Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

HÀN QUỐC

Đi Hàn quốc 

kỳ này nhiều người bảo sang đó làm gì  vì hai miền nam bắc Triều tiên mới chỉ kí với nhau Hiệp định đình chiến 1953 tại Bàn Môn Điếm không phải Hiệp định Hòa bình, họ vẫn trong tình trạng chiến tranh???.

Đoàn chúng tôi đi cùng Hướng dẫn viên du lịch tên Quyết, một người am hiểu tường tận đất nước Hàn quốc. 

Quyết tự hào nói với mọi người rằng ngoài hàng chục chuyến đưa khách đến các nước phát triển Âu Mỹ đây là chuyến sang Hàn lần thứ 112 của anh.

Suốt hành trình không có thời gian chết, câu chuyện sinh động  của Quyết hướng dẫn đoàn tìm hiểu đất nước con người Hàn quốc. 

Dù ai đó thờ ơ nhất cũng dần dần hiểu ra rằng sự giàu có của cải vật chất, tầm cao văn hóa của đời sống dân chúng nơi đây hôm nay không phải bỗng dưng mà có. 

Đó là ý chí vươn lên của dân tộc cùng sự tận tâm sáng suốt của người lãnh đạo quốc gia.

Trong thập kỷ 60 của thế kỷ 20 Việt nam nhỉnh hơn Hàn quốc chút đỉnh, thu nhập bình quân của họ cũng chỉ 85 USD/ ng/năm. 

Dân Hàn nhìn về Hòn ngọc viễn đông mà mơ ước một ngày nào đó cũng được thư vậy, cho đến hôm nay tình hình đã ngược lại. 

Có ý kiến nói 50 năm nữa liệu đã bằng họ bây giờ không? Một câu hỏi nhức nhối với các bậc " Thất phu" trí giả nước nhà.

50 năm, hai thế hệ là một quãng đường quá xa. Mà họ có đứng lại chờ đâu.

Từ 1953 đến nay một nửa phía nam Triều tiên ( Hàn quốc) đã trải qua bao thăng trầm với 11 đời Tổng thống Trong sự chuyển mình kỳ diệu của Hàn quốc từ 1961, lịch sử cận hiện đại ghi nhận 4 Tổng thống để lại dấu án không phai sau: 




Park Chung Hee (1917 – 1979) là một nhà hoạt động chính trị người Đại Hàn, Đại tướng, Thủ lĩnh Đảng Dân chủ Cộng hòa. Ông là người cầm đầu một cuộc đảo chính quân sự lật đổ chế độ đọc tài Lý Thừa Vãn vào ngày 16 tháng 5 năm 1961, lên làm lãnh đạo của Ủy ban Cách mạng (tiền thân của Hội đồng Tối cao Tái thiết quốc gia sau này). 

Ông trở thành vị Tổng thống thứ ba của Đại Hàn Dân Quốc, tại nhiệm trong bốn nhiệm kỳ: từ 1963 đến tháng 10 năm 1979



Ông là người thành lập nền Cộng hòa thứ ba trong lịch sử Hàn Quốc. Lật đổ độc tài nhưng ông chủ trương dựng lại một chế độ độc tài



Park là nhân vật nhận được nhiều quan điểm trái chiều cũng như gây tranh cãi nhất trong lịch sử Hàn Quốc. 

Ông tuyên bố sẽ bắn bỏ tất cả những kẻ nào ăn cắp dù chỉ một đồng của dân, ông sẵn sàng chết cho điều cao cả đó. 

Ông là người đã dẫn dắt Hàn Quốc tạo ra "Điều kỳ diệu trên sông Hàn", một thời đại chứng kiến sự phát triển thần tốc về kinh tế cho tới năm 1979, làm thay đổi cơ bản Hàn Quốc, biến Quốc gia này trở thành một trong những con hổ về kinh tế của châu Á cũng như thế giới. 

Đồng thời, ông cũng bị chỉ trích và lên án như một nhà độc tài, xâm phạm quyền tự do, thủ tiêu dân chủ và quyền con người trong quá trình điều hành đất nước. Ông bỏ tù bất cứ ai chống lại chế độ nên có rất nhiều kẻ thù.
Tổng thống Park là người bị tổ chức mưu sát nhiều nhất. Có lần Bắc Triều tiên cử cả một đội quân đặc nhiệm vượt sông biên giới tấn công Phủ Tổng thống nhưng không thành, phía Nam Hàn hốt gọn các ông này.

Trong lần phe phản đối  mưu sát  ông không chết nhưng vợ ông bị chết thay  ông, cô con gái yêu nay là Tổng thống thứ 11 cũng bị ám sát hụt suýt chết phải phẫu thuật. 

Chính ông cũng bị Giám đốc KCIA Kim Tài Khuê của Chính phủ mưu sát.

Bản luân tội lên án Kim Tài Khuê đã giết Tổng thống, Giám đốc KCIA tự bào chữa rằng ông không giết Tổng thống mà đã bắn trúng tim của Hiến pháp độc tài. 

Cuối cùng Tòa tuyên bố tử hình ông bằng hình thức treo cổ.

Có học giả đã nói Đổi mới thường đi sau một cỗ xe tang.

Park Chung Hee chết đất nước Hàn quốc thực sự xóa bỏ chế độ độc tài bước sang trang mới của xã hội dân chủ






Kim Dae-jung ( gọi theo tiếng Việt: Kim Tê Chung 1925 - 2009) là tổng thống thứ 8 của Hàn Quốc từ 1998 đến 2003, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2000. 

Ông chủ trương người Bắc Triều tiên, người Nam Triều tiên đều là dòng giống Triều tiên, là anh em một nhà. Sự thịnh vương của Nam Triều tiên là không đầy đủ khi người anh em phía Bắc còn nghèo đói. 

Ông đã giành phần tài chính không nhỏ của Hàn quốc giúp đỡ kinh tế Bắc Triều tiên, lập khu kinh tế Kê shâng tạo công ăn việc làm cho đồng bào mìền bắc. Hai miền Nam Bắc đã có đối thoại trong tình trạng chiến tranh.

Ông được gọi là "Nelson Mandela của châu Á" bởi đã dành phần lớn cuộc đời hoạt động chính trị nhằm đấu tranh chống chế độ độc tài cũng như Chính sách Ánh dương ông áp dụng đối với Bắc Triều Tiên






Roh Moo-hyun hay  Rô Mu Hiên ( 1946 - 2009), là Tổng thống thứ 9 của Đại Hàn Dân Quốc nhiệm kỳ 2003-2008. Người kế nhiệm ông là Lee Myung-bak.
Roh đã tự vẫn vào ngày 23/5/2009 bằng cách nhảy từ một mỏm núi xuống, để lại một tờ ghi nội dung từ biệt. Cảnh sát đã xác nhận vụ tự vẫn này.


 

Roh đã được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo với nguồn gốc tổ tiên từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc định cư tại Hàn Quốc từ nhiều năm trước. 

Ông được sinh ra vào ngày 1 tháng 9 năm 1946, tại làng Bongha  ở đông nam Hàn Quốc. Cha mẹ của ông đã có ba chàng trai và hai cô gái, và Roh là con út trong gia đình của mình. 



Sau đó, Tổng thống Roh hòa giải với Kim khi ông ủng hộ ứng cử của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1997. Tại cuộc họp, ông Kim Dae-jung hoan nghênh Tổng thống Roh 

Roh trở lại văn phòng vào năm 1998, khi Lee Myung-bak từ chức ghế của mình vì vi phạm luật bầu cử, giành một ghế trong tiếp theo của cuộc bầu cử.


Sau khi rời chính trường ông về quê làm ruộng như một nông dân thực thụ. Trong quá trình hoạt động chính trị các đối thủ đã tố cáo ông tham nhũng 2 triệu đôla. 

Nhưng nhân dân Hàn quốc không tin như vậy, Chính phủ Hàn quốc đưa máy bay lên thẳng về quê đưa ông lên Thủ đô để giải trình. 

Ông từ chối lên và ra bến xe đi xe khách như bao người dân về Xơ un và trước Quốc hội một mực tuyên bố vô tội hoàn toàn không tơ hào tiền bạc của dân. 

Trong một lần đi dạo trên núi, có khách du lịch hỏi đường người cần vệ tận tình chỉ dẫn. Trong phút lơ đãng bất cẩn của người bảo vệ, Roh Moo-hyun đã lao xuống núi tự vẫn. 

Trong máy tính của ông có lưu lại một bức thư tuyệt mệnh nói rằng tất cả cuộc đời trong sạch ông hiến dâng cho đất nước và nhân dân, chỉ có cái chết mới chứng minh là ông vô tội.

Tin ông tự vẫn gây chấn động thế giới và Hàn quốc, nhân dân tỏ ra thương tiếc tuy vây chính phủ chỉ cho tổ chức đám tang ông như của một viên chức chính phủ trung bình. 

Khắp nơi nhân dân phản đối đòi hỏi tổ chức tang lễ tại nhà Quốc hội, đã có biểu tình xung đột xô sát và thương vong xảy ra ở nhiều nơi gần một trăm người chết  nguy cơ xảy đến những biến động khó lường.  

Cuối cùng Chính phủ phải nhượng bộ quyết định tổ chức Quốc tang cho ông tại nhà Quốc hội với những nghi lễ trang trọng nhất giành cho nguyên thủ. 

Thế mới thấy chỉ có nhân dân mới đánh giá đúng ai là người vì nước vì dân và chỉ có như vậy mới lấy được nước mắt tiếc thương của họ khi từ giã cõi đồi. 

Điều này cũng có thể quan sát được trên đất nước thân yêu của chúng ta các bạn nhỉ.






Lee Myung-bak (gọi theo tiếng Việt: Li Miêng Pắc) sinh ngày 19 tháng 12 năm 1941, là Tổng thống thứ 10 và đảm nhiệm nhiệm kỳ tổng thống thứ 17 của Hàn Quốc. Ông từng làm thị trưởng thứ 32 Thành phố Seoul 


Ông đắc cử tổng thống tháng 12 năm 2007( trong tổng số 106 người tranh cử tổng thống kỳ này và nhậm chức tổng thống Hàn Quốc từ tháng 2 năm 2008. 

Cuộc đời của ông có thể xem như một kỳ tích: từ một chú bé nhặt rác trở thành một nhà lãnh đạo doanh nghiệp và rồi thành tổng thống với số phiếu ủng hộ cao nhất kể từ khi Hàn Quốc bắt đầu tiến trình dân chủ hóa từ thập niên 1980 


Trong năm ấy, Lee tham gia một cuộc biểu tình chống Hội đàm Hàn-Nhật của tổng thống Park Jung-hee. Lee đã chịu danh tiếng phạm tội vì hành vi tổ chức âm mưu, và bị quyết án 5 năm treo và 3 năm tù do Tòa án Tối cao Hàn Quốc. 

Biện hộ trước tòa Lee nói ông rất bất bình vì chính phủ đã cầm tù một con người chỉ mong muốn đất nước tốt đẹp hơn , nhưng ông vẫn bị tù trong ba tháng ở trại giam và sau đó được tha bổng. 

Trong một lần liên hoan thắng lợi kinh doanh của công ty Huyn dai mọi người đều say bí tỷ nằm la liệt, riêng Lee vẫn tỉnh táo. 

Sau đó mọi người hỏi bí quyết thì được ông tiết lộ là hồi bé cha mẹ nghèo không có cơm ăn phải ăn bỗng rượu trù bữa và ông trở nên vô địch trong môn uống rượu.

Trong thời kỳ làm thị trưởng Xơ un ông để lại nhiều công trình phục vụ nhân dân. Du khách đến Xơun  sẽ thấy con suối trong mát êm đềm chảy giữa Thủ đô giữa những cánh rừng xanh mướt xen lẫn các tòa cao ốc hiện đại là công trình của ông.

Ông chủ trương ngược lại với Kim Dae-jung, của cải không tự dưng mà có nên từ chối cấp cho mấy ông ăn hại miền bắc suốt ngày lo đánh nhau với chính đồng bào của mình. Khu CN hai miền mấy lần đóng cửa có thể dẫn đến đổ vỡ. 






Nói thêm, riêng Park Geun-hye ( sinh 1952) là một nữ chính trị gia Hàn Quốc xuất thân trong gia đình quyền thế có truyền thống làm chính trị. Kể từ ngày 25 tháng 2 năm 2013, bà nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc và là nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc. 

Khi trúng cử có nhà báo hỏi bà về gia đình riêng, bà khoát tay chỉ vào mọi người và nói đó là gia đình của tôi. Bà từng là Nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc, cựu chủ tịch đảng Saenuri.

Sinh ngày 2 tháng 2 năm 1952  bà là con gái lớn của cố tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee. Mẹ là Yuk Young-soo. 

Bà có một em trai và một em gái. Bà tốt nghiệp trường trung học  ở Seoul năm 1970, tốt nghiệp cử nhân kỹ thuật điện từ Đại học 1974. Bà sang Pháp nghiên cứu tại Đại học Grenoble, nhưng đã phải về nước khi mẹ bà chết. 



Mẹ bà bấy giờ là Đệ nhất phu nhân bị Mun Se-gwang, điệp viên Bắc Triều Tiên sinh ra ở Nhật Bản, giết chết. Mun là thành viên của Tổng Hội Cư dân Triều Tiên tại Nhật Bản, tuân lệnh chính phủ Bắc Triều Tiên hạ sát Yuk Young-soo tại Nhà hát Quốc gia Hàn Quốc, Seoul ngày 15 tháng 8 năm 1974. 



Kể từ đó, Park Geun-hye lãnh nhiệm vụ làm đệ nhất phu nhân cho đến năm 1979 khi cha bà cũng bị ám sát bởi chính giám đốc tình báo Hàn Quốc là Gim Jaegyu ngày 26 Tháng 10 năm 1979. Tình hình chính trị Hàn Quốc lúc bấy giờ rất căng thẳng. 

Các nhân vật đối lập đều bị quản thúc hoặc xách nhiễu. Năm 2007, Park Geun-hye đã lên tiếng tỏ việc hối tiếc về lập trường đàn áp đối lập của Park Chung Hee.


Về mặt kinh tế Park Geun-hye tỏ ra dè dặt trong việc kiểm soát quyền lực của các chaebol chi phối kinh tế Hàn Quốc. Đối với Bắc Triều Tiên, bà cam kết thực hiện hai chính sách song song, vừa cải thiện quan hệ, vừa răn đe mạnh mẽ hướng tới một cuộc họp mặt thượng đỉnh với lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un.


Bốn ông Tổng thống kể trên đều xuất thân từ các vùng quê trong các gia đình nghèo khó. Bản thân họ đều học hành giỏi giang có thực tài, Xã hội dân chủ đã tạo điều kiện cho nhân dân phát hiện ra họ trong các kỳ bầu cử. Nhờ vậy mới có một con Rồng châu Á trỗi dậy cho dân Việt nam ngước nhìn. 

Một quốc gia 50 triệu dân mà có Tổng Thư ký Liên hợp quốc là người Hàn: Ban ki moon, có đến 5 hãng Ô tô nổi tiếng : Huyn dai, Kia, Sam sung, Sangyoung, Daewoo. 

Các sản phẩm TV, mobie phone, tủ lạnh, máy giặt, tàu biển..v  v  ngang ngửa sản phẩm của Nhật.

Cho đến nay người Hàn có thể tự hào nói rằng Đất nước họ có ba không đó là không ăn trộm, không ăn xin và nhà không có cổng. 

Trong chiến tranh mà du khách cảm thấy thanh bình hơn cả nơi đã có hòa bình mấy mươi năm.

Một dân tộc như thế có đáng cho nhiều nước trên thế giới học tập không, câu trả lời giành cho mỗi người Việt nam chúng ta. 

Một số chỉ tiêu so sánh  giữa Việt nam - Hàn quốc 2015


Chỉ số 
Việt nam
Hàn quốc
Diện tích Km2
330 000
100 000
Dân số người
95 000 000
50 000 000
GDP/ người/ năm (USD)
2 200
25 000
Tổng GDP(tỷ USD)
210 tỷ
1 250 tỷ
Thủ đô
Hà nội
Xơ un
Tình trang đất nước
Thống nhất
Chia cắt hai miền
Trạng thái
Hòa bình
Chiến tranh
Dân số /km2
300ng/km2
500ng/km2





Kỷ niệm chuyến đi Hàn quốc 3-2016

Nguyễn Bá Sỹ