Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

CHUYỆN TÌNH YÊU

Thân tặng Lê Ngọc Hàm - Nguyễn Thị Thu Vân ( bé Tư) 

Gửi Về anh Người trai Hà Nội 
Từ nơi xa xôi quê Dừa em đã hẹn 
tặng anh một bài ca mới trái tim em vời vợi nhớ thương
 em đã gặp mùa xuân Hà Nội 
 Hoa đào tươi nở trong nắng mới 
em yêu anh thêm yêu Hà Nội yêu anh em yêu cả cuộc đời........…

  Câu chuyện tình yêu trong sáng giữa người con gái xứ Dừa miền Nam và người con trai Hà nội mô tả tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương khăng khít ruột thịt Bắc Nam được nhạc sỹ Văn Ký sáng tác đã làm rung động biết bao con tim trai gái khắp hai miền Nam Bắc. 

 Bao năm qua cứ tưởng đâu đó là một câu chuyện tình tứ văn học bay bổng trong các nốt nhạc, nhưng với những người lính chúng tôi đó là một câu chuyện có thật.
 
Cuối Thu 2011, thông qua Ban Liên lạc E 207 và thân nhân Liệt sỹ, mấy anh em Cựu chiến binh sinh viên chúng tôi đã nhận được thông tin tìm ra miếu Bắc bỏ,tại ấp Đá biên, xã Thạnh phước, huyện Thạnh hóa Long an nơi nhiều chiến sỹ đã hy sinh trên đường hành quân từ Campuchia về miền Nam. 

Bài viết “ Miếu Bắc bỏ và những ông Thành hoàng đội mũ cối “ lan truyền trên mạng tác động mạnh lên chúng tôi, những người cùng thời, người trong cuộc và đã được chứng kiến sự kiện. 

Một điều gì đó thôi thúc anh em thu xếp công việc trở lại chiến trường xưa tham dự Lễ giỗ lần thứ 38 các liệt sỹ.
 
Không có tổ chức, mọi người lần lượt bay vào theo thời gian của mình. Tôi chậm hơn nên khi xuống sân bay Tân sơn nhất khoảng 11g30 các anh Nguyễn Trọng Tình, Nguyễn Văn Lương, Lê Ngọc Hàm đã chờ đón ngoài cổng. 

Chương trình không rõ mô tê thế nào, các bạn đưa tôi đi Bến xe miền Tây để lên xe đò trực chỉ Mỏ cày Bến tre nói là đi thăm bạn cũ. 
 

Tôi đồng ý ngay, lính mà. Con đường lộ 4 đi các tỉnh miền Tây ngày xưa đối với cánh lính chúng tôi đã là rất đẹp, nay xe lao vun vút trên đường cao tốc Sài gòn – Trung lương còn rộng rãi khang trang hơn nhiều. 


Quê hương Việt nam quá đẹp, hai bên đường ruộng vườn tươi tốt, phong cảnh hiền hòa, con người thân thiện, tuy trù phú hơn nhiều vùng chúng tôi đã đi qua nhưng cũng thấy rằng dân ta vẫn còn nghèo dù chiến tranh đã qua mấy mươi năm. 

Trên đường đi mới rõ là đưa Hàm về Bến tre thăm bạn gái ngày xưa. Hai giờ chiều chúng tôi đến bến xe Mỏ cày. Con đường thiên lý ngày nao chúng tôi đi vào tháng 1-1973 từ Hà nội qua Lào Campuchia tới sông Sở thượng Kế sách Kiến phong hết 9 tháng trời dòng dã, trải qua biết bao biến cố. Nay từ Hà nội vào Bến tre hết đúng 8 giờ.
 
Quê hương thống nhất, non sông liền một dải, thật là thỏa nỗi ước mơ.
                                                      Đường về quê Mỏ cày Bến tre 

Từ năm 1976 Hàm rời quân ngũ về học lại tại trường Đại học Xây dựng, chưa một lần gặp lại cô bạn gái ngày xưa, không biết gia cảnh thế nào nhà cửa cụ thể ở đâu. 

Sau khi ổn định trên xe bus, các anh mới hỏi một bác đứng tuổi:
 - Thưa bác, chúng tôi là những cựu chiến binh từ Hà nội vô đây kiếm người quen. Trước giải phóng anh em chúng tôi ở trung đoàn 207, 24 chiến đấu vùng Đồng tháp mười, nam bắc lộ 4, Sau 1975 anh Hàm đây về dạy văn hóa cho các cô du kích trong “cứ “ ra tại căn cứ Bình đức, Mỹ tho. Hôm nay chúng tôi về kiếm cô bé Tư Nguyễn Thị Thu Vân người Bến tre.
 - Trời đất, cô này nổi tiếng lắm đó, có chữa bệnh cho tôi một lần. Cô Tư hiện là Giám đốc hay trưởng khoa của bệnh viện đa khoa Mỏ cày đó. Cổ mới lấy chồng cách nay mấy tháng hà ??
                                                         Rất nhiều dừa trong vườn
                                     Nhà bé Tư bên trái nhà mẹ đẻ( bà ngoại) bên phải 

Trời đất, nếu đúng là bé Tư thì nay cũng đã 54-55 tuổi, yên bề gia thất chồng con đàng hoàng, sao lại mới lấy chồng??
 
Đến bến gần một cây cầu mọi người xuống xe, nhìn xa xa thấy một chị và một cháu gái có vẻ chờ đón. Tình bảo: 
 - Tao đẹp trai nhất, đi trước nhận là Hàm đây xem nó có nhớ là ai không? 

Chị lớn tuổi bỏ xe đấy, hai bên tiến lại gần cô ta cũng hơi lúng túng chắc vì màu thời gìan đã nhuốm đậm lên mọi người không giống tưởng tượng trước khi gặp nhau. 

Cô chỉ đích Hàm :
 - Chào anh Hàm, chào các anh.
 - Chào em, anh là Hàm đây, Tình cười cười chào nói.
 - Đây mới là anh Hàm, em quên sao được.
 
Rồi bé Tư giới thiệu kia là cô cháu gái học ở Sài gòn mới về quê, ra phụ với bác gái đón khách. Chỉ có hai xe máy nên phải đi hai lần, từ bến xe về nhà bé Tư khoảng 2 km phải đi qua một cây cầu treo đung đưa đung đưa, sợ các anh không yên tâm Vân đưa đi đường vòng gần 3 km qua cầu bê tông cho chắc chắn. 

Ấy là thể hiện sự quan tâm hiếu khách, chắc em cũng hiểu rằng để đến đây ngày hôm nay chúng tôi đã vượt qua bao nhiêu cây cầu khó nhọc hơn nhiều.
 
Vùng quê Mỏ cầy Bến tre cũng rất đẹp, cây cối xum xuê, nhà đúc khá nhiều thỉnh thoảng cũng còn thấy nhà làm bằng dừa nước. 

Phong cảnh êm ả thanh bình, nhà của dân nơi đây thường quay mặt ra các dòng kênh đầy dừa nước, thủy triều lên xuống hàng ngày, nước chảy lững lờ. 

 Đến nhà Vân, một ngôi nhà xây kiến trúc mới sạch sẽ khang trang, bên cạnh là nhà mẹ đẻ cũng mới cất.
Gặp nhau sau 36 năm

Từ trái sang Chồng bé Tư, bé Tư, Hàm
                                          
 Sau phút giới thiệu, món ăn được bày ra hiên nhà. Không phải cá tôm dưới sông, bông điên điển hay lục bình mà là những món mua ở chợ thịt bò, tôm nõn, thịt kho….

Nông thôn cũng thay đổi mạnh mẽ trong ẩm thực, món không thể thiếu là rượu đế. 

Nhà nhìn ra kênh thoáng mát

                                                                  Mẹ Vân và Hàm
 
Rồi lần lượt các anh em trai của Vân về tham gia cuộc nhậu. Chồng Vân nhậu rất nhiệt tình nhưng có vẻ khó nói. Trước các đồng chí thâm hậu về nhậu nhẹt chẳng bao lâu anh chồng Vân xin xỉn. 

Anh chị em Vân cũng thành đạt cả, đều đi công tác ở cơ quan nhà nước. Cha ruột đã mất, Bà mẹ đẻ cũng cao tuổi ở cạnh nhà con gái, cụ vẫn minh mẫn.

 













Lần lần tìm hiểu mới biết , cha đẻ Vân là cán bộ cách mạng có cỡ ở Bến tre. Cô mới học xong lớp Tiểu học, theo cách mạng từ lúc còn nhỏ làm y tá chăm sóc các anh Giải phóng.






Thày Lê Ngọc Hàm và cô học trò Nguyễn Thị Thu Vân ( Bé Tư)
năm 1975 tại Bình đức , Mỹ tho
 

 
Sau 30-4-1975 ra Bình đức Mỹ tho học thêm văn hóa, gặp thày giáo Hàm người Hà nội ở phố cổ Hàng Đường đang là sinh viên nhập ngũ đi Nam chiến đấu, hòa bình rồi buông súng cầm phấn dạy cho các em.
 
Khi đó Vân chỉ 16 – 17 tuổi vừa qua tuổi trăng rằm, đẹp rực rỡ  như bông hoa chúm chím, thày Hàm  22 tuổi đẹp trai nhất tiểu đoàn đàn hay, nói chuyện có duyên. 

Trong hoàn cảnh này nào ai có thể cầm lòng cho đặng. Con cá nó mừng gặp nước thì vẫy vùng thế nào ? Tuy chẳng ai nói ra nhưng chăm sóc nhau tận tình, cái thời ấy nó thế. 
 
Không biết có thề non hẹn biển hay không nhưng năm 1976 Hàm rời miền Nam về học tiếp Đại học. Vân ở lại phấn đấu học hành và trở thành bác sỹ y khoa giữ trọng trách tại bệnh viên đa khoa Mỏ cày. 

Từ ngày đó đến 2010 Vân vẫn chưa lên xe hoa, còn người chồng mới cưới cách cuộc gặp 6, 7 tháng thì đã có một đời vợ và có con riêng. 

Thì ra hai người cũng có liên lạc thư từ nhưng ngặt nỗi xa xôi cách trở nên cũng thưa thớt dần, trong câu chuyện hò hẹn hôm nay về thăm cũng không thấy bé Tư nói gì về chồng con cả. 

 Trong cuộc nhậu Vân vào nhà lấy quyển anbum cũ cho mọi người xem. Hình ảnh Hàm Vân vẫn bên cạnh nhau như thuở nào.

Quà của Hàm mang vào chỉ có mấy gói ô mai Hàng Đường đặc sản Hà nội. Lúc chia tay Vân cứ gọi điện thoại mãi cho chúng tôi nói quên không gửi các anh món quà kẹo dừa ngọt bùi của quê hương. 
 

Âu cũng là một trò chơi của số phận. 


Trong sâu thẳm trái tim của anh lính Hà nội kia vẫn còn một ngăn nhỏ chứa hình bóng của người con gái xứ Dừa Bến tre thơ mộng.
                                                                                                       
                                                                                                         Hà nội 30-11-2011
                                                                                                         Nguyên Bá Sỹ
 
Các bạn có thể nghe Bài hát của Nhạc sỹ Văn Ký:
 
 http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=YVc6YwilB7
Hà nội mùa Xuân 
 Gửi Về anh Người trai Hà Nội 
 Từ nơi xa xôi quê Dừa em đã hẹn 
 tặng anh một bài ca mới trái tim em vời vợi nhớ thương 
em đã gặp mùa xuân Hà Nội 
 Hoa đào tươi nở trong nắng mới 
em yêu anh thêm yêu Hà Nội
 yêu anh em yêu cả cuộc đời
 Hà Nội mùa xuân
 Ơi thành phố trái tim ta đó 
 Quê hương anh nơi sông Hồng sóng đỏ
 Qua khói lửa đau thương vẩn rạng rỡ... nụ cười
Gửi về Anh tình yêui Hà Nội 
 Từ nơi xa xôi quê Dừa  em đã hẹn 
tặng anh một bài ca mới trái tim em vời vợi nhớ thương 

Gửi về anh người trai Hà Nội 
Từ nơi xa xôi quê Dừa em đã hẹn 
 tặng anh một bài ca mới trái tim em vời vợi nhớ thương 
em đã gặp mùa xuân Hà Nội
 Hoa đào tươi nở trong nắng mới
 em yêu anh thêm yêu Hà Nội 
yêu anh em yêu cả cuộc đời 
Hà Nội mùa xuân 
 Ơi thành phố trái tim ta đó 
Quê hương anh nơi sông Hồng sóng đỏ
 Qua khói lửa đau thương vẩn rạng rỡ... nụ cười 
gửi về Anh tình yêu Hà Nội 
Từ nơi xa xôi quê Dừa em đã hẹn 
 tặng anh một bài ca mới trái tim em vời vợi... nhớ... thương



Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Trái Sung Chữa Tan Sỏi Mật, Điều Mà Ít Ai Biết



28/02/2011 12:59:00


 Lương Y Phan Văn Sang 
Đã đọc: 58478

Sung là loài cây sống trải rộng khắp nơi trên trái đất. Sung gần gũi với dân quê hiền hòa chất phát, từ đó có những câu hát, câu ca dao truyền từ đời này qua đời khác…
 ...Đói lòng ăn nửa trái sung 
Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng... 

 Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện... Quả sung dân dã, quê mùa, nhưng ít ai biết sung có công dụng trị nhiều thứ bệnh.

 Khi quý vị vào trang google nhập từ TRÁI SUNG sẽ được nhiều thông tin phong phú nói về trái sung. Trái sung tên khoa học là Ficus carica, họ dâu tằm Moraceae L Trái sung giàu Phenol, axit béo, omega3 và omega6, tốt cho tim mạch. Chất xơ trái sung có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan mật, ruột kết và ung thư vú. Vi chất ổn định đường huyết, ổn định huyết áp…

 Đó là những thông tin trong sách báo, trên mạng Internet, nhưng ở vùng miền Trung vùng sâu, vùng xa hẻo lánh của quê hương tôi người ta dùng để chữa hiệu quả một chứng bệnh, đó là bệnh SỎI MẬT 

 Nghe qua khó tin nhưng là việc thật. Bỡi thế người Trung Hoa thường bảo “ người Việt Nam chết trên cây thuốc” là vậy. 

 Vào thời điểm những năm sau 1975, đời sống kinh tế và thuốc men rất là khó khăn khổ cực. đối với mọi người dân, nhất là vùng sâu vùng xa, cho nên mọi người rất sợ đau ốm. 

Câu chuyện xảy ra vào khoảng năm 1976 tại huyện Phù Cát thuộc Tỉnh Bình Định quê hương tôi. Hôm đó vào khoảng xế chiều trên bến xe lam, chưa đủ khách nên xe chưa chạy, trên chiếc xe lam chỉ có 3 người : một bà già ngồi nhai trầu bỏm bẻm miệng đỏ hoe, nhìn cô gái ( khoảng 20 tuổi ) ốm yếu, da mặt vàng sạm, với hơi thở yếu ớt nằm ngoặc nghẽo trong vòng tay người mẹ. Bà già trầu cất tiếng hỏi:

 - Chị ơi, con bé bị bệnh gì mà trông tội nghiệp quá vậy ?

 - Dạ, cháu nó bị sỏi mật, nằm bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn cả tháng nay, bác sĩ định mổ nhưng xét nghiệm rồi nói cháu nó máu loãng không đông nên không thể mổ, nếu mổ sẽ không cầm được máu sẽ chết, thôi thì đưa cháu về cho ăn được gì ăn rồi cháu sẽ chết ! Nói xong 2 hàng nước mắt lăn dài trên đôi má gầy còm của người mẹ.

 Nghe xong, bà già tay cầm miếng trầu đang nhai trong miệng vứt xuống đất nghe cái “bộp”, nói một giọng chắc mẩm : 

 - Wééé...ét……Chết chóc cái gì mà chết, bịnh này mà mổ xẻ cái gì chứ ! Chị nghe lời tôi, về nhà hái một rổ trái sung xanh, xắc mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn nửa nồi cho cháu uống dần sẽ hết bịnh.

  Nghe bà già trầu nói thế người mẹ mừng quá quên cả cám ơn , về đến nhà trời cũng đã tối, bà con lối xóm nghe con bé về ai nấy đến thăm, nhìn thân hình tiều tụy, mê man mà lắc đầu thương xót. Khi đưa cô con gái vào nằm trên giường, mặc ai thăm thì cứ đến thăm, riêng bà đốt đèn ra bờ sông soi tìm hái đầy một rổ trái sung. 

Về đến nhà mọi người đến thăm ai nấy đã về hết, chỉ còn con gái bà còn nằm bất động trên giường. Mặc kệ mày ! Bà cặm cụi xắt mỏng từng trái sung, đêm không nắng không phơi được, hơn nữa thời giờ cấp bách bà chất lửa đốt, bắt chảo lên rang vàng đến khô giòn từng lát sung, sau đó cho vào nồi nấu đến khi còn lại 1 bát lớn thì trời cũng đã khuya lắm rồi.

 - Dậy uống thuốc nè con

 - Ôi ! Con mệt quá… - Ráng uống để sống với người ta đi con ơi, không thì con sẽ chết! Nửa tỉnh nửa mê nghe nói chết, cô con gái cũng sợ ráng ngồi dậy uống hết bát thuốc. Thấy con uống xong, là lúc bà cũng mệt mỏi lắm, nằm ngủ thiếp lúc nào không hay. ………..

 -Má ơi con đói bụng quá ! Đang nằm ngủ ngon giấc, bà mẹ giật mình ngồi dậy;

 - Hã? Con nói gì ? - Con đói bụng quá, có gì ăn không ?

 Trời đất, con nhỏ nó hồi dương rồi sao ? Nằm bệnh viện cả tháng trời nó có chịu ăn uống gì đâu, nó chỉ sống bằng thuốc , bằng dịch chuyền thôi mà, sao nay về nhà nó lại đói bụng đòi ăn ? Vậy là nó hồi dương và sắp chết thật rồi. Bà thầm nghĩ vậy.

 - Có ăn cũng để má nấu cơm nóng đã chứ. Còn cơm nguội ăn gì được .

 - Kệ má ơi, cho con ăn đi, con đói lắm rồi. Trời ! Bà còn sợ dữ nữa, nhất định con nhỏ hồi dương rồi, chắc rồi nó cũng chết, thôi cứ cho nó ăn đại cơm nguội, nếu nó có chết cũng là chết no. Nghĩ vậy bà bèn lấy cơm nguội với mắm cho nó ăn. Nhìn nó ăn ngon lành mà bà thấy buồn thương cho đứa con gái tội nghiệp, rồi đây nó sẽ không còn trên cõi đời này, không còn trong căn nhà này nữa…

 Sau hơn tháng trời xa nhà nằm bệnh viện, sáng nay nó đi khắp xóm khắp làng gặp nhà ai nó cũng ghé vào nói cười vui vẻ làm ai cũng lo cũng sợ. Cứ nghĩ cô gái này chết rồi mà hồi dương lại đi thăm mọi người rồi về cũng sẽ chết luôn…( dân quê hay quan miệm vậy mà ! ) Đến chiều nhìn đứa con gái xem ra vẫn khỏe hơn, bà nghĩ bụng : vậy là trái sung đã cứu sống con mình rồi. Bà vui mừng đi tìm hái thêm mấy rổ nữa về làm cho nó uống…

 Thưa quý vị, trải qua 34, 35 năm nay cô con gái đó, nay đã trở thành bà nội bà ngoại rồi. Đây là câu chuyện thật 100% ở cùng làng quê tôi.

 Thằng em út tôi ( sinh năm 1977) vào năm 1995 làm ăn ở Sài gòn cũng bị chứng sỏi mật nằm bệnh viện Bình dân (đã lên lịch mổ), tối hôm đó tôi có lên thăm thấy mắt, mặt và toàn thân là một màu vàng sạm ( nói xin lỗi, còn xấu hơn da người mới chết ) nhưng sáng hôm sau đã thấy nó vát mặt về nhà.

 -Trời ơi, sao mày không nằm để bác sĩ người ta mổ ?

 Thì thằng em tôi nó nó nói: “Thôi, em về uống trái sung, sợ mổ lắm”. 

Và thưa quý vị quả thật cho đến hôm nay ( tháng 2-2011) trải qua 16 năm nó vẫn lao động bình thường, sỏi cũng tiêu đâu mất. Trải qua 12 năm tôi có tham gia chữa bệnh từ thiện ở các phòng khám của các chùa.

 Vào năm 2003 tôi đang châm cứu cho một bà bệnh nhân, bà ấy bảo:

 -Thầy ơi châm giùm tôi chỗ cạnh sườn này.

 Vừa nói bà vừa lấy ngón tay chỉ vào.Tôi hỏi - Sao lại phải châm chỗ này ? 

 - Tôi bị sỏi mật, còn 1 tháng nữa là tôi phải đi mổ đó.Giờ châm cho đỡ đau thôi. Bà còn nói –“bác sĩ cho biết giá mổ xong hoàn tấc là 30 triệu đó”. Tôi hỏi :

 -Vậy ai lo cho bà ? - Tôi có thằng con làm giám đốc sẽ lo cho tôi về tiền bạc. Nghe vậy tôi nói nữa đùa nửa thật: 

 - Vậy nếu tôi chữa cho bà, đến khi tan hết sỏi, khỏi mổ bà cho tôi bao nhiêu ? 

 Thật tình những lương y chúng tôi phần đông ai cũng nghèo, nhưng vì yêu thích nghề nên ăn cơm nhà đi làm từ thiện miễn phí, giúp cho những bệnh, thỉnh thoảng cũng gặp được những người gia đình khá giả họ cũng có bồi dưỡng cho chúng tôi ít nhiều có tiền uống café với anh em , nay gặp bà bệnh nhân này nói có con làm giám đốc vậy cũng mừng.

 Bà ấy nói : Nếu thầy chữa tôi hết bệnh khỏi mổ tôi tạ thầy 10 triệu, nhưng mà…thầy chữa hết không ?

 - Tôi là người lớn, là một lương y không thể nói đùa. 

 Nghe vậy bà ấy vui mừng 2 bên thỏa thuận bằng miệng với nhau và hứa ngày mai đến gặp tôi lấy thuốc. Tôi mướn người đi tìm hái trái sung về sao tẩm chế biến,thỉnh thoảng hết thuốc bà thường đến gặp tôi để lấy về uống, liên tục như thế thời gian khoảng 1 tháng, rồi sau đó bà bặt tăm luôn không thấy đến nữa, mà tôi thì quên hỏi số điện thoại nhà bà. 

Đến chừng 6 tháng sau bà đến chùa, gặp lại bà tôi rất vui và hỏi :

 - Lâu quá không gặp bà, bà khỏe không ? 

 - Khỏe ! - Vậy sỏi mật bà hết chưa ? Có đi bác sĩ mổ không ? Bà đáp :

 - À hết rồi, hết rồi thôi đâu có đi bác sĩ chi nữa. Tôi hỏi : 

 - Vậy chứ còn bà hứa sau khi hết bệnh cho tôi 10 triệu bà tính sao ? 

Bà cười giả lả : Các thầy có cái tâm đến đây làm từ thiện mà nhắc đến tiền bạc sao ? 

 - Trời đất ! Bà nói vậy thôi tôi chịu thua bà luôn. Từ đó về sau, gặp bà tôi cũng không nhắc đến chuyện đó nữa.

 “Làm người thầy thuốc rất vinh hạnh, nhưng cũng lắm phũ phàng” là vậy. Đây là chuyện có thật trong đời làm thuốc của tôi, bạn bè đồng nghiệp làm chung với tôi, biết chuyện ai cũng phì cười. Là một người Phật tử tin sâu vào Phật Pháp, một lương y tuy có đủ bằng cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng xưa nay phần nhiều làm ở các chùa, tiếp xúc đủ loại bịnh, tuy ít ai biết đến tôi, nhưng tôi cũng có vài bí quyết kinh nghiệm nhỏ, người ta bảo “ Thầy dở cũng đỡ xóm làng” ấy mà.

Nay tuổi cũng đã xế chiều, trường chay đạm bạc, niệm Phật phát nguyện vãng sanh, không vì danh lợi, muốn được phổ biến, chia sẻ cùng Chư Đạo hữu một vài kinh nghiệm nhỏ. 

 Nói thế chứ cũng tùy theo cơ địa của từng mỗi người, nhưng những phương tôi chia sẻ từ “cây nhà lá vườn”, bằng trái, hoa, củ quả… uống vào nếu vô thưởng thì cũng vô phạt. 

. Khi quý vị gặp bệnh này hãy làm bằng cái tâm ( miễn phí ) sau khi thấy hiệu quả cũng xin được chia sẻ lại niềm vui đó đến với tôi, tôi sẽ tiếp tục phổ biến những phương khác nữa bằng những câu chuyện như trên. 

Thuốc không phân là thuốc mắc hay thuốc rẻ, Thuốc nào trị lành bệnh là thuốc hay ! 
 Pháp Phật không phân biệt Pháp cao hay Pháp thấp, Pháp nào hạp căn cơ, cứu cánh là Pháp đó hay ! 

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 
 Xin gởi cúng dường chư vị :

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA MỘT THỜI CHƯA XA


CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA MỘT THỜI CHƯA XA.

  Nguyễn Bá Sỹ CCB C6 D74 F 304 B 
Kỷ niệm về 40 năm ngày đi B 15-1-1973  

Tháng 9-1972, Chúng tôi những sinh viên của trường Đại hoc Xây dưng vừa qua kỳ nghỉ hè tập trung lên trường vào năm học mới. Thời kỳ này cuộc chiến tại miền nam Việt nam đang hết sức quyết liệt. Hai bên huy động sức người sức của vào những trận chiến cuối cùng.
Ga Hàng cỏ ngày xưa, 

Trước đấy vào tháng 5-1972 cũng vài trăm sinh viên thày giáo ĐHXD, Mỏ địa chất, Thông tin, Bách khoa nhập ngũ vào Quảng trị trong Mùa hè đỏ lửa. Tin tức bay về thưa thớt, lành ít dữ nhiều. Không khí ở Ký túc xá trầm hẳn lại.
Cầu Đuống và cầu Long Biên. 


Lệnh Tổng động viên được ban ra nhưng cũng chả ai biết, chỉ thấy các trường đại học thầy trò buông sách bút trở thành bộ đội đông như trảy hội. Một khẩu hiệu đưa ra “ Xếp bút nghiên lên đường đánh Mỹ “. Một nghệ thuật động viên siêu hạng. 

Vào lúc trời đất còn nghiêng ngả, con người cũng ngả nghiêng theo vận động của con tạo xoay vần. 
Ngày 10-9-1972 máy bay Mỹ ném bom Trường ĐHXD ở Hương canh, thiệt hại khá lớn. Vợ thày hiệu trưởng Nguyễn Sanh Dạn trúng bom, khoa Mác –Lê gần như xóa sổ. Hiện nay vẫn còn Bia căm thù ghi lại dấu tích này: biểu tượng cuốn sách tung tóe từng trang nhưng khí thế học tập xây dưng vẫn vươn lên trong mọi hòan cảnh.

 Ngày 13-9-1972 hơn một trăm anh em sinh viên ĐHXD từ khóa 13 đến khóa 16 nhập ngũ tập kết tại một làng ven sông Hồng, khám sức khỏe lại nhận quân trang rồi hành quần trong đêm qua Kim Anh, Sóc sơn, phố Nỉ, phố Thắng … biên chế vào D 74 F304 B Quân khu Việt bắc tại xã Dương Thành, huyện Phú Bình tỉnh Bắc Thái cũ nay thuộc tỉnh Thái Nguyên.

 Chuyển đời sống sinh viên sang lính quả là rất nhiều khó khăn. Ngày đó sinh viên ăn 18 đồng+13kg gạo/tháng đói vàng cả mắt , vào bộ đội ăn 21đ+21kg gạo/tháng ngày 3 bữa cơm cũng tạm no bụng nhưng tập tành lăn lê bò toài ....không lúc nào ngưng nghỉ. 

Về thông tin với gia đình thì lúc đó chỉ bằng thư viết tay một tháng cho 2 con tem quân đội miễn phí, ý là cho cậu một bức gửi cha mẹ, bức còn lại gửỉ vợ hay người yêu. Điện thoại bàn chỉ có ở các cơ quan nhà nước lớn cá nhân thì không có, di động lại càng không. Mình còn nhớ điện thoại cơ quan của ông Tổng thư ký Hội nghệ sỹ tạo hình cạnh nhà chỉ có 4 số là 5508, ông hay nói trẹo ra “ năm năm không tắm “.

 Khi giải phóng miền Nam vào tiếp quản cơ sở của chính quyền cũ, một anh chiến sỹ thông tin gọi mình bảo: 

- Sỹ ơi trong này ngưới ta có điện thoai hay lắm, muốn gọi số nào thì ấn vào đó quay quay ??

 - …??? 

Chiến sỹ thông tin thì chỉ biết quay như maniven để liên lạc hữu tuyến chứ có nhìn thấy điện thoại bao giờ. Vào khoảng 1968 hay 1969 phi hành gia Neil Amstrong người Mỹ đạt chân lên mặt trăng trong tay ông đã có chiếc điện thoại di động để liên lạc với trái đất. Tuy còn thô sơ hơn những chiếc di động của mỗi người bây giờ nhưng so với chúng ta họ đã vượt một khoảng cách rất xa. 

Sau mấy tháng huấn luyện , suất ăn 7 hào rồi 9 hào và 1.2đồng/ngày. Ai cũng cảm thấy chuẩn bị có cái gì đấy. Vào một đêm tháng 12/1972 tối trời, tất cả được lệnh hành quân hướng lên rừng Hợp tiến. Thời gian này Mỹ đánh phá miền Bắc hết sức ác liệt, những ngày hành quân trong rừng thì nghe tin B52 đánh Hà Nội , Hải Phòng và nhiều nơi khác. 

Một nỗi lo thấp thoáng đâu đó trong mỗi người khi nghĩ về gia đình nhưng đành chịu không thể nào liên lạc được. 

Rồi cuộc đánh phá cũng phải ngừng, thời gian huấn luyện 3 tháng đã hết, chúng tôi không quay về Dương thành mà thẳng tiến ra ga Lương sơn nhận quân trang mới tinh lên tàu hỏa vào miền Nam. Đi B, hai tiếng làm xao động bao người, lo lắng bồn chồn hồ hởi lạc quan…... các tâm trạng lẫn lộn nhưng mong muốn lớn nhất lúc bấy giờ là làm sao liên lạc được với bạn bè người thân để báo rằng Con chuẩn bị đi B, nhưng hầu như tất cả đều bất lực.
Cầu Long biên sau trận không kích 

Chuyến đi vô định không gian thời gian, không rõ ngày trở về. Nhưng chúng tôi không thể dừng lại, đời cứ cuốn đi, cuộc chiến cứ lôi đi. Khi tàu về đến Yên Viên mọi người xuống hành quân bộ mới biết rằng cầu Đuống, cầu Long biên đã bị đánh sập.

 Công nghệ bom lade đã đánh trúng và làm gục hàng chục cầu trên con đường huyết mạch vào Nam. Đoàn quân qua cầu Đuống trên những tấm ván bắc tạm nhìn dòng nước đỏ cuồn cuộn dưới chân, vượt song Hông bằng cầu phao đi lên bến Chương Dương Hàng vôi. Không ai bảo ai đều viết vài chữ “ Con đã đi B “ vào một mảnh giấy và dúi vào tay bất cứ ai gần nhà mình, khi lên quán bia hơi Hàng vôi mấy anh bạn cũng làm như thế; không một chút thờ ơ, người khách đang uống những vại bia lạnh đầy bọt và bảo với người uống cùng rằng: 

 - Thôi anh em mnh uống nhanh còn mang thư báo cho gia đình chúng nó biết.

 - Cảm ơn anh. 

 Một hành động nhắc lại mà 40 năm rồi vẫn rưng rưng nước mắt. Không ai thờ ơ với người lính ra trận. Bao giờ xã hội mình tìm lại được thời gian trong mơ như thế, chắc còn lâu lâu đấy. Cuộc hành quân tránh các phố đông người, các cặp mắt ngấn lệ dõi theo đầy thông cảm. Mảnh giấy vẫn đưa cho bất cứ ai đều được nhận vô điều kiện. 

Khi đi đến ga Hàng Cỏ thì thấy tòa nhà chính bị bom đánh sập, việc dọn dẹp chưa xong, không khí chiến tranh chiều cuối năm nặng nề.
Cuộc chiến 12 ngày đêm Bệnh viện Bạch mai ga Hàng Cỏ bị trúng bom 


Các chiến sỹ qua tòa nhà sập vào ga lên tàu. Kỳ diệu thay, một số gia đình đã nhận đươc thông tin tức tốc đến ga để đưa tiễn con em mỗi lúc một đông. Trên sân ga các cuộc chia tay lưu luyến cảm động. 

Tàu chầm chậm rời ga các mảnh giấy tiếp tục được vưt xuống đường, tôi nhìn thấy một vài bà mẹ già cứ hai tay vái vái đoàn tàu lao về phía Nam, chắc con của bà cũng đang ở trong ấy.
Ga Hàng cỏ và cầu Long Biên hôm nay 


Tàu đến ga Thường tín, chúng tôi vào trạm giao liên đầu tiên trên con đường thiên lý. Các gia đình nhận được tin sau vẫn tiếp tục vào trạm để chia tay. Bố mẹ các anh tôi cũng nhận được tin và đến trạm kịp thới ăn với tôi một bữa trước khi tôi lên đường. 

Bao nhiêu năm trôi qua nhưng trong tôi không bao giờ quên những người đưa tin vô tư trong sáng vì tình người. 

Đó chính là  CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA MỘT THỜI CHƯA XA.

 Hà nội 21-11-2012
 Nguyễn Bá Sỹ

Suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam


Bùi Quốc Châu
Tạp chí Xưa và Nay


Nghiên cứu về tâm lý dân tộc là mặt việc thú vị đối với tôi. nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tinh của dân tốc Việt Nam: mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan (ở đây tôi chỉ đề cập đến tính cách của người Kinh. Vì các dân tộc khác tôi không có dịp tiếp xúc nhiều nên không biết).
Trình bày cũng là một dịp để học hỏi, cho nên tôi sẵn sàng đón nhận những góp ý chân thành của quí vị để cho tôi có dịp thấy những chỗ sai sót và nông cạn của mình mà kịp thời sửa chữa. bổ sung.


Theo tôi, tính cách của người Việt Nam nói chung có những nét như sau:
1 Tính vừa phải (chiết trung, trung dung), không thái quá, không cực đoan.
2. Tính linh động, mềm dẻo (không quá cứng nhắc).
3. Tính độc lập cao, tinh thần bất khuất.
4. Chuộng thực tế hơn viển vông (không thích chuyện xa vời).
5. Thích sự thoải mái, tự nhiên (đặc biệt ở Nam Bộ).
6. Giàu nghi lực (sức chịu đựng).
7. Can đảm, mưu trí.
8. Hiền hòa, nhân hậu, độ lượng, giàu lòng tha thứ, coi trọng tình nghĩa.
9. Thông minh, hiếu học.
10 Không quá khích, không hiếu thắng...
11. Tính lạc quan vui vẻ (hay cười).
12 Tính bất ốn đinh do thiếu nội lực.
13. Tự ái cá nhân lớn hơn tự ái dân tộc. Tự ái nhiêu hơn tự trọng (hay tự ái vặt)
14. Tính ăn xổi ở thì, không nghĩ đến cái lợi lâu dài, thường nghĩ đến cái lợi trước mắt.
15. Tính nghệ sĩ (nên hay bốc đồng).
16. Kém tưởng tưởng tượng và sáng tạo ít sáng kiến, giỏi bắt chước.
17. Kém tổ chức.
18. Kém óc phân tích.
19. Thiếu đoàn kết.
20. Trọng hư danh, ưa ninh hót.
21. ít tôn trọng kỷ luật, thiếu nghiêm túc trong công việc.
22. Thiếu tinh thần trách nhiệm (hay sợ trách nhiệm).
23. Giàu cảm tính, cảm xúc (nhạy cảm). Sống và làm việc bằng tình cảm hơn là lý trí (hay sợ mất lòng người khác) .
24. Thiếu tính chân thật, ngay thẳng.
25. Tư đức lớn hơn công đức, óc cá nhân lớn hơn óc xã hội.
26. Thiếu tính nhẫn nhục (vì thiếu tiểu nhẫn nên thường làm hư đại sự).
27. Thiếu tự tin, nhút nhát.
28. Vọng ngoại (Bụt nhà không thiêng).
29. Hay có óc cục bộ địa phương.
30. Óc chiến thuật hơn óc chiến lược
31. Tính tùy tiện, cẩu thả.
32. Lãng phí thời giờ và tiền bạc.
33. Tính coi trời bằng Vung (không coi việc gì trên đời là quan trọng cả).
34. Tính hay đố kỵ, ích kỷ, ưa dèm pha, nói xấu kẻ khác.
35. Tính bảo thủ, hay cố chấp, thành kiến.
36. Tính thích nhàn tản. Ham chơi hơn ham làm việc.
37. Tính thích danh hơn thích làm giàu (không quá coi trọng đồng tiền).
38. Tính hay bao biện, ôm đồm không coi trọng chuyên môn.
39. Tính không rõ ràng, thích nói' chung chung.
40. Tính hay tò mò, tọc mạch, ngồi lê đôi mách.
41. Tính láu cá, khôn vặt, ranh ma.
42. Tính hay thù vặt, hay gây gổ, đánh nhau vì chuyện không đâu.
43. Thích nói (viết) hơn làm. Thích chỉ huy (làm đầu gà hơn làm đuôi voi) nhưng lại kém về quản lý.
44. Hay để ý đến tiểu tiết hơn là đại thể.
45. Thường thấy gần, ít thấy xa.
46. Tính hay ăn uống (thích ăn nhậu). Trong những điểm tâm lý nói trên cá thể có một số nét tìm thấy ở các dân tộc khác như người Hoa, người Phi, người Mã Lai... Nói chung là không hẳn chỉ có ở dân tộc Việt Nam.

Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tính chất trung bình của những đặc tính đã nêu của dân tộc Việt. Có nghĩa là nếu người Việt có tính thiếu kỷ luật hay thiếu tinh thần trách nhiệm thì cũng chỉ ở mức trung bình chứ không quá tệ vì đặc tính nổi bật của người Việt là tính trung dung, chiết trung (vừa phải).
 

Thứ hai là những nhận xét của tôi nhằm nói đến những đặc điểm của số đông, của cộng đồng chứ không nói đến những trường hợp đặc biệt của từng cá nhân mà ở dân tộc nào và lãnh vực nào cũng có. Thật ra những nhận xét trên đây còn có thể tìm thấy qua âm nhạc cổ truyền dân tộc, qua nghệ thuật nấu ăn của dân ta và qua kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam vì nó phản ánh một cách khá trung thực tâm lý dân tộc qua hàng ngàn năm nay.
 

Đã từ lâu tôi vẫn nhận thấy sự khác biệt về thể chất cũng như trong cách tư duy của người phương Đông với người phương Tây. Tôi đã đi đến một giả thuyết nhìn nhận rằng có một năng lực vũ trụ vô cùng lớn hình thành nên vạn vật, trong đó có các hành tinh.
 

Cổ nhân Đông phương gọi đó là Khí. Khí thì có âm, có Dương và luôn vận động cho nên nó tác động vào các hành tinh cũng dưới dạng âm Dương. Và do đó nó chi phối trái đất theo nguyên lý sau: Nửa phần phía Tây (bên trái) địa cầu thuộc Dương, nửa phần phía Đông (bên phải) địa cầu thuộc âm.
 

Nửa phần phía Bắc (phần trên) địa cầu thuộc Dương, nửa phần phía Nam (phần dưới) địa cầu thuộc âm. Phía Tây kể từ nước Hy Lạp qua đến nước Mỹ, còn phía Đông kể từ Thổ Nhĩ Kỳ và các nước ở vùng Trung Đông đến vùng viễn đông như Nhật Bản, Nam Dương quần đảo (Indonesia). Còn phía Bắc gồm các nước ở trên đường xích đạo như Âu Châu và Bắc Âu. Các nước ở dưới đường xích đạo như Phi Châu thuộc phía Nam. Qua các phân bố vô hình này của vũ trụ, ta thấy các nước thuộc phía Tây và ở phương Bắc thì rất cương dung, hiếu thắng vì thuộc Dương, còn các nước ở phía Đông và phía Nam thì hiếu hòa hơn và cũng âm tính hơn vì thuộc âm. Từ đó sinh ra một số tính cách rất tự nhiên về mặt tâm Sinh lý của người dân sinh sống đã lâu trên các phần lãnh thổ đó.
 

Điều lý thú là quy luật âm Dương này cũng phân bố cho từng nước tương tự thanh nam châm luôn có hai đầu khác nhau. Hễ đầu này âm thì đầu kia dương. Nếu ta bẻ gãy thanh nam châm thì thanh nam châm nhỏ cũng sinh ra hai đầu khác nhau như thanh nam châm lớn Tương tự như thế ở từng nước, phía Bắc thường có nhiều dương tính hơn phía Nam, do đó người phương Bắc (tôi muốn nói cư dân bản địa chứ không nói người từ xa đến) thường cương cường, hiếu thắng và thích vật chất hơn là người phương Nam. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy ở ngay chính dân tộc Việt Nam ta với cá tính của ba diện có nhiều điểm rất phù hhợp với quy luật trên. Ví dụ: người miền Bắc và Bắc Trung bộ đa số đều siêng năng, năng động, cương cường hiếu thắng (ba phần dương, hai phần âm) và thích hình thức, thích phô trương hơn là đa số người miền Nam và Nam Trung bộ (3 phần âm, phần dương). Quý vị độc giả có thể tận thấy những điều tương tự như vậy ở các dân tộc và quốc gia khác như ở nước Pháp, dân bản địa ở Paris tức là phía Bắc có cá tính mạnh mẽ, khéo léo và thích phô trương hơn dân ở Marseille (chất phác, bộc trực, cởi mở hơn như tính cách của dân Nam Bộ Việt Nam).
 

Tất nhiên, việc hình thành cá tính của từng dân tộc hay mỗi miền còn tủy thuộc nhiều yếu tố khác nữa như yếu tố về địa lý gồm khí hậu, thổ nhưỡng, sản vật, thức ăn, nước uống tại bản địa cũng như thực vật, động vật và sau cùng đến yếu tố lịch sử, xã hội, di truyền (gien). Nhưng những điều vừa nêu trên chỉ là phần Hậu thiên còn phần Tiên thiên là phải nói đến sự phân bố tự nhiên của vũ trụ mà tôi vừa trình bày ở trên.
 

Các điều tôi vừa trình bày tạm cho là hợp lý, nhưng chắc chắn có người sẽ nói tại sao Úc là xứ ở phương Nam lại thuộc về Đông phương mà dân Úc lại không có tính cách như các dân tộc phương Đông. Xin thưa dân Úc châu ngày nay chủ yếu là dân Anh quốc di cư sang, bên cạnh đó còn có một sớ dân Châu Âu khác, sau này lại thêm các dân tộc châu Á, cho nên không phù hợp với nguyên lý trên vì họ không phải là dân bản địa thuần túy, tức là dân sinh sống ở đó từ hàng nghìn năm về trước. Nhưng nếu họ ở lâu đến hàng trăm, hàng nghìn năm sau thì chắc chắn cá tính sẽ thay đổi, không giống với dân chính gốc (tương tự dân Nam Bộ Việt Nam vốn có gốc từ miền Bắc và Trung, nhưng ai cũng thấy sau ba trăm năm di cư vào Nam, cá tính của dân Nam Bộ hiện nay có nhiều điểm rất khác với dân Bắc Bộ và Trung Bộ).
 

Nói chung các nước ở vùng nhiệt đối (xứ nóng), ở gần xích đạo thì kém dương khí, có thể nói là âm hơn các nước ở ôn đới (xứ lạnh) luôn có nhiều dương khí hơn. Nước Việt Nam ở gần xích đạo nên so với Trung quốc và Hàn quốc, Nhật Bản thì kém Dương hơn, do đó vóc người và xương cốt nhỏ nhắn hơn cá tính cũng ôn hòa hơn, không quá khích như hai dân tộc trên. Tuy nhiên nói chung căn cứ vào sự phân bố của đồ hình Thái cực trên, Việt Nam thuộc dạng không quá Âm hay quá Dương mà ở trung bình. Do đó tính khi người Việt Nam tương đối quân bình. Từ đó suy ra các đức tính - khác của dân tộc ta.
 

Để hiểu rõ thêm tính cách của các dân tộc xét theo quan điểm Âm Dương, tôi xin liệt kê các yếu tố Âm Dương dưới đây:
 

1. Âm: yếu đuối, hiền hòa, chất phác, thụ động, thiên về tư tưởng, những gì vô hình hơn là hữu hình. Che nên chuộng khoa học tâm linh, chuộng triết học.
 

2. Dương: mạnh mẽ, dữ tợn, năng động, thiên về vật chất, những gì hữu hình hơn là vô hình. Cho nên chuộng khoa học kỹ thuật hơn là khoa học tâm linh.
 

Tuy nhiên, thế giới ngày nay đang nối kết lại làm một. Hai khối Đông Tây đều ảnh hưởng lẫn nhau cho nên không còn bản chất nguyên thủy như vừa trình bày. Phương Đông cũng chuộng và áp dụng khoa học kỹ thuật của phương Tây mà trước đó mình chưa có, chưa biết và phương Tây cũng đã học tinh thần triết học của Đông phương như Phật giáo, Thiền (Zen), Khổng giáo, Lão giáo mà trước đó họ không có.
 

Khi đã nắm vững và thống nhất các điều cơ bản về Âm Dương nói trên chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy dân tộc ta thiên về âm tính nhiều hơn là dương tính. Đó là nguyên lý căn bản trong Đông y mà nhiều người đã biết. Ngoài ra cũng cần nên biết trong Âm bao giờ cũng có Dương và trong Dương bao giờ cũng có Âm. Do đó, nếu nói dân tộc ta thuộc Âm, điều đó cũng có nghĩa là dân ta có phần thiếu Dương ở bên trong (vì trong thái âm luôn có thiếu dương ẩn tàng), tức là bên ngoài thì mềm (âm), bên trong là cứng (dương). Cho nên khi dân tộc ta có tính Âm nhiều hơn Dương, điều đó cũng có nghĩa là đường hướng chúng ta trong tương lai sẽ phải tăng cường phần Dương lên để cho dân tộc ta được quân bình âm dương thì sẽ trở nên vững mạnh và từ đó mới phát triển tốt được.
Cần lưu ý là âm hay dương cũng đều có mặt tích cực và tiêu cực của nó. Cho nên trước hết tôi nói về mặt tiêu cực của dân tộc ta. Sau đó tôi sẽ nói về mặt tích cực trên cơ sở giả định là Dân tộc Việt Nam thuộc âm (nói cách khác là mang nhiều tính âm).
 

1. Ở Việt Nam, đàn ông hầu hết đều đi xe máy của nữ. Chúng ta sử dụng nó một cách tự nhiên vì nó hạp với bản tính chúng ta. Điều này ở các nước phương Tây (vốn dĩ dương nhiều hơn) ít thấy. Vì đàn ông là họ đi xe đàn ông như mô tô, thường là phân khối lớn, ít ai đi xe Honda dame hay xe tay ga như ở xứ ta. Vì đàn ông Tây phương cho đó là xe của nữ, họ không sử dụng vì thấy có vẻ mềm yếu quá, và nếu họ đi thì bị đàn bà cười cho.
 

2. Dân mình hay ăn, uống. Đó cũng là tính cách của đàn bà. Quá nhiều quán xá, nhà hàng lừ nhỏ đến lớn, kể cả các quán cóc vỉa hè và lúc nào ở đâu cũng thấy có người ăn uống. Ai cũng biết đàn bà hay ăn vặt hơn so với đàn ông. Cho nên đây cũng là biểu tính của nữ.
 

3. Dân mình làm gì cũng bé tí, ít thích những gì khổng lồ, to đùng khác với dân Mỹ vì tính rất dương cho nên thường thích những cái to đùng, khổng lồ, vĩ đại cao ngất; Từ đó thích buôn bán nhỏ, suy nghĩ nhỏ, ước muốn nhỏ, cất nhà nhỏ, làm tượng đài nhỏ, kế hoạch nhỏ.
 

4. Dân mình hay để ý và câu nệ, chấp nhất những cái vụn vặt, tủn mủn, tiểu tiết cho nên nhiều khi quên mất cái lớn (tiểu tiết làm hỏng đại sự). Cho nên thường thì chuyện lớn dễ bỏ qua nhưng chuyện nhỏ thì quyết không tha.
Đây cũng là thuộc tính của nữ, vốn dĩ rất vị tha nhưng cũng rất hay sa vào tiểu tiết để trở nên khó chịu, nhỏ mọn, chấp nhất.
 

5. Dân mình hay đố kỵ, xuất phát từ lòng ganh ty do đó hay bới móc chuyện thiên hạ... dèm pha, nói xấu kẻ khác. Đây cũng là thuộc tính của nữ hay ngồi lê đôi mách hơn đàn ông.
 

6. Dân mình ít nghĩ xa. Tầm chiến lược thường ngắn hạn. Không thích bàn chuyển viển vông, xa vời mà thích chuyện thực tế ngắn hạn. Đây cũng là tính của nữ. Có thể ví von: đàn ông là đèn pha đàn bà là đèn code. Vì tính âm nhiều hơn nên sinh ra thế, nhìn gần thì rất rõ, nhìn xa thì mờ, không thích những kế hoạch dài hạn mà hay thích những kế hoạch ngắn hạn, từ đó để đi đến chỗ ăn xổi, ở thì...
 

7. Dân tộc ta có tính hay thay đổi. Trên báo chí thỉnh thoảng vẫn đăng tải các ý kiến của các thương gia ngoại quốc là kế hoạch làm ăn của ta thường thay đổi xoành xoạch khiến cho họ không biết đường mà làm ăn với ta. Đây cũng là thuộc tính của nữ. Vì nữ bản tính mềm yếu, hay thay đổi, dễ nghe lời kẻ khác nên có câu cưới vợ thì cưới liền tay, đừng để lâu ngày lắm kẻ dèm pha.
 

8. Dân Việt Nam thường ít có thái độ rõ ràng, dứt khoát, cụ thể (hay nói nước đôi). Trong làm ăn cũng như xử thế thường là như vậy khiến cho các đối tác rất khó làm việc. Đây cũng là một đặc tính của phụ nữ, thường ít khi trả lời rõ ràng về mọi vấn đề (muốn hiểu sao cũng được), nhất là trong vấn đề tình cảm.
 

9. Ít tự tin, kém sáng tạo, mà lại hay vọng ngoại, giỏi bắt chước hơn. Điển hình là gần đây thanh niên, thiếu nữ ta đua nhau bắt chước mốt ăn mặc, sinh hoạt kiểu Hàn Quốc. Cho nên thường học giỏi nhưng lại ít có phát minh.
 

10 Đa số dân mình suy nghĩ, làm việc cư xử theo tình cảm ít theo lý trí. Đây cũng là một đặc tính của nữ. Trên đây là xét về mặt tiêu cực của tính âm. Còn về mặt tích cực thì dân ta cũng có lắm điều hay như:
- Tính chịu đựng nhẫn nại cao (vốn là thuộc tính của nữ).
- Tính bao dung, hay tha thứ.
- Tính khéo léo, linh động trong giao tiếp, xử lý.
Ta còn có thể nêu ra thêm một số mặt tích cực của tính âm nhưng thiết tưởng bây nhiêu đó cũng đã cho ta thấy rõ dân ta bản chất vốn thiên về âm nhiều hơn là dương (chứ không phải không có Dương tính vì trong âm bao giờ cũng có Dương – âm trung hữu Dương căn).
Những luận cứ và nhận định trên đây của tôi nhằm giúp cho chúng ta hiểu rõ mình là ai, như thế nào để dễ dàng phát huy ưu điểm, khắc phục hay hạn chế khuyết điểm. Như thế không có gì đáng ngại mà trái lại còn giúp cho dân tộc ta phát triển mạnh hơn.
Vì ta sẽ phát triển trên cơ sở chọn những gì hợp bản chất, cơ địa của mình làm. Như trong việc đào tạo các võ sinh của các vị thầy hồi xưa là căn cứ vào thể hình và tính khí của học trò mà dạy cho họ môn võ phù hợp. Ví dụ: đối với người nhỏ con, lanh lẹ thì dạy hầu quyền, đối với người cao gầy thì dạy hạc quyền, với người mạnh mẽ, vạm vỡ thì dạy hổ quyền, hồng gia quyền. Hoặc người nhỏ con yếu sức thì học Aikido hay Judo tốt hơn là học Karate hay Taewando. Cho nên sau khi đã xác định bản tính hay khuynh hướng của dân tộc ta là âm thì ta sẽ có các chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển đất nước theo hướng phù hợp với bản tính dân tộc và địa hình đất nước ta. Vì sẽ rất sai lầm và đi vào chỗ bất thuận lợi khi ta định hướng phát triển như nước khác vốn có tính Dương nhiều hơn ta và địa hình của quốc gia họ cũng khác ta. Cụ thể hơn, ta có thể định hướng học tập, nghiên cứu xây dựng phát triển về ngành y học (y học dân tộc và y học hiện đại), nhất là về ngành vi phẫu thuật, tai, mắt, mũi, họng, tim), dưỡng sinh, vi tính, du lịch, dịch vụ, văn chương, thi ca, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, nhiếp ảnh, tiểu thủ công nghiệp, nghề gốm sứ, may mặc, thêu thùa, giải phẫu thẩm mỹ (thay vì xây dựng, phát triển về cơ khí nặng, vũ khí quân sự). Các loại thể thao nhẹ như bóng bàn, vũ cầu, cờ vua, thay vì tập trung cho bóng đá, quần vợt, bóng chày... Vì những cái này thuộc Dương đòi hỏi nhiều thể lực thích hợp với dân tộc Dương tạng như Đại Hàn, Trung Quốc, Nhật Bản, hay các dân tộc Âu Mỹ hơn là dân tộc ta.

Quá khứ của Việt nam
 

Có lẽ chúng ta không nên buồn vì biết dân tộc ta thuộc âm nếu các bạn đồng ý với quan điểm của tôi vì âm không phải là xấu mà Dương cũng không phải là hay, nếu xét phạm trù Âm Dương cả hai đều có giá trị ngang nhau, và đều có mặt mạnh lẫn mặt yếu. Vấn đề ở đây là cần biết rõ ta là ai? Như thế nào?
Hình ảnh tương lai đất nước 

Để xây dựng đất nước cho tốt đẹp và nhanh hơn nếu chúng ta không nhận định nhầm về mình. Cho nên khi nắm rõ điều này, ta sẽ đinh hướng đúng trong việc xây dựng đất nước. Và như thế sẽ làm cho đất nước ta tiến bộ rất nhanh. Vì ai cũng biết cái gì hợp thì sẽ mau kết quả và lâu bền và trái lại. Trong việc làm ăn buôn bán, chứa bệnh, ăn uống cũng như quan hệ vợ chồng, ai cũng thấy rõ điều này.

Phát biểu của Tổng thống Obama tại đại học YANGON Rangoon, Miến Điện

Người dịch: Huỳnh Phan 19-11-2012
TỔNG THỐNG OBAMA:

Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Myanmar Naingan, Mingalaba! [Xin chào đất nước Myanmar](Tiếng cười và vỗ tay)

Tôi rất vinh hạnh có mặt ở đây, tại trường đại học này và là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm đất nước của các bạn. . Tôi đến đây vì tầm quan trọng của quốc gia các bạn. Các bạn sống ở ngã tư đường của Đông và Nam Á. Các bạn tiếp giáp với hai quốc gia đông dân nhất hành tinh. Các bạn có một lịch sử lâu dài hàng ngàn năm, và có khả năng giúp xác định vận mệnh của khu vực phát triển nhanh nhất này trên thế giới.

Tôi đến đây vì vẻ đẹp và sự đa dạng của đất nước các bạn. Tôi đã thấy chỉ mới ngày hôm nay bảo tháp vàng Shwedagon, và đã xúc động bởi ý tưởng vượt thời gian của lòng từ bi (metta) – niềm tin rằng thời gian của chúng ta sống trên trái đất này có thể được xác định bằng sự khoan dung và tình yêu. Và tôi biết vùng đất này vươn từ các khu dân cư đông đúc của thành phố cổ này cho đến bản quán của hơn 60.000 làng quê, từ các đỉnh núi của dãy Himalaya, các khu rừng của bang Karen vươn tới hai bờ sông Irrawady.
Tôi đến đây vì lòng ngưỡng mộ của tôi đối với trường đại học này. Chính ở nơi đây, tại ngôi trường này, cuộc phản đối chế độ thực dân đầu tiên đã được tổ chức. Chính ở nơi đây, Aung San đã biên soạn một tạp chí trước khi lãnh đạo phong trào độc lập. Chính ở nơi đây, U Thant đã học được những con đường của thế giới trước khi dẫn dắt thế giới tại Liên Hiệp Quốc.

 Ở đây, việc học tập nghiên cứu đã phát triển mạnh trong thế kỷ qua và sinh viên đứng lên đòi các quyền cơ bản của con người. Bây giờ, cuối cùng Quốc hội của các bạn đã thông qua một nghị quyết đem lại sức sống mới cho trường đại học này và nó phải giành lại sự vĩ đại của mình, bởi vì tương lai của đất nước này sẽ được xác định bằng việc giáo dục thế hệ trẻ.

Tôi đến đây vì lịch sử giữa hai nước chúng ta. Một thế kỷ trước, các nhà buôn và các nhà truyền giáo Mỹ đã đến đây để tạo dựng các mối quan hệ về niềm tin, thương mại và tình hữu nghị. Và từ bên trong các biên giới này trong chiến tranh thế giới thứ II, các phi công của chúng tôi đã bay tới Trung Quốc và nhiều binh lính của chúng tôi đã hy sinh mạng sống của họ. Cả hai nước chúng ta đều thoát khỏi Đế quốc Anh, và Mỹ là một trong những nước đầu tiên công nhận Liên minh độc lập Miến Điện.

 Chúng tôi tự hào đặt một Trung tâm Mỹ tại Rangoon và xây dựng các trao đổi qua lại với các trường học như thế này. Và qua nhiều thập kỷ của sự khác biệt, người Mỹ đã thống nhất trong tình cảm của mình đối với đất nước người dân này. Trên hết, tôi đến đây vì niềm tin vào phẩm giá con người của Mỹ. Trong nhiều thập kỷ qua, hai nước chúng ta đã trở thành người xa lạ.

Nhưng hôm nay, tôi có thể nói với bạn rằng chúng tôi luôn luôn vẫn hy vọng về người dân của đất nước này, về các bạn. Các bạn đã cho chúng tôi hy vọng và chúng tôi chứng kiến lòng can đảm của các bạn. Chúng tôi thấy các nhà hoạt động mặc đồ trắng tới thăm gia đình các tù nhân chính trị vào chủ nhật và các nhà sư mặc áo vàng (saffron) biểu tình một cách ôn hòa trên đường phố.

Chúng tôi được biết những người dân bình thường đã tổ chức các đội cứu trợ để ứng phó với một cơn bão, và được nghe tiếng nói của các sinh viên và nhịp đập của các nghệ sĩ hip-hop thể hiện tiếng nói tự do. Chúng tôi cũng biết những người lưu vong và người tị nạn không bao giờ mất liên lạc với gia đình hoặc quê quán của họ.

Và chúng tôi được gợi cảm hứng từ phẩm giá kiên cường của Daw Aung San Suu Kyi, khi bà chứng minh rằng không có con người nào thực sự có thể bị bỏ tù nếu hy vọng còn cháy bỏng trong trái tim họ.
Khi tôi nhậm chức tổng thống, tôi đã gửi một thông điệp tới những chính quyền cai trị bằng sự sợ hãi. Tôi đã nói, trong bài phát biểu mở đầu, “Chúng tôi sẽ chìa tay ra nếu quý vị sẵn sàng thả lỏng nắm tay của quý vị”. Và hơn một năm rưỡi qua, một sự chuyển đổi nhanh chóng đã bắt đầu, khi một chế độ độc tài trong năm thập kỷ qua đã nới lỏng sự kìm kẹp của mình.

Dưới quyền Tổng thống Thein Sein, mong muốn thay đổi đã được đáp ứng bởi một chương trình cải cách. Hiện nay một lãnh đạo dân sự đang đứng đầu chính phủ, và Quốc hội đang khẳng định chính mình. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ vốn từng bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đã đứng lên trong cuộc bầu cử, và bà Aung San Suu Kyi là một đại biểu Quốc hội. Hàng trăm tù nhân lương tâm đã được trả tự do, và lao động cưỡng bức đã bị cấm. Các thỏa thuận ngừng bắn bước đầu đã đạt được với quân đội các nhóm sắc tộc, và các luật mới tạo điều kiện cho một nền kinh tế cởi mở hơn.
Vì thế, hôm nay, tôi đến để giữ lời hứa của mình và mở rộng bàn tay thân hữu. Bây giờ nước Mỹ đã có Đại sứ tại Rangoon, cấm vận đã được nới lỏng, và chúng tôi sẽ giúp xây dựng lại một nền kinh tế có thể tạo ra cơ hội cho người dân, và có tác dụng như là một động cơ tăng trưởng cho thế giới.

 Nhưng cuộc hành trình đáng chú ý này chỉ mới bắt đầu, và có nhiều điều phải đi xa hơn nữa. Cải cách được đưa ra từ phía trên cùng của xã hội phải đáp ứng nguyện vọng của những công dân hợp thành nền tảng của nó. Những đóm lửa lung linh của sự tiến bộ mà chúng ta đã thấy không phải bị tắt đi – chúng phải được làm sáng thêm, chúng phải trở thành một sao Bắc đẩu soi sáng cho mọi người dân của đất nước này.

 Và thành công của các bạn trong nỗ lực đó là quan trọng đối với Hoa Kỳ, cũng như đối với tôi. Mặc dù chúng ta ở những nơi khác nhau, chúng ta cùng có những giấc mơ chung: được chọn lưa các lãnh đạo của chúng ta, được sống hòa bình với nhau, được hưởng một nền giáo dục và có một cuộc sống tốt, yêu thương gia đình và cộng đồng của chúng ta.

Đó là lý do tại sao tự do không phải là một ý tưởng trừu tượng, tự do chính là điều làm cho tiến bộ loài người có thể xảy ra- không chỉ tại các thùng phiếu, nhưng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Dân Miến Điện đón chào Tổng thống Mỹ.

 Franklin Delano Roosevelt, một trong những Tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ, đã hiểu rõ sự thật này. Ông xác định cứu cánh của Mỹ là điều gì đó nhiều hơn chỉ quyền bỏ phiếu. Ông hiểu dân chủ không chỉ là việc đi bầu. Ông kêu gọi thế giới nắm lấy bốn quyền tự do cơ bản: tự do ngôn luận, tự do thờ phượng, (tự do) thoát khỏi sự bức bách của nhu cầu vật chất, và (tự do) thoát khỏi sự sợ hãi. Bốn quyền tự do này củng cố lẫn nhau, và bạn không thể hoàn toàn thực hiện một mà không thực hiện tất cả chúng. Vì vậy, đó là tương lai mà chúng ta tìm kiếm cho chính mình, và cho tất cả mọi người.

 Và đó là những gì tôi muốn nói chuyện với bạn ngày hôm nay. Trước tiên, chúng tôi tin vào quyền tự do bày tỏ để tiếng nói của những người dân bình thường, có thể nghe được thấy, và các chính phủ phản ánh ý chí của họ – ý chí của nhân dân. Tại Hoa Kỳ, hơn hai thế kỷ, chúng tôi đã làm hết sức mình để giữ lời hứa này cho tất cả các công dân của chúng tôi – giành được tự do cho những người bị bắt làm nô lệ, mở rộng quyền bầu cử cho phụ nữ và người Mỹ gốc châu Phi, bảo vệ các quyền của người lao động được có tổ chức. Và chúng tôi nhận ra rằng không có hai quốc gia nào đạt được những quyền đó theo đúng cùng một cách, nhưng việc đất nước của bạn sẽ mạnh hơn nếu biết dựa trên sức mạnh của toàn dân là không có gì nghi vấn. Đó là cái cho phép các quốc gia thành công.

 Đó là cái mà cải cách đã bắt đầu làm. Thay vì bị đàn áp, quyền của người dânđược tu tập với nhau bây giờ phải được tôn trọng đầy đủ. Thay vì bị kiềm chế, bức màn kiểm duyệt các phương tiện truyền thông phải tiếp tục đượctháo dỡ Và khi các bạn thực hiện các bước này, các bạn có thể dẫn tới sự tiến bộ. Thay vì bị lờ đi, các công dân phản đối việc xây dựng đập Myitsone đã được lắng nghe. Thay vì bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, các đảng phái chính trị đã được phép tham gia.

Các bạn có thể thấy tiến bộ đã được thực hiện. Như một cử tri đã nói trong các cuộc bầu cử quốc hội ở đây, “Cha mẹ và ông bà của chúng tôi chờ đợi điều này, nhưng không bao giờ thấy nó.tới”. Và bây giờ bạn có thể nhìn thấy nó. Bạn có thể nếm mùi vị của tự do. Và để bảo vệ tự do của tất cả các cử tri, những người nắm quyền phải chấp nhận những ràng buộc. Đó là những gì thể chế của Mỹ được thiết kế để làm.

Hiện giờ, Mỹ có thể có quân đội mạnh nhất thế giới, nhưng nó phải chịu sự kiểm soát dân sự. Trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ, tôi đưa ra quyết định để quân đội thực hiện, không phải điều ngược lại. Là Tổng thống và Tổng tư lệnh, tôi có trách nhiệm đó bởi vì tôi chịu trách nhiệm đối với nhân dân. Bây giờ, ngược lại, với tư cách Tổng thống, tôi không thể chỉ việc áp đặt ý chí của tôi lên Quốc hội – Quốc hội Hoa Kỳ – mặc dù đôi khi tôi ước mình có thể làm điều đó.

 Ngành lập pháp có quyền hạn riêng và đặc quyền riêng của nó, và do đó, họ kiểm soát quyền lực của tôi và cân bằng quyền lực của tôi. Tôi bổ nhiệm một số quan toà, nhưng tôi không thể bảo cho họ phán quyết như thế nào, bởi vì tất cả mọi người ở Mỹ từ một đứa bé đang sống trong nghèo đói cho tới tôi, Tổng thống Hoa Kỳ – đều bình đẳng trước pháp luật. Và một quan toà có thể đưa ra quyết định về việc liệu tôi có tôn trọng luật pháp hay vi phạm pháp luật. Và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước luật đó.

Và tôi mô tả hệ thống của chúng tôi tại Hoa Kỳ bởi vì đó là cách các bạn phải vươn tới cho tương lai mà bạn xứng đáng được hưởng – một tương lai trong đó dù chỉ một tù nhân lương tâm cũng là quá nhiều.

 Bạn cần phải vươn tới một tương lai ở đó pháp luật là mạnh hơn so với bất kỳ nhà lãnh đạo đơn lẻ nào, bởi vì nó chịu trách nhiệm đối với nhân dân. Các bạn cần phải vươn tới một tương lai mà không có trẻ em nào bị biến thành một người lính và không có phụ nữ bị bốc lột, và trong đó luật pháp bảo vệ họ ngay cả khi họ đang dễ bị nguy khốn, ngay cả khi họ yếu đuối, một tương lai trong đó an ninh quốc gia được củng cố bởi một quân đội phục vụ dưới quyền chỉ huy dân sự và Hiến pháp đảm bảo rằng chỉ có những người do dân bầu mới có thể cai trị.

 Trên hành trình đó, Mỹ sẽ nâng đỡ các bạn từng bước trên đường- bằng cách sử dụng sự trợ giúp của chúng tôi để làm xã hội dân sự mạnh lên, bằng cách lôi kéo quân đội của các bạn nâng cao tính chuyên nghiệp và quyền con người, và bằng cách hợp tác với các bạn khi các bạn nối kết sự tiến bộ của các bạn hướng tới dân chủ với phát triển kinh tế. Vì vậy, thúc đẩy cuộc hành trình đó sẽ giúp bạn theo đuổi quyền tự do thứ hai – niềm tin rằng tất cả mọi người cần được (tự do) thoát khỏi sự thúc bách bởi các nhu cầu vật chất.

Đánh đổi ngục tù của sự không quyền lực bằng nỗi đau của một dạ dày trống rỗng là chưa tương xứng. Nhưng lịch sử cho thấy rằng các chính phủ của dân, do dân và vì dân là mạnh hơn rất nhiều trong việc tạo ra sự thịnh vượng. Và đó là quan hệ đối tác mà chúng tôi tìm kiếm với các bạn. Khi những người bình thường có tiếng nói về tương lai của họ, thì đất của bạn không dễ bị tướt đoạt. Và đó là lý do tại sao cải cách phải đảm bảo rằng người dân của quốc gia này có thể có hầu hết những quyền sở hữu cơ bản đó – quyền sở hữu mảnh đất mà các bạn sống trên đó và làm việc trên đó.

 Khi tài năng các bạn được cỡi trói, thì cơ hội sẽ được tạo ra cho tất cả mọi người. Mỹ đang bãi bỏ lệnh cấm các công ty kinh doanh tới làm ăn ở đây, và Chính phủ các bạn đã bãi bỏ các hạn chế về đầu tư và đã thực hiện các bước mở cửa nền kinh tế. Và bây giờ, khi nhiều của cải hơn đổ vào bên trong biên giới của các bạn, chúng tôi hi vọng và mong rằng nó sẽ nâng nhiều người lên hơn.

 Nó không thể chỉ giúp cho những người tầng lớp trên. Nó phải giúp cho tất cả mọi người. Và kiểu tăng trưởng kinh tế đó, tất cả mọi người trong đó đều có cơ hội – nếu bạn làm việc chăm chỉ, bạn có thể thành công – đó là cái làm một nước chuyển dịch nhanh chóng khi nó đi tớiphát triển. Tuy nhiên, kiểu tăng trưởng đó chỉ có thể được tạo ra nếu tham nhũng bị bỏ lại phía sau.

Để đầu tư dẫn đến cơ hội, cải cách phải thúc đẩy ngân sách minh bạch và công nghiệp do tư nhân làm chủ. Lãnh đạo bằng nêu gương, Mỹ khẳng định rằng các công ty của chúng tôi đáp ứng các tiêu chuẩn cao về sự cởi mở và minh bạch nếu họ làm ăn ở đây.

Và chúng tôi sẽ làm việc với các tổ chức như Ngân hàng Thế giới để trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và thúc đẩy một nền kinh tế cho phép các doanh nghiệp, doanh nhân nhỏ phát triển mạnh và cho phép người lao động giữ lấy những gì họ kiếm được. Và tôi rất hoan nghênh quyết định mới đây của chính phủ các bạn tham gia vào tổ chức mà chúng tôi gọi là Quan hệ đối tác Chính phủ mở rộng của chúng tôi, để công dân có thể kì vọng tính chịu trách nhiệm và biết được chính xác các khoản tiền được chi tiêu như thế nào và hệ thống chính phủ vận hành ra sao.

Trên hết, khi tiếng nói của các bạn được chính phủ nghe thấy, có nhiều khả năng là các nhu cầu cơ bản của các bạn sẽ được đáp ứng. Và đó là lý do tại sao cải cách phải vươn tới cuộc sống hàng ngày của những người đang đói và những người đang bệnh, và những người sống không có điện, nước.

Và ở đây, nước Mỹ cũng sẽ thực hiện phần của mình trong việc hợp tác với cácbạn. Hôm nay, tôi tự hào thành lập lại phái bộ USAID của chúng tôi ở đất nước này, đó là cơ quan hướng dẫn phát triển của chúng tôi. Và Hoa Kỳ muốn làm một đối tác trong việc giúp đất nước này vốn từng là vựa lúa của châu Á, tái lập năng lực nuôi sống người dân, chăm sóc người bệnh, giáo dục trẻ em, và xây dựng thể chế dân chủ khi các bạn tiếp tục con đường cải cách.

Đất nước này nổi tiếng với nguồn tài nguyên thiên nhiên, và chúng phải được bảo vệ chống lại khai thác bừa bãi. Và chúng ta hãy nhớ rằng trong một nền kinh tế toàn cầu, nguồn tài nguyên lớn nhất của một nước là người dân.

 Vì vậy, qua việc đầu tư vào các bạn, quốc gia này có thể mở cánh cửa cho sự thịnh vượng hơn thêm nhiều – bởi vì mở khóa tiềm năng của một quốc gia phụ thuộc vào việc trang bị năng lực cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người trẻ.

 Đúng như giáo dục là chìa khóa cho tương lai của nước Mỹ, nó cũng sẽ là chìa khóa cho tương lai của các bạn. Và vì vậy chúng tôi mong muốn hợp tác với các bạn, như chúng tôi đã và đang làm với nhiều nước láng giềng của các bạn, để mở rộng cơ hội và đào sâu thêm các trao đổi qua lại giữa các sinh viên của chúng ta.

 Chúng tôi muốn sinh viên từ đất nước này đi đến Hoa Kỳ học hỏi chúng tôi, và chúng tôi muốn sinh viên Mỹ đến đây học hỏi các bạn. Và sự thật này dẫn tôi đến quyền tự do thứ ba mà tôi muốn thảo luận: sự tự do thờ thờ phượng – tự do thờ phượng như các bạn muốn, và quyền của các bạn đối vớii phẩm giá con người cơ bản. Đất nước này, giống như đất nước của tôi, được thiên nhiên phú cho sự đa dạng. Không phải ai cũng trông giống nhau. Không phải tất cả mọi người đến từ cùng một khu vực.

 Không phải tất cả mọi người thờ phượng theo cùng một cách. Tại các thành phố và thị trấn của các bạn, có đền, chùa, nhà thờ [đạo Ki tô] và nhà thờ đạo Hồi đứng cạnh nhau. Hơn một trăm nhóm sắc tộc đã là một phần của câu chuyện củacác bạn. Tuy nhiên, trong các biên giới này, chúng tôi đã nhìn thấy một số trong các cuộc nổi dậy kéo dài nhất thế giới, chúng đã làm mất vô số mạng sống và xé rời nhiều gia đình và cộng đồng , và đứng chắn trên con đường phát triển. Không có quá trình cải cách nào thành công mà không có hòa giải dân tộc. (Vỗ tay)

Bây giờ các bạn có một thời khắc của cơ hội đáng kể để chuyển các cuộc ngừng bắn thành một giải pháp lâu dài, và theo đuổi hòa bình ở nơi mà các mâu thuẫn vẫn còn nán lại, kể cả ở bang Kachin. Những nỗ lực này phải dẫn đến một nền hòa bình công chính và lâu dài hơn, bao gồm cả việc trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu, và một cơ hội cho những người di tản trở về quê. Hôm nay, chúng ta nhìn vào vụ bạo động gần đây tại bang Rakhine vốn đã gây ra quá nhiều đau khổ, và chúng ta thấy sự nguy hiểm của tình trạng căng thẳng tiếp tục ở đó.

 Đã quá lâu, người dân của bang này, kể cả sắc dân Rakhine, phải đối mặt với cái nghèo và sự khủng bố nghiền nát. Nhưng không có lý do cho bạo lực đối với người dân vô tội. Và người Rohingya giữ cho chính họ mình – giữ bằng chính họ cùng một phẩm giá như các bạn, và tôi giữ. Hòa giải dân tộc sẽ cần thời gian, nhưng vì lợi ích của nhân loại chung của chúng ta, và vì tương lai của đất nước này, cần phải ngăn chặn sự kích động và ngăn chặn bạo lực. Và tôi hoan nghênh việc chính phủ cam kết sẽ giải quyết các vấn đề của sự bất công và tinh thần trách nhiệm, và tiếp cận trợ giúp nhân đạo và quyền công dân. Đó là một tầm nhìn rằng thế giới sẽ ủng hộ khi các bạn tiến về phía trước.

 Mọi quốc gia đều vật vã trong xác định quyền công dân. Mỹ đã có cuộc tranh luận lớn về những vấn đề này, và những cuộc tranh luận đó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, bởi vì chúng tôi là một quốc gia của những người nhập cư – những người đến từ mọi nơi của thế giới.

Nhưng những gì chúng tôi đã học được ở Mỹ là có một số nguyên tắc mang tính phổ quát, áp dụng cho tất cả mọi người dù bạn trông ra sao,dù bạn đến từ đây, dù bạn đang theo tôn giáo nào. Quyền của người được sống mà không có các mối đe dọa rằng gia đình của họ có thể bị tổn hại hoặc nhà ở của họ có thể bị đốt cháy chỉ vì họ là một ai đó hoặc đến từ một nơi nào đó. Chỉ có người dân của đất nước này cuối cùng có thể định nghĩa sự hợp nhất của các bạn, có thể định nghĩa một công dân của đất nước này có nghĩa là gì.

 Nhưng tôi có niềm tin rằng khi các bạn làm điều đó các bạn có thể nhận được sự đa dạng này như là một điểm mạnh chứ không phải là một điểm yếu. Đất nước của bạn sẽ mạnh hơn vì có nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng các bạn phải nắm bắt cơ hội đó.

 Các bạn phải nhận ra thế mạnh đó. Tôi nói điều này bởi vì đất nước của tôi và cuộc sống của riêng tôi đã dạy cho tôi về sức mạnh của sự đa dạng. Hoa Kỳ là một quốc gia của những người theo đạo Kitô, người Do Thái, người đạo Hồi, đạo Phật, đạo Ấn và người không có đạo.

 Câu chuyện của chúng tôi được định hình bằng mọi ngôn ngữ, làm giàu bằng mọi nền văn hóa. Chúng tôi có những người có gốc gác từ mọi miền trên thế giới. Chúng tôi đã nếm trải vị cay đắng của cuộc nội chiến và sự phân biệt, nhưng lịch sử của chúng tôi cho chúng tôi thấy rằng sự thù hận trong lòng con người có thể vơi đi, các lằn ranh giữa các chủng tộc và các bộ tộc sẽ phai dần.

Và những gì còn lại là một sự thật đơn giản: e pluribus unum [từ nhiều thành một]- đó là những gì chúng tôi nói ở Mỹ. Từ số nhiều đó, chúng tôi là một quốc gia và chúng tôi là một dân tộc. Và sự thật đó , lặp đi lặp lại, làm cho sự hợp nhất của chúng tôi mạnh mẽ hơn. Nó đã làm cho đất nước chúng tôi mạnh mẽ hơn. Nó là một phần trong những cái đã làm nước Mỹ vĩ đại.

Chúng tôi đã sửa đổi Hiến pháp để mở rộng các nguyên tắc dân chủ mà chúng tôi yêu mến. Và tôi đứng trước các bạn hôm nay với cương vị Tổng thống của quốc gia mạnh nhất trên trái đất, nhưng thừa nhận rằng màu da của tôi đã từng bị từ khước quyền bầu cử. Và như thế điều đó sẽ cho bạn một ý thức nào đó rằng nếu đất nước của chúng tôi có thể vượt qua sự khác biệt thì các bạn cũng có thể.

Mỗi một con người bên trong các biên giới này là một phần của câu chuyện của các bạn, và các bạn nên nắm giữ điều đó. Đó không phải là một nguồn làm yếu kém, đó là một nguồn sức mạnh – nếu bạn nhận ra nó. Và điều đó dẫn tôi đến quyền tự do cuối cùng mà tôi sẽ thảo luận ngày hôm nay, và đó là quyền của tất cả mọi người được sống (tự do) thoát khỏi sự sợ hãi.

 Trong nhiều cách, sợ hãi là thế lực chặn giữa con người và những ước mơ của họ. Sợ xung đột và các loại vũ khí chiến tranh. Sợ một tương lai khác lạ với quá khứ. Sợ những thay đổi sắp xếp lại trật tự xã hội và nền kinh tế của chúng ta. Sợ những người trông có vẻ khác ta, hoặc đến từ một nơi khác lạ, hoặc thờ phượng theo một cách khác.

Trong một vài giai đoạn đen tối nhất, lúc Aung San Suu Kyi bị cầm tù, bà đã viết một khái luận về (tự do) thoát khỏi sự sợ hãi. Bà ấy nói sợ mất mát làm hư hỏng những người nắm lấy nó – “Sợ mất quyền lực làm hủ bại những người sử dụng nó, và sợ bị trừng phạt quyền lực làm đồi bại những ai phụ thuộc quyền lực”
Cuộc chơi Mỹ Nhật Nga Trung và Đài loan

Đó là nỗi sợ hãi mà bạn có thể để lại đằng sau. Chúng ta thấy rằng cơ hội ở các nhà lãnh đạo đang bắt đầu hiểu rằng quyền lực đến từ việc thoả mãn những hi vọng của dân, chứ không phải những sợ hãi của dân. Chúng tôi nhìn thấy điều đó ở những công dân khẳng định rằng lần này phải khác, rằng lần này thay đổi sẽ đến và sẽ tiếp diễn.

 Như bà Aung San Suu Kyi đã viết: “Sợ không phải là trạng thái tự nhiên của con người văn minh.” Tôi tin điều đó. Và hôm nay, các bạn đang cho thế giới thấy rằng sự sợ hãi không phải là trạng thái tự nhiên của cuộc sống ở đất nước này. Đó là lý do tại sao tôi ở đây. Đó là lý do tại sao tôi đến Rangoon. Và đó là lý do tại sao những gì xảy ra ở đây là rất quan trọng – không những đối với khu vực này mà còn đối với cả thế giới. Bởi vì bạn đang bước vào một cuộc hành trình có khả năng truyền cảm hứng cho rất nhiều người.

Đây là một thử nghiệm liệu một quốc gia có thể chuyển tới một nơi vị thế tốt đẹp hơn. Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương, và chúng tôi thấy tương lai của chúng tôi cũng ràng buộc với những quốc gia và các dân tộc này ở phía Tây của chúng tôi. Và khi nền kinh tế của chúng tôi hồi phục, chính đây là nơi mà chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ tìm thấy sự tăng trưởng to lớn. Khi chúng tôi kết thúc cuộc chiến tranh đã chi phối chính sách đối ngoại của chúng tôi trong một thập kỷ, khu vực này sẽ là một trọng tâm cho những nỗ lực của chúng tôi để xây dựng một nền hòa bình thịnh vượng.

 Ở đây trong khu vực Đông Nam Á, chúng tôi nhìn thấy tiềm năng cho sự hội nhập giữa các quốc gia và người dân. Và với cương vị Tổng thống, tôi đã nắm lấy ASEAN vì lý do vượt ngoài thực tế là tôi đã sống một khoảng thời thơ ấu của tôi tại khu vực này, ở Indonesia. Bởi vì với ASEAN, chúng tôi thấy các nước đang trên đà chuyển tới- các nước đang lớn mạnh, và các nền dân chủ đang nổi lên; các chính phủ đang hợp tác nhau; tiến bộ đang xây dựng trên sự đa dạng chạy khắp các đại dương, các đảo, các cánh rừng và các thành phố, các dân tộc thuộc mọi chủng tộc và mọi tôn giáo. Đây là những gì thế kỷ 21 nên giống như thế nếu chúng ta có can đảm bỏ qua một bên sự khác biệt của chúng ta và bước tới trước với một ý thức quan tâm lẫn nhau và tôn trọng lẫn nhau. Và ở đây tại Rangoon, tôi muốn gửi một thông điệp cho khắp châu Á: Chúng ta không cần phải được xác định bởi các ngục tù của quá khứ. Chúng ta cần phải nhìn về tương lai.

 Đối với lãnh đạo của Bắc Triều Tiên, tôi đã đưa cho một sự chọn lựa: hãy dẹp bỏ vũ khí hạt nhân và chọn con đường hòa bình và tiến bộ. Nếu quý vị làm như thế thì quý vị sẽ thấy có một bàn tay mở rộng từ Hoa Kỳ. Vào năm 2012, chúng ta không cần phải bám vào sự phân chia Đông, Tây, Nam, Bắc. Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, láng giềng phía Bắc của các bạn, và Ấn Độ, láng giềng phía Tây của các bạn. Liên Hiệp Quốc – Hoa Kỳ sẽ làm việc với bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, muốn đóng góp cho một thế giới hòa bình hơn và thịnh vượng hơn, và công chính hơn và tự do hơn. Và Hoa Kỳ sẽ là một người bạn với bất kỳ quốc gia nào tôn trọng các quyền của công dân mình và có trách nhiệm về luật pháp quốc tế.

Đó là đất nước, đó là thế giới mà bạn có thể bắt đầu xây dựng ở đây tại thành phố lịch sử này. Quốc gia này vốn bị quá cô lập có thể cho thế giới thấy sức mạnh của một khởi đầu mới, và chứng minh một lần nữa rằng cuộc hành trình tới dân chủ đi đôi với phát triển. Tôi nói điều này trong khi biết rằng vẫn còn có vô số người ở đất nước này, những người không được hưởng những cơ hội mà nhiều bạn ngồi đây được hưởng. Có hàng chục triệu người sống không có điện. Có những người tù lương tâm vẫn đang chờ đợi được thả ra. Có những người tị nạn và di tản trong các trại mà ở đó hi vọng vẫn còn là cái gì đó nằm ở chân trời xa xôi.

 Hôm nay, tôi nói với các bạn, và tôi nói với tất cả mọi người có thể nghe thấy tiếng nói của tôi – rằng Hoa Kỳ ở với các bạn, kể cả những người đã bị lãng quên, những người bị tước đoạt, những người đang bị tẩy chay, những người nghèo khổ. Chúng tôi mang câu chuyện của các bạn trong đầu của chúng tôi và hi vọng của các bạn trong tim của chúng tôi, bởi vì trong thế kỷ 21 với sự lan toả của công nghệ và việc phá vỡ các rào cản, tuyến đầu của tự do nằm bên trong phạm vi các quốc gia và các cá nhân, không chỉ nằm giữa chúng.

 Như một cựu tù nhân đã nêu ra trong nói chuyện với đồng bào của ông, “Chính trị là công việc của các bạn. Nó không chỉ dành cho [các] nhà chính trị”. Và chúng tôi có một thành ngữ ở Hoa Kỳ rằng văn phòng quan trọng nhất trong một nền dân chủ là văn phòng công dân – không phảiTổng thống, Chủ tịch, mà là công dân. (Vỗ tay) Vì vậy, cuộc hành trình này có thể có vẻ bất thường và khó khăn và đầy thử thách và đôi khi bực bội nhưng cuối cùng, các bạn, các công dân của đất nước này, là những người phải xác định tự do có nghĩa là gì.

Các bạn là những người sẽ phải nắm bắt tự do, bởi vì một cuộc cách mạng thực sự của tinh thần bắt đầu trong mỗi trái tim của chúng ta. Nó đòi hỏi các loại can đảm mà rất nhiều các nhà lãnh đạo của bạn đã thể hiện. Con đường phía trước sẽ được đánh dấu bởi những thách thức rất lớn, và sẽ có những người chống lại sức mạnh của sự thay đổi. Nhưng tôi đứng đây với long tự tin rằng những gì đang xảy ra ở đất nước này là không thể đảo ngược, và ý chí của người dân có thể nâng đất nước này lên và tạo nên một ví dụ tuyệt vời cho thế giới. Và các bạn sẽ có Hoa Kỳ là một đối tác với các bạn trên cuộc hành trình dài đó.

 Vì vậy, cezu tin bad de.[Xin cám ơn các bạn] (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Nguồn: Fox News About these ads Share this: