Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

CHUYỆN TRỒNG CẤY NUÔI NẤNG

Chuyện chó
Toàn cảnh Ban QLDA
Để chuẩn bị xây dựng Khu đô thị Thịnh liệt, Tổng Công ty LICOGI đầu tư Trụ sở Ban QLDA trên phần đất  rộng chừng 8000 m2 đã được giải phóng mặt bằng. Một ngôi nhà mái tôn đỏ sẫm mọc lên trên nền ao cũ, điện nước chưa có tất cả phải lo từ đầu.

Đang ở trong phố thị sầm uất tiện nghi đầy đủ ra công tác nơi đây ban đầu cũng khó khăn. Mùa nắng thì nóng từ sáng sớm đến chiều muộn, mùa đông gió lộng tứ bề.

Màm non
 Để khắc phục, chúng tôi trồng cây xanh quanh nhà tạo cảnh quan để có được màu xanh cây lá. Trong đất cằn những mầm xanh đã nhú lên mướt mát non tơ. Vườn cải bên hiên nhà cũng cung cấp cho nhà bếp vài bữa rau sạch. 

Rồi anh em trồng ớt, chuối, bí ngô...mùa thu hoạch ớt nhà ăn tập thể và các gia đình dùng thoải mái mà không hết. Chiều chiều tưới rau xới đất dãy cỏ cũng vui vẻ phết.

Vườn cải
Ăn rau tự trồng cảm thấy bát canh ngọt thanh hơn.


 Đến kỳ vườn cải cũng nở hoa vàng rực rỡ.
Đấy là thành công bước đầu của chương trình trồng cây gì.

Trước đấy khi bàn giao công trình cho Ban QLDA nhà thầu có để lại một cô chó cái tên John đang đến tuổi cập kê mà không nỡ thịt đi. Chó cái nhưng đặt tên tây là John: John  là tên con trai, đáng ra phải đặt là Jenny mới đúng nữ tính.


Trước kia dân gian hay đặt tên chó theo màu lông là Vàng, là Mực, là Gấu....Đến hồi kháng chiến chó nuôi đều lấy tên Tổng thống Mỹ mà đặt, nào là Johnson, Nixson khi nào chó có hỗn không vừa ý chủ cứ réo Tổng thống người ta ra mà chửi.


Ấy là theo tục lệ Việt nam còn bên Tư bản giãy chết thì thích ai yêu ai mới lấy tên người đó đặt cho con cún nhà mình. Quan hệ giữa Người và chó của họ rất khăng khít, yêu chó quí chó như người thân trong nhà. 


Tận mắt tôi đã chứng kiến một cô người nước ngoài ở Việt nam mấy năm, nói sõi tiếng Việt nuôi một con chó Ta. Bỗng một hôm chó đi đâu mất, cô hớt hải đi tìm. Gặp mấy anh ngồi quán nước vỉa hè, cô hỏi:

- Các anh có thấy con chó nhỏ màu vàng của tôi tên là ....chạy qua đây không?
- Không thấy con chó nào cả.
Mấy thanh niên trả lời bâng quơ. Cô nhẫn nại bước đi. Một tiếng nói với theo:
- Ra Nhật tân* rồi.
Bỗng cô gái bật khóc tức tưởi, như được tin cha mẹ cô chết vậy. Không ngoái lại cô dấn bước về phía trước   với đôi mắt đẫm lệ tìm kiếm, hy vọng gặp lại chú chó đáng yêu của mình.

Không khí đám thanh niên trầm hẳn lại vì hành động không phải của mình, một trò đùa không đúng lúc.


Ngược lại con chó cũng quý chủ vô cùng, một người Nhật tên là  Ueno , giáo sư thuộc khoa nông nghiệp trường Đại học Tokyo  hàng ngày đến trường Đại học bằng tàu điện ngầm. Từ nhà giáo sư đến ga ga Shibuya chừng vài  cây số, hàng ngày Con chó Hachiko của ông đưa tiễn ông đến tận cửa ga, chiều đúng giờ chó lại đến đón chủ về nhà bất kể mưa, nắng, tuyết rơi, sớm muộn. 


Cuộc đưa đón bình thường được khoảng hơn hai mươi năm.


Hachiko là 1 chú chó nhỏ ,lông trắng chào đời vào tháng 11 năm 1923 ở nông trại gần thành phố Odate, tỉnh Akita, Nhật Bản. Năm 1924, Hidesaburo Ueno , giáo sư thuộc khoa nông nghiệp trường Đại học Tokyo, đã mua và đưa Hachi (tên thân mật của Hachiko) tới Tokyo (lúc này Hachiko vừa tròn 2 tháng tuổi)


Một ngày kia, giáo sư đột quỵ tại trường không bao giờ về nhà nữa. Con chó trung thành vẫn đến cửa ga chờ người chủ. Chờ mãi chờ mãi mà vẫn không thấy chủ về. Mọi người thương hại mang đồ ăn đến, chú vẫn phủ phục nhẫn nại không động đến chút nào. Rồi chú cũng qua đời vì đói rét.



Hachiko lúc 2 tháng tuổi
Đề cao lòng trung thành với chủ của chú chó nhỏ, Chính phủ Nhật bản đã dựng tượng chú bằng đồng kích thước như thật tại trước cửa ga tàu điện ngầm. Chiến tranh Thế giới thứ II nổ ra, quân đội đã trưng dụng tượng chú để làm thêm súng đạn. 

Khi hòa bình Chính quyền địa phương quyết định khôi phục tượng chú chó tại nơi cũ.

Ngày nay ai qua Nhật bản vẫn có thể thấy bức tượng của chú chó trung thành.
Biểu tượng của lòng trung thành
Tình yêu của con người ở một xã hội văn minh với loài chó thật đáng ngưỡng mộ. Chả thế mà một luật sư đã viết bài bảo vệ thân chủ của ông là một con chó đã được đánh giá là bài Diễn văn hay nhất về loài chó mọi thời đại. 
Xin xem thêm: Bài điễn văn hay nhất về chó mọi thời đại

Người Việt nam, người Hàn quốc xứ châu Á nhà mình cũng rất yêu chó, giống chó Việt nam cũng rất trung thành. Ai đã đọc Nam Cao đều nhớ đoạn tả tình cảm của chủ nuôi với con chó mà ông âu yếm gọi là Cậu Vàng. 


Ở nông thôn ngày trước có người nuôi chó chuyên đi bắt chuột. Khi chiến đấu quây bắt thì chủ đào đào bới bới hò hét chỉ huy, chó thì chạy vòng quanh hỗ trợ sủa vang cánh đồng rất nhộn nhịp. Khi có thành quả chủ tớ ngồi ăn cạnh nhau như cha con hay bè bạn.


Nhà tôi có nuôi chó có khi đi vắng mấy năm về nhưng chó vẫn nhận ra người cũ vẫy đuôi mừng rối rít. Nhà chủ gia cảnh thế nào nó không cần biết, khi chủ cáu tiết đánh mắng thì then lét cúi gằm mặt chịu trận nhưng nếu  đổi thái độ gọi lại âu yếm thì nhẩy lên tưng tưng sung sướng ngoáy đuôi mừng rỡ vì theo quan niệm của nó thì chủ không bao giờ có lỗi.


Người Việt nam, Hàn quốc và không biết có xứ nào nữa cũng coi thịt chó là một món khoái khẩu quốc hồn quốc túy. Vào một ngày đẹp trời lành lạnh đám thanh niên hứng lên thì không chừng có chú chó nào đó có thể lên thớt. 


Cũng phải thôi ở trong một đất nước còn nghèo nàn, kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, người nông dân bao đời tự sản tự tự tiêu thì việc nuôi một con vật và chén thịt nó là câu chuyện đương nhiên.


Nhưng con chó lại thông minh hơn nhiều vật nuôi trong nhà nên nhiều người nuôi không nỡ đem ra làm thịt. Để không quá nhẫn tâm có khi dùng biện pháp trao đổi với người khác hay đem ra chợ bán đi mua một con khác về xử lý.


Lại nói về con John, có con chó quấn quýt quanh nhà anh em cũng rất vui, hơn nữa trong đêm tối nếu có người lạ vào chó cũng đánh tiếng cho mọi người. Bọn trộm vặt cũng bớt lảng vảng. 


Rồi John cũng có chồng, sau khi mang thai được mấy tháng John sinh hạ được đàn chó 5 con bụ bẫm kháu khỉnh. Nhờ có ăn uống tốt và đủ chất chó mẹ rất nhiều sữa, đàn con lớn nhanh như thổi. Nhiều người đánh tiếng xin mua chó giống. Đất ở đây chắc lành nuôi con gì trồng cây gì cũng đạt kết quả không tệ. 


Các chú chó con mau lớn  lần lượt xa mẹ đi đến nhà mới. Anh em để lại một con chó cái con nhanh nhẹn giống mẹ có màu lông vàng như màu lông bò đặt tên là Vàng làm giống làm má. 


Tuy nhiên tại vùng giáp ranh này có  những đám thanh niên vô công dồi nghề hay đi ăn trộm chó để bán cho bọn thịt chó. anh em cũng biết nên đề phòng cẩn thận. Mỗi khi chó ra ngoài đều để mắt coi chừng, chủ đi thì xích lại cho chắc ăn. Không ngờ trong thời khắc bất cẩn John đã bị bọn xấu bắt đi mất.


Thật đúng là một tệ nạn.


Ở Nghệ an đã có bọn trộm chó bị dân vây đốt xe máy đánh hội đồng đến chết. Sự tức giận của đám đông không kiềm chế đã dẫn đến cái chết tức tưởi của chú trộm vặt thật thảm thương. Hành động dại dột nông nổi đã nhận được kết quả đáng tiếc.


Biết như vậy anh em càng chú ý bảo vệ Vàng. Vàng thuộc giống chó dăm của Việt nam, thân hình nhỏ chắc và nhanh nhẹn. Vàng lớn trông thấy, nhiều chú chó xung quanh đến tỏ tình. Vàng không chối từ chàng nào cả mà tiếp tất, cuộc mây mưa kéo dài mấy ngày. 


Vài tháng sau Vàng nhảy ổ, với thân hình nho nhỏ anh em đoán chừng được 4 đến 5 con. Cuộc chuyển dạ từ 7 giờ sáng đến tận 5 giờ chiều với sư giúp sức nhiệt tình của mấy chú bảo vệ 11 chú chó con ra đời.

Mẹ tròn con vuông.
Mẹ con
Một kỷ lục về sự sinh nở của giống chó. niềm vui nho nhỏ. Mọi người khen ngợi Vàng, đến thăm chuồng nhìn cảnh mẹ con chó quây quần  cười nói chỉ chỏ vui như Tết. Vàng cũng chẳng để ý đến xung quanh, đàn con chính là tình yêu mẫu tử của nó.

Một buổi sáng sớm, Vàng để con trong chuồng ra ngoài vệ sinh. Bình thường chỉ 5-7 phút là có mặt chăm con, hôm đó gần nửa tiếng mà chưa về. Biết là có chuyện mấy anh em bảo vệ túa đi tìm chó mẹ. 


Chó con chờ sữa 
Đàn chó con mới được 7 ngày tuổi, chưa mở mắt, chỉ bú mẹ chưa ăn gì được. Mất chó mẹ là nguy hiểm cho cả đàn. Mấy cơ sở thịt chó ở Vĩnh hưng, Vĩnh tuy, Kim ngưu... là đích anh em cấp tốc phóng xe đến. 

Nếu gặp Vàng sẽ xin chuộc lại để cứu đàn con. Nói tình cảnh của Vàng cho họ ngừng tay lại. Lũ ngợm  bắt Vàng  có biết Vàng đang nuôi con không ? 


Đến đâu anh em cũng chỉ nhận được cái lắc đầu ái ngại. Tai họa đã đổ ập xuống mẹ con nhà Vàng.

"Mẹ" bất đắc dĩ
Mọi người căm phẫn lên án bọn bất nhân mất hết tính Người. Công đoàn Ban QLDA mở cuộc vận động nhỏ quyên tiền mua sữa giao cho Hoàng, nhân viên bảo vệ thay Vàng chăm sóc đàn chó con. 

Thiếu sữa mẹ đàn chó lông mượt mà hôm nào trông như đàn chuột ướt. Vài hôm lại có con suy sụp mà chết, lần lượt mười con chó xấu xố không được hưởng ân huệ  Sự sống của Tạo hóa.

Điếc đã lớn
Nhờ có tấm lòng yêu cây cỏ súc vật, Hoàng chăm chỉ cho chó bú mớm và giữ lại được một con chó đực duy nhất gầy yếu suy dinh dưỡng. Do chậm lớn bé nhỏ anh em đặt tên là Phốc. Phốc dường như chỉ nghe được một bên tai nên đầu lúc nào cũng nghênh nghênh rất ngộ ngĩnh, có người lại đặt là Điếc. Phốc hay Điếc cũng OK hết
Điếc và Mướp
Thời gian trôi qua, Điếc nay đã lớn và trở thành chú chó Đực chính hiệu. Có người mang đến con mèo mướp cho Điếc có bạn.
Mướp
Hy vọng Điếc và Mướp thành đôi bạn thân, hãy cảnh giác và đừng bao giờ gặp thảm cảnh như bà John, mẹ Vàng của Điếc.
"Mẹ" và con 
Phốc Điếc thông minh nhanh nhẹn, rất đáng yêu và tình cảm với mọi người trong cơ quan.

Chú thích: * Nhật tân là nơi hàng quán thịt chó tập trung, gần Tây hồ Hà nội


Nguyễn Bá Sỹ 18-01-2013

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

PHONG CẢNH MIỀN NÚI MÙA XUÂN

Phố phường mùa Đông
Một mùa Xuân lại sắp về trên quê hương Việt nam yêu dấu. Mỗi người lại thêm một tuổi mới.  Đất Trời  mùa Xuân  bừng lên , thiên nhiên cây cỏ khoe sắc màu lung linh, vạn vật đổi thay trong bộn bề cuộc sống. 
Xin đưa lên chùm ảnh mùa Xuân miền núi của Mai Thanh Hải lên để nhiều người được thưởng lãm

Nếu không có cảnh Đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng Ngày Xuân ( Hồ Chí Minh )







Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

ĂN TẾT THEO DƯƠNG LỊCH: TỐT ĐỦ MỌI ĐÀNG

 Ăn Tết theo dương lịch

Chủ Blog ủng hộ ý tưởng này, xin đưa lên từ TVN để mọi người tham khảo

 Bài đã được xuất bản.: 09/01/2013 02:00 GMT+7

Ta rất cần thay đổi tư duy, cần có tính độc lập. Cần phải khẳng định một cách nghĩ, một cách làm thống nhất chứ không phải, mỗi ngày, cứ phải tự phân thân thành hai con người: Một thuộc về ngày ta, một thuộc về ngày tây...

Chuyện tết nhất của ta có biết bao điều phải bàn, nhưng có lẽ đáng bàn nhất là Tết Ta  Tết Tây. Thật là đáng quý khi một số người đã đề xuất và kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình nên ăn Tết theo dương lịch. Chắc chắn có không ít người đồng quan niệm bởi ích lợi, điều tốt bắt đầu từ thay đổi chuyện... Tết là nhiều đến... vô cùng...

Câu chuyện của người Nhật

Ngày 1.1.1868, Nhật Hoàng Mushuhito (Mục Nhân, với đế hiệu là Meiji - thường được gọi là Minh Trị), vừa mới bước sang tuổi 16, đã lãnh đạo 5.000 võ sỹ, tấn công vào Edo (Tokyo), đánh bại sự đề kháng của 15.000 samurai, quyết bảo vệ Mạc phủ (bakufu) Tokugawa, để thống nhất Nhật Bản.
Ngay sau đó, Hoàng đế Meiji đã tiến hành cuộc cách mạng đầu tiên trong lịch sử Á Châu- mà không ít nhà sử học cứ cố tình lầm lẫn, luôn gọi là Cải cách Minh Trị Duy Tân- biến Nhật Bản từ một nhà nước phong kiến phân quyền với quyền lực kép của Thiên Hoàng (taino) và Tướng quân (shogun), trở thành nhà nước quân chủ lập hiến.
Một trong những thay đổi về hình thức tuy có vẻ nhỏ (bởi hiếm có cuốn sử nào đề cập chi tiết), nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là Meiji quyết định hủy bỏ âm lịch, dùng dương lịch (tất nhiên có tham khảo ý kiến của các đại thần và nghe hàng trăm sự bày tỏ "phân vân"). Điều đó cũng đồng nghĩa với việc vĩnh biệt tết "cổ truyền" để toàn thể người dân Nhật bắt đầu ăn tết theo dương lịch.
Không khó để thấy sự phản ứng từ nhiều phía, nhiều sự "nhân danh", quyết liệt đến mức nào!
"Người ta" cho rằng sự đảo lộn truyền thống là khó có thể chấp nhận bởi toàn bộ văn hóa nông nghiệp Nhật Bản hình thành trên nền tảng và sự kết cấu thời gian theo mặt trăng, đảo lộn là hủy hoại. Rằng làm thế nào để người nông dân ít học có thể thích nghi được với chuyện mùa vụ, gieo trồng. Rằng năm sinh, tháng đẻ, giỗ chạp đều tính theo lịch ta, làm sao để điều chỉnh... ?
Trước tất cả những ý kiến ngược chiều ấy, Hoàng đế Meiji đã khẳng định một cách rõ ràng và dứt khoát: Thời kỳ học hỏi lâu dài nền văn minh Trung Hoa kể từ đây chấm dứt. Nếu không thay đổi, mãi sẽ là lạc hậu, nghèo nàn. Học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây và vượt phương Tây sau 100 năm là mệnh lệnh của trái tim và khối óc. Mọi sự thay đổi đều cần có thời gian thích nghi. Nếu không thích nghi được là chết. Tất nhiên, dân tộc Nhật mãi trường tồn...
Chính vì dân tộc Nhật nhất định phải trường tồn, phát triển nên cuộc cách mạng vĩ đại của Meiji đã tạo nên điều kỳ diệu: Đúng 100 năm sau, năm 1968, kinh tế Nhật vượt phần còn lại của thế giới, chỉ đứng thứ hai, sau Hoa Kỳ.
Bỏ qua yếu tố kiên định, dứt khoát từ bỏ sự giáo điều, kinh viện, lạc hậu của phương Đông cổ xưa dưới cái nhãn "Trung Quốc", những thế hệ sau này của Đất nước Mặt Trời Mọc chắc chắn sẽ nhận chân dễ dàng rằng quyết định đó của Hoàng đế Meiji là một trong những quyết định sáng suốt nhất, thiên tài nhất trong lịch sử loài người...

Thế nào là "cổ truyền"?

Trước hết, phải xác quyết rằng cái gọi là cổ truyền có thiên hình vạn trạng cách biến hóa trên cái lõi "trơ như đá, vững như đồng" là tính... bảo thủ! Truyền thống nào cũng có tính bảo thủ, dù ít hay nhiều. Thiếu thuộc tính này, "truyền thống" sẽ không còn là truyền thống nữa.
Vì bảo thủ nên con người khó chấp nhận cái mới, dù cái mới đó, có nhiều lợi thế hơn. Trong tất cả mọi nền văn minh nông nghiệp thì 'văn minh lúa nước' (nếu có thể gọi vậy) là có sức ì, lực cản lớn hơn cả. Điều này cắt nghĩa tại sao dù ai cũng biết tết cổ truyền có từ Trung Quốc, cũng như tết Trung thu, Tết mồng 5/5... nhưng vẫn cứ nhởn nhơ đó là văn hóa lễ nghĩa của riêng... Việt Nam?
Để nói rằng không thể thay đổi, cách nghĩ ấy là không đúng bởi thực ra, ta đang để cho cái phần bảo thủ cố hữu trong mỗi con người "tự vệ", chống lại những cái mới chóng mặt, ngổn ngang. Sợ thay đổi, ở một khía cạnh nào đó cũng là bản năng sống- sinh tồn.
"Ăn Tết theo âm lịch sai lạc đủ điều." Ảnh minh họa của MTH
Chính vì thế, những người cho rằng không thể bỏ Tết "ta" theo Tết "tây" sẽ có nhiều cách biện minh. Nào là thời vụ như người Nhật từng nói, nào là nếp văn hóa lâu đời, nào là khí hậu, thời tiết- chẳng hạn, món thịt đông phải có trời lạnh, không có thịt đông, Tết sẽ thiêu thiếu thế nào đó...
Một số học giả đã bàn khá nhiều về cái hại của Tết "ta", trong đó hại nhất là lạc bước, lỡ nhịp với thời đại toàn cầu hóa- khi thiên hạ tỉnh thì ta say, và ngược lại. Rõ ràng, khi cả thế giới đang bươn bả cho một năm mới phát triển sôi động (tháng một và tháng hai) thì ta lại đủng đỉnh 'tháng Giêng là tháng ăn chơi' thì quả là vô lý hết sức.
Nhưng có lẽ, cái hại nhiều nhất là ở chỗ: Chừng nào còn ăn Tết theo âm lịch thì chừng đó tư duy đủng đỉnh của làng quê xưa kia chẳng thể nào dung chứa nổi lối sống công nghiệp. Không thể nào thôi giáo điều, chậm chạp trong ứng xử, hành động.
Hãy sòng phẳng để nhận ra rằng chằng có dân tộc nào trên thế giới lại "ăn gộp, chơi dài" cả hai cái tết như Việt Nam.  Từ Tết Dương lịch (để theo kịp... tây) đến mấy tuần sau Tết Âm lịch là triền miên...Tết, là sự lãng phí không thể nào tính nổi về thời gian, công sức, tiền của...
Nếu ăn Tết Dương lịch...
Cái lợi nhãn tiền thứ nhất là tiết kiệm được một lần vui chơi quá đà. Gặp phải năm nhuận (âm) thì cái quá đà đó gần ba tháng, còn không là sêm sêm... hai tháng.
Cái lợi thứ hai là hội nhập dễ dàng hơn, thuận lợi hơn với toàn thể loài người như các vị đã chỉ ra.
Nhưng, có lẽ, cái hại nhiều nhất là ở chỗ: Chừng nào còn ăn Tết theo âm lịch thì chừng đó tư duy đủng đỉnh của làng quê xưa kia chẳng thể nào dung chứa nổi lối sống công nghiệp. Không thể nào thôi giáo điều, chậm chạp trong ứng xử, hành động.
Hãy sòng phẳng để nhận ra rằng chằng có dân tộc nào trên thế giới lại "ăn gộp, chơi dài" cả hai cái tết như Việt Nam.  Từ Tết Dương lịch (để theo kịp... tây) đến mấy tuần sau Tết Âm lịch là triền miên...Tết, là sự lãng phí không thể nào tính nổi về thời gian, công sức, tiền của...
Cái lợi thứ ba, chúng ta sẽ không còn băn khoăn, day dứt trong việc quy đổi ngày âm ra ngày dương trong tất cả lịch trình công tác, làm việc đã thuộc về ngày dương từ lâu.
Cái lợi thứ tư là từ vô thức, chúng ta dần dà xóa bỏ hẳn thói quen nhập nhằng giữa nay và xưa về văn hóa. Quá khứ lạc hậu hãy thôi đừng ám ảnh nữa, sự đè nặng của văn minh Trung Hoa thôi đừng gây nhiễu, cản trở nữa.
Tại sao cả Trung Quốc, Việt Nam đều áp dụng mọi mô thức kinh tế, hoạt động như phương tây, nhưng lại cứ cố tình áp đặt sự thiếu nguyên tắc, tình trên lý, kinh nghiệm trên sáng tạo, người giỏi nhất định thua nhiều người? Lệ thuộc về văn hóa nhiều khi nguy hiểm hơn cả lệ thuộc về chính trị, bởi sự vùng thoát ra khỏi cái bóng khổng lồ của quá khứ, lịch sử, ý thức là điều chẳng bao giờ dễ dàng.
Về mặt khoa học thì quả là bất ổn: Tết Âm lịch đó có thể đúng, hoàn hảo với thời tiết, khí hậu,thời khắc vùng Trung Nguyên chứ chẳng thể nào đúng với nước ta. Chẳng qua chúng ta muốn nó đúng thì nó phải đúng theo ta mà thôi.

Rõ nhất là Tết Trung thu, khi cả bầu trời Trung Nguyên trăng sáng vằng vặc thì cả miền bắc và miền trung Việt Nam mưa tầm mưa tã, bao nhiêu đèn lồng, sư tử bằng giấy hư hết-  gần 90% các Tết Trung thu đều thế.
Dù muốn hay không, chúng ta phải công nhận cách ăn tết của phương Tây thật là nhân văn và khoa học: Tết của họ có thể coi là bắt đầu từ Noel và kết thúc lúc hết ngày 1/1. Cả tôn giáo và nhà nước, cả đạo và đời đều tìm được lối đi chung hài hòa, gần gũi, ấm cúng cho mọi thế hệ.
Tuần lễ cuối cùng của năm cũng trùng hợp với cách tổ chức xưa của người Hy Lạp cổ đại: Cả Athènes có 10 philai (quận), mỗi philai cai trị 36 ngày. Năm ngày cuối năm chẳng có ai cai trị ai, tất cả đều vui, tất cả hiền hòa.
Có lẽ, về mặt chính trị - xã hội mà nói, ăn tết Tây (bao gồm cả Noel) thật là nhất cử đa tiện lợi về mặt hòa hiếu, cảm thông, sẻ chia cho cả xã hội, cho từng cộng đồng...
Có một thời, nếu chê nhau chậm tiến, lạc hậu, người ta nói anh A hay chị B "âm lịch". Hai chữ âm lịch đa nghĩa vô cùng. Phiền hà, tốn kém, lạc hậu, chậm chạp, quê kệch..., tất thảy đều liên quan đến... âm lịch.
Dù muốn hay không, chúng ta buộc phải nhìn nhận "những sự thật sau đây là hiển nhiên": Hai cái tết (xu thế Tết "tây" ngày càng được coi trọng) quá gần nhau là không hợp lý. Ăn Tết theo âm lịch sai lạc đủ điều. Chẳng hạn, cả loài người đón xuân hai tháng rồi, ta vẫn đang là mùa đông thì quả là khó hiểu. Lịch học tập, hoạt động tài chính, công sở..., vướng lung tung, phải điều chỉnh đủ cách, đủ kiểu, do cái Tết "ta" đưa đến vô số phiền hà...
Còn những điều lợi thì nhiều lắm. Lợi nhất, là ta rất cần thay đổi tư duy, cần có tính độc lập. Cần phải khẳng định một cách nghĩ, một cách làm thống nhất chứ không phải, mỗi ngày, cứ phải tự phân thân thành hai con người: Một thuộc về ngày ta, một thuộc về ngày tây...

TẮM TIÊN


Người đẹp Việt nam
Ở vùng nông thôn thưa vắng,  tắm tiên cũng là bình thường. Đó là việc vệ sinh thân thể sau khi vui chơi, lao động. Một cơ thể sạch sẽ làm cho tâm hồn thư thái con người khỏe mạnh, là động lực cho cuộc sống.




Hơn nữa trong hoàn cảnh thực tế còn chưa đủ cái ăn cái mặc, lao động thô sơ nhà cửa tuyềnh toàng thì một nơi tắm kín đáo có đủ xà phòng thơm, nước gội đầu là không thể.




Nhưng có một điều chắc chắn rằng những thứ từ thiên nhiên như trái bồ kết nướng vàng, hoa bưởi, cây xả ...rất dễ kiếm, rẻ tiền sử dụng quanh năm đã cho các cô gái làn da bộ tóc óng ả mượt mà, hơn đa phần các loại mỹ phẩm mà chị em dưới xuôi thường dùng.

Post lên cảnh tắm tiên của các Tiên Ông tháng 1 - 2013 ở sông Hồng đoạn qua Hà nội trong thời tiết 9 độ C cho nó tương xứng.
Tăm tiên ở bãi sông Hồng





Thật là đáng quý và hồn nhiên biết bao khi coi ảnh các cô tắm táp vui vẻ trong dòng suối mát lành. Những ý nghĩ xấu xa dâm đãng không thể lẻn vào làm hoen ố những hình ảnh tươi mát.


Nguyễn Du đã mô tả người con gái khỏa thân rất thánh thiện : 
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dầy dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên


Người vùng xuôi do có điều kiện phát triển văn hóa kinh tế vật chất hơn vùng núi đôi khi tự cho mình cái quyền đánh giá hay phê phán bộ phận kém phát triển. Trong bộ óc của chúng ta luôn nghĩ rằng chỉ có các cô Tiên trên trời mới tắm như thế, hồn nhiên phô bày thân thể ngà ngọc mà nô đùa , còn ở Hạ giới thì làm sao có được.


Nhưng hãy nghĩ kỹ lại mà xem, người tắm trong bồn dát vàng tiện nghi đầy đủ chắc gì đã hạnh phúc hơn những cô sơn nữ kia. Ngâm mình trong dòng nước chảy róc rách , trò chuyện cười nói khúc khích rộn ràng. 

 Thật là một cảnh tiên trên cõi trần.



Chả thế mà hiện nay một số nước giàu có, nhiều người đã quá chán cảnh thỏa mãn thân xác trong bề bộn tiện nghi vật chất mà tìm về thiên nhiên trong lành.


Về với thiên nhiên, hòa mình với cây cỏ núi sông cùng nếp sống giản dị,  tâm hồn thư thái thanh thản đang dần hình thành một phương thức sống, một triết lý sống ; có lẽ chúng ta nên tìm hiểu kỹ hơn để lựa chọn thái độ sống thích hợp.


Nguyễn Bá Sỹ 
Ảnh trong bài sưu tầm trên mạng của nhiều tác giả

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

DU LỊCH MIỀN NAM

CÁC TỈNH MIỀN TÂY

Sau  đem thức ngủ chập chờn tham dự Lễ giỗ lần thứ 39 các liệt sỹ mọi người đều mệt mỏi, anh em rời Đá biên du hành về một vài vùng đất miền Tây Nam bộ với tấm lòng nhẹ nhõm.


Đến cầu 79, Gặp anh Hoa gửi chị bạn Dung về Long an, gửi hai bố con Huyên ( em trai liệt sỹ Lê Ngọc Huyền ) về Sài gòn. Vân và Nụ ( em gái liệt sỹ Nguyễn Văn Hải ) theo anh Mạnh Bình, anh Phách về Mỹ tho ngã Sáu tìm tiếp mộ anh trai. Công cuộc tìm kiếm của gia đình vẫn tiếp tục, măc dù anh em có nói với các cô rằng :

- Chắc chắn mộ anh Hải đã được quy tập về Nghĩa trang liệt sỹ rồi.
Khách sạn Hoa đăng thị trấn Vĩnh hưng
Từ trái : Mai, chị Hạnh, chị Hòa,Đạo, Cảnh,Phương, Sỹ, Lương, Tình, Hàm, Viễn, anh Niết, Phục
Khoảng 4 giờ chiều chúng tôi đến nghỉ tai khách san Hoa đăng thị trấn Vĩnh hưng, Mộc hóa Đồng tháp.Nhà nghỉ sạch sẽ không khí thoáng mát êm ả. Mọi người lên phòng chìm trong giấc ngủ, do đôi giầy bị ướt bởi sóng cano cao tốc tôi muốn ra chợ mua đôi dép.

 Loanh quanh hỏi han mãi không có xe ôm, đây có lẽ là một điều lạ ở Việt nam, một xã hội di chuyển chủ yếu trên xe gắn máy. Gặp một câu thanh niên tôi nhờ đi xe ra chợ, lúc về hỏi cháu lấy bao nhiêu ? 

- tùy chú.

Cũng là một điều thú vị.


Ngày hôm sau chúng tôi vào Đồng tháp mười theo con đường từ Vĩnh hưng dự định về khu vực Tân thành nơi có đồn Cả Cái, Cái Sơ, Cây Me. Xung quanh đường trục vẫn là đồng nước nổi mênh mông, nhà cửa dân cư bám theo đường lộ.

Một lần nói chuyện với chúng tôi, Ba Thi bảo rằng bây giờ về Tân thành thuận tiện lắm. Điện đường trường trạm đến tận nơi, nay thấy đúng vậy. Mấy chục năm trôi vèo qua, cảnh vật con người cũng thay đổi từng giờ. Nơi chiến trường xưa hoàn toàn khác với những gì tưởng tượng.

Trên đường đi anh em nhìn thấy một tượng đài to lớn liền ghé vào thăm. Trên quê hương Việt nam yêu dấu trải qua mấy chục năm binh đao khói lửa, nơi đâu cũng có Nghĩa trang liệt sỹ, tượng đài.

Tượng đài
Một điều nên buồn hay nên vui ?? 

Nổi lên giữa rừng tràm xanh ngắt là tượng ba người lính trong tư thế tiến công trên con thuyền xi măng. Đến gần mới biết là tượng đài chiến thắng Giồng thi đam, gò Quản công. Nơi đây từng có cuộc chiến oanh liệt trong hai cuộc kháng chiến.


Vào bên trong có rất nhiều ảnh về người lính Đồng tháp mười trong kháng chiến nhưng phảng phất đâu đó mùi nước mắm nằng nặng. Hóa ra có nhiều khạp chứa cá do một cơ sở nước mắm sản xuất đang hoạt động. 


Một nơi trang nghiêm như thế sao lại dùng làm cơ sở sản xuất nước mắm??. Chắc lâu ngày cũng chẳng có người vào thăm, mấy bác quản lý tận dụng luôn mặt bằng để làm.


Hóa ra thúc đẩy của cuộc sống đời thường đã lấn át nhiều thứ. Trên Phòng Văn hóa huyện cũng chẳng kiểm tra vì còn trăm công ngàn việc khác.?? Sự trớ trêu cứ vô tư tồn tại.

Cụm tượng đài này có kích thước hoành tráng, rất lớn. Có lẽ đứng từ xa mới thấy ý muốn của tác giả bức tượng. Đến gần thì thấy tượng và người tham quan dường như không có liên hệ gì với nhau ??.


To nhưng xa cách, nhỏ có gần hay không, cái này còn suy nghĩ thêm.


Đén trung tâm thị trấn Sa rài huyện Tân hồng, xe dừng lại nghỉ uống nước. Cô chủ quán có nụ cười tươi tắn, hàm răng trắng tinh điểm hai cái răng vàng rực ríu rít kêu người phục vụ. Lâu lâu mới có đoàn khách đông người ghé qua. 


Hỏi về cô chủ quán về xứ này, cô hoàn toàn không biết tý gì hóa ra  cô là người Quảng nam theo chồng hay lấy chống ở đây lập nghiệp.Không ai tưởng tượng nổi một cô gái Quảng nam vào Đồng tháp lấy chồng. Vì kinh tế, vì tình yêu, vì di cư hay lý do nào khác ??. Biến động dân cư làm sao biết hết nếu cứ ở trong phòng mà phán.



Chụp trước nhà hai Tiến
Từ trái qua Phục, Cảnh, Tiến, Lương, Tình, Hàm. Niết, Viễn, Sỹ
Anh em trao đổi sôi nổi về vùng này, bỗng có một chị bế người cháu hỏi các anh từ đâu tới, tìm ai ? Chúng tôi trả lời trước là lính E207 chiến đấu ở đây, nay về thăm chiến trường cũ.

Chị reo lên, tôi cũng phục vụ một thời gian ngắn ở trung đoàn đó. Nhưng tôi biết ở thị trấn này có anh Hai Tiến, Tư Hồng là lính lâu hơn nhà gần đây nè. Nói rồi chị quây quả bỏ đi, lát sau có người thanh niên đi xe gắn máy đưa một anh đội mũ cối tới.


Anh em giới thiệu về nhau, cùng lính 207 cả, anh mời cả đoàn về nhà uống nước cho biết. Lát sau một cô gái nữa cũng đến tên là Tư Hồng.


Anh đội mũ cối là Hai Tiến, dân bắc chính hiệu công tác trên C vận tải Trung đoàn, hết chiến tranh lấy vợ và sinh sống tại đây. Sinh ra một đàn con 6-7 đứa nay đều ổn định cả. Hiện hai vợ chồng ở cùng cô con gái út và chàng rể.


Tư Hồng cũng đã cứng tuổi, da ngăm ngăm nhưng nhanh nhẹn cô vẫn có nét xinh xắn thuở con gái. Do hoàn cảnh cô ra quân sớm, không được hưởng chế độ gì vẫn hàng ngày mưu sinh chăm chỉ và cam chịu. Nói về đám giỗ miếu Bắc bỏ, tư Hồng cứ xuýt xoa tiếc mãi vì không đi được. 


Cô vân nhớ các anh tư Kiên ở Chợ Mới, Thủ trưởng Tư Dẫu và mọi người.Cô còn nói với Tình là Tư Kiên gọi điện cho cô nói mắc đi công tác mà không dự lễ giỗ các liệt sỹ được. Khi biết công trình tưởng niệm hoàn thành cô và mọi người đều vui mừng như việc nhà mình vậy.


Quãng thời trai trẻ trong cùng trung đoàn đã xóa nhòa khoảng cách.Chưa từng gặp nhau bao giờ nhưng mọi người đều tỏ ra gần gũi thân thiết.


Chúng tôi nói ý định đi Cái Sơ, Cây me....Hai Tiến, Tư Hồng sốt sắng nhận làm hướng dẫn luôn. Thật là may mắn. Con đường đi qua các đồn cũ hoàn toàn thay đổi, dân cư đông đúc. Sông Tân thành vẫn lững lờ chảy. Vết thương chiến tranh đang lành. Không thể nhận được đâu là nơi Tân kễnh, Hồng dắm hy sinh, đâu là Gò Muỗi, Gò Gòn...


Cuộc sống có cải thiện nhưng so với những vùng tôi đã qua thì Đồng tháp có vẻ chậm hơn cả.



Con gái và cháu, Tư Hồng, vợ chồng Hai Tiến
Vòng quanh Tân hồng, cưỡi ngựa lướt qua nơi cũ mà cảm giác lâng lâng, tâm hồn thư thái. Đến trưa vào nhà hàng cạnh Huyện đội dùng bữa. Mọi người ăn uống tưng bừng vui vẻ. 

Lúc tính tiền cô chủ quán tự giới thiệu về mình là Việt kiều bên Campuchia về, mở quán cơm hàng ngày bán cho mấy ông cán bộ cũng đỡ và hỏi về chúng tôi. Lương trả lời:
- Bọn anh trước chiến đấu ở đây, có phải lòng Út Điệp. Nay không biết út Điệp ở đâu làm gì ?
- Ở đây nhiều Điệp lắm, không biết có phải là Điệp con nhà Hai Khen không nữa, ngày xưa cổ cũng xinh xắn lắm, nhiều người để ý?
- Nếu tính tới giờ thì Điêp phải ngoài 50
- Vậy thì không phải.Nếu gặp ai tên Điệp chừng đó tuổi thì cô nhớ nói là có mấy anh lính Bắc về tìm nhé, số điện thoại của tôi là 090 xxx 2701.
- Vâng

Cô chủ quán hết sức nhiệt tình, nói khi nào tìm được sẽ gọi cho. Lương cám ơn hẹn ngày trở lại.

Xã Thường thới hậu, điểm đến miền Nam  đầu tiên 9-1973 của anh em từ  Campuchia
Khi chia tay Hai Tiến muốn chụp một bức hình anh em đồng đội cũ và gia đình, phóng to treo ở phòng khách    để kỷ niệm. Chúng tôi sẽ làm và gởi cho anh.
Các cháu bé Thường thới hậu rất vui khi được mời chụp hình


Chợ Cả Sách (theo trí nhớ của chúng tôi gọi là Cái Sách)
Sông Sở thượng ngày xưa là điểm chúng tôi đến 9-1793 từ đường dây trên Campuchia về miền Nam, tấp nập ghe thuyền, nay có vẻ ít hơn vì người ta còn nhiều phương thức di chuyển khác. 

Khi đó Hiệp định Pa ri mới ký đầu năm, hai bên tạm ngưng chiến, vùng đệm có dựng chòi Hòa hợp để lính lên gác giữ đất thậm chí còn nói chuyện với nhau.
Cháu gái Sở thượng rất xinh

Rời Sở thượng chúng tôi đi qua Hồng Ngự về Cao lãnh. Hồng ngự là một thị trấn gần biên giới Việt nam - Campuchia, nơi đây cùng với Tân châu đêm đêm hắt áng sáng lên bầu trời gợi cho cánh lính từ sông Sở thượng nhìn về với bao mơ ước.Vùng này cũng là nơi sản xuất thứ lụa tơ tằm nổi tiếng.
Nghĩa trang liệt sỹ Cao lãnh


NTLS Cao lãnh
Cao lãnh hiện là thủ phủ của tỉnh Đồng tháp, có mộ của cụ Nguyễn Sinh Sắc thân sinh ông Nguyễn Sinh Côông sau 1945 là Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hòa. 

Phần mộ hồi mới giải phóng được dân địa phương gìn giữ cẩn thận, nhỏ bé và đơn sơ như tính cách cụ Phó Bảng lưu lạc về phương nam làm thày thuốc trị bịnh cho dân nghèo, nay mở rộng rất lớn.....





Mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc
Vượt sông Tiền giang bằng phà, những chuyến phà vận chuyển chủ lực trên các trục lộ lớn dần chuyển về nối các tỉnh lộ. Các cây cầu to lớn vượt sông Tiền sông Hậu đã thay thế nhiệm vụ cua chúng. 

Trên xe anh em cũng nhắc đến trận chiến ba Cù lao mà phần tổn thất rất lớn về phía quân giải phóng. Phía trước là đối phương, đằng sau là dòng sông to lớn nước chảy cuồn cuộn. Nếu không kết thúc nhanh trận chiến thì không có đường về, nhưng so sánh lực lượng quá chênh lệch nên kết quả là tất yếu.





Cổng vào Chùa Dơi Sóc trăng


Chùa Dơi




Chùa Dơi là một địa chỉ du lịch khá nổi tiếng ở Sóc trăng, xin mời xem thêm link như sau về Chùa : http://soctrang.edu.vn/chitiettin.asp?IDT=901221104407




Đoàn cũng ghé thăm Nhà Công tử Bạc liêu.Nhà công tử Bạc Liêu tại số 13, Điện Biên Phủ, phường 13, thị xã Bạc Liêu, thuộc tỉnh Bạc Liêu là địa chỉ không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào đặt chân đến Bạc Liêu.
Công tử Ba Huy

Đây là biệt thự của ông Trần Trinh Trạch, thân sinh của Trần Trinh Huy – người được mệnh danh là công tử Bạc Liêu. Ngôi nhà được xây dựng năm 1919, tầng trệt gồm 2 phòng ngủ, 2 đại sảnh và lối cầu thang lên lầu. Tầng lầu gồm 3 phòng ngủ, 2 đại sảnh, phòng ở hướng Đông Bắc là phòng của ông Trần Trinh Trạch, phòng đối diện là phòng của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (dân địa phương gọi là Ba Huy)

Biệt thự này được coi là bề thế nhất Bạc Liêu thời bấy giờ, do kĩ sư người Pháp thiết kế và xây dựng


Trước khi đến Cà mau đoàn ghé thăm nhà thờ Tắc sậy, cũng là một công trình đẹp. Quy hoạch gọn gàng ngăn nắp. Dân Cà mau nhà cửa cũng be bé lúp xúp. 
Nhà thờ Tắc sậy

Tại thành phố Cà mau đoàn có gặp anh Hai Tân là lính E 24, sau giải phóng ở lại nam làm tới Phó chủ tịch huyện Năm căn. Qua câu chuyện mới biết anh là sinh viên năm thứ tư Đaị học Bưu điện đi bộ đội 9-1972 ở Phú bình Bắc thái đi B tháng 1-1973 cùng Đoàn 2013 với anh em chung tôi. Mọi hoạt động trên đường dây 559 anh đều nhớ rõ.


Rau muống biển Cà mau nở hoa 
Trên đất Mũi Cà mau
Đất mũi đây rồi, từng cánh rừng đước xanh ngăn ngắt bộ rễ rắn rỏi cắm xuống đất mịn màng lưu giữ từng hạt phù sa cho đất sinh sôi. Mọi người khoái  trí hò nhau chụp ảnh lưu niệm. Đứng trên đất mũi Cà mau nhìn biển trời bao la nơi đất trời biển gặp nhau nơi tận cùng Tổ quốc mà lòng người khoáng đạt.

Hãy dành vài phút nghe Bài hát Đất Mũi Cà Mau ca sĩ Trọng Tấn trình bày 
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=A8XaB3MzTK

Ở đất mũi Cà mau lại nhớ chuyến du lịch nơi địa đầu Hà giang, nơi phên dậu phía Bắc của Tổ quốc. Trên Đồng văn gặp một du khách Đức, cô nói:
- Đất nước chúng mày đẹp lắm, Thụy sỹ cũng có nhiều núi nhưng không đẹp và hùng vỹ như nơi đây. Tao đến đây thấy đẹp quá ở lại  mấy ngày thuê xe đi cho hết.

Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với Mẹ biết ngày nào khôn ( Ca dao)
Với cô du khách Đức

Nghe người nước ngoài nói mình cũng tự hào về quê hương đôi chút. Chắc cô cũng chưa nói về khiếm khuyết của nước mình. Mong rằng một ngày không xa người Việt cũng sánh vai với các nước tiên tiến khác ( nói như nghị quyết nhể )
Xin mời nghe Bài hát Hà Giang quê hương tôi ca sĩ Trọng Tấn trình bày
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=g_RmR37YBk
Với hai cậu bé tại cột cờ Lũng cú
Phố cổ Đồng văn Hà giang
Với các cháu học sinh Đồng văn 



Trên con đường Hạnh phúc Đồng văn - Mèo vạc


Cao nguyên đá Đồng văn - Công viên địa chất toàn cầu
Những ngày lặn lội ở Đồng tháp mười có ai dám mơ xa xôi. Đất nước thống nhất đã cho ta nhiều cơ hội đến các miền quê mà trước đó chỉ biết qua sách vở.
Mênh mông sông nước Cà mau
Cột cờ Lũng cú Hà  giang


Dưới chân cột cờ Lũng cú


Đường núi Hà giang

Tạm biệt Cà mau đoàn quay trở lại Cần thơ gặp anh Hậu, anh Kiên....đến Mỹ tho vào thăm các CCB E24 nhà anh Nghĩa, Mạnh Bình, Phách, Huế, Mạnh còi, Thịnh...Rồi trở lại Gò công ghé NTLS chợ Gạo, thăm nhà anh Khải....
Anh Niết - Nghĩa 


Các bà vợ Sỹ, Nghĩa, Cảnh, Viễn


Nghĩa trang LS Chợ gạo 
Dự định xuống thăm nhà Tư Sanh, chín Dao ở Gò công đông  nhưng không còn thời gian, đoàn trở lại Sài gòn để các anh giải quyết một số việc riêng. Vợ chồng mình đi Tây ninh thăm Tòa thánh Tây ninh, núi Bà đen


Thánh thất Tây Ninh


Thánh thất Tây ninh


Núi Bà Đen Tây ninh
Kỳ này anh Bằng, vợ, anh Chính anh Lịch do bận bịu không cùng với anh em được. Nói thêm chuyến đi này Thông đã chuẩn bị cả thuốc men, nước tăng lực cho mọi người phòng khi cần thiết, đồng thời gởi bác Hạnh, chị Hòa và cháu Hằng đi cùng đoàn. Bác Niết ngang tuổi bác Hạnh nên hai bác trao đổi vui vẻ nên quãng đường dường như quá ngắn.

Chị Hòa là phu nhân anh Quảng người có công trong việc đề nghị Vietin Bank tài trợ xây miếu Bắc bỏ lại là người của đoàn dân chính đi trên đường dây 559 song hành cùng đoàn 2013 nên câu chuyện trên xe càng rôm rả. Hằng là cô cháu rất quan tâm đến các liệt sỹ, cũng "kiệm lời " và cái gì cũng biết nên càng vui.


Rồi cuộc du hành cũng kết thúc, hôm chia tay ở Sài gòn các anh Lê Quang Quý, Thức, Thông, KTS Lê Hải.... đến nhậu một bữa vơi mọi người ở nhà hàng Vườn phố.


Đến đâu anh em đều được đón tiếp ân cần như người thân đi xa trở về. Cám ơn thịnh tình của các đồng đội bạn bè đã hết sức chu đáo tình nghĩa. Xin cảm ơn tất cả mọi người.


Một chuyến đi đẹp đẽ thành công và vui vẻ.

Hẹn ngày gặp lại.