Trong
các bạn bè tập thể dục quanh công viên Thống nhất mình có biết một anh bạn tên
là Q. Trước đây Q cũng đi làm cơ quan nhà nước lương ba cọc ba đồng, không chết
đói nhưng cũng chẳng có gì mà rủng rỉnh.
Ngọn
gió đổi mới ùa vào đất nước ta xua bớt đi không khí ngột ngạt của cái thời quan
liêu bao cấp ấu trĩ. Nhờ có tầm nhìn hơn người lại gặp gió lành anh hăm hở rong
buồm “ ra khơi”.
Để
làm kinh tế thì phải có quan hệ với nhau, với quốc tế. Cái mà xã hội thiếu là
các khách sạn tiện nghi để khách nghỉ, vì đêm nằm năm ở. Anh cùng các bạn quyết tâm đầu tư vào lĩnh vực
này, thế là các vị trí đắc địa trong phố Hà nội được chú ý.
Công
trình của anh có mời LICOGI 20 Tổng công ty LICOGI làm nhà thầu phần cọc nhồi
và phần móng. Biết bao khó khăn khi xây dựng Tòa cao ốc dần dần vượt qua.
Khách
sạn cao tầng do các anh làm chủ đầu tư tư nhân ra đời sừng sững tại phố Đặng Dung, quận
Ba đình Hà nội.
Đến
bây giờ thì cái khách sạn kia đã trở thành con gà đẻ trứng vàng. Khách đến nườm
nượp, có người đặt phòng ở trả trước tiền cả 6 tháng, trong lúc các doanh
nghiệp cứ thi nhau mà ngáp ngáp, kinh tế 2013 suy thoái không biết khi nào mới
chạm đáy.
Khách
đến ở đa phần từ các nước tiên tiến mà ngày xưa mấy bố đóng khố đôi khi cao
ngạo thái quá gọi lũ quần trùng áo dài là bọn tư bản giãy chết. Cái mà họ mang
đến Việt nam ngoài tiền bạc, công nghệ mới, cách thức làm ăn, chữ TÍN trong
kinh doanh mà còn là cách sống, phương thức sống nhân bản không quá đề cao đồng tiền.
Câu
chuyện sau ghi lại qua lời kể của Q minh chứng cho điều đó.
Trước
cửa khách sạn trong phố thường tập trung hàng quán, xe ôm. Trong họ mọi người
đều biết có một anh hành nghề tại đó có một chứng bệnh nghiện hay thần kinh.
Thỉnh thoảng cu cậu lại ngã lăn đùng ra chân tay co giật sùi bọt mép. Không cần
cấp cứu thì chỉ một lát là tỉnh và như người bình thường.
Một
hôm đầu giờ đi làm, trời nắng chói chang anh chàng giở chứng đúng lúc cô gái
người Mỹ tóc vàng tên Mary vội vã từ sảnh khách sạn bước ra chờ xe đi làm.
Anh
ngã xuống vệ đường, mắt nhắm nghiền miệng sùi bọt chân tay giãy dụa có biểu
hiện của một người sắp chết. Sự việc quá nhanh ngay trước mặt, không hề ngại
ngần Mary bước tới xem xét .
Cô
thực sự hốt hoảng như người thân của mình bị nạn, vẫy gọi mọi người xung quanh
đến cứu giúp. Đáp lại chỉ có những đám người chỉ chỏ, lảng tránh với cặp mắt
thờ ơ của đồng loại. Mary lấy điện thoại gọi bác sỹ riêng đến đồng thời liên hệ
với lễ tân khách sạn yêu cầu gọi xe cấp cứu.
Bỗng
một anh trong đám người kia nói:
-
Thôi bọn mình vào giúp một tay chả lẽ để người nước người họ coi
khinh.
Cả bọn như được thúc giục xúm lại nâng bổng
nạn nhân vào bóng mát trên hè. Với cử chỉ thành thạo anh ta túm tóc giật giật ,
giang tay tát mạnh mấy cái.
Đôi
mắt nhắm nghiền từ từ mở ra hơi thở đều đều, trong chốc lát anh ta tỉnh lại
trước khi xe cấp cứu trờ tới. Mary hết sức ngạc nhiên thán phục và rối rít cám
ơn mọi người. Cô mỉm cười vì đã có hành động cứu giúp người bị nạn thành công,
lúc đó Mary mới xoay bước lên xe của mình để đến nơi làm việc.
Một
ngày mới lại bắt đầu.
Có lẽ cùng với
cách dạy kiếm tiền, nhà nước, những
người có trách nhiệm và mỗi người cũng phải tìm nguyên nhân, có chương trình
chấn hưng cách làm Người của chính người Việt nam chúng ta.
Các Cụ nhà ta chẳng đã dạy Thương người như thể thương thân đó sao
Người
Việt nam không làm thì ai sẽ làm thay ?
Một ngày Hè
nóng bức.
NBS
17/05/2013