Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2009

Lưu chuyển thay vì lưu trữ tri thức



25/03/2009 07:54 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Khi bạn có được nguồn thông tin quý giá mà không ai khác biết hoặc tiếp cận được, bạn đang có cơ hội mười mươi để làm giàu. Nhưng liệu bảo toàn vốn kiến thức đó cho riêng mình và tối đa hoá lợi ích từ nền tảng kiến thức đó để tạo ra sản phẩm và dịch vụ càng hiệu quả và trên quy mô càng lớn càng tốt, là cách làm tối ưu? 


Có tri thức là có cơ hội

Có nhiều lập luận cho rằng đúng thế. Công thức pha chế độc quyền của nhãn hiệu nước ngọt Coca-cola hay bằng sáng chế dược phẩm chính là những ví dụ không thể chuẩn xác hơn.

Chính sức mạnh, sự giản đơn, và thành công đã được chứng minh là lý do khiến lập luận này ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều nhà quản lý, đến độ ngày nay người ta đa phần dựa vào nó để đưa ra các quyết định kinh doanh. Mọi công ty đều được cơ cấu và vận hành trên cơ sở tích luỹ, bảo toàn và tận dụng nguồn tri thức để tận thu giá trị.

Không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh, từ lâu, lập luận này đã trở thành phương châm sống của nhiều người. Trên phương diện cá nhân, chúng ta đều mong dốc toàn lực học tập trong những năm tháng đầu đời để rồi hăm hở tham gia vào lực lượng lao động với hi vọng những kỹ năng và kiến thức đã có sẽ là hành trang theo ta trong suốt quá trình làm việc. 

Nhưng tôi buộc phải nói với các bạn rằng phương châm sống này không còn giữ nguyên giá trị nữa. Chúng ta có lý do xác đáng để tin rằng: giờ đây lưu chuyển kiến thức đã soán ngôi lưu trữ kiến thức để trở thành xu thế thời đại. Nói một cách đơn giản, thời đại mới, dòng chảy kiến thức nhân loại nên được lưu chuyển thay vì bị khoá chặt và cất kỹ.

Trước kia, chúng ta vẫn còn thời gian để tĩnh tại và nhâm nhi kho kiến thức đang có, nhưng bây giờ thì không. Ảnh: Corbis


Ngày nay, sự dịch chuyển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cùng các chính sách xã hội đã phá vỡ tính ổn định và thúc đẩy sự xoay vần, biến chuyển. Thế giới càng phát triển thì nguồn kiến thức càng khấu hao với tốc độ chóng mặt.

Ví dụ đơn giản, chu kỳ của các sản phẩm hiện tại đang rút ngắn dần. Ngay cả những sản phẩm tối tân nhất cũng không tránh khỏi vòng xoáy nghiệt ngã của cơn lốc công nghệ. Trước kia, chúng ta vẫn còn thời gian để tĩnh tại và nhâm nhi kho kiến thức đang có, nhưng bây giờ thì không.

Xu thế mới – lưu chuyển tri thức 

Hiện nay, để thành công, chúng ta phải thường xuyên “làm mới” kho kiến thức của mình bằng việc hoà mình trong những dòng chảy tri thức mới. Thế nhưng – luôn là nhưng, chúng ta phải lường trước hai thách thức. 

Thứ nhất: Tri thức - đặc biệt là tri thức trừu tượng - không dễ dàng lưu chuyển.

Tri thức trừu tượng thiên về cách thức thức hiện hơn là phổ biến kiến thức thông thường. Dù đọc hết những cuốn sách liên quan, bạn mới chỉ có thể mường tượng một ca mổ não diễn ra thế nào, chứ chưa thể bắt tay thực hiện nó. Đơn giản, sách chỉ cung cấp kiến thức hàn lâm, liệt kê những điều phải làm, còn làm như thế nào thì phải học từ thực tế. 

Thứ hai: Nếu không biết cách chia sẻ, chúng ta khó lòng tham gia và hoà mình lâu dài trong dòng chảy tri thức bởi thành viên của các dòng chảy tri thức không chấp nhận những kẻ “há miệng chờ sung”.

Họ chỉ kết bạn và chia sẻ tri thức với những ai cũng sẵn lòng chia sẻ. Đây là vấn đề nan giải với phần lớn các nhà quản lý bởi bấy lâu nay họ chỉ quen bảo toàn vốn tri thức cho riêng mình. Vẫn giữ lối tư duy lỗi thời đó khi nhập cuộc chơi, họ sẽ nhanh chóng bị “ra rìa”. Dòng chảy tri thức chỉ phù hợp và chỉ dành cho những ai biết chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.

Mô hình tín nhiệm theo nấc
Bài liên quan:
 Internet đang bó hẹp dần sự uyên thâm?
 Các nhà quản lý: Hãy cẩn trọng với dư luận! 


Nhưng đừng vì thế mà vội vàng mở tung cho mọi người biết tất cả những gì bạn có. Trước khi công bố, hãy thận trọng cân nhắc nên theo dòng chảy nào, đâu là mảng kiến thức bạn chấp nhận chia sẻ. Hãy xem Mô hình tín nhiệm theo nấc tôi nêu ra đây như một gợi ý. 

Thoạt đầu, bạn chỉ nên chia sẻ những kiến thức giá trị thấp để thăm dò những người sẵn lòng đáp lại “tấm thịnh tình” của bạn. Qua thời gian, khi tần suất trao đổi thông tin tăng dần, các bên đã thiết lập được nền tảng tin tưởng lẫn nhau và tìm ra đối tác chiến lược, lúc đó, chúng ta mới đề cập đến chuyện chia sẻ tri thức chuyên sâu. 

Từ đây, những kiến thức có giá trị bắt đầu được chia sẻ và dòng chảy tri thức mới thực sự đem lại lợi ích cho các bên liên quan. Lúc đó, quá trình thiết kế sản phẩm và thiết lập mô hình kinh doanh mới đựơc hưởng lợi từ nhiều giải pháp chọn lọc và quy củ hơn có được qua quá trình chia sẻ tri thức. 

Tham gia vào “hệ thống sáng tạo” và “mạng lưới kinh tế” có uy tín cao, các nhà quản lý cũng sẽ giảm thiểu rủi ro bằng cách tận dụng cơ hội học hỏi và sáng tạo giá trị. Bất chấp những rủi ro luôn song hành cùng quá trình chia sẻ tri thức, chúng ta phải nhìn nhận thực tế là nguy cơ xâm phạm tài sản trí tuệ giảm dần khi tốc độ đào thải kiến thức ngày một lớn. Cùng lúc, lợi ích đến từ nền tri thức đó lại tăng lên không ngừng. 

Hoà mình vào dòng chảy tri thức

Sự lưu chuyển nhân lực và doanh nghiệp toàn cầu đã minh chứng rõ ràng hơn về giá trị ngày càng lớn của xu hướng lưu chuyển tri thức. Nhiều người cho rằng thế giới là phẳng bởi mọi cách biệt địa lý đã được san bằng nhờ sự kết nối của công nghệ trên quy mô toàn cầu. Nếu nhận định này đúng đắn thì chúng ta giải thích sao đây với sự gia tăng của các “trung tâm tri thức” như Thung lũng Silicon, Thẩm Quyến, Bangalore và Saint Peterburg?

Các cá nhân và doanh nghiệp tụ về những trung tâm đó đều ấp ủ mong muốn tham gia dòng chảy tri thức trừu tượng. Ngay cả trong một thế giới tưởng chừng phẳng, sự tương tác và trao đổi trực diện trong lòng dòng chảy tri thức vẫn đem lại hiệu quả hơn so với những kết nối xa xăm. 

Lưu trữ hay lưu chuyển tri thức? Cách nào lợi hơn? Quan trọng hơn, xu thế nào sẽ đem lại giá trị trong tương lai? Rõ ràng, không phải mọi kho tri thức đều nhanh chóng mất đi giá trị và không phải mọi dòng chảy tri thức đều đem lại hiệu quả. Đâu là mức cân bằng tối ưu giữa hai xu thế này? Làm thế nào để tìm ra xu thế có giá trị hơn cả? Hơn hết, làm sao chúng ta có thế tiếp tục đưa ra lựa chọn trước tình hình thế giới biến chuyển không ngừng?

- Bài viết của John Hagel III, John Seely Brown và Lang Davison trên Harvard Business Publishing -

Như Nguyệt dịch

Thất phu hữu trách




Hàn Phi đến nước Tần làm thuyết khách, dâng vua Tần bài văn "Nan ngôn" (Ngại nói): "Bầy tôi là Phi sở dĩ ngại nói là vì: nếu lời nói thuận tai, trơn tru, đẹp đẽ, văn vẻ, hoa mỹ thì bị xem là phù hoa mà không chân thật. Nếu lời nói đôn hậu, cung kính, thẳng thắn, cẩn thận thì bị xem là vụng về không giống người ta. Nếu nói nhiều, dẫn nhiều lại hay so sánh thì bị xem là trống rỗng, vô dụng. Nếu nói tóm tắt, gọn gàng, trình bày thẳng mà không tô vẽ thì bị xem là gay gắt mà không giỏi biện luận. Nếu nói gay gắt đến những người thân cận, nêu rõ từng người thì bị xem là gièm pha và không nể nang người ta. Nếu nói chuyện rộng lớn, sâu xa không thể lường được thì bị xem là huênh hoang, vô dụng. Nếu nói chuyện vụn vặt trong nhà, trình bày hết điều này đến điều khác thì bị xem là thô lậu. Nếu lời nói gần với thế tục, giọng không làm phật lòng người trên thì bị xem là tham sống và nịnh hót người trên. Nếu lời nói khác xa thế tục, coi thường người ta thì bị xem là lừa do. Nếu lời nói lưu loát, nhanh nhẹn, biện luận thông suốt, có nhiều văn vẻ thì bị xem là hoa hòe hoa sói. Còn nếu bỏ văn chương, chỉ cứ theo phép tắc mà trình bày thì bị xem là quê mùa. Nếu luôn đem chuyện Kinh Thi, Kinh Thư nói chuyện bắt chước người xưa thì bị xem là kẻ tụng sách xưa. Chính vì vậy cho nên bầy tôi Phi ngại nói và rất lo lắng". (Hàn Phi Tử - Thiên III bản dịch của Phan Ngọc).

Đó là cái khó của Hàn Phi Tử ngày trước. Ngày nay, đất nước đang vào vận hội mới, khẩu hiệu "đổi mới hay là chết" chắc vẫn còn ý nghĩa trong ngày hôm nay. Bởi vì, nếu không thoát khỏi nguy cơ tụt hậu mãi thì suy cho cùng vẫn là một kiểu chết. Điều quan trọng là người lãnh đạo cần tháo gỡ cho mọi công dân cái khó mà Hàn Phi đã phải nơm nớp trước đây, người dân thì tự giải tỏa được cái "ngại nói vì rất lo lắng" của người góp ý thì chắc chắn trí tuệ dân tộc được hanh thông, "cơ hội vàng" lại một phen bừng sáng trong tầm tay đất nước.
Đất nước nên hay hư, kẻ thất phu cũng có trách nhiệm là vậy.

Nguồn: 
Thể thao văn hóa

10 Đức Tính Thiết Yếu Trong Văn Hóa Tây Phương


Ngẫm:  Mar 23, '09 1:35 AM
for everyone




BH thấy bài luận này thật hay, rất đáng đọc để ngẫm. Ngẫm về mình là người thế nào. Mình còn thiếu gì? Cần phải cải thiện gì? Làm gì để có ích cho xã hội, cho mọi người xung quanh mình? 


Đọc bài luận này xong, ngẫm lại cuốn sách BH từng đọc "48 Laws of Power" ,"The seven habits of highly effective people" của Covey R. Stephen và mới đây là cuốn "Guru´s Method" của một phóng viên Hà Lan. Anh đã trực tiếp thực hiện những cuộc interview với những doanh nhân thành công nhất thế giới. 


Những cuốn sách nói trên, đều có chung một điểm giống nhau: nó chứa đựng những khái niệm quan trọng, những lời khuyên răn của các Top Managers of the World, của những người đầy kinh nghiệm. Người đọc, khi đọc nó, đưa mình vào thế phải suy nghĩ kĩ, tự đặt câu hỏi cho bản thân mình "có đúng không?" , "có ứng dụng được không?" , "có hợp lý không?" và "có hợp với mình không?" v.v. 


Tuy nhiên, những cuốn sách BH nêu trên, không "teach" người đọc về mặt đạo đức, đức tính, nhưng sách trên và bài luận này "teach" người đọc "Personal Development", đều đưa chúng ta vào thế phải sũy nghĩ.


Hi vọng mọi người sẽ thích nó. 


Khi nào BH sẽ có bài tóm tắt lại nội dung chính của những cuốn sách đề cập trên. Rất thú vị.



Híc dạo này phải chịu khó đọc mấy cuốn sách "khó nhai" này, và vượt tầm tuổi của mình với hi vọng ... tâm hồn "già" đi một chút. Mấy hôm nay lại đang vật lộn với "tâm lý cũ". Kì lạ, nó cứ mỗi tháng lại xuất hiện một hai lần. Khó chịu hết nổi. Được vài ngày lại qua, đâu lại đóng đấy . 




Khai sáng



Đức tính nào được coi là quan trọng nhất để tạo nên nhân cách vững mạnh? 


Người Hy lạp cổ đại cho là có bốn đức tính quan trọng:
1. Trí ... 2. Công Bình ... 3. Dũng Cảm ... 4. Tự Chủ ... 
5. Tình Yêu ... 6. Thái Độ Tích Cực ... 7. Chuyên Cần ... 
8. Liêm Chính ... 9. Lòng Biết Ơn ... 10. Khiêm Nhượng ... 


Trí
Họ xem TRÍ là đức tính chủ đạo, đức tính hướng dẫn mọi đức tính khác. 

1.
Trí là có óc phán đoán đúng đắn, giúp cho ta có thể đưa ra những quyết định mang lại lợi ích cho ta và người khác. 


2.
Trí cũng giúp ta áp dụng các đức tính khác trong hành động - khi nào thì hành động, hành động ra sao, và làm thế nào để điều hòa giữa các đức tính khác nhau khi gặp xung đột; thí dụ đơn giản như khi phải thật thà nói lên sự thật làm mất lòng kẻ khác. 


3.
Trí giúp cho chúng ta phân biệt sự kiện được đúng đắn, để thấy đâu là điều thật quan trọng trong đời để còn ấn định những ưu tiên cho phù hợp. Nhà đạo đức học Richard Gula đã nói: "Ta không thể làm đúng nếu trước hết ta không nhìn thấy đúng." 



Công Bình
Đức tính thứ hai người Hy lạp đề cao là CÔNG BÌNH. 
Công bình nghĩa là tôn trọng quyền của tất cả mọi người. 


Quy luật Vàng bảo ta rằng hãy làm cho người khác những gì ta muốn họ làm cho ta, là một nguyên tắc của công bình được phổ cập trong mọi văn hóa và tín ngưỡng trên thế giới. Vì chính bản thân chúng ta cũng là con người, công bình cũng bao gồm lòng tự trọng, một nhận thức đúng đắn về nhân cách và quyền của chính mình.


Trong các trường học, chương trình đức dục chú trọng vào tính công bình vì đức tính này bao gồm các đức tính khác trong quan hệ giữa con người với nhau như đối đãi với nhau có văn minh, thật thà, có trách nhiệm, và bao dung (bao dung không có nghĩa là chấp nhận niềm tin của kẻ khác hay chấp nhận hành vi của họ, nhưng có nghĩa là tôn trọng quyền tự do suy nghĩ và hành xử sao cho không vi phạm đến quyền của kẻ khác). 


Mối quan tâm về sự công bình cộng với khả năng biết phẫn nộ trước những điều bất công thúc đẩy chúng ta hành xử như một công dân trong việc xây dựng một xã hội và thế giới công bình hơn.


Dũng Cảm
Đức tính thứ ba, một đức tính rất thường bị bỏ quên là DŨNG CẢM. 


Dũng cảm giúp cho chúng ta làm đúng khi đối diện với khó khăn. 
Quyết định đúng trong đời, thường là quyết định khó. 


Khẩu hiệu của một trường trung học đã nắm được tinh túy này như sau: 
"Làm điều phải, dù khó thay vì làm điều dễ, mà sai." 



Dũng cảm, theo nhà giáo dục James Stenson, là sức mạnh nội tâm giúp ta vượt qua hoặc chịu đựng nổi những khó khăn, thất bại, bất lợi và đau đớn. Can đảm, kiên trì, nhẫn nhục, chịu đựng và một niềm tự tin vững mạnh là các diện của dũng cảm. 


Hiện tượng trẻ vị thành niên tự tử đang tăng vọt trong 3 thập niên qua, đáng cho ta quan tâm; một trong những nguyên nhân có lẽ là các em đã không được chuẩn bị để đương đầu với những thất vọng không thể tránh khỏi trong đời. 


Chúng ta cần dạy cho các em biết rằng các đức tính được phát triển qua đau khổ nhiều hơn là qua thành công, và những trở lực sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn nếu chúng ta ĐỪNG dùng nó làm lý do để ngồi than thở.



Tự Chủ
Đức tính thứ tư là TỰ CHỦ. 


Tự chủ là khả năng kiểm soát lấy chính mình, giúp ta kiểm soát được sự nóng giận, điều hòa những nhu cầu tâm-sinh lý, và theo đuổi những ham thích chính đáng một cách chừng mực. 


Tự chủ là sức mạnh chống lại các cám dỗ và giúp cho ta khả năng chờ đợi--đình hoãn những khoái lạc hiện tại để tiếp tục tiến tới mục tiêu cao xa hơn. 


Cách ngôn có câu: 
"Nếu ta không cai quản được tham vọng, thì tham vọng sẽ cai quản ta." 



Các hành vi thiếu thận trọng hoặc tội phạm đều nảy sinh từ sự thiếu tự chủ mà ra. 



Qua các đức tính trên, người Hy lạp quả đã nói khá đầy đủ về phạm trù đạo đức, nhưng còn thiếu đức tính quan trọng thứ năm. Đó là TÌNH YÊU. 



Tình Yêu
Tình yêu còn hơn cả công bằng, vì tình yêu khiến cho ta cho đi nhiều hơn cái mà công bằng đòi hỏi.
Tình yêu là sự sẵn lòng hy sinh cho kẻ khác. Tất cả các đức tính quan trọng của con người, như thông cảm, trắc ẩn, tử tế, bao dung, phục vụ, trung thành, ái quốc, và tha thứ, tạo nên đức hạnh của tình yêu. 


F. Washington Jarvis viết trong cuốn sách "Với Yêu thương và Khấn nguyện" rằng: 

"Tình yêu -- một tình yêu vị tha KHÔNG đòi hỏi đáp đền là nguồn lực mạnh nhất trong vũ trụ. Ảnh hưởng của tình yêu đến kẻ nhận cũng như người cho là điều KHÔNG thể đo đếm được." 


Tình yêu là một đức hạnh mang tính cách đòi hỏi và khắt khe. [Bởi vì] Nếu ta thật sự tuân theo lời răn quen thuộc "Hãy yêu láng giềng của ta như thể yêu ta," chắc chắn ta sẽ cố gắng không truyền đi nhừng tin đồn nhảm hay chỉ trích họ, vì biết rằng chính ta cũng cảm thấy khó chịu khi kẻ khác nói về ta như vậy. 


Thái độ tích cực

THÁI ĐỘ TÍCH CỰC là đức tính quan trọng thứ sáu. 


Nếu ta có thái độ tiêu cực trong đời, thì ta là gánh nặng cho chính ta và người khác. Nếu ta có thái độ tích cực, thì ta là một tài sản của chính ta và cho người khác. 


Hy vọng, phấn khởi, linh động, và óc hài hước là những thuộc tính của một thái độ tích cực. 


Tất cả chúng ta, dù già hay trẻ, cần nhớ rằng thái độ của chúng ta là do chính ta lựa chọn. 


Abraham Lincoln nói: 

"Hạnh phúc của hầu hết chúng ta là do ý tưởng của ta quyết định." 



Martha Washington cũng nói: 

"Tôi học được từ kinh nghiệm bản thân rằng hầu hết những hạnh phúc hay đau khổ tùy vào thái độ của ta chứ không vào hoàn cảnh. Ta mang theo mầm hạnh phúc hay khổ đau với ta trên mọi bước đường." 




Chuyên Cần
CHUYÊN CẦN (hard working) là đức tính thứ bảy, một đức tính không thể thiếu được. 


Không thể sống trong đời mà không làm việc, và không thể nào đạt được thành quả nếu thiếu chuyên cần. 


Vị huấn luyện viên bóng rổ lừng danh John Wooden từng nói:

"Tôi thách các bạn có thể chỉ cho tôi một người đạt được thành quả xuất sắc trong đời họ mà không phải làm việc cật lực." 



Chuyên cần gồm có sáng tạo, siêng năng, biết đặt mục tiêu và tháo vát.


Đức tính quan trọng thứ tám là LIÊM CHÍNH (integrity). 


Liêm Chính
Liêm chính là luôn tuân theo các nguyên tắc đạo đức, lương tâm, giữ lời nói, và dám bảo vệ những gì ta tin tưởng. 


Có đức tính liêm chính tức là "toàn vẹn", do đó những việc ta làm luôn nhất quán trong những trường hợp khác nhau. 


Liêm chính KHÁC với thành thực ở chỗ thành thực là nói thật với người khác, còn liêm chính là thành thật với chính mình. 


Josh Billings, một nhà văn nói: 

"Hình thức lừa dối nguy hiểm nhất là lừa dối chính mình."



Tự lừa dối nguy hiểm ở chỗ nó cho phép ta làm theo ý thích của mình rồi tìm các lý lẽ để biện minh cho các hành động ấy. 




Lòng Biết Ơn
LÒNG BIẾT ƠN đức tính thứ chín. 


Văn sĩ Anne Husted Burleigh nhận xét: 

"Lòng biết ơn cũng giống như lòng yêu thương không phải là một cảm xúc mà là một hành động của ý chí. Chúng ta chọn xem có biết ơn không, cũng như chọn xem có nên yêu hay không." 


Lòng biết ơn thường được xem như bí mật của một đời sống hạnh phúc.


1. Nó nhắc cho ta nhớ rằng ta đang cùng uống nước từ một cái giếng mà ta chưa bao giờ đào.

2. Nó nhắc ta nhớ để đếm những phước hạnh ta nhận được mỗi ngày.


Anh hùng quân đội Eddie Rickenbacker khi được hỏi anh học được bài học nào lớn nhất khi trôi giạt 21 ngày trên một chiếc bè giữa Thái Bình Dương, đã trả lời: 

"Nếu bạn có nước uống tha hồ, thức ăn thừa mứa, thì bạn đừng nên than phiền về bất cứ điều gì nữa."





Khiêm Nhượng
KHIÊM NHƯỢNG là đức tính cuối cùng và cũng có thể được xem là nền tảng của đời sống đạo đức. 


Khiêm nhượng là điều cần thiết giúp ta sở đắc những đức tính khác vì nó cho ta biết được sự bất toàn của mình mà cố gắng để trở nên người tốt hơn. 


Nhà giáo David Isaacs viết: 

"Khiêm nhượng là nhận thức được những khiếm khuyết của mình và cố gắng hết khả năng để phục vụ mà không cần đến được vinh danh hay tán thưởng." 


Đại thi sĩ T. S. Eliot cũng nói: 

"Một nửa những điều tệ hại xảy ra cho thế giới này là do những người muốn được cảm thấy ta đây là quan trọng gây ra." 



Triết gia Dietrich von Hildebrand cũng viết: 

"Mọi đức hạnh đều chẳng có giá trị gì hết nếu ta để lòng kiêu len lỏi đi vào - điều này xảy ra mỗi khi ta cảm thấy hãnh diện về lòng tốt của mình." 



Một tác giả khác nhận xét rằng không có lòng khiêm nhượng, ta sẽ giữ những khuyết điểm của mình vì sự kiêu hãnh khiến cho ta không nhận ra chúng nữa. 


Lòng khiêm nhượng giúp ta nhận lấy trách nhiệm về những lỗi lầm do ta gây ra, và sửa đổi chúng. 


Louis Tartaglia, một bác sĩ về tâm thần, viết trong cuốn sách mang tựa đề "Không lầm lỗi! Mười khuyết điểm thường gặp trong cá tính và Ta có thể làm gì?" rằng, trong suốt 20 năm hành nghề, ông nhận ra khuyết điểm thường gặp nhất là bệnh "ghiền phải là người đúng." 


Ông hỏi: "Có khi nào bạn nhận ra là lại đang thảo luận về sự bất đồng ý ngay cả khi chuyện đó xong lâu rồi, chỉ để chứng minh là mình đúng?" 


Chìa khóa để xây dựng đức tính trong trị liệu cũng như trong đời sống là lòng khiêm nhượng để thay đổi. 



© Học Viện Công Dân 2006