Tổng số lượt xem trang
Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011
Chả ra cái đếch gì... Mấy lão chỉ nói phét!
Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011
"NHƯ THẾ MỚI LÀ ĐÀN ÔNG"...
Ấy thế mà bỗng có một ngày đẹp trời, trên một phiên chợ vùng cao, mình bị choáng váng vì tự thấy xấu hổ với mình, khi ngồi nghe trộm câu chuyện của hai người đàn ông xa lạ.
Bên một chiếc bàn gỗ mốc thếch, mình ngồi uống rượu với một người bạn.
Anh này thạo nhiều thứ tiếng dân tộc, vì đã một thời chuyên đi thu mua nấm rừng, thảo quả trong các bản làng, xuất sang Trung Quốc.
Bàn bên cạnh, có hai người đàn ông mặc quần áo chàm, vừa nốc từng bát rượu đầy, vừa chằm chằm nhìn vào mặt nhau.
Ngồi né ra xa một chút, là một người phụ nữ váy áo thêu xanh đỏ, khắp người đeo không biết bao nhiêu vòng bạc lủng lẳng.
Suốt đến gần nửa tiếng đồng hồ, chỉ thấy có một anh chàng nói, khi thì giận dữ khi thì nghẹn ngào, có lúc lại đắm chìm trong ưu tư như bị men rượu nhấn chìm.
Can rượu to trên bàn đã vơi quá nửa, bỗng hai người đàn ông ôm chầm lấy nhau, nức lên rưng rức.
Cái bàn ọp ẹp chao nghiêng làm hai bát rượu đổ tóe ra sàn.
Lẳng lặng nhìn hai gã đàn ông quá say, người đàn bà cúi xuống, nhặt những chiếc bát đặt lên bàn, rồi lẳng lặng mở nút cái can nhựa cao đến hai gang tay, nghiêng can rót rượu đầy tràn hai miệng bát.
Xong xuôi, lại trở về chỗ, lẳng lặng nhìn bâng quơ ra rặng núi giăng ngang trước mặt.
Thấy cảnh lạ lùng, mình thì thầm hỏi anh bạn xem chuyện gì đang xảy ra.
Thì ra hai gã đàn ông này chính là “tình địch” của nhau, theo cái cách định nghĩa ngu ngốc của người dưới xuôi chúng ta. Một anh là chồng, còn một anh là người yêu cũ của người đàn bà đang ngồi đây.
Nhìn kỹ ra thì cô vẫn còn khá trẻ, nhưng vẻ tiều tụy và cam chịu, làm cho ta nghĩ rằng đấy đã là một thiếu phụ nhan sắc đang tàn.
Chiều tối ngày hôm qua họ đã xuống đến chợ. Như nhiều đôi khác, hai vợ chồng này buộc ngựa vào một góc bên quán, ăn một bữa no nê rồi chia tay nhau.
Sáng hôm nay, họ lại tìm về quán cũ theo lệ thường, để rồi sẽ lại ăn một bữa, trước khi túc tắc dắt ngựa đi về.
Thế nhưng lần này, cô vợ không về quán một mình, mà dẫn theo anh người yêu cũ.
Thế là ba người ngồi cùng nhau. Hai người đàn ông và một người đàn bà.
Anh bạn mình ngồi xây mặt ra cửa, nhưng căng tai về phía bàn bên để nghe và cố hạ giọng dịch cho mình nghe, từng câu nhát gừng đứt quãng của người đàn ông, đang vừa nói vừa uống một cách đầy bức xúc.
Anh bạn mình còn phải tóm tắt cả câu chuyện đã xảy ra trước khi tôi hỏi, thế nhưng vẫn theo kịp được khúc sau, vì anh kia cứ nói một câu lại uống một hớp, rồi lại gật gật cái đầu, như đang cố vắt ra các ý nghĩ lộn xộn, nằm đâu đó bên trong óc mình.
Mình vừa nín thở để nghe và cố sắp xếp các lời dịch của anh bạn. Cuối cùng, thì mình hiểu được đại khái câu chuyện giữa hai người đàn ông: Một người chỉ nói, vừa nói vừa nghẹn ngào, một người cúi gằm mặt xuống vừa nghe vừa cắn chặt hàm răng. Bỏ qua những câu vòng vo mà mình không nhớ, mà cũng không hiểu hết ý, thì tóm tắt lại là như sau:
- Thằng Xín Thau kia, mày uống hết cái bát ấy đi rồi nghe tao nói. Suốt đêm qua tao đau tức cái tim, đau quặn cái ruột. Tao đi theo vợ mày về đây tìm mày!.
- ............
- Cái ngày bố mày theo ông thầy cúng, đưa mày đến đón vợ mày về, tao buồn muốn chết. Tao đã bắn hết cả một túi thuốc, nhồi hết đạn chì thì nhồi sỏi sạn vào mà bắn. Đáy nòng vỡ ra, sẹo trên má tao vẫn còn đây này!.
- ............
- Sau khi cưới, vợ mày nó bảo rằng tao đừng buồn, mày thương vợ lắm. Tao tin nó quá, thế là tao vui!.
- ..............
- Phiên chợ trước, tao được tin nhắn là phiên này vợ chồng nhà mày sẽ đi. Tao đắp vội mấy khúc bờ ruộng cho xong, tao bỏ cái đám cưới trong bản để ra đây gặp vợ mày!.
- .............
- Mày phải biết. Khi đi ra chợ tao vui quá, bỏ không bắn hai con chim to trên cành, bỏ không bắn một con nhím to trong bụi. Tao chỉ nghĩ đến cái lúc được gặp vợ mày. Thật đấy. Tao vẫn còn thương con vợ mày lắm mà!.
- .............
- Đến lúc tao tìm được con vợ mày, tao vui đến chảy cả nước mắt. Tao lại hát lại cái bài, mà ngày xưa lần đầu, tao hát vào bên tai con vợ mày, cái đêm đầu tiên tao gặp được nó!.
- ..............
- Thế mà, dắt nhau đi rồi, đèn tao chiếu vào tận mặt, mà tao không còn nhận ra nó là cô con gái đẹp nhất bản. Giàng ơi!. Ngày xưa cái mặt ấy tròn như trăng rằm, hai cái vú nó tròn to như hai quả dưa chín, cái tay nó đẹp như mình con trăn trên cây, tiếng nó cười hay như chim hót làm nắng cũng cười theo, cái váy nó thơm như hoa rừng làm bướm cũng bay theo!.
- ..............
- Giàng ơi!. Đêm qua tao chỉ thấy mặt nó cong méo như trăng hạ tuần, ngực nó nhăn như hai quả bí héo. Nó không cười, nó chỉ muốn khóc. Tao đau cái tim tao quá!. Giàng ơi!.
- ................
- Mày nói đi!. Là thằng đàn ông, mắt mày có nhìn thấy vợ mày nó khổ hay không? Là thằng đàn ông, mày có thấy vợ mày nó buồn hay không?.
- ...............
- Mày là thằng tốt số nhất đời!. Mày sinh vào lúc nào mà mày lấy được vợ mày?. Mày thật là có cái tội to!. Hôm nay tao định đánh mày, tao thương con vợ mày quá!.
- ................
- Lần này tao mang hai bao ngô giống. Tao không bán nữa. Mày mang về đi mà trồng. Phiên chợ sau tao gửi phân bón vào cho!.
- .................
- Đến kỳ ngô ra bắp tao bảo mày cách đặt bẫy. Tao có bài thuốc, bẫy sập là lợn rừng ngấm thuốc không chạy được đâu!. Tao sẽ cho mày!. Nếu nhím sập bẫy, mày bắt nguyên cả con mang ra chợ. Có người mua ngay. Ba cái dạ dày nhím sống, là đổi được một con lợn giống to!..
- ................
- Mày không được lười. Mày đói thì tao kệ mày, nhưng vợ mày thiếu thóc, thiếu ngô là tao đánh mày đấy!.
- ..............
- Thằng Xín Thau kia!. Mày có phải là thằng đàn ông hay không?..
- ..............
Nhìn hai gã đàn ông gục đầu vào nhau, rưng rức khóc trên hai bát rượu đã cạn khô, mình thấy thật là khó tả.
Nhìn sang người đàn bà lẳng lặng ngồi bên, tôi không đọc được những ý nghĩ gì đang ẩn hiện trong đầu cô ta.
Phải chăng là vừa hạnh phúc vừa tủi thân, phải chăng là vừa ái ngại vừa thương xót cho cả hai gã đàn ông của cô?...
Rất lâu về sau, một lần mình đem câu chuyện này kể cho vợ nghe.
Vợ mình thở dài, cầm cái điều khiển tắt phụt màn hình vô tuyến, đang lải nhải vô duyên và bâng quơ nói:
- Đàn ông như thế mới là đàn ông!..
(Sưu tầm).
---------------------------------------
* Hình ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết và được lấy từ Diễn đạt phuot.vn, do các thành viên của Diễn đàn ghi lại, trong các chuyến đi.
Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011
Tai biến mạch máu não Xin nhớ ba chữ: C.N.G.
Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011
Nước Mỹ cần lòng đam mê và ý tưởng của tuổi trẻ
Đăng ngày: 08:02 12-10-2011
Thư mục: Tổng hợp
Phát biểu của TT Barack Obama nhân dịp năm học mới (2011-2012)
Xin cám ơn tất cả! Xin cám ơn chủ tịch, đây là bài giới thiệu rất hay. Chúng ta rất tự hào về Donae vì cô đã có một bài giới thiệu rất hay về trường học này.
Tôi cũng muốn cám ơn bà hiệu trưởng nổi tiếng của các cháu, bà đã làm việc ở đây 20 năm – ban đầu là cô giáo và bây giờ là một hiệu trưởng nổi tiếng – đấy là bà Anita Berger. Xin một tràng pháo tay nồng nhiệt để chúc mừng bà. Tôi cũng muốn cám ơn ông Gray, thị trưởng Washington, D.C. cũng có mặt ở đây. Xin một tràng pháo tay nồng nhiệt để chào mừng ông. (Vỗ tay). Và tôi muốn được cám ơn người sẽ đi vào lịch sử như là một trong những vị bộ trưởng giáo dục tuyệt vời nhất của chúng ta, đấy là ông Arne Duncan, cũng có mặt ở đây. (Vỗ tay).
Tôi rất vui mừng được có mặt tại trường phổ thông trung học Benjamin Banneker, một trong những trường phổ thông trung học tốt nhất, không chỉ của Washington D.C mà còn trên phạm vi toàn quốc nữa. Học sinh cũng đến từ mọi miền đất nước. Vì vậy mà tôi muốn chúc mừng tất cả các cháu nhân dịp năm học mới mặc dù tôi biết rằng nhiều cháu đã tựu trường một thời gian rồi. Tôi biết rằng ở Banneker các cháu đã tựu trường được vài tuần rồi. Bởi vậy mọi thứ đều dần dần ổn định, giống như tất cả những người bạn cùng trang lứa với các cháu trên tất cả các địa phương trong nước. Kì thể thao mùa thu đã được khởi động. Những buổi biểu diễn âm nhạc và diễu hành cũng sắp bắt đầu, tôi tin là như thế. Những bài kiểm tra và những dự án lớn đầu tiên cũng có thể sẽ diễn ra trong nay mai.
Tôi biết rằng các cháu còn có nhiều hoạt động ở bên ngoài trường học. Bạn bè của các cháu có thể cũng thay đổi ít nhiều. Những vấn đề trước đây thường bị bó hẹp trong những sảnh đường hoặc phòng thay đồ tập thể thao hiện đang tìm đường vào Facebook và Twitter. (Cười). Một số gia đình của các cháu chắc cũng cảm thấy sự khó khăn của nền kinh tế. Nhiều cháu cũng đã biết, chúng ta đang phải trải qua một trong những giai đoạn kinh tế khó khăn nhất trong cuộc đời của chúng ta – trong cuộc đời của tôi. Các cháu đang còn trẻ. Và kết quả là các cháu có thể phải làm thêm sau giờ học để giúp đỡ gia đình hoặc có thể phải trông em khi bố hoặc mẹ các cháu đi làm thêm.
Nghĩa là các cháu có nhiều việc phải làm. Các cháu trưởng thành nhanh hơn và tương tác với một thế giới rộng lớn hơn theo cách mà các thế hệ những người có tuổi như tôi, thành thật mà nói, đã không phải làm. Bởi vậy, ngày hôm nay, tôi không muốn sắm vai một người trưởng thành đứng lên và rao giảng như thể các cháu chỉ là trẻ con – bởi vì các cháu không còn là trẻ con nữa. Các cháu là tương lai của đất nước này. Các cháu là những nhà lãnh đạo trẻ. Và đất nước của chúng ta thụt lùi hay tiến lên phụ thuộc một phần lớn vào các cháu. Vì vậy tôi muốn nói với các cháu một chút về trách nhiệm đó.
Rõ ràng là trách nhiệm đó bắt đầu bằng việc trở thành học trò giỏi nhất theo khả năng của các cháu. Điều đó không có nghĩa là các cháu phải có điểm số cao nhất trong mọi bài tập. Điều đó không có nghĩa là lúc nào chúng cháu cũng là học sinh suất sắc, dù đó không phải là một mục đích tồi. Điều đó có nghĩa là các cháu phải cố gắng. Các cháu phải quyết tâm và kiên nhẫn. Điều đó có nghĩa là các cháu phải làm việc chăm chỉ như thể các cháu biết phải làm việc như thế nào. Và điều đó có nghĩa là đôi khi các cháu phải liều lĩnh. Các cháu không nên né tránh những môn học mà các cháu thấy khó vì sợ rằng không thể giành được điểm tốt, nếu đó là môn học mà các cháu nghĩ là sẽ cần cho tương lai của các cháu. Các cháu phải biết ngạc nhiên. Phải biết chất vấn. Phải khám phá. Và đôi khi các cháu phải vượt ra ngoài các khuôn sáo cũ.
Đấy chính là mục đích của trường học: khám phá những niềm đam mê mới, học những kĩ năng mới, sử dụng thời gian quý giá này để chuẩn bị cho bản thân và rèn luyện những kĩ năng mà các cháu cần để theo đuổi sự nghiệp mà các cháu thích. Và đó là lí do tại sao khi còn là một học sinh các cháu có thể thăm dò những khả năng rất khác nhau. Giờ này các cháu có thể trở thành một họa sĩ; giờ sau, cháu là một nhà văn; giờ sau nữa, là một nhà khoa học, một nhà sử học hay một người thợ mộc. Đây là khoảng thời gian để các cháu tìm kiếm những mối quan tâm mới và kiểm tra những ý tưởng mới. Và càng tìm kiếm nhiều các cháu càng sớm tìm ra những điều làm cho các cháu trở nên sống động, những điều làm các cháu đứng ngồi không yên, làm các cháu phấn khích – tìm ra nghề nghiệp mà cháu muốn theo đuổi.
Bây giờ, nếu các cháu hứa không nói với ai thì tôi sẽ kể cho các cháu nghe một bí mật: khi còn học phổ thông, cũng như trung học, không phải lúc nào tôi cũng là học sinh giỏi nhất theo khả năng của mình. Không phải môn nào tôi cũng thích. Không phải lúc nào tôi cũng chú tâm vào học hành như đáng lẽ phải thế. Tôi nhớ khi tôi học lớp tám, tôi phải học một môn gọi là đức dục. Đức dục là về những điều đúng sai, nhưng nếu các cháu hỏi tôi lúc học lớp 8 tôi thích môn gì thì tôi sẽ trả lời là bóng rổ. Tôi không nghĩ đức dục lại nằm trong danh mục những môn học yêu thích của tôi.
Nhưng đây mới là điều thú vị. Sau đó, lúc nào tôi cũng nhớ cái môn đức dục này. Tôi vẫn nhớ cách nó khiến tôi phải suy nghĩ. Tôi vẫn nhớ khi bị hỏi những câu đại loại như: Trong cuộc sống, cái gì là quan trọng? Hoặc như thế nào là coi trọng nhân phẩm và tôn trọng người khác? Sống trong một quốc gia đa sắc tộc – nơi không phải ai cũng trông giống như các cháu, suy nghĩ giống các cháu hoặc xuất thân từ những vùng lân cận với các cháu – nghĩa là thế nào? Chúng ta tìm cách sống chung với mọi người như thế nào?
Mỗi một câu hỏi như thế lại dẫn tới những câu hỏi mới. Và không phải lúc nào tôi cũng trả lời đúng, nhưng những cuộc thảo luận và quá trình khám phá đó là những gì còn lại mãi. Hôm nay tôi vẫn còn nhớ những chuyện đó. Mỗi ngày tôi đều nghĩ về những vấn đề đó khi tôi tìm cách lãnh đạo đất nước này. Tôi vẫn hỏi những câu hỏi tương tự về việc chúng ta, một quốc gia đa sắc tộc, phải chung sống với nhau như thế nào để giành lấy những điều chúng ta cần phải giành? Làm thế nào để bảo đảm rằng mỗi người đều được đối xử với sự tôn trọng và nhân phẩm? Chúng ta phải có những trách nhiệm gì đối với những người kém may mắn hơn chúng ta? Làm sao để tất cả đồng bào của chúng ta đều là con em một nhà của nước Mĩ?
Đó là tất cả những câu hỏi bắt nguồn từ môn học hồi lớp tám đó của tôi. Và xin nói một điều như thế này: ngay cả tới bây giờ, không phải lúc nào tôi cũng biết được những câu trả lời cho tất cả những câu hỏi đó. Nhưng, nếu lúc đó tôi bỏ môn học nghe có vẻ chán ngắt này thì chắc hẳn là tôi đã bỏ lỡ một điều gì đó, đã lỡ chính cái điều không chỉ đã làm tôi vui mà còn rất có ích trong phần còn lại của cuộc đời mình.
Vì vậy, trách nhiệm của các cháu là phải thử. Chấp nhận rủi ro. Thử nghiệm những điều mới mẻ. Làm việc chăm chỉ. Đừng thất vọng nếu các cháu không giỏi ngay lập tức. Các cháu không thể giỏi mọi thứ ngay lập tức được. Đó chính là lí do tại sao cháu phải đi học. Tuy nhiên, vấn đề là các cháu cần tiếp tục mở rộng những chân trời và ý thức được khả năng của mình. Đây chính là lúc các cháu làm điều đó. Hơn nữa, đấy cũng chính là những điều khiến trường học thêm thú vị. Trong tương lai, điều đó sẽ trở thành những phẩm chất giúp các cháu thành công, và đồng thời, cũng là những phẩm chất sẽ đưa các cháu tới việc phát minh ra một thiết bị làm cho iPad trông chẳng khác gì một phiến đá. Hoặc nó sẽ giúp các cháu tìm ra cách thức sử dụng nắng và gió để cung cấp năng lượng cho thành phố và đem đến cho chúng ta những nguồn năng lượng mới, ít ô nhiễm hơn. Hoặc các cháu sẽ viết cuốn tiểu thuyết vĩ đại tiếp theo của nước Mĩ. Để làm hầu như bất kì việc gì trong số những công việc tôi vừa nói, các cháu không chỉ cần học hết phổ thông – và tôi biết là tôi có lí, tôi đang đứng cạnh bà hiệu trưởng Berger ở đây – các cháu không chỉ phải học hết phổ thông mà còn phải tiếp tục học lên cao nữa, sau khi rời khỏi ngôi trường này. Các cháu không chỉ phải tốt nghiệp, mà các cháu phải tiếp tục học sau khi đã ra trường.
Và với nhiều người trong số các cháu, điều đó có nghĩa là học bốn năm đại học. Tôi vừa nói chuyện với Donae, cô ấy muốn trở thành kiến trúc sư. Hiện tại, cô đang thực tập tại một công ty kiến trúc, và cô đã chấm được trường cô sẽ theo học rồi. Đối với một vài người khác, đó có thể là một trường cao đẳng cộng đồng, một chứng chỉ nghề hoặc một khóa đào tạo. Nhưng vấn đề là hơn 60 % công việc trong thập kỉ tới sẽ đòi hỏi nhiều hơn là bằng tốt nghiệp phổ thông – hơn 60 %. Đó chính là thế giới mà các cháu sắp bước chân vào.
Vì vậy, tôi muốn tất cả các cháu sẽ đặt ra mục tiêu cho mình là tiếp tục học tập sau khi đã ra trường. Và nếu điều đó đối với các cháu có nghĩa là trường đại học, thì vào trường thôi cũng chưa đủ. Các cháu còn phải tốt nghiệp. Một trong những thử thách lớn nhất mà chúng ta gặp lúc này là có quá nhiều thanh niên ghi danh vào các trường đại học nhưng cuối cùng lại không tốt nghiệp và hệ quả là đất nước của chúng ta, đất nước đã từng có tỉ lệ những thanh niên có bằng đại học cao nhất thế giới, hiện tại đang tụt xuống vị trí thứ 16. Tôi không thích vị trí số 16. Tôi thích là số một. Nhưng thế cũng chưa đủ. Chúng ta phải làm sao để đảm bảo rằng thế hệ của các cháu sẽ đưa đất nước này trở lại vị trí đứng đầu về số lượng những người tốt nghiệp đại học, tính theo đầu người, so với bất kì nước nào khác trên trái đất này.
Nếu chúng ta làm được điều đó, các cháu sẽ có một tương lai tươi sáng hơn. Và nước Mĩ cũng vậy. Chúng ta có thể đảm bảo rằng những phát minh mới nhất và những đột phá mới nhất sẽ diễn ra ở đây, ở nước Mĩ này. Điều đó cũng có nghĩa là công việc tốt hơn, cuộc sống đầy đủ hơn và nhiều cơ hội hơn, không chỉ cho các cháu, mà còn cho con cháu của các cháu nữa.
Bởi vậy tôi không muốn ai đó đang nghe ở đây ngày hôm nay nghĩ rằng tốt nghiệp phổ thông là các cháu đã hoàn thành trách nhiệm rồi. Các cháu vẫn chưa hoàn thành. Trên thực tế, những điều đang diễn ra trong nền kinh tế ngày hôm nay đòi hỏi chúng ta phải học tập suốt đời. Các cháu phải tiếp tục nâng cao những kĩ năng và tìm ra những cách làm việc mới. Kể cả khi các cháu không vào được đại học, kể cả khi các cháu không được học bốn năm trong trường đại học, các cháu vẫn sẽ phải nỗ lực học tập sau khi rời trường phổ thông. Các cháu sẽ phải bắt đầu kì vọng những điều lớn lao từ chính bản thân ngay từ bây giờ.
Tôi biết rằng điều này có thể làm các cháu sợ. Một vài người trong số các cháu băn khoăn làm sao các cháu có thể trả nổi tiền học phí đại học, hoặc vẫn chưa biết các cháu muốn làm gì với chính cuộc đời của mình. Không sao hết. Không ai nghĩ rằng tại thời điểm này các cháu đã có kế hoạch cho toàn bộ cuộc đời mình. Và chúng tôi không nghĩ rằng các cháu phải làm việc đó một mình. Trước hết, các cháu có những ông bố bà mẹ tuyệt vời, họ là những người yêu thương các cháu vô cùng và muốn các cháu có nhiều cơ hội hơn họ – nhân tiện, điều đó có nghĩa là đừng khiến họ phiền lòng khi họ yêu cầu các cháu ngừng chơi game, tắt tivi và làm bài tập về nhà. Các cháu cần phải lắng nghe họ. Tôi nói điều này từ kinh nghiệm của chính mình, bởi vì đó cũng là những điều tôi thường nói với Malia và Sasha (hai cô con gái của tổng thống Obama). Đừng nổi cáu vì điều đó, tất cả chúng tôi đều suy nghĩ về tương lai của các cháu.
Các cháu còn có đồng bào trên khắp đất nước này – trong có có tôi và Arne, cũng như mọi người ở mọi cấp của chính phủ – những người đang làm việc vì các cháu. Chúng tôi đang tiến hành từng bước trong khả năng của mình để bảo đảm rằng các cháu được hưởng một hệ thống giáo dục xứng đáng với tiềm năng của các cháu. Chúng tôi đang làm việc để bảo đảm rằng các cháu sẽ có những trường đại học hiện đại nhất với những phương tiện học tập tiên tiến nhất. Chúng tôi bảo đảm rằng các cháu có đủ sức thanh toán và có thể theo học được trong những trường cao đẳng và đại học trên đất nước này. Chúng tôi đang làm việc để có được những lớp học tốt nhất – giáo viên cũng tốt nhất, để họ có thể giúp các cháu chuẩn bị cho việc học ở đại học và một nghề nghiệp trong tương lai.
Nhân đây, xin được nói đôi điều về giáo viên. Ngày nay, giáo viên là những người phải lao động vất vả hơn bất kì ai. (Vỗ tay). Dù các cháu đi đến một trường học lớn hay nhỏ, dù các cháu theo học một trường công hay trường tư – thày, cô giáo của các cháu đều không có ngày nghỉ cuối tuần; họ thường dậy từ sáng sớm, suốt ngày phải lên lớp và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Và sau đó, họ trở về nhà, ăn tối, rồi tiếp tục làm việc cho tới khuya, chấm bài cho các cháu, chữa cú pháp cho các cháu và kiểm tra xem các cháu đã tìm ra công thức đại số chính xác hay chưa.
Và họ không làm việc đó vì một chức vụ cao sang nào đó. Họ không, chắc chắn họ không làm việc đó vì đồng lương cao. Họ làm vì các cháu. Họ làm bởi vì không gì làm họ hài lòng hơn là nhìn thấy các cháu học tập. Họ sống vì những khoảnh khắc khi các cháu thành công; khi các cháu làm họ ngạc nhiên bằng trí tuệ hoặc bằng vốn từ vựng của mình, hoặc khi họ nhìn thấy con người tương lai của các cháu. Họ tự hào vì các cháu. Và họ nói, tôi đã từng làm việc để chàng trai hay cô gái tuyệt vời này có được thành công. Họ tin rằng các cháu sẽ trở thành những công dân và những nhà lãnh đạo sẽ dẫn dắt đất nước này đi tới tương lai. Họ biết rằng các cháu là tương lai của tất cả chúng ta. Vì vậy mà các thày cô giáo của các cháu đang truyền đạt cho các cháu tất cả những hiểu biết của họ, và họ không hề đơn độc.
Nhưng, tôi muốn nhấn mạnh điều này: Với tất cả những thách thức mà đất nước chúng ta đang gặp hiện nay, chúng tôi không chỉ cần các cháu cho tương lai, chúng tôi thực sự cần các cháu ngay lúc này. Nước Mĩ cần lòng đam mê và ý tưởng của tuổi trẻ. Chúng tôi cần lòng nhiệt tình của các cháu ngay từ bây giờ. Tôi biết là các cháu đáp ứng được vì tôi đã nhìn thấy nó. Không có gì làm tôi hứng thú hơn là biết rằng thanh niên trên khắp đất nước này đang tạo ra dấu ấn riêng của họ. Họ không chờ đợi. Họ đang tạo ra sự khác biệt ngay từ bây giờ.
Đó là những học sinh như Will Kim ở Fremont, California, người đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận để cung cấp những khoản vay cho sinh viên từ những trường dành cho học sinh nghèo, nhưng muốn khởi sự việc làm ăn riêng của mình. Hãy cùng suy nghĩ về điều này. Cậu ấy đã cho những học sinh khác vay. Cậu ấy đã xây dựng một tổ chức phi lợi nhuận. Cậu ấy kiếm tiền để làm công việc mà cậu ấy yêu thích – thông qua những giải đấu bóng ném và trò chơi cướp cờ. Cậu ấy là người sáng tạo. Cậu đã thực hiện một sáng kiến. Và bây giờ cậu ấy đang giúp đỡ những thanh niên khác để họ có thể theo học những gì họ cần.
Một thanh niên khác là Jake Bernstein, 17 tuổi, xuất thân trong một gia đình quân nhân ở St. Louis, đã cùng với chị gái tạo ra một trang web giúp thanh niên cơ hội phục vụ cộng đồng. Và họ đã tổ chức những hội chợ tình nguyện và thiết lập một sơ sở dữ liệu trực tuyến, giúp đỡ hàng ngàn gia đình tìm kiếm những cơ hội trở thành tình nguyện viên, từ việc sửa sang những con đường mòn cho tới việc phục vụ tại những bệnh viện địa phương.
Và năm ngoái tôi đã gặp một cô gái trẻ tên là Amy Chyao đến từ Richardson, Texas. Cô ấy 16 tuổi, cùng tuổi với một số cháu ở đây. Trong suốt mùa hè, tôi nghĩ vì có người trong gia đình cô ấy đã mắc bệnh nên cô đã quyết định sẽ quan tâm tới việc nghiên cứu về bệnh ung thư. Nhưng Amy Chyao lại chưa học hóa học nên cô ấy đã tự học môn này trong suốt mùa hè. Sau đó, cô đã áp dụng những điều đã học được và khám phá ra một quá trình mang tính đột phá là sử dụng ánh sáng để tiêu diệt các tế bào ung thư. Mười sáu tuổi. Không thể tin được. Một số bác sĩ và nhà nghiên cứu đã tiếp xúc với cô sấy, họ muốn làm việc cùng với cô để giúp cô khai thác khám phá này.
Điều này chứng tỏ rằng các cháu không cần phải chờ đợi, có thể tạo ra khác biệt ngay từ bây giờ. Nghĩa vụ đầu tiên của các cháu là học cho giỏi. Nghĩa vụ đầu tiên của các cháu là phải bảo đảm rằng các cháu đang chuẩn bị cho đại học và nghề nghiệp của chính các cháu. Nhưng các cháu có thể bắt đầu tạo ra dấu ấn của mình ngay từ bây giờ. Nhiều khi thanh niên lại có những ý tưởng hay hơn là những người có tuổi chúng tôi. Chúng tôi cần các cháu thể hiện những ý tưởng đó, cả bên trong lẫn bên ngoài lớp học.
Khi tôi gặp gỡ những thanh niên như các cháu, khi tôi ngồi nói chuyện với Donae, tôi không nghi ngờ gì rằng những ngày tốt đẹp nhất của nước Mĩ vẫn đang ở phía trước, vì tôi biết tiềm năng của các cháu. Chẳng bao lâu nữa các cháu sẽ trở thành những người đứng đầu các doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo chính phủ của chúng ta. Các cháu sẽ trở thành những người đảm bảo rằng thế hệ tiếp theo sẽ nhận được những điều họ cần để thành công. Các cháu sẽ trở thành những người làm nên các trang sử mới. Và tất cả đều được bắt đầu ngay bây giờ – bắt đầu ngay trong năm nay.
Cho nên tôi muốn tất cả các cháu, những người đang nghe, cũng như tất cả những người đang có mặt ở Banneker, tôi muốn các cháu làm được nhiều việc nhất trong năm học mới này. Tôi muốn các cháu nghĩ về thời gian này như là khoảng thời gian mà trong đó cháu tiếp nhận thông tin và kĩ năng, các cháu thử nghiệm những điều mới mẻ, các cháu thực hành và ao ước – tất cả những điều mà các cháu sẽ cần để làm nên những điều vĩ đại sau khi các cháu ra trường.
Đất nước của các cháu phụ thuộc vào chính các cháu. Vì vậy hãy ngẩng cao đầu lên. Chúc các cháu có một năm học tuyệt vời. Xin cùng bắt tay làm việc.
Xin cảm ơn các cháu. Xin Chúa phù hộ cho các cháu, xin Chúa phù hộ cho nước Mĩ. (Vỗ tay).
Phạm Nguyên Trường dịch.
Theo: “The White House”
Nguồn trích dẫn (0)
“Ngày bố mẹ già đi”…
Con hãy nhớ những ngày, giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.
Nếu như bố mẹ cứ lập đi lập lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ… mà hãy lắng nghe!
Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu truyện hằng đêm cho đến khi con đi vào trong giấc ngủ… và bố mẹ đã làm vì con.
Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên, thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ.
Con hãy nhớ… lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.
Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ thời gian để tìm hiểu.
Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều… từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.
Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói… hãy để bố mẹ đôi chút thời gian để suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình mà tức giận… vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, đưọc gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!
Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ!… vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.
Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa… hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập tềnh con trẻ những bước đi đầu đời.
Và một ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng… bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.
Con đừng oán giận và buồn khổ… vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con.
Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia đình!… và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ “sinh tồn”.
Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng, với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con một con đường đi đầy an lành.
Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.
Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con tự khi lúc con chào đời.
Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào chiều…
Hãy giúp bố mẹ trong phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại…
Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại trong con.
Thương con thật nhiều…
Bố mẹ…”
Tác giả: PIERRE ANTOINE (Việt kiều Pháp)
Khởi Nguyên (sưu tầm)
Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011
Của trời cho
Bài của Nguyễn Quang Lập Blog Quê Choa
Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011
TRỊ DỨT BỆNH UNG THƯ BẰNG LÁ ĐU ĐỦ ( Tư Liệu Bạn Đọc)
ĐÔI LỜI THƯA GỞI:
Mấy hôm nay-tôi luôn nhận được mail của Quý Bạn Văn/ Bạn Đọc
thông báo " tư liệu " vầ cách trị bệnh Ung Thư rất đơn giản/không tốn
kém nhưng rất thần hiệu. Nghĩ rằng đây là một " kinh nghiệm"quý
mà có lẽ-nhiều bệnh nhân Ung Thư cần biết-để tìm lại Sức Khỏe và
Sự Sống bên Gia Đình. Tôi xin phép được " thông báo " lại cùng Quý
Bạn với lòng ước mong sẽ giúp được cho những bệnh nhân mà xưa
nay Tây Y đã gọi là " nan y"...
MVL
Cám ơn Anh đã lên tiếng về chuyện này. Trước đây tôi
Thân mến kính thăm anh chị và gia đình. Cũng mừng anh
dvah
Chị Kim Anh thân,
Tôi đang ở bên Đức, qua đây dự lễ khánh thành Tượng đài Tôi có thấy tin cháubé hiếu thảo nuôi người mẹ bị ung thư thật đáng mủi lòng.Tôi nhờ Chị chuyển lại cái message về cách trị bệnh ung thư
dvah
Trackback URL: http://www.vnweblogs.com/trackback.php?id=186625
BT xin mách vài trường hợp bổ sung cho thần dược rẻ tiền này để mọi người tiếp tục mách bảo cho những người có bệnh ung thư cách chửa trị.
BT
Mẹ mình cũng đang bị bệnh ung thư đại tràng ,di căn gan.Bệnh viện không điều trị cho tiếp mà họ đã trả về.
Có nhiều người cũng nói tác dụng của lá đu đủ.Nhưng mình vẫn băn khoăn giữa lá đu đủ của Việt Nam hay là cây paw paw.Tại đọc nhiều thông tin thì mình thấy đây là 2cây khác nhau.Nếu là lá đu đủ của Việt Nam thì nhiều.NHưng là cây paw paw thì mình chưa nghe nói bao giờ.
Nhà mình neo người lắm.Bố và em gái bị khiếm thị.Chỉ còn mẹ là người có thể chăm lo cho gia đình được.Mình rất muốn mẹ sống được thêm càng lâu càng tốt.Mẹ mình năm nay mới 51tuổi thôi mà.Như những người khác thì còn rất khoẻ.
Nếu ai biết thông tin thì cho mình biết sớm với nhé.
Cảm ơn các bạn !
Cảm ơn anh nhiều!!!
Số là sáng nay cháu tìm trên mạng về công hiệu của lá đu đủ chữa bệnh ung thư, để giúp một người hàng xóm đang mắc bệnh ung thư phổi.
Cháu đã đọc và hiểu cả những nội dung bài thuốc cũng như những vui buồn mà chú đã găp phải.
Xin được phép được xẻ chia.
Xin cám ơn chú - một tấm lòng.
Rất mong Mẹ Cháu sớm bình phục!
MVL
con có xem thông tin trên mạng là cây đu đủ paw paw mới có công hiệu.
đây là wedsite tham khaỏ cây đu đủ paw paw
http://chutluulai.net/forums/showthread.php?t=6850
Bố cháu bị ung thư phổi giai đoạn cuối đã di căn lên não. Bệnh viện trả về và nói kéo dài khàng 1 đến hai tháng. Hiện bố cháu dùng thuốc nam, kết hợp sừng tê giác, và nấm linh chi. Mỗi lần bố cháu đi tiểu đều bị co giật. Đọc bài của chú cháu thấy rất vui. Cháu muốn hỏi chú thêm là nếu vẫn dùng những loại thuốc trên và uống thêm lá đu đủ có được không ạ. Cháu cảm ơn chú và chúc chú khoẻ. Mong chú sớm hồi âm cho cháu!
Bố cháu bị ung thư phổi giai đoạn cuối đã di căn lên não. Bệnh viện trả về và nói kéo dài khàng 1 đến hai tháng. Hiện bố cháu dùng thuốc nam, kết hợp sừng tê giác, và nấm linh chi. Mỗi lần bố cháu đi tiểu đều bị co giật. Đọc bài của chú cháu thấy rất vui. Cháu muốn hỏi chú thêm là nếu vẫn dùng những loại thuốc trên và uống thêm lá đu đủ có được không ạ. Cháu cảm ơn chú và chúc chú khoẻ. Mong chú sớm hồi âm cho cháu!
Chú làm ơn cho cháu hỏi với: Mẹ cháu bị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối, bệnh viện K TW trả về, họ cho biết không thể phẫu thuật hay điều trị nữa.
Nhưng cháu vẫn hy vọng có một phép màu nào đó MẸ cháu vẫn có thể qua khỏi.
Từ ngày ở Viện về đến nay đã 7 tháng trôi qua, cháu đã mua nhiều loại thuốc như: Dược phẩm chức năng của Mỹ, thuốc nam Hòa Bình (lương y Bùi Phượng); NONI nữa. Nhưng tất cả dường như vô vọng, bởi những ngày gần đây Mẹ cháu mỗi ngày một nặng hơn, MẸ cháu giờ chỉ còn da bọc xương, gầy lắm, ăn không được nhiều, tiểu tiện đại tiện ít một, chân hơi phù, bụng trướng to và mỗi tuần 1 lần hút dịch (dịch màu lờ lờ máu cá), khó thở, thở dốc, chân tay buồn bực, khó chịu lắm, hạch có ở một số nơi như: bẹn, nách và cổ.
Chú ơi, cháu có thể cho mẹ cháu dùng bài thuốc chữa băng lá đu đủ của chú được không chú cho cháu biết chi tiết bài thuốc và cách điêù trị nữa chú nhé.
Trân trọng cảm ơn chú.
Tô Minh Trường
1/ hái lá đu đủ rửa sạch/ sức nhỏ/ phơi khô.
2/ sao vàng vàng-để giữ lâu không bị ẩm mốc.
3/ Hằng ngày nấu lấy nước cho uống-như nước sinh hoạt/ không hạn chế.
4/ Nứoc nấu xong không quá đậm/ chi có màu vàng nhạt cánh kiến thôi!
5/ Dùng liên tục được 1 tháng/ sẽ có nhiều biến chuyễn/ hạn chế được phát triển của bênh/ và sau đó sẽ dần dần khỏi!
6/ Xay nươc Mãng Cầu Xiêm ( ngày 1-2 ly ) cho uống thêm-để tăng sức và góp phần cữa bênh nhanh chóng.
Cầu mong cho Mẹ cháu an lành! MVL
Cháu chúc chú luôn mạnh khỏe và giúp đỡ được nhiều người tai qua nạn khỏi khi dùng bài thuốc lá đu đủ của chú giới thiệu.
Cháu
Tô Minh Trường
Website: www.taichinh247.com
Chu oi ba chau bi ung thu thuc quan ,moi phau thuat xong khoang 3 tuan ,chau hoi chu bay gio uong la du du duoc ko ? Mong chu tra loi som dum chau. Cam on chu
TRƯỚC ĐÂY CHÁU CÓ ĐỌC Ở MỘT TỜ BÁO CÓ NÓI RẰNG Ở NƯỚC NÀO ĐÓ ĐÃ GIẢM TỈ LỆ TĂNG DÂN SỖ DO PN ĂN NHIỀU ĐU ĐỦ
XANH.