là ngôi chùa duy nhất hiện nay không thấy để Hòm Công Đức, cuộc sống của các sư ở đây thật thanh tịnh, đúng với lý Vô Thường, Vô Ngã. Đã ngộ được lẽ Vô Thường, Vô Ngã thì đâu cần chùa to làm gì, đâu cần tượng Phật to làm gì vì những thứ đó to hay nhỏ chẳng khác gì nhau, trong chùa đâu có Phật, thậm chí trong tượng Phật cũng đâu có Phật, đến trong xá lị của Phật cũng đâu có Phật, Phật ở trong tâm mỗi người và ai cũng có thể thành Phật được. Nếu cứ chấp vào chùa to, tượng to, rồi nhiều xá lị thì mới có Phật là rơi vào sự Vô Minh.


Nhân đây nhớ lại một công án của Thiền Tông:

Một nhà tu hành đã đi khắp chốn cao sơn lưu thủy mong tìm được thày chỉ giáo cho mình con đường đốn ngộ, thế rồi một ngày trên một đỉnh núi tuyết phủ dầy, ông ta gặp một thiền sư. Vị thiền sư đang chẻ củi chuẩn bị nấu cơm, nhà sư cất lời hỏi thiền sư: Phật ở đâu? Thiền sư im lặng bỏ vào trong lều vung rìu bổ đôi bức tượng Phật bằng gỗ trên bàn thờ. Nhà sư hỏi: Ông bổ tượng làm gì? Thiền sư đáp: Để tìm xá lợi. Nhà sư: Tượng gỗ làm gì có xá lợi.

Lúc nhà sư trả lời thì tức là ông ta cũng ngộ ra được vấn đề phải tìm Phật ở đâu.

Đợi vị sư ông ăn tối xong, tôi mới tới ngồi nói chuyện, xin phép nhà chùa cho tôi tá túc đêm nay ở đây. Vị sư ông này pháp danh là Thích Thanh Quang rất ít nói nhưng hiền hậu và có vẻ giỏi về học vấn.
Chuyến đi này tôi cũng hi vọng lên đây để được gặp một vị cao tăng có thể giáo hóa thêm cho tôi về Phật Pháp, tuy nhiên có lẽ nhân duyên chưa đến nên vị sư trụ trì lại đi vắng, vị sư ông trẻ tuổi này thì lại quá ít nói, tôi nói gì cũng gật đầu cười và có vẻ ngại giao tiếp nên tôi cũng không được nói chuyện nhiều.

Tôi cũng đi xuống bếp nấu cho mình bát mỳ tôm lót dạ, ăn xong thì thấy có tiếng người đi lên chùa, hóa ra có một vị sư bác và một vị sư ông rất trẻ nữa vừa về.

Vị sư bác có vẻ rất thân thiện, dễ mến, nói năng nhẹ nhàng như con gái, vị sư ông kia thì còn quá trẻ, có vẻ vẫn chưa gột được hết bụi trần.

Tôi rửa nồi niêu xong rồi ra ngồi uống nước với mấy vị sư, ngồi được một lúc thấy các vị cũng toàn nói chuyện đời thường nên cũng không muốn làm ảnh hưởng tới họ, tôi lui về phòng nghỉ, thay đồ rồi đi tắm, nước suối mát lạnh khiến tôi tỉnh táo và khỏe khoắn trở lại.
Buổi tối ở trên Ngọa Vân rất hay, không gian tĩnh mịch và thanh tịnh vô cùng. Một lúc thì sương xuống giăng kín, núi rừng chìm trong hư ảo.

Ngồi trong phòng khách dưới ánh đèn dầu leo lét lại nghĩ về quá khứ xa xưa. Về những giây phút cuối cùng của Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở nơi này.

"Không một nơi nào trên thế giới mà thần Chết không thể tìm đến được, dù chúng ta có xoay đầu mọi phía để tránh né. nếu có một cách nào để tránh được vố đánh của thần Chết, thì tôi cũng không tránh làm gì... Nhưng thật điên rồ nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể thành công...
Con người đến rồi đi, nhảy múa vui đùa mà không hề nhắc đến cái chết. Mọi sự đều xuôi chèo mát mái. Nhưng khi cái chết xảy ra cho chính họ, vợ con bạn bè họ, trong lúc bất ngờ không chuẩn bị thì họ khóc than, phẫn nộ và vô cùng tuyệt vọng!...

Để chiến thắng thần Chết, chúng ta hãy áp dụng một phương cách ngược lại thông thường; hãy xem cái chết chẳng có gì kỳ lạ, ta vẫn tiếp xúc với nó, quen thuộc với nó; hãy để tâm trí thường xuyên đến cái chết hơn bất cứ điều gì khác... Ta không biết khi nào thì cái chết sẽ đến đón ta, vì vậy hãy chờ sẵn để đón cái chết ở khắp nơi. tu tập cái chết chính là tu tập sự tự do. một người biết cách để chết thì sẽ không bao giờ trở thành nô lệ".

Montaigne

Theo Đạo Phật, sống và chết được xem như một toàn thể, ở đây, chết chỉ là khởi đầu của một chương mới. Chết như một tấm gương phản chiếu tất cả ý nghĩa cuộc đời.
Đạo Phật nhận thức sự sống của chúng sinh là một sự chuyển biến không ngừng theo quy luật nhân quả, theo sự hoạt động của ngũ uẩn. Sở dĩ còn có sự sống là vì chúng sinh còn có lòng tham dục, còn tham dục thì còn sự sống, còn luân hồi sinh tử cũng như còn dầu, còn bấc thì đèn còn cháy.

Chỉ khi nào tu hành diệt được lòng tham, diệt được dục vọng thì sự hoạt động của ngũ uẩn dừng lại, khi ấy thì hết sinh tử luân hồi và cảnh giới Niết Bàn xuất hiện. Tuy vậy, Niết Bàn không phải là một nơi, một chốn nào đặc biệt cả. Cũng như lửa, ta bảo có lửa nhưng không thấy lửa ở nơi nào cả nhưng nếu ta lấy 2 thanh gỗ cọ xát với nhau thật mạnh thì sẽ có lửa sinh ra. Niết Bàn cững vậy, không ở chỗ nào, nơi nào cả nhưng ở đâu có người tu hành nghiêm túc, tức ở đó có cảnh giới Niết Bàn.

Theo quan niệm của Đại Thừa thì chứng được Niết Bàn không phải rời sinh tử. Niết Bàn là một trạng thái của một tâm hồn thức tỉnh, là sự chấm dứt một căn bệnh tinh thần. Thế giới hiện tượng không phải là không, cũng không phải là có. Phải nhận thức thế giới hiện tượng bằng một giác quan đặc biệt, thứ giác quan mà người ta chỉ có được sau một thời gian dày công tu tập. Thực tướng của thế giới hiện tượng khác hẳn với cái mà ta nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy bằng giác quan thông thường vì đã bị Vô Minh che lấp cho nên ta bị mê lầm, như người nhìn trong hư không lại thấy có hoa đốm, nhìn sợi dây thừng trong bóng tối lại tưởng là con rắn.

Các vị Bồ Tát có thể sống trong sinh tử mà vẫn tự tại, an trụ, tùy duyên hóa độ. Các vị đó có thể vẫn sống trong thế giới hiện tượng mà vẫn an nhiên, giải thoát, không bị nghiệp lực lôi cuốn như chúng sinh.

Ngơ ngẩn thưởng thức không khí ban đêm đặc biệt của người tu hành ở Ngọa Vân một hồi, tôi lôi túi ngủ ra chui vào ngủ một mạch đến sáng.
5h sáng hôm sau tôi đã dậy, trời đã sáng, cả Ngọa Vân được phủ bởi một lớp sương mờ huyền ảo.

10 ĐIỀU TÂM NIỆM

1- Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.

2- Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu xa nổi dậy.

3- Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.

4- Sự nghiệp đừng mong không bị chông gai, vì không bị chông gai thì chí nguyện không kiên cường.

5- Làm việc đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng thị thường kiêu ngạo.

6- Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.

7- Với người đừng mong thuận chiều ý mình, vì được thuận chiều ý mình thì tất sanh tự kiêu.

8- Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đáp trả là thi ân mà có mưu tính.

9- Thấy lợi đừng nhúng tay, nhúng tay thì hắc ám tâm trí.

10- Oan ức không cần bày tỏ, vì bày tỏ là hèn nhát mà trả thù thì oán đối kéo dài.


Bởi vậy, Phật Đà thiết lập Chánh Pháp, lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai gốc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, lấy sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ. Thế nên, ở trong chướng ngại mà vượt qua tất cả.

Đức Thế Tôn được giác ngộ chính trong mọi sự chướng ngại, Ương quật hành hung, Đề Bà khuấy phá, mà Phật Đà giáo hóa cho thành đạo tất cả. Như vậy há không phải sự tác nghịch là sự tác thành mà sự khuấy phá là sự giúp đỡ cho ta.


Ngày nay những người học đạo, trước hết không dấn mình vào mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại xáp tới thì không thể nào đối phó. Chánh Pháp chí thượng vì vậy mà mất cả, đáng tiếc đáng hận biết bao.

LUẬN BẢO VƯƠNG TAM MUỘI


Con đường lại đi vào giữa rừng trúc. Những cây trúc mới mọc vươn lên xanh tốt trên những xác trúc đã héo khô.


Các bậc tu hành xưa kia đã khéo chọn nơi này, để tu luyện, cứ đi lên đi xuống qua đây vài lần thì 10 phần đã đắc đạo được 3, 4 phần rồi.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

HUẾ THÁNG TÁM


TỐ HỮU.

Hôm nay là ngày 23/8/2011, ky niem ngày Huế khởi nghĩa, lật đổ chế độ phong kiến thực dân cách đây gần 70 năm; Ngày đẹp trời này đã làm chúng ta bất chợt nhớ tới bà thơ Huế tháng 8 của Tổ Hữu; lúc viết bài này, Tố Hữu mới ngoài 20; với bầu nhiệt huyết sục sôi, với khát khao tự do và độc lập cho dân tộc... ông đã cất lên những lời thơ hào sảng mà cho đến những ngày tháng 8/2011 này, những câu thơ của Tố Hữu vẫn còn tươi nguyên sức nóng:

...Một ngai vàng không thể thắng cả giang sơn!
Lòng muôn dân rần rật lửa căm hờn
Máu giải phóng đã sôi dòng nhân loại!
Người phải xuống, đến nay, đêm chiến bại
Để toàn dân chiến thắng giữ ngôi son!
Người phải lui, cho Dân tiến, Nước còn
Dân là chủ, không làm nô lệ nữa!
Hãy mở mắt: Quanh hoàng cung biển lửa
Đã dâng lên, ngập Huế đỏ cờ sao
Mở mắt trông: Trời đất bốn phương chào
Một dân tộc đã ào ào đứng dậy!
http://www.anonasurf.com/browse.php?u=Oi8vMS5icC5ibG9nc3BvdC5jb20vLUY3RWRQUmlzWlkwL1RsTHVDT2ZGTmpJL0FBQUFBQUFBQWVvLzVMM0RXcDJxZjBvL3MxNjAwL2FuaGRlcGh1ZTIuanBn&b=13

Huế trầm mặc hôm nay sao khác khác
Những mắt huyền ngơ ngác hỏi thầm nhau
Chân nôn nao như khách đợi mong tàu
Bước dò bước, không biết sau hay trước?
Tim hồi hộp, vì sao? Ai hẹn ước;
Ai đang về? Dáng đó thấp hay cao?

Mắt sáng ngời, như lửa hay như sao?
Người hay mộng? Ngoài vào hay trong tới?
Giáng từ trên hay là vươn từ dưới?
Huế xôn xao lo lắng, những đêm mơ
Khát khao hoài, như cô gái mong chờ
Sau cửa hé, người yêu chưa biết mặt...
Trên hương giang mênh mang đò lạnh ngắt
Tiếng đàn im Ca kỹ nép phương nào?
Trăng thì thầm chi với sóng lao xao...
Đức Kim Thượng đêm nay trong ngọc điện
Ngự lên lầu, trông lên cao xao xuyến
Muôn vì sao... Lạnh lẽo thấm hoàng bào
Người rùng mình, tưởng đứng đỉnh cù lao
Nổi cô độc giữa gió triều biến động,
Đôi gốc đại nghiêng nghiêng tàn lay bóng
Sầu thâm cung vờ vật dưới chân chầu
Người đứng đây. Trăm họ đang về đâu?
Đình thần đó, rầu rầu thân lá trắng
Quá khứ nặng đè xuống đầu cúi lặng...
Một gai vàng không thể thắng cả giang sơn!
Lòng muôn dân rần rật lửa căm hờn
Máu giải phóng đã sôi dòng nhân loại!
Người phải xuống, đến nay, đêm chiến bại
Để toàn dân chiến thắng giữ ngôi son!
Người phải lui, cho Dân tiến, Nước còn
Dân là chủ, không làm nô lệ nữa!
Hãy mở mắt: Quanh hoàng cung biển lửa
Đã dâng lên, ngập Huế đỏ cờ sao
Mở mắt trông: Trời đất bốn phương chào
Một dân tộc đã ào ào đúng dậy!

Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy
Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!
Nước mắt ta trào, búp mí, tràn môi
Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc!
Ta ôm nhau, hôn nhau từng mái tóc
Hả hê chưa, ai bịt được mồm ta?
Ta hét huyên thiên, ta chạy khắp nhà
Ai dám cấm ta say, say thần thánh?
Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời
Có con chim nào trong tóc nhảy nhót hót chơi
Ha! Nó hót cái gì vui vui nghe thiệt ngộ
Gió gió ơi! hãy làm giông làm tố
Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tơi
Vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơi
Ta ngã vật trong dòng người vuộn thác
Ôi thiên đường! Tai miên man lắng nhạc
Từ muôn phương theo gót nện rầm rầm
Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn năm!

1945.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

NGUOI VIET NAM


http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2011/08/22/hung-ca-ng%c6%b0%e1%bb%9di-vi%e1%bb%87t-nam/

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

HA NOI 21-08-2011


http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2011/08/22/hung-ca-ng%c6%b0%e1%bb%9di-vi%e1%bb%87t-nam/

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

HA NOI 14-08-2011




Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Thơ đọc ngược hay xuôi đều hay




Posted by MÔ on 11.08.2011

Bạn Hiền Nga (Hà Nội) có gửi tới một bài thơ sưu tầm rất hay và độc đáo.

Xin giới thiệu bài thơ này để mọi người cùng thưởng thức!

Thơ đọc ngược hay xuôi đều hay

Đọc xuôi, đọc người, cắt bớt chữ ở mỗi câu… mà vẫn rất hay



1) Đọc xuôi:
Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài dậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười

2) Đọc ngược:
Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc dậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.

3) Bỏ hai từ đầu ở mỗi câu, đọc xuôi:
Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Dậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười

4) Bỏ hai từ cuối ở mỗi câu đọc ngược:
Mắt ai bóng thướt tha
Đàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc dậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh Xuân cảnh mến ta

5) Bỏ ba từ đầu ở mỗi câu, đọc ngược:
Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân

6) Bỏ ba từ cuối ở mỗi câu,đọc xuôi:
Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài dậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai

7) Bỏ bốn từ đầu ở mỗi câu,đọc xuôi:
Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Đàn trầm bổng
Mắt mỉm cuời

8- Bỏ bốn từ cuối ở mỗi câu, đọc ngược:
Bóng thướt tha
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Dậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta

(St)

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

 

Posted by Picasa

MIẾU THỜ CÁC LIỆT SĨ TRUNG ĐOÀN 207

Ý TƯỞNG XÂY MIẾU THỜ CÁC LIỆT SĨ TRUNG ĐOÀN 207 HY SINH NGÀY 3/10/1973 TẠI ẤP ĐÁ BIÊN – HUYỆN THẠNH HÓA LONG AN


TINH THẦN: TRANG NGHIÊM, THẨM MỸ, TIẾT KIỆM, DÂN TỘC.

- Trang nghiêm: vì đây là nơi thờ cúng vong hồn hơn 200 Liệt sĩ đã yên nghỉ.
- Thẩm mỹ: Phần lớn các Liệt sĩ là sinh viên Đại học xây dựng, kiến trúc nên nơi thờ cúng phải xứng đáng với thẩm mỹ của các Anh.
- Dân tộc: tôn trọng hình ảnh Dân tộc, quê hương vì các Anh đã vì Quê hương mà hy sinh, và từ ngày ra đi các Anh không quay về Quê hương nên kiến trúc gợi nhớ lại miền Bắc quê hương các Anh.
- Tiết kiệm: đó là trân trọng sự hy sinh của các Anh và tôn trọng nhân dân địa phương những người dù còn rất nghèo khó vẫn lập Miếu thờ Liệt sĩ.


Địa điểm:
Giữa rừng tràm ấp Đá Biên – Huyện Thạnh Hóa – Tỉnh Long An nơi hơn 200 cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 207 hy sinh ngày 3/10/1973. Đất do gia đình ông Tư Tờ người dân ấp Đá Biên tự nguyện đóng góp.

Diện tích:
Khoảng 200m2. Mỗi chiều 15m. Xung quanh bao bọc bởi các dòng kênh biểu tượng cho sự chăm sóc của nhân dân đối với các Liệt sĩ. Biểu tượng là các Liệt sĩ nằm trong lòng Mẹ Tổ quốc.

Ý tưởng thiết kế:
Khu đất được kè chắc chắn thành 4 hướng Bắc, Nam, Đông Tây. Đây là 4 hướng chuẩn hợp với tất cả. 4 hướng có 4 lối lên xuống được chia thành 5 bậc (ứng vào cung Sinh) có nghĩa là các Liệt sĩ mãi mãi trường tồn. Tạo khung cảnh thoáng đãng, tầm nhìn rộng bao quát toàn bộ khu vực chiến trường cũ. Số 4 trong Kinh dịch là Tứ tượng là bắt đầu cho một chu kỳ mới, số 4 cũng là 4 hải giai huynh đệ nghĩa là nơi đây có 4 cửa đón nhận tất cả anh em trên mọi miền Tổ quốc. 4 lối lên xuống cho thuyền ghe dễ cập bến để nhân dân dễ lên xuống cúng lễ các Liệt sĩ, đồng thời thể hiện sự thoải mái như tính cách người dân Nam bộ nơi đây đã lập miếu thờ các Liệt sĩ từ nhiều năm. Nền lát gạch đỏ vừa sạch, chống trơn, tiết kiệm. Đồng thời màu đỏ thể hiện lý tưởng cách mạng của các Liệt sĩ và gợi nhớ về những khoảng sân gạch ngoài Bắc quê hương các Liệt sĩ. Xây tường bao bằng gạch cao 40cm, nhẹ nhàng chạy theo chu vi khoảnh đất vuông vắn vừa trang nghiêm, gọn gàng. Giữa khu đất xây Miếu thờ.
MIẾU THỜ LIỆT SĨ
Mỗi cạnh dài 8m, dựng 4 cột vuông và 8 cột tròn, tạo thành 8 hướng, theo Kinh dịch vào đúng 8 quẻ Càn, khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Vừa đúng 8 hướng phong vị thuận với tất cả mọi người. Trên cột đổ dầm bê tông vuông vắn sau đó đổ trần bê tông dày 3 - 5cm. Trên lợp ngói đỏ, trên mái có ngôi sao màu vàng. Nhìn tổng thể toàn bộ mái sẽ là lá cờ Dân tộc. Toàn bộ mái che cho khu vực Miếu thờ khô ráo, thoáng mát. Chiều cao từ nền tới đỉnh là 3m99. Toàn bộ khu bia thờ xây bằng gạch. Rộng 3m20, dài 1m60, cao 80cm. Tô trát phẳng và sơn vàng. Tấm bia xây bằng gạch, ốp đá hoa cương màu đen, hình chữ nhật cao 2m90 tính từ nền tượng trưng cho sự hy sinh của gần 300 Liệt sĩ. Phía trước quay về hướng Bắc (quê hương các Liệt sĩ) được gắn 2 tấm đá hoa cương màu đen. Tấm đá hoa cương gồm 2 phiến (để phòng khi xây xong bia mà vẫn chưa đủ Danh sách các Liệt sĩ). Phiến trên ghi dòng chữ: NƠI ĐÂY YÊN NGHỈ CÁC LIỆT SĨ CỦA TRUNG ĐOÀN 207 ĐÃ ANH DŨNG HY SINH NGÀY 3/10/1973. Phiến dưới sẽ được ghi toàn bộ danh sách Liệt sĩ đã hy sinh. Trong trường hợp chưa đủ có thể chưa đưa tấm đá vào mà sơn tạm màu vàng. Bệ đỡ tấm bia được xây và cẩn đá hoa cương đen, dùng để đặt đồ lễ dành cho lúc làm lễ tưởng nhớ Liệt sĩ. Khoảng rộng quanh tấm bia là nơi các đồng đội cũ, thân nhân Liệt sĩ, bà con đến viếng và tưởng nhớ các Anh. Phía trước bệ đỡ bia là lư hương lớn để mọi người thắp hưởng nhớ các Liệt sĩ.
• Độ cao nền Miếu phải cao hơn mực nước lũ nhưng năm lớn nhất.
• Tất cả các chi tiết kiến trúc đều vuông thành sắc cạnh biểu hiện sự nghiêm trang, thẳng thắn của NGƯỜI LÍNH.

Vật tư và nhân công:
• Nhân công: tận dụng nhân công địa phương, thi công vào thời điểm nông nhàn là thuận tiện nhất.
• Vật tư:
- Kè xung quanh khu vực Miếu bằng chính những cây tràm tại địa phương vừa nhanh vừa tiết kiệm. Đất đắp nền lấy luôn từ xung quanh các dòng kênh.
- Xi măng, sắt, gạch chuyển vào từ đầu lộ 79.

Toàn bộ bản vẽ phối cảnh, dự toán sẽ được chiết tính. Đơn gía tạm tính theo khi làm dự toán.
Phác thảo bia tưởng niêm


Việc cần làm ngay:
BLL CCB trung đoàn 207 xúc tiến gặp chính quyền tỉnh Long An, QK7, QK9, UBND, Phòng LĐTBXH huyện Thạnh Hóa, UBND xã Phước thạnh trình bày chủ trương ý tưởng. BLLCCB Trung đoàn 207 ra văn bản tìm nhà tài trợ, kêu gọi các CCB, GĐ thân nhân Liệt sĩ chung tay xây dựng để hoàn thành chậm nhất trước ngày giỗ các Liệt sĩ (mùng 8 tháng 9 âm lịch) năm 2012. BLL CCB Trung đoàn 207 cần xúc tiến ngay việc lấy Danh sách các Liệt sĩ, sau đó khẩn trương đưa lên mạng để mọi người đóng góp cho hoàn chỉnh.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, xây dựng để ý tưởng xây Miếu thờ hoàn thiện hơn. Rất mong nhận được sự chung tay góp sức để việc xây Miếu thờ sớm hoàn thành.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

MIẾU BẮC BỎ VÀ NHỮNG ÔNG THÀNH HOÀNG ĐỘI MŨ CỐI


(04/08/2011 22:02:40 PM) 

Ngồi giữa mênh mông rừng tràm, nghe những người nông dân chân chất nói chuyện mà tôi thấy lâng lâng trong lòng. Không hiểu có phải vì quá yêu quí các anh, tôn trọng sự hy sinh của các anh cho Tổ quốc mà nhân dân nói quá lên như vậy, hay vì sự hy sinh của các anh quá linh thiêng nên các anh đã được Trời đất phong Thánh.

Kính dâng hương hồn các Liệt sĩ Trung đoàn 207 khu 8 hy sinh ngày 3/10/1973 tại khu vực Đá Biên – Mộc Hóa – Kiến Tường nay là ấp Đá Biên – xã Thạnh phước – huyện Thạnh hóa – Tỉnh Long An.

Nhân kỷ niệm 64 năm ngày thương binh liệt sỹ, theo chân gia đình Liệt sĩ Nguyễn Văn Tế và đồng đội của Trung đoàn 207 đi tìm hài cốt Liệt sĩ, tôi vô tình biết được giữa mênh mông vùng rốn lũ Đồng Tháp Mười có một ấp không ai dám nói dối và có những “Ông thành hoàng” đội mũ cối…

Nhân chứng sống

Ông Ba Thi (Phan Xuân Thi- nguyên là cán bộ Trinh sát Trung đoàn 207, Quân Khu 8 cũ ) nay là Trưởng ban liên lạc bạn chiến đấu và CCB Trung Đoàn đưa chúng tôi đi tìm lại chiến trường xưa nơi Trung đoàn 207 đã có một trận chiến đấu oanh liệt kể lại: Tháng 10 năm 1973, đơn vị ông nhận nhiệm vụ bí mật luồn sâu xuống Đồng Tháp Mười thuộc (vùng 8 Kiến Tường cũ). Đêm ngày 3 tháng 10, trung đoàn Triển khai đội hình hành quân từ mỏ vẹt (giáp biên giới Căm Pu Chia) bí mật vượt sông Vàm cỏ tây đến Ấp Đá Biên Huyện Mộc Hoá, nay thuộc Huyện Thạnh Hoá Tỉnh Long An thì trời vừa sáng nên phải ém quân vào một rừng tràm để nghỉ.

CCB Ba Thi trở về nơi mình đã chiến đấu và chứng kiến sự hy sinh của 200 người đồng đội năm ấy
Do hành quân bộ suốt đêm giữa đồng nước, bộ đội mệt mỏi rã rời, rừng tràm nhỏ, thưa thớt không đủ che giấu đoàn quân. Anh em phần lớn là tân binh mới nhập ngũ từ trường Đại học Xây Dựng Hà Nội mới bổ sung về đơn vị trước đó 2 ngày chưa quen chiến trường đồng nước, chưa có kinh nghiệm chiến trường nên giăng võng, phơi quần áo lên cây tràm nên bị máy bay trinh sát của địch phát hiện. Ngay lập tức chúng huy động 12 chiếc trực thăng bao vây bắn xối xả xuống trận địa và ồ ạt đổ quân và xe tăng M113 ập vào hòng bắt sống sở chỉ huy Trung Đoàn. Trước tình thế hiểm nguy đơn vị đã nhanh chóng triển khai chiến đấu với tinh thần cảm tử, bắn cháy 1 máy bay trực thăng tiêu diệt nhiều tên địch mở đường máu đưa được sở chỉ huy Trung đoàn thoát khỏi vòng vây của địch an toàn. Các chiến sỹ cảm tử quân (chủ yếu là tiểu đoàn 1) đã bám sát trận địa, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, nhưng vì địa hình phức tạp, bị tập kích bất ngờ, lực lượng chiến đấu không cân sức , anh em đã anh dũng hy sinh hơn 200 đồng chí..

Những ngày sau đó địch tiếp tục đưa trực thăng tới quần đảo tại khu vực này nhằm tiêu diệt bất cứ mầm sống nào còn sót lại trên cánh đồng hoang vu mênh mông nước, chúng cho quân canh giữ không cho ta lấy tử sỹ. 12 ngày sau đại đội trinh sát cùng với lực lượng địa phương mới tổ chức được lực lượng đưa quân vào tìm đồng đội. Chỉ duy nhất 1 đồng chí cán bộ bị thương nặng, được bà con cấp cứu thuốc men, giấu ngoài đồng hàng đêm đưa cơm ra nuôi sau này đưa về đơn vị chiến đấu (đồng chí này nay vẫn còn sống). Giữa cánh đồng xác các anh nổi lên đồng đội phải dùng màn để vớt vì cánh đồng ngập nước không có đất chôn nên các anh phải bó lại treo lên, hoặc cột chặt vào cây tràm để mùa khô đồng bào chôn giúp. Giao cho địa phương xong đơn vị lại tiếp tục hành quân vào trận chiến mới. Rồi chiến dịch Hồ Chí Minh, rồi chiến tranh biên giới tây nam. Theo yêu cầu nhiệm vụ mới Trung đoàn 207 giải thể, khu 8 sát nhập khu 9, Tỉnh Kiến Tường sát nhập vào Tỉnh Long An, Long An sát nhập vào Quân Khu 7 … Mới đó đây mà đã 38 năm…
Ngôi mộ tập thể tại NT Mộc Hóa 

Ngồi trước chúng tôi là một người phụ nữ nhỏ bé đã ngoài 60 tuổi đó là bà Hai Đấu nguyên tỉnh ủy viên tỉnh Kiến tường nguyên huyện ủy viên huyện Mộc hóa trưởng phòng TBXH huyện Mộc hóa. Khi chưa thành lập tỉnh Long An, chưa phân huyện thì vùng Thạnh hóa vẫn thuộc về Mộc hóa và chính bà đã phụ trách vùng này. 

Chúng tôi tìm đến nhà bà trong cơn mưa tầm tã. Biết chúng tôi đi tìm thân nhân liệt sỹ hy sinh trong trận rạch Đá Biên đêm ngày 3 tháng 10 năm 1973 bà cho biết chính bà đã cùng du kích nhiều đêm chèo xuồng tìm thương binh, liệt sĩ hy sinh trong trận đó nhưng không gặp ai sống sót.

Sau này do công tác bà không có điều kiện để quay lại để tìm hài cốt các anh nhưng trong lòng vẫn đáu đáu nỗi đau. Đến năm 1992 khi về làm trưởng phòng TBXH huyện bà đã cùng 4 cán bộ đi xuồng về chiến trường cũ. Lúc này sau hòa bình nhân dân đã về vùng này khai hoang trồng lúa sống chung với lũ. Khi gặp hài cốt liệt sĩ phần thì không phân biệt được ai với ai, phần thì hài cốt thì nhiều nên nhân dân đã chôn chung các anh với nhau. Khi đi quy tập bà đau lòng quá mà không biết làm sao nên đành đưa các anh về chôn chung thành ngôi mộ tập thể tại nghĩa trang Mộc hóa. Nói chuyện với chúng tôi mà nỗi đau xót còn hiện trên gương mặt bà, nước mắt bà chảy giữa cơn mưa tầm tã của vùng rốn lũ…



Miếu Bắc bỏ và những ông “Thành hoàng” đội mũ cối


Dừng chân tại đầu cầu 79, chúng tôi gửi xe để thuê ghe máy đi vào chiến trường cũ của Liệt sĩ. Trên cầu anh Ba Thi chỉ cho chúng tôi xa xa là rạch Đá Biên, nơi đơn vị hành quân về và bị tập kích bất ngờ. Nghe chúng tôi đi tìm ghe mà nói giọng Bắc người đàn ông địa phương hỏi ngay có phải chúng tôi tìm vào miếu Bắc bỏ không? Anh Ba Thi hỏi sao gọi là miếu Bắc bỏ?

Ông ta trả lời dân vùng này ai không biết miếu đó, đó là miếu dân địa phương tự lập ra thờ những người bộ đội miền Bắc chết bỏ xác tại đó nên có tên như vậy. Chúng tôi thuê ghe máy chạy chừng 3km tính từ chân cầu 79. Dòng kênh này năm 1979 mới đào nên có tên vậy. Đang chạy ngon trớn, chiếc ghe máy bỗng giảm tốc rồi rẽ sang bên phải, hai bên dòng kênh nhỏ dần, xung quanh tràm mọc san sát. Càng chạy tầm nhìn càng bị cản trở vì bây giờ chỉ còn tràm và tràm. Chạy khoảng 10 phút tài công cho ghe ghé vào một gò đất. Nền đất được đắp nổi xung quanh 4 bên là các dòng kênh. 



Nhà tranh của ông Tư Tờ trống hơ trống hoác
Trên nền là một chòi lợp tôn đơn sơ, giữa chòi là một tấm bia xây bằng gạch đỏ chẳng tô trát gì. Trên vách là lá cờ đỏ sao vàng. Bên dưới tấm bia là bát nhang và ly, dĩa. Trên nền xi măng là dòng chữ HY SINH GÌ (VÌ) TỔ QUỐC và ngày tháng lập bia. Nhìn cảnh tượng trên giữa mênh mông rừng tràm có lẽ kí ức xưa kia hiện vể anh Ba Thi gục đầu khóc nấc lên: các đồng chí ơi, đau xót quá 40 năm rồi vẫn cứ nằm đây chẳng ai quan tâm. Vừa khóc anh vừa đập đầu xuống nền đất làm cả đoàn không ai cầm được nước mắt, nhìn nhau ai cũng nước mắt rưng rưng …





Nhưng ông Tư Tờ lại sẵn sàng hiến đất xây miếu

Thấy chúng tôi ghé lên miếu, vợ chồng anh chịTư Tờ - người đã hiến hơn 200m đất lập miếu và là “thủ từ” lâu nay cũng chạy ghe lại. Rồi chúng tôi cùng nhau sắp lễ dâng lên các anh. Đồ lễ thì thật đơn giản nhưng khi vợ Tư Tờ khấn: các ông ơi về nhận lễ này, đồng đội tới thăm đây, gia đình tới thăm này, có ai nhận ra thân nhân thì theo về chứ cứ than không biết đường về hoài thì anh Ba Thi lại òa lên khóc. 

Có lẽ trận chiến với hơn 200 đồng đội hy sinh vẫn là nỗi đau trong lòng không thể nguôi ngoai của người cựu chiến binh này…
Sau khi thắp nhang cho các anh xong chúng tôi hỏi anhTư Tờ về hoàn cảnh lập miếu, Tư Tờ nói: thôi các anh đã tới đây thì ghé nhà tôi nói chuyện, sẵn tôi làm bữa cơm mời mấy ảnh liệt sỹ cùng về uống rượu luôn. Nói xong hai vợ chồng Tư Tờ thắp nhang khấn: sẵn có đồng đội tới thăm tôi làm mâm cơm, có chén rượu các anh ghé nhà tôi luôn nha. Nghe Tư Tờ nói khơi khơi vậy mà thái độ chân thành làm chúng tôi vô cùng ngạc nhiên.



Biến ngày giỗ của liệt sĩ thành ngày hội của làng

Năm 1974, sau khi vùng này hòa bình, Tư Tờ cùng gia đình về sống lại tại vùng này. Lúc đó còn nhỏ, Tư Tờ thích nón cối nên chống xuồng đi tìm đồ của bộ đội. Không ít lần đi tìm, Tư Tờ gặp phải hài cốt Liệt sĩ, khi ít xương, lúc cái sọ. Còn nhỏ quá nên Tư Tờ cũng chỉ biết bỏ chạy khi gặp cảnh đó. Theo Tư Tờ hài cốt còn nhiều lắm. Sau năm 1975, hòa bình lập lại dân ngày càng về sống tại đó đông hơn. Rồi người ta đốn tràm làm ruộng, lúc cày ruộng gặp rất nhiều hài cốt bộ đội dân chỉ biết gom lại chôn chung.

Cũng có người như ông H. gom xương lại đốt nên bị hành điên dại mấy năm trời. Rồi chuyện các anh về báo mộng … Có gia đình bà B. đêm đêm nghe tiếng gọi: “Ông bà ơi có gì cho con ăn với, con đói lắm, con lạnh lắm, con còn nằm trên cây”/ Sáng ngày tỉnh mộng bà và gia đình ra tìm thì quả thật trên ngọn tràm vẫn còn gói hài cốt. 

Bản thân nhà Tư Tờ thì gặp hoài, lâu lâu các anh lại “nhập” vào cô con gái rồi than là đói, lạnh và không nhớ đường về quê. Có lúc nhậu chưa hết chai mang cất các anh lại “giận” nói rằng đông vậy uống chưa ”đã” mà mang cất là sao…



Nơi các anh đã hy sinh

Rồi cô con gái bệnh, mang chữa hết viện nọ viện kia mà không hết, bí quá về khấn các anh thì quả nhiên con hết bệnh…Cứ vậy, người này đồn người kia, ai cũng nói các anh chết trẻ và chết vì Tổ quốc nên linh thiêng lắm nên Tư Tờ tự xây miếu để thờ. Lần thứ nhất che tạm bằng lá rồi có người cho tôn che tạm. Lần thứ hai mua gạch về xây thì các anh “bảo” nhỏ quá ở không đủ lại đập đi mua gạch xây lại lần ba cho tới giờ. 


Tôi nhìn nhà Tư Tờ, cả nhà “không có cục gạch chọi chim” vì động cơ gì mà người đàn ông này 3 lần dựng miếu thờ Liệt sĩ? Tư Tờ cười hồn nhiên: không phải riêng nhà tôi, cả khu này nhân dân thờ các ảnh như “thần hoàng”. Hằng năm cứ ngày các ảnh hy sinh (mồng 8 tháng 9 âm lịch) là nhân dân cả vùng ghé về. Có gì cúng nấy. Ai có cá, ai có gà, vịt có rượu thì tự mang tới. Trước là cúng các ảnh sau là xin các ảnh phù hộ cho làm ăn may mắn, không có bệnh tật. Rồi ở lại tự “hưởng lộc”, đàn ca cho các ảnh nghe thâu đêm. Vui lắm!!!

Và đặc biệt theo Tư Tờ, dân vùng này không biết nói dối. Trước đây ai mới tới mà không biết, lỡ nói dối nói trá, các ảnh “hành” cho hư máy móc hoặc bệnh tật. Dân ở đó nếu có gì chỉ cần thề “nếu nói sai lính bắt” là ai nấy đều sợ. Lâu dần thành quen nên dân ở đây sống thật bụng, không dám dối trá. Và không ai bảo ai, tự mọi người coi các anh là những ông thành hoàng luôn bảo vệ cuộc sống nhân dân vùng này.

Ngồi giữa mênh mông rừng tràm, nghe những người nông dân chân chất nói chuyện mà tôi thấy lâng lâng trong lòng. Không hiểu có phải vì quá yêu quí các anh, tôn trọng sự hy sinh của các anh cho Tổ quốc mà nhân dân nói quá lên như vậy, hay vì sự hy sinh của các anh quá linh thiêng nên các anh đã được Trời đất phong Thánh. Những vị Thánh rời bỏ bút nghiên, Hy sinh tuổi thanh xuân cho quê hương mãi được bình yên. Và dù các anh đã được qui tập về nghĩa trang hay vẫn còn nằm đâu đó trên cánh rừng tràm thì với Nhân dân vùng ấp Đá Biên Xã Thạnh Phước Huyện Thạnh Hoá, với chúng tôi, các anh vẫn là những “Ông thành hoàng” - Những “Ông thành hoàng đội mũ cối” đã mang lại bình yên, hạnh phúc cho quê hương.

Nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa rừng tràm mênh mông bát ngát, nhìn ánh mắt rạng rỡ của những người nông dân vùng đồng thàp mười với những mùa lúa bội thu, ngoài những giọt mồ hôi của nông dân hôm nay còn có máu xưongcủa biết bao anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống. Tổ quốc mãi mãi ghi nhớ công ơn của các Anh.


Rời miếu Bắc bỏ tôi và anh Ba Thy nắm chặt tay nhau, chúng tôi đã hứa sẽ làm tất cả để xây dựng lại nơi đây một miếu thờ đàng hoàng hơn, ấm cúng hơn để Các Anh lấy chỗ đi về, gặp gỡ nhau. Dù các gia đình có tìm được hay không tìm được thì Các Anh biết rằng bây giờ và mãi mãi chúng tôi và hậu thế vẫn nhớ và kính trọng Các Anh. 

Sự Hy sinh của Các Anh hơn 200 cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 1 và 3 Trung đoàn 207 thật cao cả và anh hùng. Các Anh đã nằm xuống cho quê hương mãi mãi thanh bình.


Ấp đá Biên – Tp. HCM, tháng 7 năm 2011

Nguyễn Hoài Nam


Miếu Bắc bỏ và những ông Thành hoàng đội mũ cối – Ghi chép của Nguyễn Hoài Nam

Nhân kỷ niệm 64 năm ngày thương binh liệt sỹ, theo chân gia đình Liệt sĩ Nguyễn Văn Tế và đồng đội của Trung đoàn 207 đi tìm hài cốt Liệt sĩ, tôi vô tình biết được giữa mênh mông vùng rốn lũ Đồng Tháp Mười có một ấp không ai dám nói dối và có “Những Ông Thành hoàng đội mũ cối”…

Nhân kỷ niệm 64 năm ngày thương binh liệt sỹ, theo chân gia đình Liệt sĩ Nguyễn Văn Tế và đồng đội của Trung đoàn 207 đi tìm hài cốt Liệt sĩ, tôi vô tình biết được giữa mênh mông vùng rốn lũ Đồng Tháp Mười có một ấp không ai dám nói dối và có “Những Ông Thành hoàng đội mũ cối”…

Phần 1

NHÂN CHỨNG SỐNG

Ông Ba Thi (Phan Xuân Thi – nguyên là cán bộ Trinh sát Trung đoàn 207, Quân khu 8 cũ) nay là Trưởng ban liên lạc bạn chiến đấu và CCB Trung đoàn đưa chúng tôi đi tìm lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn 207 đã có một trận chiến đấu oanh liệt kể lại:

Tháng 10 năm 1973, đơn vị ông nhận nhiệm vụ bí mật luồn sâu xuống Đồng Tháp Mười thuộc vùng 8 Kiến Tường cũ. Đêm ngày 3 tháng 10, trung đoàn triển khai đội hình hành quân từ Mỏ Vẹt (giáp biên giới Cam-pu-chia) bí mật vượt sông Vàm Cỏ Tây đến Ấp Đá Biên, Huyện Mộc Hoá, nay thuộc Huyện Thạnh Hoá, Tỉnh Long An thì trời vừa sáng nên phải ém quân vào một rừng tràm để nghỉ.

Do hành quân bộ suốt đêm giữa đồng nước, bộ đội mệt mỏi rã rời, rừng tràm nhỏ, thưa thớt không đủ che giấu đoàn quân. Anh em phần lớn là tân binh mới nhập ngũ từ trường Đại học Xây dựng Hà Nội mới bổ sung về đơn vị trước đó 2 ngày chưa quen chiến trường đồng nước, chưa có kinh nghiệm chiến trường nên giăng võng, phơi quần áo lên cây tràm nên bị máy bay trinh sát của địch phát hiện. Ngay lập tức chúng huy động 12 chiếc trực thăng bao vây bắn xối xả xuống trận địa và ồ ạt đổ quân và xe lội nước bọc thép M113 ập vào hòng bắt sống sở chỉ huy Trung đoàn.

Trước tình thế hiểm nguy đơn vị đã nhanh chóng triển khai chiến đấu với tinh thần cảm tử, bắn cháy 1 máy bay trực thăng, tiêu diệt nhiều tên địch mở đường máu đưa được sở chỉ huy Trung đoàn thoát khỏi vòng vây của địch an toàn. Các chiến sỹ cảm tử quân (chủ yếu là tiểu đoàn 1) đã bám sát trận địa, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, nhưng vì địa hình phức tạp, bị tập kích bất ngờ, lực lượng chiến đấu không cân sức, anh em đã anh dũng hy sinh hơn 200 đồng chí…

Những ngày sau đó địch tiếp tục đưa trực thăng tới quần đảo tại khu vực này nhằm tiêu diệt bất cứ mầm sống nào còn sót lại trên cánh đồng hoang vu mênh mông nước, chúng cho quân canh giữ không cho ta lấy tử sỹ. Mười hai ngày sau đại đội trinh sát cùng với lực lượng địa phương mới tổ chức được lực lượng đưa quân vào tìm đồng đội. Chỉ duy nhất 1 đồng chí cán bộ bị thương nặng, được bà con cấp cứu thuốc men, giấu ngoài đồng hàng đêm đưa cơm ra nuôi sau này đưa về đơn vị chiến đấu (đồng chí này nay vẫn còn sống). Giữa cánh đồng xác các anh nổi lên đồng đội phải dùng màn để vớt vì cánh đồng ngập nước không có đất chôn nên các anh phải bó lại treo lên, hoặc cột chặt vào cây tràm để mùa khô đồng bào chôn giúp. Giao cho địa phương xong đơn vị lại tiếp tục hành quân vào trận chiến mới. Rồi chiến dịch Hồ Chí Minh, rồi chiến tranh biên giới Tây Nam.

Theo yêu cầu nhiệm vụ mới Trung đoàn 207 giải thể, khu 8 sát nhập khu 9, Tỉnh Kiến Tường sát nhập vào Tỉnh Long An, Long An sát nhập vào Quân Khu 7… Mới đó đây mà đã 38 năm…

Ngồi trước chúng tôi là một người phụ nữ nhỏ bé đã ngoài 60 tuổi, đó là bà Hai Đấu nguyên tỉnh ủy viên tỉnh Kiến Tường, nguyên huyện ủy viên huyện Mộc Hóa trưởng phòng TBXH huyện Mộc Hóa. Khi chưa thành lập tỉnh Long An, chưa phân huyện thì vùng Thạnh Hóa vẫn thuộc về Mộc Hóa và chính bà đã phụ trách vùng này. Chúng tôi tìm đến nhà bà trong cơn mưa tầm tã. Biết chúng tôi đi tìm thân nhân liệt sỹ hy sinh trong trận rạch Đá Biên đêm ngày 3 tháng 10 năm 1973 bà cho biết chính bà đã cùng du kích nhiều đêm chèo xuồng tìm thương binh, liệt sĩ hy sinh trong trận đó nhưng không gặp ai sống sót. Sau này do công tác bà không có điều kiện để quay lại để tìm hài cốt các anh nhưng trong lòng vẫn đáu đáu nỗi đau.

Đến năm 1992 khi về làm trưởng phòng TBXH huyện bà đã cùng 4 cán bộ đi xuồng về chiến trường cũ. Lúc này sau hòa bình nhân dân đã về vùng này khai hoang trồng lúa sống chung với lũ. Khi gặp hài cốt liệt sĩ phần thì không phân biệt được ai với ai, phần thì hài cốt thì nhiều nên nhân dân đã chôn chung các anh với nhau. Khi đi truy tập bà đau lòng quá mà không biết làm sao nên đành đưa các anh về chôn chung thành ngôi mộ tập thể tại nghĩa trang Mộc Hóa. Nói chuyện với chúng tôi mà nỗi đau xót còn hiện trên gương mặt bà, nước mắt bà chảy giữa cơn mưa tầm tã của vùng rốn lũ…

MIẾU BẮC BỎ VÀ NHỮNG ÔNG THÀNH HOÀNG ĐỘI MŨ CỐI

Dừng chân tại đầu cầu 79, chúng tôi gửi xe để thuê ghe máy đi vào chiến trường cũ của Liệt sĩ. Trên cầu anh Ba Thi chỉ cho chúng tôi xa xa là rạch Đá Biên, nơi đơn vị hành quân về và bị tập kích bất ngờ. Nghe chúng tôi đi tìm ghe mà nói giọng Bắc người đàn ông địa phương hỏi ngay có phải chúng tôi tìm vào miếu Bắc bỏ không? Anh Ba Thi hỏi sao gọi là miếu Bắc bỏ? Ông ta trả lời dân vùng này ai không biết miếu đó, đó là miếu dân địa phương tự lập ra thờ những người bộ đội miền Bắc chết bỏ xác tại đó nên có tên như vậy.

Chúng tôi thuê ghe máy chạy chừng 3km tính từ chân cầu 79. Dòng kênh này năm 1979 mới đào nên có tên vậy. Đang chạy ngon trớn, chiếc ghe máy bỗng giảm tốc rồi rẽ sang bên phải, hai bên dòng kênh nhỏ dần, xung quanh tràm mọc san sát. Càng chạy tầm nhìn càng bị cản trở vì bây giờ chỉ còn tràm và tràm. Chạy khoảng 10 phút tài công cho ghe ghé vào một gò đất. Nền đất được đắp nổi xung quanh 4 bên là các dòng kênh. Trên nền là một chòi lợp tôn đơn sơ, giữa chòi là một tấm bia xây bằng gạch đỏ chẳng tô trát gì. Trên vách là lá cờ đỏ sao vàng. Bên dưới tấm bia là bát nhang và ly, dĩa. Trên nền xi măng là dòng chữ HY SINH GÌ (VÌ) TỔ QUỐC và ngày tháng lập bia. Nhìn cảnh tượng trên giữa mênh mông rừng tràm có lẽ kí ức xưa kia hiện vể anh Ba Thi gục đầu khóc nấc lên “các đồng chí ơi, đau xót quá 40 năm rồi vẫn cứ nằm đây chẳng ai quan tâm”. Vừa khóc anh vừa đập đầu xuống nền đất làm cả đoàn không ai cầm được nước mắt, nhìn nhau ai cũng nước mắt rưng rưng…

Thấy chúng tôi ghé lên miếu, vợ chồng anh chị Tư Tờ – người đã hiến hơn 200m đất lập miếu và là “thủ từ” lâu nay cũng chạy ghe lại. Rồi chúng tôi cùng nhau sắp lễ dâng lên các anh. Đồ lễ thì thật đơn giản nhưng khi vợ Tư Tờ khấn: “Các ông ơi về nhận lễ này, đồng đội tới thăm đây, gia đình tới thăm này, có ai nhận ra thân nhân thì theo về chứ cứ than không biết đường về hoài”… thì anh Ba Thi lại òa lên khóc. Có lẽ trận chiến với hơn 200 đồng đội hy sinh vẫn là nỗi đau trong lòng không thể nguôi ngoai của người cựu chiến binh này…

Sau khi thắp nhang cho các anh xong chúng tôi hỏi anh Tư Tờ về hoàn cảnh lập miếu, Tư Tờ nói: “Thôi các anh đã tới đây thì ghé nhà tôi nói chuyện, sẵn tôi làm bữa cơm mời mấy ảnh liệt sỹ cùng về uống rượu luôn”. Nói xong hai vợ chồng Tư Tờ thắp nhang khấn: “Sẵn có đồng đội tới thăm tôi làm mâm cơm, có chén rượu các anh ghé nhà tôi luôn nha”. Nghe Tư Tờ nói khơi khơi vậy mà thái độ chân thành làm chúng tôi vô cùng ngạc nhiên.

BIẾN NGÀY GIỖ LIỆT SỸ THÀNH NGÀY HỘI CỦA LÀNG

(Thủ từ Tư Tờ trong miếu)

Năm 1974, sau khi vùng này hòa bình, Tư Tờ cùng gia đình về sống lại tại vùng này. Lúc đó còn nhỏ, Tư Tờ thích nón cối nên chống xuồng đi tìm đồ của bộ đội. Không ít lần đi tìm, Tư Tờ gặp phải hài cốt Liệt sĩ, khi ít xương, lúc cái sọ. Còn nhỏ quá nên Tư Tờ cũng chỉ biết bỏ chạy khi gặp cảnh đó. Theo Tư Tờ hài cốt còn nhiều lắm. Sau năm 1975, hòa bình lập lại dân ngày càng về sống tại đó đông hơn. Rồi người ta đốn tràm làm ruộng, lúc cày ruộng gặp rất nhiều hài cốt bộ đội dân chỉ biết gom lại chôn chung. Cũng có người như ông H. gom xương lại đốt nên bị hành điên dại mấy năm trời. Rồi chuyện các anh về báo mộng … Có gia đình bà B. đêm đêm nghe tiếng gọi: “Ông bà ơi có gì cho con ăn với, con đói lắm, con lạnh lắm, con còn nằm trên cây”. Sáng ngày tỉnh mộng bà và gia đình ra tìm thì quả thật trên ngọn tràm vẫn còn gói hài cốt. Bản thân nhà Tư Tờ thì gặp hoài, lâu lâu các anh lại “nhập” vào cô con gái rồi than là đói, lạnh và không nhớ đường về quê. Có lúc nhậu chưa hết chai mang cất các anh lại “giận” nói rằng đông vậy uống chưa ”đã” mà mang cất là sao… Rồi cô con gái bệnh, mang chữa hết viện nọ viện kia mà không hết, bí quá về khấn các anh thì quả nhiên con hết bệnh… Cứ vậy, người này đồn người kia, ai cũng nói các anh chết trẻ và chết vì Tổ quốc nên linh thiêng lắm nên Tư Tờ tự xây miếu để thờ.

Lần thứ nhất che tạm bằng lá rồi có người cho tôn che tạm. Lần thứ hai mua gạch về xây thì các anh “bảo” nhỏ quá ở không đủ lại đập đi mua gạch xây lại lần ba cho tới giờ. Tôi nhìn nhà Tư Tờ, cả nhà không có “cục gạch chọi chim”, vì động cơ gì mà người đàn ông này 3 lần dựng miếu thờ Liệt sĩ? Tư Tờ cười hồn nhiên: không phải riêng nhà tôi, cả khu này nhân dân thờ các ảnh như “thần hoàng”. Hằng năm cứ ngày các ảnh hy sinh (mồng 8 tháng 9 âm lịch) là nhân dân cả vùng ghé về. Có gì cúng nấy. Ai có cá, ai có gà, vịt có rượu thì tự mang tới. Trước là cúng các ảnh sau là xin các ảnh phù hộ cho làm ăn may mắn, không có bệnh tật. Rồi ở lại tự “hưởng lộc”, đàn ca cho các ảnh nghe thâu đêm. Vui lắm!!!

Miếu Bắc bỏ , trong hình là di ảnh LS Mạnh Sơn SV ĐHXD hy sinh tại đây

Và đặc biệt theo Tư Tờ, dân vùng này không biết nói dối. Trước đây ai mới tới mà không biết, lỡ nói dối nói trá, các ảnh “hành” cho hư máy móc hoặc bệnh tật. Dân ở đó nếu có gì chỉ cần thề “nếu nói sai lính bắt” là ai nấy đều sợ. Lâu dần thành quen nên dân ở đây sống thật bụng, không dám dối trá. Và không ai bảo ai, tự mọi người coi các anh là những ông Thành hoàng luôn bảo vệ cuộc sống nhân dân vùng này.

Ngồi giữa mênh mông rừng tràm, nghe những người nông dân chân chất nói chuyện mà tôi thấy lâng lâng trong lòng. Không hiểu có phải vì quá yêu quí các anh, tôn trọng sự hy sinh của các anh cho Tổ quốc mà nhân dân nói quá lên như vậy, hay vì sự hy sinh của các anh quá linh thiêng nên các anh đã được Trời đất phong Thánh. Những vị Thánh rời bỏ bút nghiên, hy sinh tuổi thanh xuân cho quê hương mãi được bình yên. Và dù các anh đã được quy tập về nghĩa trang hay vẫn còn nằm đâu đó trên cánh rừng tràm thì với nhân dân vùng ấp Đá Biên, Xã Thạnh Phước, Huyện Thạnh Hoá, với chúng tôi, các anh vẫn là những “Ông Thành hoàng” – “Những Ông Thành hoàng đội mũ cối” đã mang lại bình yên, hạnh phúc cho quê hương.

Nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa rừng tràm mênh mông bát ngát, nhìn ánh mắt rạng rỡ của những người nông dân vùng Đồng Tháp Mười với những mùa lúa bội thu, ngoài những giọt mồ hôi của nông dân hôm nay còn có máu xưong của biết bao anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống. Tổ quốc mãi mãi ghi nhớ công ơn của các Anh.

Rời miếu Bắc bỏ tôi và anh Ba Thy nắm chặt tay nhau, chúng tôi đã hứa sẽ làm tất cả để xây dựng lại nơi đây một miếu thờ đàng hoàng hơn, ấm cúng hơn để Các Anh lấy chỗ đi về, gặp gỡ nhau. Dù các gia đình có tìm được hay không tìm được thì Các Anh biết rằng bây giờ và mãi mãi chúng tôi và hậu thế vẫn nhớ và kính trọng Các Anh. Sự Hy sinh của Các Anh – hơn 200 cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 1 và 3 Trung đoàn 207 thật cao cả và anh hùng. Các Anh đã nằm xuống cho quê hương mãi mãi thanh bình.

Ấp Đá Biên – TP HCM tháng 7 năm 2011

N.H.N