Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2009

quan gio

Mạo hiểm vừa là thách thức vừa là cơ hội

Sống trọn vẹn từng ngày

Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học, Brian Dison, Tổng giám đốc của tập đoàn Coca cola, đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người.

"Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần. Bạn đang tung chúng lên không trung. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả bóng cao su, vì khi bạn làm rơi nó xuống đất nó sẽ nảy lại lên. Nhưng bốn quả bóng còn lại - gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần - đều là những quả bóng bằng thuỷ tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy sướt, có tỳ vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn."

Bạn làm thế nào đây?

Bạn đừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với những người khác. Đó là vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau, chúng ta là những cá nhân đặc biệt. Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì là tốt nhất cho chính mình.

Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim của bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như thể chúng là những phần trong cuộc sống của bạn. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống của bạn sẽ mất đi ý nghĩa.

Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảng khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.

Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa.

Bạn chớ ngại nhận rằng mình vẫn chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng buộc mỗi người chúng ta lại với nhau.

Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn học biết cách sống dũng cảm.

Bạn chớ khoá kín lòng mình với tình yêu bằng cách nói bạn không có thời gian yêu ai. Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là hãy cho đi. Cách chóng nhất để đánh mất tình yêu là níu giữ thật chặt. Còn phương thế tốt nhất để giữ được tình yêu là bạn hãy chắp cho nó đôi cánh.

Bạn chớ băng qua cuộc đời nhanh cho đến nỗi không những bạn quên mất nơi mình sống mà có khi còn quên cả bạn đang định đi về đâu.

Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng.

Bạn chớ ngại học. Kiến thức không có trọng lượng. Nó là kho báu mà bạn có thể luôn mang theo bên mình một cách dễ dàng.

Bạn chớ phí phạm thời giờ hoặc lời nói một cách vô trách nhiệm. Cả hai điều đó một khi mất đi sẽ không bao giờ bắt lại được. Cuộc đời không phải là một đường chạy mà nó là một lộ trình mà bạn hãy thưởng thức từng chặng đường mình đi qua.

Quá khứ là lịch sử. Tương lai là một màu nhiệm. Còn hiện tại là một món quà của cuộc sống, chính vì thế mà chúng ta gọi đó là tặng phẩm (*)

Posted by Picasa

Về xứ sở hoa đào


Dọc con đường Hạnh Phúc lên bốn huyện phía Bắc của tỉnh, người ở vùng đá kéo ra ngờm ngợp, đủ loại quần áo, đủ loại sắc mầu, nhưng đông nhất vẫn là quần áo Mông, sặc sỡ trong mầu váy lanh to, váy lanh nhỏ, riềm thêu đỏ chói. Họ kéo tay nhau, đi từng đoàn, không có điểm đến, cũng không có điểm bắt đầu, cứ đi lên mãi, lên mãi, đến khi nào mỏi gối, chồn chân thì quay lại, rồi lại đi và lại quay lại để đón xuân. Trong ánh mắt lúng liếng của những thiếu nữ đang thời, những cái nhìn đến cháy bỏng thèm khát của chàng trai vác khèn mà chưa hề được đưa lên miệng thổi. Đó là cách đón tết rất riêng của người dân trên Cao nguyên đá, nơi có đỉnh Lũng Cú, nơi chóp nón thiêng liêng của Tổ quốc.

Du Xuân kéo vợ, tìm chồng


Cùng đón xuân mới Ảnh: Minh Trường

Họ chờ mùa Xuân, họ đợi tết về, họ cùng khao khát, cùng mong ước và cùng say sưa đi tìm nhau qua lời dân ca, qua tiếng khèn, qua ánh mắt, qua cách uống rượu, đông bạn bè, nhiều thân hữu, trong hơi xuân, men rừng, men núi. Họ bỏ bình tông rượu ra ngay bên nề đường, trên bãi cỏ mời nhau, chúc nhau. Những cô gái xúm nhau lại ăn chung một cái bánh, một gói kẹo, hay một gói xôi, rồi họ lại cùng nhau uống, uống rượu đến say mềm, say đỏ phừng phừng cả mặt. Họ ngồi chờ đợi, có những chàng trai đến kéo tay họ đi, khi ấy không cần phải thẹn thùng, không cần phải làm dáng, mà chỉ cần cái tình yêu trong họ đủ sức sai khiến bàn chân bước theo đôi chân bạn trai cũng liêu xiêu không kém. Những chàng trai cũng say, say Xuân, say rượu để lấy hết dũng khí nam nhi, lấy hết can đảm đến kéo tay cô gái đẹp nhất, xinh nhất mà mình ưa thích nhất, trong đám bạn bè vào núi, vào đồi, hay vào bên cạnh một hòn đá to nào đấy mà tâm sự, mà hưởng cái say của mùa Xuân.

Cũng chẳng biết cái lệ kéo vợ có từ bao giờ, chỉ biết cứ kéo như thế mà cô gái chịu đi, là cô gái đã đồng ý theo mình, muốn lấy mình làm chồng, muốn theo mình về làm “cái ma nhà khác”. Mỗi mùa Xuân về, dọc theo con đường Hạnh Phúc này, tôi dám chắc có hàng trăm đôi trai gái người dân tộc Mông nên vợ, nên chồng. Họ kéo nhau về nhà chàng trai, đưa cô gái vào buồng, rồi đóng kín cửa lại để tâm sự, để hiểu thêm về nhau.

Những năm trước đây, khi đi lên Cực Bắc, chỉ có một màu đá xám, xám đến quặn lòng, trước cái thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chữ, thiếu thông tin... Còn bây giờ “không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta”, người Mông, người Dao, người Nùng... đã biết đưa đất vào thâm canh, vào luân canh, gối vụ, đâu còn cái thời quảng canh như trước. Mải ngắm người, ngắm chợ Quyết Tiến, những chiếc xe ô tô tải xếp đầy rau xanh, súp lơ, xu hào, bắp cải, những xe chở bò thịt, lợn thịt..., tôi giật mình khi một ông cụ người dân tộc Nùng bê “chẩy” rượu đến bên cạnh, cất tiếng mời: “Mày đi chụp ảnh hả, mày uống với tao một “chẩy” rượu này cho vui, cho tao có thêm cái bạn người kinh. Vợ tao nó bảo, người ta còn có cả bạn người kinh nữa, mà mỗi tao là chưa có bạn uống rượu người kinh thôi…Mày mà uống rượu cùng tao, mà là bạn của tao, thì vợ tao vui lắm…”.

Những con đường xanh

Trong cái men say của chợ phiên mùa Xuân, tôi vượt lên cổng trời, để được tận hưởng cái phút giây bao dung, ấm áp, trong một vòng tay ôm “non xanh, mỡ màng” giữa trời và đất, ngắm nhìn thị trấn Tam Sơn, chiêm ngưỡng núi Cô Tiên, Quản Bạ trong nắng sớm. Chỉ có một khoảng cách bằng đúng một mùa Xuân thôi, mà Quản Bạ đã thay đổi đến ngỡ ngàng. Phố núi, như cô gái ở tuổi dậy thì, đội chiếc mũ đỏ làm duyên của ngói, của tôn lạnh, lồng bóng vào mây, các công trình xây dựng khoác cho thị trấn một màu áo mới.

Giữa rừng thông xanh vi vút, vùng sở trắng hoa, sương núi đến gần trưa dần tan, thoáng ẩn, thoáng hiện, những bản làng của xã Lao Và Chải, Na Khê, của huyện Yên Minh. Đây là khu rừng thông được liệt vào hàng thứ hai về vẻ đẹp trên Cao nguyên đá, nó không rộng, không nhiều, không có hồ, có nước như Đà Lạt, Lâm Đồng, nhưng mang đầy âm điệu của mùa Xuân, đã được đánh dấu trong bản đồ “du khảo” của tuổi trẻ cả nước. Đường lên cực Bắc ấm lên, khi những đàn bò ung dung gặm cỏ, những khu ruộng bậc thang đang chờ mùa mưa mới, những anh, chị người Mông cưỡi Dreem nhẹ lướt trên đường, đằng sau xe là những cum ngô, cum mạch...

Qua vùng xoài, vùng mía, để vượt dốc đá trên ngã ba Viềng, khi lên hết dốc chín khoanh Thẩm Mã, thật may mắn, tôi đã gặp được những người nuôi ong hạ trại. Hàng nghìn đõ ong lô nhô, bày xếp trên khắp sườn đồi, cuối đông, đầu xuân, mùa này còn ít hoa thường thì họ phải di chuyển nhiều nơi để đàn ong có thể sinh tồn và cho những giọt mật quý giá. Mật ong Bạc hà Mèo Vạc đã được nhiều người tiêu dùng trong cả nước biết đến. Đã có nhãn hiệu hàng hoá, đặc sản, chất lượng cao và hàng trăm câu nhắn nhủ, khi có người lên vùng Cao nguyên đá công tác: “Nhớ mua giúp mình một chai mật ong Bạc hà Mèo Vạc nhé...”

Đâu đâu trên Cao nguyên đá này, ta cũng có thể bắt gặp những con đường dân sinh bám vào sườn đá, dẫn về các bản làng. Đá xếp lên đá, chồng lên nhau mà đi lên, mà về những cụm dân cư, những xóm làng, khoét sâu vào sườn núi đá để thành đường, thành lối, như minh chứng cho sức vóc một Cao nguyên, giữa đất trời. Đường vượt Mã Pì Lèng đến với Thượng Phùng, Xín Cái; đường vươn lên Ma Lé đến với đỉnh Lũng Cú, đỉnh cao nhất của Tổ Quốc, nơi mà ai đó một lần đến với Hà Giang đều khao khát được đặt chân, mà rưng rưng trong niềm linh cảm về việc “dựng làng, lập ấp, giữ đất, giữ rừng” đã bao đời cha truyền, con nối, làm lên một biên cương.

Chỉ cần đi trên đường nhìn xuống, nhìn sang, hay nhìn lên các đỉnh đá, nơi nào cũng có đường, có trường học cao tầng, có trạm Y tế, có trụ sở UBND và các xã đều đã có điện lưới Quốc gia. Những khát vọng bao đời của người dân nơi đây đã được đền đáp. Đã có lần anh Lò Giàng Páo, hay anh Vương Chí Bảo, là người sinh ra tại Đồng Văn, Mèo Vạc, nay công tác tại Hà Nội, nói với tôi: “Đúng là đá cũng nở hoa bốn mùa...”.

Và xứ sở hoa đào

Người ta nói lên Cao nguyên đá Đồng Văn là về với xứ sở hoa đào quả không sai. Ngay trong sân UBND huyện Đồng Văn, ngay cổng Đồn Biên phòng Đồng Văn, hay Đồn Lũng Cú, trước sân trạm Biên phòng ở Lũng Cú dưới chân núi Cột cờ, hoa đào đang khoe sắc mới, một sắc hoa đào mà tôi cho là chỉ có được như thế ở vùng cực Bắc này. Vẫn là cây đào phai, cây đào truyền thống của Việt Nam, mà hoa ở đây có màu hồng đậm hơn, to gấp 2, gấp 3 lần hoa đào ở vùng khác, để rồi hết mùa hoa cho những quả cũng to hơn, cũng đậm đà vị thơm, ngọt hơn nhiều.

Ông Sùng Đại Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn đã nói với tôi:

-Trước đây, hoa đào Đồng Văn ngập tràn hết miền đá này, chỗ nào, nơi nào cũng hồng trời hoa đào mỗi khi mùa xuân đến.

Tôi đứng rưng rưng dưới chân cột cờ Lũng Cú, một điểm mốc cho giang sơn, biên giới đất nước. Đứng trên đỉnh núi Rồng, nhìn về phương Nam, nơi đuôi rồng đang vùng vẫy giữa đại dương mà nghe hơi thở rộng, dài Tổ quốc trước một mùa Xuân mới. Để rồi, ngày mai, tôi trở về thị xã Cao nguyên và thầm hẹn mùa xuân năm sau lại lên ngắm nhìn hoa đào hồng núi, hồng rừng, lại được ngắm hoa lê, hoa mận trắng trời, trong niềm kiêu hãnh, tự hào dân tộc.

Nguyễn Quang

Posted by Picasa

vo


Có nên cưới vợ?
Có Vợ Xấu là Bất Tài
Có Vợ Ðẹp là Bất Hạnh
Vợ Bỏ là Bất Lực
Ế Vợ là Bất Trí
Có Vợ Bé là Bất Nhân
Giựt Vợ người khác là Bất Lương
Bị Vợ ly dị là Bất Cẩn
Còn ly dị Vợ là Bất Lợi
Vợ Ghen mà làm thinh là Bất Chấp
Vợ Chồng bên nhau mãi mãi là Bất Tử
Vợ Chồng cãi lộn là Bất Hòa
Vợ giận không nói là Bất Hợp Tác
Vợ Chồng giận nhau là Án Binh Bất Ðộng
Vợ Chồng đánh nhau là Bất Phân Thắng Bại
Bị Vợ đánh mỗi ngày mà không sợ là Bất Khuất
Ý Vợ nói là Bất Di Bất Dịch
Áo Vợ mặc là Bất Luận
Cơm Vợ nấu là Bất Kiến
Ðồ đạc của Vợ là Bất Ðộng Sản
Em gái của Vợ là Bất Khả Xâm Phạm
Khen gái đẹp trước mặt Vợ là Bất Tiện
Vợ được người ta khen nhiều là Bất Ổn
Vợ không cho lại gần là Bất Thường
Vợ không cho ngủ chung là Bất Mãn
Léng phéng mà vợ bỏ qua cho thì Bất Quá Tam
Vợ bắt được quả tang (với em) thì Thiên Bất Dung Tha
Vì Vợ mà thi rớt là Bất Ðạt
Vì Vợ mà bỏ bạn là Bất Tin
Vì bạn mà không thương Vợ là Bất Công
Vì Vợ mà bỏ cha là Bất Hiếu
Vì cha mà phụ Vợ là Bất Nghĩa
Vì tiền mà xem thường cha Vợ là Bất Kính
Lương đưa hết cho Vợ là Luật Bất Thành Văn
Tiền đưa cho Vợ với tiền của Vợ là Bất Ðẳng Thức
Nói Chung , Lấy Vợ là Chuyện Bất Ðắt Dĩ ,
Nhưng Lại Là Chuyện Bất Khả Kháng

Bai cua Nguyen Lan Dung


Nguyen Lan Dung

Vì sao nhân dân chưa yên lòng?

-20/10/2008

Trước ngày khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XII chúng tôi có dịp tiếp xúc với đông đảo cử tri và lắng nghe ý kiến nguyện vọng của nhân dân. Đa số nhân dân mà chúng tôi tiếp xúc là nông dân, là thanh niên và một bộ phận các trí thức. Mặc dầu những thành tựu của trên 20 năm Đổi mới là quá rõ ràng và các biện pháp mà Chính phủ đề ra để hạn chế lạm phát đang phát huy thực sự những tác dụng trông thấy, nhưng khi tâm sự thành thật với bất kỳ cử tri nào hoặc với các bạn đồng nghiệp tôi đều cảm thấy nhân dân ta thực sự chưa yên lòng với thực trạng xã hội hiện nay.

Rất đáng mừng là các tồn tại làm nhân dân chưa yên lòng đều đã được Đảng thấu hiểu một cách sâu sắc và chính xác. Điều đó thể hiện qua ba Nghị quyết mà Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng đã nhất trí thông qua trong thời gian gần đây. Nhưng tôi mong muốn chúng ta đừng quên ghi nhớ lời căn dặn của Hồ Chủ tịch: ”Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã được thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin của nhân dân". (HCM toàn tập, T.5,1995, tr.250)

1/ Với nông dân, nghị quyết 7 ghi rõ: “Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc".

Người nông dân hỏi: Ai chịu trách nhiệm về những tồn tại yếu kém này? Nhẽ nào trách nhiệm đều thuộc về nông dân? Nông dân làm sao xóa bỏ được 75 triệu thửa ruộng manh mún, nhỏ bé? Nông dân làm sao trồng trọt, chăn nuôi theo quy mô lớn với những hợp đồng có người đảm nhận đầu tư và tiêu thụ nông sản phẩm. Nông dân làm sao tự nhập được các giống cây trồng chuyển gene với năng suất rất cao mà giá thành lại hạ vì chịu được thuốc trừ cỏ và giảm thiểu được thuốc trừ sâu mà 12 triệu nông dân thuộc 23 nước đang canh tác rộng lớn trên 114,3 triệu ha? Bộ cấm chăn nuôi nhỏ lẻ theo truyền thống thì nông dân lấy gì quả trứng bồi dưỡng cho con, lấy gì có con lợn bán đi để nộp tiền học cho con. Nông dân làm sao ngăn cản được các nhà đầu tư và chính quyền đang ngang nhiên chiếm đoạt toàn những bờ xôi , ruộng mật, toàn là những nhất đẳng điền, toàn là ven các quốc lộ, tỉnh lộ, những nơi đất có cấu tượng mà phải hàng nghìn năm nhờ tác dụng chuyển đổi của vi sinh vật mới có thể có được. Tôi thầm nghĩ lãnh đạo mà vẫn chưa hiểu thế nào là đất có cấu tượng thì đừng nên tham gia vào việc quy hoạch ruộng đất. Thật bất ngờ khi trong 5 năm, từ năm 2001-2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi tới 366,44 nghìn ha (!). Vậy mà ngay các Khu công nghiệp được cấp giấy phép từ lâu nhưng ruộng đất vẫn bị bỏ không một cách vô cùng lãng phí. Nhẽ nào đất nước mình mà cần tới 141 sân golf ở 39 tỉnh, sử dụng tới 49.268 ha đất đai- trong đó có 2 625 ha đất trồng lúa. Nếu như trong suốt 16 năm Thủ tướng chỉ cấp phép cho 34 dự án sân golf thì chỉ chưa đầy 2 năm (7/2006-5/2008) các địa phương sau khi được phân cấp đã cấp phép cho 104 dự án- nghĩa là cứ bình quân sau mỗi tuần lại xuất hiện thêm 1 sân golf (!). Đấy là chưa kể việc sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ cỏ sẽ dẫn đến ô nhiễm không ít các mạch nước ngầm. Xin lưu ý Quốc hội là ở Trung Quốc các bạn nói với tôi là muốn chuyển đổi mục đích sử dụng 5 mẫu Trung Quốc (tương đương với 1/3 ha) thì phải cần có quyết định của Quốc vụ viện (tức là của Chính phủ Trung ương). Bao giờ Chính phủ ta làm được như vậy? Nông dân làm gì để có mức sống không quá chênh lệch so với thành thị? Hiện nay giá lương thực, thực phẩm so với năm 2005 đã tăng được 20-30% , nhưng giá vật tư nông nghiệp , giá nhân công đã tăng trên 60%, chưa kể nạn phân bón giả đang làm nông dân khốn đốn. Thu nhập thực tế của nông dân đã giảm đi 50% sau khi trừ đi các chi phí sản xuất. Trong khi Công nghiệp được bảo hộ mạnh mẽ từ phía Nhà nước thì thử hỏi Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân được gì? Nhiều nước đầu tư vào nông nghiệp tới 7-8% GDP trong khi Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng chỉ đầu tư có 4% cho lĩnh vực hết sức quan trọng này. Ai chịu trách nhiệm dừng xuất khẩu khi giá gạo trên thế giới lên tới 1200 USD khiến nông dân Tây Nam Bộ không bán được thóc tươi và phải phơi lúa lên khắp đường nhựa mặc cho xe ô tô nghiền nát.

2/ Với trí thức chúng ta có một đội ngũ đông đảo trí thức vừa yêu nước, vừa nhiệt tình, đấy là chưa kể đến trên 300 trí thức Việt kiều tài giỏi- không ít người đang làm việc tại các Trung tâm khoa học, các Trường đại học danh tiếng trên thế giới. Vậy mà như Nghị quyết Trung ương 7 đã đánh giá: “Số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước. Cơ cấu đội ngũ trí thức có những mặt bất hợp lý về ngành nghề, độ tuổi, giới tính... Trí thức tinh hoa và hiền tài còn ít, chuyên gia đầu ngành còn thiếu nghiêm trọng, đội ngũ kế cận hẫng hụt; chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín ở khu vực và quốc tế. Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu khoa học chưa xuất phát và gắn bó mật thiết với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và đời sống. Trong khoa học tự nhiên và công nghệ, số công trình được công bố ở các tạp chí có uy tín trên thế giới, số sáng chế được đăng ký quốc tế còn quá ít. Trong khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu lý luận còn thiếu khả năng dự báo và định hướng, chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tiễn đổi mới đặt ra, chưa có những công trình sáng tạo lớn, nhiều công trình còn sơ lược, sao chép. Trong văn hóa, văn nghệ còn ít tác phẩm có giá trị xứng tầm với những thành tựu vẻ vang của đất nước, sự sáng tạo và hy sinh lớn lao của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật còn nhiều hạn chế.”

Anh chị em trí thức đặt câu hỏi: Những tồn tại trên phần nào thuộc về bản thân các trí thức? Chúng ta có hàng chục vạn trí thức đang hoạt động nhiệt tình và tự nguyện trong các Hội khoa học chuyên ngành, nhưng ai cho phép các Hội chuyên ngành này tham gia phản biện các vấn đề hệ trọng đến khoa học- công nghệ, đến kinh tế-xã hội? Lấy ví dụ trong khi chương trình giáo dục phổ thông của ta vừa nặng lại vừa thấp, nhiều môn học chả giống nước nào trên thế giới. Chương trình lại được làm sau khi đã soạn sách giáo khoa và sách giáo khoa sửa mãi vẫn đầy thiếu xót. Vậy tại sao Bộ GD&ĐT không giao cho các Hội chuyên ngành tham gia xây dựng Chương trình rồi sẽ hỏi ý kiến của đông đảo các thầy cô giáo. Sao không kiến nghị sửa Luật Giáo dục để chuyện viết và in sách không còn là chuyện độc quyền của một nhà xuất bản. Chuyện bỏ kỳ thi vào đại học, việc định rút chương trình đại học xuống 3 năm, việc xây thêm một đại học chất lượng cao nữa khi đã có sẵn hai Đại học Quốc gia anh chị em trí thức và các Hội chuyên ngành đâu có được tham gia phản biện. Thậm chí những việc rất lớn như mở rộng Hà Nội thì nghe nói ngay Hội Kiến trúc sư và Hội Xây dựng cũng đâu có được tham gia ý kiến? Gần đây trí thức trong và ngoài nước phản ứng mạnh mẽ khi Nhà nước dự kiến bỏ ra 80 triệu USD để xây dựng nhà máy cồn nhiên liệu từ bột sắn và rỉ đường ở Phú Thọ. Thật là khó hiểu, khi các nước người ta sản xuất cồn sinh học từ bã mía, rơm rạ và sinh khối thực vật biển , chứ bột sắn và rỉ đường thì là nguyên liệu cho các nhà máy công nghệ sinh học mà các nước phát triển đang làm ra các dược liệu có giá trị cao hơn gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với cồn nhiên liệu. Đã có 80 triệu USD thì nên đầu tư tập trung cho ngành Công nghệ Sinh học để có thể làm ra hàng loạt các sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu có hiệu quả cao hơn nhiều. Sản xuất từ sắn (và rỉ đường) thì chỉ cần tháp cất lại từ “quốc lủi” chứ cần gì tới 80 triệu USD? Tôi chỉ có một nguyện vọng là mong các đồng chí lãnh đạo cấp cao rẽ qua thăm Viện Vi sinh vật học ở Bắc Kinh để hiểu rõ nếu tập trung đầu tư thì có thể đưa lại biết bao nhiêu sản phẩm có giá trị cho đất nước bằng con đường sản xuất các sản phẩm Công nghệ sinh học từ vi sinh vật mang gene tái tổ hợp. Cá nhân tôi không tán thành việc đánh giá các nhà khoa học bằng số bài báo đăng trên một số tạp chí danh tiếng nước ngoài, Chúng ta hãy coi trọng việc đem khoa học phục vụ trực tiếp cho đất nước này hơn là việc làm các nghiên cứu lý thuyết để dễ được đăng trên báo chí nước ngoài. Tại sao chúng ta không có các thành tựu lớn trong khoa học trong khi hằng năm đầu tư không ít kinh phí cho khoa học.. Tôi cho rằng chúng ta đầu tư quá dàn trải, các đề tài nghiên cứu cũng quá dàn trải và chính sách đấu thầu đề tài thường không hợp lý và không chính xác. Nên thu gọn quyết liệt đầu mối các cơ quan nghiên cứu và cần đầu tư đủ tầm cho các Trung tâm khoa học để đủ sức giải quyết các nhiệm vụ do Chính phủ đặt hàng trong từng giai đoạn. Còn nhóm cán bộ khoa học nào có sáng kiến hay cứ việc xin vay tiền để triển khai. Nếu không thành công thì xin xuất toán để dành cho nhóm cán bộ khác, còn nếu thành công thì không những không phải trả nợ mà còn được thưởng thêm tương xứng với thành tựu thu được. Nếu Bộ Khoa học&Công nghệ và Bộ Tài chính đồng ý thì chính tôi xin xung phong làm ngay theo phương án này

3/ Với Thanh niên. Chúng ta nói thanh niên chung đều thông minh, ham học, cầu tiến bộ nhưng phong trào thanh niên còn rất nhiều hạn chế, một số thanh niên mất phương hướng và đi vào con đường hư hỏng. Tệ nạn nghiện hút, tiêm chích đẫn đến HIV, tình trạng kiếm sống bằng buôn bán ma túy, mại dâm, trộm cướp chưa bị đẩy lùi. Nghị quyết Trung ương 7 đã đánh giá rất chính xác các tồn tại trong thanh niên :

“một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc. Học vấn của một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số còn thấp; nhiều thanh niên thiếu kiến thức và kỹ năng trong hội nhập quốc tế. Tính độc lập, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Tỷ lệ thanh niên nhiễm HIV/AIDS còn cao…”

Nên tìm hiểu vì sao thanh niên giảm sút niềm tin, đó chính là do họ là lớp người rất nhạy cảm. Các bậc cha chú làm ăn bất chính mà trở nên giàu có thì họ tội gì không noi theo? Nông thôn sống quá cực khổ thì tội gì không lao ra thành phố, mặc dầu biết rằng ở đó có sẵn biết bao nhiêu cạm bẫy. Lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, coi nhẹ nền tảng gia đình đã khiến cho biết bao gia đình tan vỡ và đẩy biết bao thanh niên vào chỗ chán nản, mất phương hướng. Hoc đại học rất tốn kém mà tìm được việc làm đúng chuyên môn nghe đâu chỉ mới được tới được 20%? Xin việc làm ở bất kỳ đâu cũng phải đút lót(!). Chuyện rất phổ biến, ai cũng biết, vậy mà chả có bất kỳ ai bị xử lý? Chuyện rất phi văn hóa lại được gọi là văn hóa- Văn hóa phong bì (!). Khi Đại biểu Quốc hội Mạc Kim Tôn bị tuyên án tù 8 năm vì tham ô từ dự án ma 172 triệu đồng (!), giới trẻ cười thầm: Giám đốc một Sở lớn thế mà chỉ ăn hối lộ có ngần ấy thôi à? Thế thì các Giám đốc khác, ngay cả các Trưởng, Phó phòng xúc đâu ra tiền mà hầu hết đều có được nhà cửa khang trang tại Thủ đô, tại TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác. Trước là cho con về ôn thi, đợi sau khi về hưu sẽ chuyển cả nhà ung dung về đó. Tiền mua đất xây nhà phải nhiều tỷ chứ đâu có ít? Chúng ta quyết tâm chống tham nhũng nhưng có lẽ đang giống như quyết tâm chống bọ rầy(!). Bỏ ra biết bao công sức, tiền bạc mà bọ rầy năm nào cũng phá lúa đến mức có tới hàng nghìn con trên một gốc lúa? Bọ rầy nhờn thuốc chẳng khác gì tham nhũng đã nhờn với pháp luật hiện hành (!). Trong phong trào Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, theo tôi chúng ta nên tập trung học và làm theo câu của Người: “Để kháng chiến thắng lợi, để xây dựng nước nhà, chiến sĩ thì hy sinh xương máu, đồng bào thì hy sinh mồ hôi nước mắt để đóng góp. Mà những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hóa của cải của Chính phủ và của nhân dân. Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian bán nước” (HCM toàn tập, T.6, 1995, tr.490). Nếu theo đúng như tinh thần đó thì bất cứ ai nếu không thuyết trình được nguồn gốc tài sản thì nên cho nghỉ công tác ngay (!).Tội lỗi đến đâu xét xử sau! Thanh niên sẽ rất phấn khởi trước thái độ nghiêm minh như vậy.Thanh niên cũng đâu còn có hăng hái thi đua như trước đây, vì việc nhận danh hiệu thi đua nhiều khi phải chạy chọt, xin xỏ… Sinh hoạt Đoàn trở nên nhạt nhẽo, thiếu sinh khí, nhất là ở khu vực nông thôn. Thanh niên tham gia Công đoàn cũng chẳng hào hứng gì với các sinh hoạt thiếu nội dung thích đáng. Thanh niên trí thức tốt nghiệp ở nước ngoài về không muốn ở lại làm việc trong nước đang bị hiểu lầm là vì muốn làm ở nước ngoài cho có lương cao. Thực tế ở đơn vị tôi cho thấy, dù lương rất thấp nhưng các tiến sĩ ấy rất hào hứng ở lại tham gia, vì thấy có đầy đủ điều kiện để phát huy tài năng của mình. Muốn hiểu thanh niên cho đúng nên hỏi xem người lớn đã quan tâm đến thanh niên như thế nào. Họ cần được tự do phát biểu chính kiến của mình, miễn là những chính kiến mang tính xây dựng. Họ có quyền đòi hỏi điều kiện để phát huy những điều đã được học hỏi trong và ngoài nước. Sử dụng sai một trí thức là bóp chết ngay trí thức ấy ngay từ ngày sử dụng.

Ba bản Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 7 đã chỉ rõ một cách đầy đủ các biện pháp khắc phục những tồn tại trong ba vấn đề hệ trọng nói trên. Tôi mong muốn chúng ta đừng quên ghi nhớ lời căn dặn của Hồ Chủ tịch” Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã được thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin của nhân dân (HCM toàn tập, T.5,1995, tr.250)

Nguyễn Lân Dũng




Bai cua Truong Quoc Anh


Bai cua Truong Quoc Anh

Giá trị của đồng tiền

Bạn Hoa Tuyết comment vào blog của tôi:

Anh bây giờ rất nhiều tiền ... Có thể gọi là Triệu phú đôla. Tỷ phú VN... Vài năm nữa tài sản của anh sẽ tăng lên. Trở thành tỷ phú đôla là việc trong tầm tay. 10 năm nữa anh có thể có hàng trăm ngàn tỷ VNĐ. Anh sẽ làm gì với số tiền khổng lồ đó? Chia hết cho gia đình, các con của anh? Hay là để ăn chơi nhảy múa đập phá???

Nếu bạn có trong tay 1 triệu USD, bạn sẽ làm gì?

Tôi cùng từng suy nghĩ rất nhiều khi tự đặt cho mình câu hỏi này. Lúc chưa có tiền, tôi nghĩ mình sẽ tậu nhà to, sẽ chơi "siêu xe", sẽ ăn tiêu thỏa thích.

Tôi xuất thân trong một gia đình trí thức sống đạm bạc và vượt qua những giai đoạn vô cùng khó khăn khi Việt Nam chuyển mình từ nên kinh tế quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, lương của ông bà cụ nhà tôi, một giáo sư, một phó giáo sư không đủ tiêu trong một tuần. Năm 1988, tôi thi đỗ đại học, định mức lương thực hàng tháng được nâng từ 13 kg lên 16 kg gạo đã là một cái gì đó rất lớn.

Tôi vào đời rất sớm với hai bàn tay trắng.

Năm thứ hai đại học, tôi đã đi làm thêm - một điều rất hiếm ở thời đó vì tốt nghiệp đại học ra đã chắc gì có công ăn việc làm. Làm thêm rất vui, được nuôi ăn, được xài máy tính thỏa thích và cũng được ít đồng dằn túi.

Năm thứ ba đại học, tôi đã có một công việc part-time cố định ở ngân hàng. Những năm đầu tiên đó, tôi đã đi gần như khắp các tỉnh thành, được quen biết với rất nhiều người và tích lũy được nhiều kinh nghiệm mà không trường học nào dạy cho mình.

Tôi rời trường đại học nhưng không được nhận bằng vì "trốn học" nhiều quá. Tôi là một trong vài sinh viên hiếm hoi bị giữ bằng. Một kết cục buồn cho một sinh viên năm thứ nhất có điểm số đứng đầu trong 600 sinh viên. Một năm sau, tôi mới nhận được bằng đại học, tấm bằng màu nâu nhạt vỏ ép nhựa tái sinh với tấm hình gầy ốm của một thanh niên cao 1.72m mà chỉ nặng có 51kg. Tôi cất tấm bằng trong ngăn tủ và chưa bao giờ trình ra cho bất cứ một nhà tuyển dụng nào.

Tôi rời ngân hàng vào cuối năm 1993 và gia nhập FPT với mức lương 800,000 đồng/tháng tương đương 70 USD thời bấy giờ. Lý do "nhẩy việc" rất đơn giản, tôi cảm thấy mình không có cơ hội phát triển ở ngân hàng.

Những năm đầu tiên ở FPT, tôi luôn sống trong tình trạng lương không đủ tiêu, nhiều lần tôi có “lời đề nghị khiếm nhã” xin tăng lương, nhiều lần nhấp nhổm “lên đường” vì cảm thấy những cơ hội quá lớn trôi đi mà các lãnh đạo không chia sẻ. Tôi may mắn là nhiều lần được lãnh đạo tăng lương, rồi nghe theo nhiều đề nghị của tôi và tôi tiếp tục phục vụ FPT.

Tôi có được 100 USD đầu tiên vào năm 1984, khi mới 14 tuổi. Khi đó, tôi có thú vui sưu tầm tem, sưu tầm bao diêm, sưu tầm mô hình ôtô. Tôi từng nhịn ăn trưa cả tháng để dành tiền mua các món sưu tầm. Tôi đã đổi bộ được sưu tầm bao diêm lấy 100 USD để lấy tiền tiếp tục mua tem.

Tôi có được 100 ngàn USD đầu tiên vào năm 2001 nhưng không phải từ FPT.

Bà xã tôi thầu tổ chức một hội nghị quốc tế cho gần một ngàn nhà khoa học nước ngoài tới Việt Nam dự hội thảo trong hai tuần. Chúng tôi thuê trọn cả khu Trung tâm Hội nghị Quốc tế ICC ở Hà Nội để họp, thuê bao phần lớn số phòng ở hầu hết các khách sạn 5 sao để đón khách, tổ chức hàng chục tour du lịch.

Vụ làm ăn này thành công mỹ mãn chỉ hai tuần trước sự kiện Nước Mỹ bị tấn công bằng máy bay không tặc và hai tòa tháp World Trade Center sụp đổ. Nếu vụ khủng bố diễn ra sớm hơn vài tuần hoặc Hội thảo diễn ra muộn hơn vài tuần thì chúng tôi chắc chắn phá sản vì việc đi lại trên toàn cầu gần như tê liệt. Thật hú vía.

Tôi có được 1 triệu USD đầu tiên vào năm 2004 cũng không phải từ FPT.

Cuối năm 2001, tôi đến Phú Mỹ Hưng (PMH), Quận 7, TP HCM. Khi đó, PMH là một mảnh đất hoang vu cách biệt bởi sông nước, đầm lầy và chỉ có một con đường độc đạo duy nhất qua cây cầu Tân Thuận già nua. Tuần nào cũng có tại nạn giao thông xe container cán chết người ở chân cầu còn trạm thu phí đường thì ở sát đó luôn gây ùn tắc.

Nghe tôi tâm sự, nhiều người bạn hiểu rõ tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi đã "điên" khi bỏ tiền vào đây.

Tôi và bà xã tiến hành "đầu tư mạo hiểm" vào PMH, bỏ ngoài tai nhiều lời can ngăn. Chúng tôi tin vào tương lai tốt đẹp của PMH, tin vào cách làm của họ và vì PMH rất gần trung tâm Sài Gòn khi những cây cầu mà PMH vẽ sẵn trên bản đồ hoàn thành.

Là những người tiên phong, chúng tôi đã cầm đầu trong hầu hết các trào lưu đầu tư ở PMH. Chúng tôi bỏ tiền vào hàng loạt biệt thự xây sẵn, đất nền, căn hộ, cửa hàng ở chân các cao ốc, rồi biệt thự Phú Gia. Chúng tôi trở thành những tình nguyện viên của PMH. Đến nay, dù đã bán đi phần nhiều các bất động sản ở PMH nhưng tuần nào cũng có người gọi điện cho bà xã tôi để hỏi mua nhà.

Nhiều bạn bè đã tin theo lời khuyên của tôi và chúng tôi đã cùng nhau tạo thành những làn sóng đầu tư ở đây. Nhiều người đã nhân được tài sản của mình lên hàng chục lần.

Chiến dịch đầu tư hay hiệu quả nhất ở Phú Mỹ Hưng được tôi gọi là "gieo hạt". Với 100 ngàn USD vào năm 2001, tôi có thể bỏ tiền vào một chục hợp đồng bất động sản, mỗi hợp đồng chỉ đặt cọc 10 - 15% - như nhà nông gieo hạt. 12 tháng sau, giá bất động sản có thể tăng gấp đôi hoặc hơn thế. Chúng tôi gặt lúa bằng cách bán lại các hợp đồng và có thể thu lợi gấp 10 - 20 lần trên số vốn bỏ ra.

Giá đất đã tăng từ 200 - 300 USD/m2 vào năm 2001 lên 6,000 - 8,000 USD/m2 vào cuối năm 2007 đã cho thấy cơ hội lớn lao ở PMH. Tôi kết thân với nhiều lãnh đạo PMH, tôi rất khâm phục tầm nhìn của họ khi quyết định xây dựng cả một khu đô thị mới hiện đại từ một mảnh đất toàn đầm lầy và lau sậy. Với một cách tiếp cận dài hơi, một quyết tâm sắt đá, họ đã tạo ra một môi trường sống có thể nói là tốt nhất Việt Nam.

PMH đã dành những quỹ đất lớn cho cây xanh, cho trường học, bệnh viện và rất nhiều tiện ích công cộng. PMH đã lôi kéo được những người thành đạt chuyển về đây sinh sống. Chính những khách hàng của PMH như tôi đã góp phần tạo nên giá trị cộng đồng nhân văn của khu đô thị mới - điều mà chưa nơi nào ở Việt Nam làm được.

Đầu tư ở PMH, đối với tôi không chỉ là một thương vụ lời lỗ đơn thuần mà là một cuộc chơi thú vị. Tôi hay nói đùa với bạn bè là đầu tư ở PMH, giống như nuôi con cá vàng, làm cho cuộc đời vui vẻ hơn và nếu may mắn, có nhiều người yêu cá vàng thì đó là một khoản đầu tư sinh lời. Khi đã đầu tư ở PMH rồi, tôi gần như khó chấp nhận đầu tư bất động sản ở đâu khác vì những chỗ đó có quá nhiều những điều mình không hài lòng.

Thành công lớn nhất của tôi là FPT.

Trong 12 năm, tôi đã thăng tiến từ một lập trình viên thành một Ủy viên HĐQT Tập đoàn FPT. Kinh nghiệm của tôi là nắm thật chặt bất cứ cơ hội nào có được và đặt vào đây tất cả tâm huyết. Ở FPT, mọi người đánh giá tôi cao nhất ở trách nhiệm đối với công việc đã nhận, ở tính sáng tạo và khả năng cảm nhận cơ hội làm ăn. Tôi tự thống kê thấy 5/6 cơ hội mà tôi cho rằng không nên tham gia đã thất bại và 8/10 cơ hội nên tham gia đã thành công.

FPT cổ phần hóa, tôi đã đầu tư toàn bộ tiền nhàn rỗi của mình vào FPT. Khi nhiều người chưa nhận ra giá trị của công ty, tôi lúc nào cũng sẵn lòng mua lại cổ phần của những ai muốn bán. Nhiều người đã bán quyền mua cổ phần với chênh lệch giá chỉ đủ mua một chiếc điện thoại Nokia. Một anh bảo vệ công ty, tin vào lời khuyên của tôi đã giữ lại cổ phần. Anh bán cổ phần khi FPT lên sàn và đủ tiền mua một căn hộ nhỏ.

Tôi đầu tư vào FPT đầy hứng thú như khi đầu tư vào PMH. Hơn PMH, ở FPT, tôi được quyền góp sức, được quyền “cày cấy”, chăm bẵm cánh đồng của mình và chờ đến ngày lúa chín. Tôi tâm niệm, khi dốc sức vào việc gì, dù việc đó có thể không thành công thì đó luôn là những quãng thời gian đáng nhớ.

Những người FPT đã đi với nhau gần 20 năm để xây dựng một FPT hùng mạnh và đã niêm yết FPT trên sàn chứng khoán. Tôi quan niệm những giá trị mà mình có được từ FPT là một quá trình tự nhiên khi đã đặt toàn bộ niềm tin và cả cuộc đời mình vào FPT.

Từ khi tay trắng đến khi có tiền, cách sống của tôi rất ít thay đổi. Khi bạn tự tay kiếm ra từng đồng tiền, bạn sẽ ít khi tiêu chúng một cách hoang phí. Tôi cũng không định dành cho các con mình một sự khởi đầu “xa xỉ”. Tôi mong muốn các con mình được học hành đầy đủ và rồi tự tìm cho mình một con đường, để gắn bó lâu dài, trung thành như tôi đã từng trải nghiệm ở FPT.

Đối với gia đình tôi, 5% những gì chúng tôi có là hoàn toàn đủ để chúng tôi sống tốt. 5% nữa có thể giúp chúng tôi sống một cách thoải mái hơn. Vậy 90% còn lại, tôi có thể làm gì để cuộc sống của mình có ích hơn, phù hợp với những gì mình tâm huyết?

Tôi rất hâm mộ nhiều doanh nhân thành đạt đã dùng phần lớn thời gian và tài sản để phục vụ xã hội, chỉ có như vậy 90% tài sản kia mới được sử dụng một cách nhân bản, hiệu quả và có ích – thay vì cứ giữ chặt chúng ở trong két sắt hay trong ngân hàng.

Tôi dự kiến trong tương lai, khi rời khỏi việc điều hành doanh nghiệp sẽ quyên phần lớn tài sản của mình vào một Quỹ và dành toàn bộ thời gian để phát triển và phục vụ cho nhiều lợi ích xã hội.







Văn Miếu - Quốc Tử Giám một di tích của nghìn năm văn hiến

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng của Hà Nội và cả nước bao gồm có Văn Miếu được lập năm 1070 thờ các bậc Tiên thánh Tiên hiền của Nho học và Hoàng Thái tử đến học, năm 1076 lập Quốc Tử Giám là Trường đại học đầu tiên của nước ta, đã hoạt động hơn 700 năm đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.

Trải qua hơn 900 năm với nhiều biến động của lịch sử và tự nhiên, đến nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữa được dáng vẻ cổ kính với nhiều công trình kiến trúc có giá trị cao như: Khuê văn các, điện Đại Thành và các hiện vật làm chứng tích của nghìn năm văn hiến như: tượng thờ, rồng đá, nghiên đá, bia tiến sĩ và những cây đa, cây đại cổ thụ đã chứng kiến việc học hành, thi cử qua các triều đại lý, Trần, Lê...

Các giá trị văn hóa tinh thần (phi vật thể) ẩn chứa trong văn hóa vật thể ở mảnh đất địa linh nhân kiệt làm nên truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn trọng nhân tài, hiếu học và học giỏi của dân tộc ta.

UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày 9-5-1988, trong đó có chức năng nhiệm vụ: Quản lý, bảo vệ và tôn tạo di tích, Tổ chức hướng dẫn khách tham quan du lịch; Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Hà Nội. Văn Miếu - Quốc Tử Giám có diện tích 54.332 m2, ở trung tâm thủ đô có mật độ dân số đông, trình độ văn hóa cao, đời sống kinh tế phát triển, hoạt động tham quan du lịch sôi động. Đó là những thuận lợi của trung tâm trong việc tổ chức phục vụ tham quan du lịch văn hóa và phát huy giá trị của di tích.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, tinh hoa của văn hóa dân tộc, niềm tự hào của chúng ta hôm nay và mai sau, là tài sản quý giá của quốc gia, được Nhà nước công nhận để lưu giữ, tu bổ, tôn tạo và phát huy tác dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tiến hành cắm mốc để ngăn chặn việc lấn chiếm, phối hợp chính quyền và công an phường Quốc Tử Giám để bảo vệ an toàn tuyệt đối khu di tích và khách tham quan du lịch, thường xuyên giữa gìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Đã ngăn chặn hoàn toàn những hành động trèo cây, câu cá, bắn chim. Việc bán hàng lưu niệm cho khách ở bãi đổ xe phố Văn Miếu và vỉa hè phố Quốc Tử Giám đã sắp xếp, lập lại trật tự, khách tham quan được bảo vệ an toàn. Các công trình kiến trúc như điện Đại thành, Bái Đường, Khuê Văn các, Đại Trung môn, Văn Miếu môn... được tôn tạo. Nhà che bia được xây dựng, thảm cỏ, cây xanh và đường đi trong di tích được cải tạo.

Với mục đích nghiên cứu để kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc, được sự cộng tác của nhiều nhà khoa học, trung tâm đã thực hiện ba đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố:

1. Luật chứng khoa học về phương hướng lưu danh danh nhân văn hóa cận hiện đại Việt Nam tại Văn Miếu.

2. Văn Miếu và chế độ học hành thi cử theo Nho học.

3. Văn Miếu - Quốc Tử Giám trung tâm văn hóa - giáo dục Nho học của Việt Nam.

Việc thực hiện các đề tài nghiên cứu cùng với những cuộc hội thảo khoa học về giá trị của khu di tích và các danh nhân văn hóa đã góp phần nâng cao trình độ cho cán bộ của trung tâm, bổ sung kho tư liệu, tổ chức phòng trưng bày và xuất bản ba cuốn sách: Văn Miếu - Quốc Tử Giám một biểu tượng văn hóa giáo dục Việt Nam; Những gương mặt văn học Thăng Long và Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thăng Long - Hà Nội.

Để phục vụ và hướng dẫn khách tham quan, trung tâm có đội ngũ hướng dẫn viên thông thạo ngoại ngữ (Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc), có kiến thức sâu về di tích và khả năng giao tiếp tốt. Các hoạt động biểu diễn ca nhạc dân tộc, bán hàng lưu niệm góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho khách.

Yêu cầu của khách du lịch khi tới thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám là tìm hiểu về lịch sử nền văn hóa giáo dục Việt Nam. Hướng dẫn viên không chỉ giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển của di tích mà phải nhấn mạnh vào ý nghĩa, công dụng của từng công trình kiến trúc, hiện vật của di tích, không phải chỉ ở cái vỏ văn hóa vật thể, ý thức tâm linh ẩn chứa trong đó.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm có Văn Miếu thờ các bậc Tiên Thánh Tiên hiền của Nho học và Quốc Tử Giám, Trường đại học đầu tiên của nước ta. Khi giới thiệu với khách tham quan phải coi trọng chủ yếu Quốc Tử Giám thông qua các hiện vật trong phòng trưng bày về di tích và 82 bia tiến sĩ để khách quốc tế cũng như trong nước thấy được truyền thống tôn sư trọng đạo, đề cao hiền tài, hiếu học và học giỏi của dân tộc ta.

Hiện nay, khu di tích đã được lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng sân vườn và các công trình kiến trúc có khả năng phục vụ khách tham quan vào buổi tối, xem ca nhạc văn hóa dân tộc và tiệc nhẹ. Mặc dù nhiều cơ quan trung ương, nhiều công ty du lịch theo yêu cầu của khách muốn tổ chức hoạt động ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhưng đang ở bước thể nghiệm nên trung tâm chỉ nhận những hội nghị lớn của ý nghĩa văn hóa. Sau khi khu Thái Học, vườn Giám và Hồ Văn được xây dựng sẽ có điều kiện tổ chức tốt hơn.

Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ có tính chất đặc thù của trung tâm và cũng là thểnghiệm của ngành văn hóa Thông tin Hà Nội đối với các di tích lịch sử - văn hóa của thủ đô.

Xưa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là thánh đường của Nho giáo, là "Cửa Khổng, sân Trình" đào tạo nhân tài cho đất nước. Nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích lịch sử - văn hóa của quốc gia, một địa chỉ hoạt động văn hóa của thủ đô. Việc lập lại tượng thờ và bài vị của các bậc Tiên Thánh, Tiên hiền Nho học các danh nhân văn hóa Việt Nam và tổ chức lễ kỷ niệm sinh hoạt văn hóa thường xuyên là thể hiện sự tôn trọng của chúng ta đối với các bậc danh nhân và di sản văn hóa dân tộc.

Hướng tới kỷ niệm Một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội. Dự án tu bổ, tôn tạo văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn hai (1998 - 2002) đã được phê duyệt, đang tiến hành cải tạo Hồ Văn, chuẩn bị khởi công xây dựng khu Thái Học. Đồng chí Nguyễn Quang Lộc, giám đốc trung tâm cho biết: "Khu Thái Học là tên Quốc Tử Giám dưới thời Lê, nơi sôi kinh nấu sử của các bậc hiền tài, những ngôi nhà đó nay không còn nữa mà chúng ta xây dựng công trình mới với yêu cầu hài hòa với các công trình kiến trúc, cảnh quan di tích và đáp ứng các sinh hoạt văn hóa mang truyền thống dân tộc của thủ

van mieu quoc tu giam



hoc tro cau su hoc dau nam tai van mieu
Posted by Picasa

dao tet

Tết
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bài hay đoạn này cần người am hiểu về chủ đề của nó biên tập lại.
Bạn có thể giúp chỉnh sửa bài hoặc nhờ một ai đó. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.

Mục từ này nói Tết Nguyên đán là Tết lớn nhất của người Việt; xem các nghĩa khác tại Tết (định hướng).

Một tấm bích chương mừng Tết Nguyên Đán Đinh Hợi

Tết Nguyên đán, còn gọi Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết, là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch hay Tết Tây, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch và nói chung kéo dài khoảng 5–6 ngày, tạo điều kiện cho những thành viên gia đình sinh sống làm ăn ở nơi xa có thể về quê vui cảnh đoàn viên ít ngày. Nhưng ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ nó là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ngày tết đem lại một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì không hay đẹp của năm qua nên mọi người đều cố gắng vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ. Lòng người nào cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới.

Hai chữ "Nguyên đán" (元旦) có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Tết Nguyên đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết (春節, chữ Tết là từ chữ Tiết), Tân niên (新年) hoặc Nông lịch tân niên (農曆新年).Mục lục [ẩn]
1 Thời gian cử hành Tết
2 Những nét chính về Tết
2.1 Mùa Tết
2.2 Chợ Tết
2.3 Hương vị ngày Tết: bốn thức chủ lực "quốc hồn quốc túy"
2.4 Màu của ngày Tết
2.5 Khái niệm thời gian
3 Lịch sử
4 Lịch
5 Ba "giai đoạn" đón mừng Tết
5.1 Tất Niên
5.1.1 Cúng bái
5.2 Giao thừa
5.3 Tân Niên
6 Dọn dẹp, trang trí
6.1 Mâm Ngũ Quả
6.2 Cây nêu
6.3 Tranh tết
6.4 Câu đối tết
6.5 Hoa tết
7 Ẩm thực ngày Tết
8 Những tập tục, sinh hoạt ngày tết
9 Tín ngưỡng
9.1 Điềm lành
9.2 Kiêng kỵ
10 Người Việt Nam tại nước ngoài
11 Tết nguyên đán ở các nước cùng có lễ tết này
11.1 Hàn Quốc
11.2 Trung Quốc
12 Thi ca
13 Chữ "Tết" trong ngoại ngữ
14 Xem thêm
15 Tham khảo
16 Liên kết ngoài
16.1 Nhạc xuân trực tuyến


[sửa]
Thời gian cử hành Tết

Phong bì lì xì đựng tiền mừng tuổi

Ngày đầu năm này cũng gọi là ngày Mồng Một Tết, ngày bắt đầu của một dịp lễ cổ truyền long trọng nhất trong năm của người Việt. Có những thời điểm trước đây chuỗi ngày Tết được kéo dài hơn hiện nay, người ta "ăn Tết" (tận hưởng Tết) đến Mồng Tám, Mồng Chín tháng giêng (tháng một Âm lịch); nói chung khi nào những công sở, trường học còn nghỉ thì còn Tết. Tết là dịp hội hè vui chơi sau một năm lao động vất vả, và là dịp để những người tha phương tìm về sum họp với gia đình, cùng nhau tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn. Người Việt Nam tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết.

[sửa]
Những nét chính về Tết

[sửa]
Mùa Tết

Từ 23 tháng chạp trở đi là bắt đầu vào thời kỳ rộn ràng của mùa Tết, tính từ mốc sự kiện "đưa ông Táo về trời" (một nghi thức tiễn đưa thần bếp lên chầu Ngọc Hoàng báo cáo lại tình hình trong năm của chủ gia) vào ngày này. Thiên hạ đua nhau nô nức mua sắm các vật dụng, đặc biệt là quần áo và thức ăn (việc buôn bán mùa Tết thường sẽ chấm dứt từ đúng ngọ ngày 29 hoặc 30 tháng chạp, từ khi đó lần đầu tiên trong năm, chợ búa trở nên vắng vẻ và các sạp trống không). Tại những bến xe tấp nập những người tha phương mua vé xe để trở về quê đoàn tụ cùng gia đình. Không khí lễ mỗi lúc một đầy ngập hơn, người người ai nấy đều nô nức rộn ràng chuẩn bị đón xuân.

[sửa]
Chợ Tết
Xem thêm: Chợ Tết

Đấy là những chợ có phiên họp chợ vào trước tết từ 25 tháng chạp cho đến 30 tháng chạp, bán nhiều mặt hàng, nhưng nhiều nhất là các mặt hàng phục vụ cho tết nguyên đán, như lá dong để gói bánh chưng, gạo nếp để gói bánh chưng hoặc nấu xôi, gà trống, các loại trái cây dùng thờ cúng (ngũ quả) để cúng tổ tiên.... Vì tất cả những người buôn bán hầu như sẽ nghỉ bán hàng trong những ngày Tết, những ngày đầu năm mới không họp chợ, nên phải mua để dùng cho đến khi họp chợ trở lại đưa đến mức cầu rất cao. Người Việt có câu "mồng bốn chợ ma, mồng ba chợ người" nên chợ được họp phiên đầu năm là mồng ba tết (ngày 3 tháng 01 âm lịch) Hơn nữa, chợ Tết cũng để thỏa mãn một số nhu cầu mua sắm để thưởng ngoạn, để lễ bái như hoa kiểng, những loại trái cây, đặc biệt là dưa hấu và những loại trái có tên đem lại may mắn như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài v.v. Những loại chợ Tết đặc biệt cũng sẽ chấm dứt vào trước ngọ giao thừa. Vào những ngày này, các chợ sẽ bán suốt cả đêm, và đi chợ Tết đêm là một trong những cái thú đặc biệt.

[sửa]
Hương vị ngày Tết: bốn thức chủ lực "quốc hồn quốc túy"

Khoảng rằm tháng chạp, củ kiệu tươi được bày bán đầy các chợ. Các bà nội trợ mua về cắt lấy phần củ trắng nõn nà, phơi qua vài nắng cho khô quắt lại rồi cho vào những ve keo, kế đó cho vào các ve củ kiệu này giấm sôi nấu với đường, xong đậy kín lại. Vào vài buổi chợ giáp tết họ mua thịt heo mỡ, trứng vịt để chuẫn bị món dự trữ chủ lực: thịt kho nước dừa; thêm đôi ba xấp bánh tráng, giá để làm dưa giá nữa là xong. Không ai là người Việt mà không cảm khái thứ hương vị dân tộc và khó quên ấy: bánh tráng nhúng nước cho mềm, trải ra trên một tay, cho lên đấy một miếng thịt mỡ, một miếng hột vịt, vài ba củ kiệu, ít dưa giá rồi cuốn lại, chấm vào tô nước thịt kho dằm miếng ớt. Ngày tết hễ đói bụng, hay muốn nhậu, ngoài các thứ đều không thể thiếu được "thịt kho, dưa giá, củ kiệu, bánh tráng"[cần dẫn nguồn]. Phải nhìn thấy chúng, nếm chúng, nuốt chúng xuống dạ dày mới gọi là thưởng thức được hương xuân trọn vẹn[cần dẫn nguồn].

Riêng người Bắc, thay vì củ kiệu, một số người dùng củ hành ta với cách làm cũng tương tự. Ve dưa hành có màu hồng như ngọc, trông rất đẹp và "may mắn".

[sửa]
Màu của ngày Tết

Hoa đào, nở vào ngày Tết, báo hiệu mùa xuân ở miền bắc Việt Nam

Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, màu chủ lực trong ngày Tết vẫn là màu đỏ theo quan niệm màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ. Người Việt Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa đào v.v. Trước đây khi pháo còn được cho phép đốt, đường xá ngập tràn trong màu đỏ của xác pháo nổ rân không ngớt kể từ giao thừa đến rạng sáng Tết, rồi nổ lẻ tẻ mãi cho đến khi nào hết "mồng" mới thôi.

Trang phục có tông màu đỏ cũng được ưa chuộng để mặc Tết.

[sửa]
Khái niệm thời gian

Mùa Tết, không ai bảo ai, mọi người đều cùng nhau dẹp bỏ dương lịch và quay trở sang âm lịch rất tự nhiên, với những khái niệm thời gian trước tết gọi là “hăm” (ngày 20 tháng chạp âm lịch +): hăm mốt tết, hăm chín tết (nếu rơi vào tháng chạp thiếu sẽ không có ngày ba mươi tết), sau tết gọi là “mồng”: mồng hai tết, mồng tám tết... Âm lịch hồi sinh thật kỳ diệu như thể luôn nhắc nhủ mỗi người Việt Nam về tính dân tộc, cổ truyền của ngày lễ trọng đại, thiêng liêng nhất này.

[sửa]
Lịch sử

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau.

Đời nhà Đông Chu, Khổng Phu Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Cho đến khi nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng Bảy tháng giêng (8 ngày).

Ngày nay, Việt Nam quy định viên chức và công nhân lao động được nghỉ Tết vào ngày 29 hoặc ngày 30 trước Tết và từ mùng Một đến mùng Ba (tổng cộng 4 ngày). Việt kiều sinh sống tại Âu Châu hay Bắc Mỹ hoặc chỉ giữ ngày mùng Một hoặc tổ chức Tết vào ngày cuối tuần gần nhất.

Ngoài ra, người ta thường nói "20 Tết", "15 Tết"... đây chỉ là nói những ngày ảnh hưởng do những công việc để chuẩn bị đón Tết hay dư âm còn lại của những ngày Tết.

Nguyên nghĩa của Tết chính là "tiết". Văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.

Ngày nay, cùng với người Hoa, người Việt, các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Nepal, Bhutan, H'mông Trung Quốc cũng tổ chức Tết âm lịch và nghỉ lễ chính thức. Trước đây Nhật Bản cũng cử hành Tết âm lịch, nhưng từ năm Minh Trị thứ 6 (1873) họ đã chuyển sang dùng dương lịch cho các ngày lễ tương ứng trong âm lịch.

[sửa]
Lịch

Nhành mai ngày TếtChi Con vật tương ứng Ngày tháng Dương lịch
Tí Chuột 19 tháng 2 năm 1996 7 tháng 2 năm 2008
Sửu Trâu 7 tháng 2 năm 1997 26 tháng 1 năm 2009
Dần Hổ 28 tháng 1 năm 1998 14 tháng 2 năm 2010
Mão (Mẹo) Mèo 16 tháng 2 năm 1999 3 tháng 2 năm 2011
Thìn Rồng 5 tháng 2 năm 2000 23 tháng 1 năm 2012
Tị Rắn 24 tháng 1 năm 2001 10 tháng 2 năm 2013
Ngọ Ngựa 12 tháng 2 năm 2002 31 tháng 1 năm 2014
Mùi Dê 1 tháng 2 năm 2003 19 tháng 2 năm 2015
Thân Khỉ 22 tháng 1 năm 2004 8 tháng 2 năm 2016
Dậu Gà 9 tháng 2 năm 2005 28 tháng 1 năm 2017
Tuất Chó 29 tháng 1 năm 2006 16 tháng 2 năm 2018
Hợi Lợn 17 tháng 2 năm 2007 5 tháng 2 năm 2019


Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1) [1]. Hiện nay, vì chênh lệch một giờ giữa Việt Nam (UTC +7) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (UTC +8), đôi khi Tết của Việt Nam không trùng ngày với Tết của Trung Quốc. Từ năm 1975 đến năm 2100, có 4 lần không trùng; đặc biệt năm 1985, Tết Việt Nam lệch với Tết Trung Quốc khoảng một tháng, do năm 1984 âm lịch Việt Nam không có tháng nhuận trong khi lịch Trung Quốc nhuận tháng 10.Năm Tết của Việt Nam Tết của Trung Quốc
1985 21 tháng 1 20 tháng 2
2007 17 tháng 2 18 tháng 2
2030 2 tháng 2 3 tháng 2
2053 18 tháng 2 19 tháng 2


[sửa]
Ba "giai đoạn" đón mừng Tết Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong Wikipedia.
Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác.


Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên. Nhiều người cũng muốn thăm lại nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu. Đối với nhiều người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, kỷ niệm thời niên thiếu có thể gắn liền với giếng nước, mảnh sân nhà. "Về quê ăn Tết" đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn.

Tuy là Tết cổ truyền của dân tộc nhưng tuỳ theo mỗi vùng, mỗi miền của Việt Nam hoặc theo những quan niệm về tôn giáo khác nhau nên có thể có nhiều hình thức, nhiều phong tục tập quán (địa phương) khác nhau. Xem thêm bài viết chính phong tục Tết miền Bắc, phong tục Tết miền Trung và phong tục Tết miền Nam.

Phần sau đây trình bày các điểm chung giữa phong tục Tết ba miền. Nói chung Tết ở ba miền đều có thể phân làm 3 khoảng thời gian, mỗi khoảng thời gian ứng với những sự chuẩn bị, ứng với những lễ nghi hay ứng với những hình thức thể hiện khác nhau, đó là Tất Niên, Giao Thừa và Tân Niên.

[sửa]
Tất Niên

Đối với Tết cổ truyền, dịp tất niên là lúc mọi nhà chuẩn bị cho Tết, mua tích trữ thực phẩm và đồ dùng thiết yếu. Lý do là nhiều hoạt động mua bán sẽ bị ngưng trệ trong và sau Tết, chừng một vài ngày đến một tuần, do mọi người đều nghỉ ăn Tết. Nhu cầu mua sắm vào dịp này cũng một phần là vì các nhà thường chuẩn bị tài chính cho dịp Tết từ năm cũ. Những nhà làm nghề nông cũng tích trữ vật nuôi hay hoa màu từ trong năm cũ cho dịp Tết.

Bước vào bất cứ nhà nào trong thời điểm cuối năm cũng có thể nhận thấy ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp và khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về... Đối với các gia đình lớn, họ hàng đông, có quan hệ xã hội rộng, đông con cháu, dâu rể, thì công việc chuẩn bị càng phức tạp hơn.

[sửa]
Cúng bái

Cúng Tất Niên
Sắp dọn bàn thờ – Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5, gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong với ý nghĩa để các cụ rửa chân tay sạch sẽ về đón tết cung con cháu[cần dẫn nguồn]. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới...
Cúng ông Táo – theo quan điểm của người Việt thì ông Táo là người ghi chép tất cả những gì con người làm trong năm và báo cáo với Ngọc Hoàng. Ngoài ra, ông Táo còn đại diện cho sự ấm no của một gia đình. Ông Táo được cúng vào ngày 23 tháng chạp Âm lịch hàng năm. Lễ cúng ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mã còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà và con cá chép, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng.

Bàn thờ tổ tiên(?) trong ngày tết
Cúng Tất niên: lúc đầu được hiểu như là hoàn tất (công việc) trong năm, tức cúng các tổ nghề đã phù hộ cho công việc làm ăn, nhưng vì không phải thợ nào cũng có vị tổ nghề rõ ràng nên dần dà, mọi người đều cúng. Lễ cúng này thường vào các ngày từ sau 23 đến 29 hoặc 30 Tết.

[sửa]
Giao thừa
Cúng Giao thừa hay lễ Trừ Tịch: Theo tục lệ cổ truyền thì "giao thừa" được tổ chức nhằm đón các thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Mâm lễ được sắp bày với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Đôi khi có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển. Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc. Bắt đầu vào lúc giao thừa, và cũng kết thúc vào lúc giao thừa. Theo Từ điển Hán-Việt của Đào Duy Anh, giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Cao đài Từ điển giải nghĩa trừ tịch 除夕 thì trừ: bỏ đi, bớt ra, cuối năm; tịch: đêm và Giao thừa 交承 thì giao: giao tiếp và thừa: tiếp tục. [2] Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để " khu trừ ma quỷ".
Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất. Sau khi cúng xong, xem như Tết thực sự đã đến với gia đình.

Pháo đốt ngày tết
Tập tin:Phaohoagiaothua.jpg
Bắn pháo hoa lúc giao thừa ở Hà Nội
Pháo Tết:
Xem thêm: Bánh pháo

Trước đây, đúng vào phút Giao thừa, mọi người thường đốt pháo Tết. Theo lời truyền miệng dân gian, pháo được cho nổ vào dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ của năm cũ (vì người xưa đã tin rằng ma quỷ sợ tiếng động lớn) và chào đón năm mới. Pháo càng dài và lớn, nổ càng lâu, kêu càng to, cháy ra nhiều xác phác pháo và cháy hết thì càng được cho là điềm lành của năm mới. Tuy nhiên do nguy cơ cháy nổ, sát thương và ô nhiễm môi trường mà từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, pháo Tết đã bị cấm ở Việt Nam. Nay được thay thế bằng bắn pháo hoa do nhà nước Việt Nam tổ chức, hiện chỉ ở các thành phố lớn do giá thành còn đắt.

[sửa]
Tân Niên
Xông đất: (Miền Bắc gọi là "xông đất", nhưng miền Trung dùng đúng tên cổ tục này là "đạp đất".) Người Việt quan niệm ngày mồng Một Tết, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợi. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều: Người được chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận.
Chúc Tết: Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là thêm 1 tuổi).

Lì xì
Lì xì (利市, phát âm theo người Quảng Đông: lishi): người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay "hồng bao", gọi là "lì xì" với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong "hồng bao" có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hóa thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu.
Xuất hành và hái lộc: "Xuất hành" là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần... Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một "cành lộc" để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục "hái lộc". Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.
Thăm viếng họ hàng – để gắn kết tình cảm già đình họ hàng v.v. Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công...; những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi" hay "của đi thay người" nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.

[sửa]
Dọn dẹp, trang trí

[sửa]
Mâm Ngũ Quả
Bài chi tiết: Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng. Mâm ngũ quả của người miền Bắc gồm: chuối, ớt, bưởi , quất. Có thể thay thế bằng cam, quýt, trứng gà (lê-ki-ma), hồng xiêm. Chuối xanh cong lên ôm bưởi mang ý nghĩa đùm bọc. Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lê tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. Mâm ngũ quả người miền Nam gồm dừa, đu đủ, mãng cầu, sung, xoài với ngụ ý "cầu sung vừa đủ xài"

[sửa]
Cây nêu

Cây nêu
Bài chi tiết: Cây nêu

Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống.
Bớ lũ quỷ kia, tớ dựng cây nêu ngán chửa?
Hỡi bầy trẻ nọ, bay nghe tiếng pháo mừng không?

[sửa]
Tranh tết
Bài chi tiết: Tranh dân gian Việt Nam, Tranh Đông Hồ, Tranh Hàng Trống, và Tranh Kim Hoàng

Tranh Đông Hồ trang trí ngày Tết Nguyên Đán

Phía trên bàn thờ thường treo một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư... có khi là một chữ Nho (chữ Tâm, Phúc, Đức...).

[sửa]
Câu đối tết
Bài chi tiết: Câu đối

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ. Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

[sửa]
Hoa tết

Hoa đào Nhật Tân ngày càng hiếm hoi

Cây mai ngày Tết

Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.

Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hơn, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống. Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ...; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thuỷ tiên, hoa lan, hoa thược dược, hoa violet...
Cây quất: Thường được trang trí tại phòng khách, cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm, quả chín vàng ươm, tròn trịa, sum suê tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng, tràn đầy, viên mãn kết quả.

[sửa]
Ẩm thực ngày Tết

Thành ngữ Việt Nam có câu "Đói giỗ cha, no ba ngày Tết". Tết đến, dù nghèo khó đến đâu thì người ta cũng cố vay giật, xoay xở để có đủ ăn trong ba ngày Tết. Hơn thế nữa, dù có đói khát quanh năm thì đến Tết, mọi người mà nhất là trẻ em, được ăn uống no nê, không những thức ăn ngon mà lại rất nhiều. Vì vậy mà người ta đã gọi là "ăn Tết". Ngoài cơm, ngày Tết còn có:
Bánh truyền thống: bánh chưng, bánh dầy, bánh tét... Đây là các loại bánh đặc trưng cho phong tục ăn uống ngày Tết ở Việt Nam. Bánh chưng và bánh giầy còn được gắn với các sự tích cổ của các vua Hùng, tổ tiên của người Việt.
Cỗ Tết: dịp Tết người Việt thường tổ chức ăn uống lớn, gọi là ăn cỗ. Các món cỗ trong nhiều gia đình có thể có bóng bì, canh măng, chân giò có nấm hương, miến nấu lòng gà, xôi gấc, xôi đỗ, thịt gà, thịt đông, món xào, giò lụa, giò mỡ, nộm, dưa hành muối...
Mứt Tết và các loại bánh kẹo khác để thờ cúng và để dọn đãi khách. Mứt có rất nhiều loại như: mứt gừng, mứt bí, mứt cà chua, mứt táo, mứt dừa, mứt quất, mứt sầu riêng, mứt mít, mứt khoai, mứt hạt sen, mứt chà-là...Kẹo bánh thì đa dạng hơn như: kẹo thèo lèo, kẹo dừa, kẹo cau, kẹo đậu phụng (kẹo cu-đơ)...Ngoài ra, Tết còn có hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, hạt dẻ rang...

[sửa]
Những tập tục, sinh hoạt ngày tết
Áo quần mới: Ngày xưa, trước Tết một thời gian ngắn, các bà các mẹ trong nhà phải thức khuya quay tơ, dệt vải, may áo quần mới cho cả nhà. Công việc này thường kết thúc vào ngày cuối năm. Đến sáng mùng Một Tết, cả nhà dậy sớm, thay quần áo mới để làm lễ gia tiên. Người ta cho rằng cần phải rũ bỏ những cái cũ, cái không may mắn đi theo quần áo cũ và đón một năm mới với nhiều hi vọng và niềm vui mới từ bộ quần áo mới đó.
Dọn dẹp nhà cửa trước Tết, do tục kiêng cữ quét nhà trong ngày Tết. Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân (xác pháo đốt trong đêm giao thừa), người quét nhà sẽ bị rông cả năm.
Sêu Tết, miền Nam gọi là "đi tết", là nghĩa vụ phải làm trước Tết của chàng trai sau lễ hỏi và trước lễ cưới. Sau lễ hỏi chàng trai chính thức là rể chưa cưới và có bổn phận đối với nhà gái. Bổn phận này bao gồm phải có "sêu tết" và đôi khi có việc đi làm rể. "Sêu" có nghĩa là mùa nào thức ấy, chàng trai phải mang lễ vật sang biếu bố mẹ vợ chưa cưới.
Đối với nhiều người Việt, dịp tất niên là dịp trả nợ cũ, xóa bỏ xích mích của năm cũ, để hướng tới năm mới vui vẻ hòa thuận hơn.
Vào ngày 30 Tết, người Hà Nội còn có thói quen đi mua lá mùi già về để tắm tất niên đón chào năm mới. Đó là loại cây lá và thân ngào ngạt mùi hương rất thơm, thường có nhiều vào dịp Tết, mùi thơm của cây mùi già luôn gợi nhớ tới ngày Tết.
Đầu Xuân, người có chức tước khai ấn; học trò, sĩ phu khai bút; nhà nông khai canh; người buôn bán mở hàng lấy ngày... Sau ngày mùng Một, dù có mải vui cũng chọn ngày để "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì Giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.
Các trò chơi dân gian như, bịt mắt bắt dê, múa võ, hát bội, hát cải lương, hát chèo, đánh đu, thi leo cột mỡ; bài chòi và nhiều loại bài bạc cổ truyền khác.
Các lễ hội truyền thống khác như thi đấu cờ người; đua thuyền, đấu vật, đánh còn, múa lân, múa rồng, thi thả chim bồ câu... tuỳ theo mỗi địa phương các lễ hội này có thể được tổ chức hay không.
Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp Tết thì tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đến lễ khai hạ (hạ nêu) thì xé bộ tam cúc, cất bộ tổ tôm...hoặc đốt luôn hóa vàng.
Cúng đưa, hạ nêu: Trong những ngày Tết, người Việt quan niệm rằng có sự hiện diện của Ông Bà tổ tiên nên bàn thờ luôn được thắp hương và cúng cơm mỗi ngày. Thường thì chiều mồng Ba cúng tiễn đưa Ông Bà, chiều mồng Bảy cúng hạ nêu.
Đi viếng lễ chùa xin xăm: Không ai biết chắc chắn phong tục này có từ bao giờ và tại sao nhưng trong những ngày đầu năm âm lịch thì rất nhiều người thích đi lễ ở các lăng tẩm, đền chùa để cúng bái và xin xăm nhất là vào buổi sáng mồng một, phong tục này thường được tiến hành chung với tục lệ chọn hướng xuất hành và hái lộc. Xin xăm là một hình thức tin vào các thẻ xăm có ghi lời sấm báo trước điềm lành hay dữ trong năm và thường cần có thầy bàn xăm.
Đốt pháo:thường hay có trong dịp cúng tất niên hay thời khắc giao thừa ngày tết cổ truyền. Nay gần như không còn vì pháo đã bị cấm do tính chất nguy hiểm dễ gây sát thương của nó. Xem thêm Bánh pháo.

[sửa]
Tín ngưỡng

[sửa]
Điềm lành
Hoa mai: sau Giao thừa, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may. Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh.
Chó lạ vào nhà: Tục ngữ "Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang".
Cây đào: Nếu có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.
Cây quất: Nếu cây có nhiều chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc. Nếu có đủ Tứ quý: Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn và thành đạt cả năm.

[sửa]
Kiêng kỵ

Theo quan niệm trong ngày đầu năm (Nguyên Đán) mà có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm đó chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người, do đó, người Việt có một số kiêng kỵ như sau:

Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.

Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm. Trường hợp chết đúng ngày mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang.
Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió v.v.
Trong ngày này, người ta kiêng quét nhà vì theo một điển tích của Trung Quốc, nếu quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất.
Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay.
Trong ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt... Nếu ăn những thứ này bào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy
Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.
Ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành. (Ca dao: "Mồng năm, mười bốn hăm ba. Đi chơi cũng lỗ lọ là đi buôn.")

[sửa]
Người Việt Nam tại nước ngoài

Người Việt sống ở nước ngoài nếu không có điều kiện về Việt Nam trong dịp Tết cũng có những hoạt động hưởng ứng, như là:
Tại Thái Lan: Tổng lãnh sự Việt Nam ở Khon Kaen tổ chức các hoạt động vui Tết đón xuân cho kiều bào tập trung ở Bangkok và Khon Kaen.
Tại Nga: người Việt sinh sống tại đây ăn Tết với bánh chưng gói và bán sẵn cũng như các món ăn được đưa từ Việt Nam sang như nước mắm Phan Thiết, cho đến củ tỏi, củ hành, rau húng, rau thơ... Trong nhà người Việt tại Nga gia đình cũng lập bàn thờ Gia tiên. Bàn thờ cũng có mâm ngũ quả, bánh chưng, mứt Tết, hương trầm, rượu, kim ngân..., có gia đình treo cả câu đối, và một lọ hoa tươi giống như đón Tết cổ truyền tại Việt Nam.
Tại Anh, ở Hackney (hay được gọi là “khu Việt Nam” tại London), phục vụ thêm cho người Việt các mặt hàng mứt, bánh chưng, hạt sen, lá dong tươi để gói bánh chưng, gạo nếp, xôi gấc, dừa khô, măng khô... được chuyển từ Việt Nam sang. Chợ hoa cũng có bán cành đào, cành mai nhập từ các nước châu Á sang để trưng bày trong nhà.
Tại Mỹ, trước Tết Nguyên đán, kiều bào và du học sinh thường kết hợp tổ chức lễ hội mừng Tết lớn cho cộng đồng người Việt và cả cộng đồng người bản xứ. Các khu thương xá của người Việt cũng bày bán bánh chưng và layơn hay cúc vàng. [1]
Tại Canada, tiệc đón mừng năm mới dành cho cộng đồng người Việt được Đại sứ quán Việt Nam tại Canada tổ chức. Tại đó, bà con Việt kiều, sinh viên Việt Nam có thể thưởng thức các món ăn đầy hương vị Việt Nam và thưởng thức chương trình văn nghệ.[2]

[sửa]
Tết nguyên đán ở các nước cùng có lễ tết này

[sửa]
Hàn Quốc
Bài chi tiết: Tết Hàn Quốc

Ngày tết nguyên đán không lớn, người dân cũng không nghĩ lễ trong dịp này. Vào ngày lễ, người dân thường dành những ngày này cho gia đình và người thân. Buổi sáng năm mới, nhiều người ra biển để xem mặt trời mọc. Khi mặt trời mọc, mọi người sẽ ước nguyện. Người Hàn Quốc thường mặc Han-Boks trong ngày tết, một loại trang phục cổ truyền. Vào buổi sáng của năm mới, thường có nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên, sau đó là ăn món Dduk-gook - một loại súp làm từ gạo.

[sửa]
Trung Quốc
Bài chi tiết: Tết Trung Quốc

Ở Trung Quốc, Tết thường kéo dài 9 ngày. Ngày cuối cùng của năm cũ, thành viên trong gia đình tụ họp và ở nhà để chuẩn bị thức ăn. Ngay cả những người làm việc nơi xa nhất, họ sẽ trở về nhà vào đúng dịp này. Thời điểm cả gia đình đoàn tụ để trò chuyện, thưởng thức những món ăn đặc biệt mà ngày thường không có, trẻ em diện quần áo mới và nhận tiền mừng tuổi từ người lớn. [3]

Đêm Giao thừa soạn sẵn nhiều món ăn như bánh bao, gà, cá và tất cả những gì mang ý nghĩa đem lại may mắn. Sau đó, tất cả ra khỏi nhà xem hội chợ hoa và họ mua nhiều loại hoa khác nhau. Sau đó, tất cả sẽ quay về nhà và trò chuyện. Trong khi chờ đón Giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ ăn nhẹ. Không ai rời nhà sau nửa đêm. Giao thừa ở Trung Quốc sẽ đó muộn hơn Việt Nam 1 giờ.



Posted by Picasa21 nguyên tắc của các triệu phú "tay trắng làm nên"


Bằng cách nghiên cứu các hành vi ứng xử của hàng ngàn triệu phú giàu lên nhờ vào chính bản thân mình, Brian Tracy - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành của Brian Tracy International, một công ty chuyên về đào tạo và phát triển cá nhân và các tổ chức, đã đúc rút được 21 phẩm chất làm nên thành công của họ. Bản thân Brian Tracy đã từng tư vấn cho hơn 1.000 công ty và hơn bốn triệu người ở Mỹ, Canada và 40 nước khác trên thế giới. Những nguyên tắc mà Tracy đưa ra có thể đã trở nên quá hiển nhiên đối với nhiều người, nhưng đó là những nguyên tắc bất hủ và phải luôn được đề cao. Khi áp dụng các nguyên tắc này, các doanh nhân có thể tạo ra những thay đổi lớn trong suy nghĩ, hành động, thói quen, thu nhập và lối sống của mình…


1. Nuôi dưỡng những ước mơ lớn. Hãy hình dung, tưởng tượng và tạo ra một bức tranh, một viễn cảnh đầy niềm vui, bình yên và giàu có.


2. Vạch ra một hướng đi rõ ràng. Hãy tìm hiểu, khám phá xem mình muốn đi về đâu, khi nào đường đi sẽ gặp gập ghềnh, trở ngại. Đây chính là cơ sở của việc xây dựng các mục tiêu.


3. Xem bản thân như một người tuyển dụng chính mình. Càng làm chủ tương lai của mình, người ta càng có khả năng tạo ra các ảnh hưởng cho nghề nghiệp và cuộc sống. Không nên trông chờ vào những ý tưởng hay những đề xuất từ sếp hay tổ chức tuyển dụng mình. Khi suy nghĩ độc lập, chúng ta sẽ thấy mình đang bước đi trên một con đường rất thú vị.


4. Làm những điều mà mình yêu thích. Hãy khám phá niềm đam mê, sở thích của mình, suy nghĩ theo những cách sáng tạo để biến niềm đam mê đó thành một phương cách kiếm tiền và theo đuổi nó.


5. Hướng đến sự hoàn hảo. Hãy nghĩ rằng chúng ta sinh ra là để làm những điều xuất sắc nhất và lấy việc hướng đến sự hoàn hảo làm niềm vui.


6. Không cần làm việc nhiều thời gian hơn và cật lực hơn, mà làm việc thông minh hơn. Hãy tổ chức công việc một cách khoa học sao cho có thể làm được nhiều việc hơn trong một thời gian ngắn và tạo ra nhiều giá trị hơn trong công việc.


7. Không ngừng học hỏi. Đây là điều rất cần thiết đảm bảo cho sự thành công và khả năng làm giàu. Tất cả những người thành công đều có chung đặc điểm này.


8. Tự thưởng cho mình trước. Đây là nguyên tắc tích lũy sự giàu có mà tất cả mọi người đều có thể áp dụng và nên áp dụng.


9. Tìm hiểu tất cả các khía cạnh của công việc kinh doanh. Hãy phấn đấu để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà mình đã chọn.


10. Tận tâm với việc phục vụ người khác. Đây chính là bí quyết được giữ kín nhất và là khởi đầu cho sự giàu có của những triệu phú "tay trắng làm nên". Nguyên tắc này đã được chứng minh qua thời gian.


11. Tuyệt đối thành thật với bản thân và những người khác. Tính trung thực, liêm chính là một phẩm chất quan trọng hàng đầu.


12. Đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và chỉ nên tập trung từng việc một. Sự tập trung là chìa khóa để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.


13. Xây dựng uy tín về tốc độ và sự tin cậy. Hãy tạo ra cho mình một ưu thế so với các đối thủ khác trên mọi phương diện.


14. Sẵn sàng đi từ đỉnh cao này đến đỉnh cao khác. Hãy tìm hiểu các chu kỳ, các xu hướng và điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp.


15. Có ý thức kỷ luật cao với bản thân trong mọi vấn đề. Hãy phát huy phẩm chất quan trọng nhất này để đạt được sự thành công về mặt tài chính và trong cuộc sống cá nhân.


16. Đánh thức khả năng sáng tạo của bản thân. Sự sáng tạo sẽ giúp chúng ta tăng khả năng giải quyết vấn đề, vượt qua các khó khăn, trở ngại.


17. Làm bạn với những người tốt, người giỏi. Nên giao lưu với những người chiến thắng để học hỏi họ.


18. Quan tâm đặc biệt đến sức khỏe bản thân. Phải có ý thức cao trong việc tạo cho mình một thể trạng sung mãn và có sức khỏe tốt để đón nhận cuộc sống đầy cơ hội và thách thức.


19. Kiên định và chú trọng đến hành động. Trong mỗi giai đoạn phát triển, mỗi công việc, hãy xác định những bước hành động quan trọng nhất mà mình có thể thực hiện tức thời rồi kiên định, quyết tâm với việc làm đó.


20. Không bao giờ xem thất bại là một sự lựa chọn. Hãy vượt qua nỗi sợ thất bại. Hầu hết các nỗi sợ hãi đều hình thành từ sự tưởng tượng và từ những kinh nghiệm trong quá khứ.


21. Thử tính kiên trì. Hãy học cách nhẫn nại vượt qua khó khăn, đứng lên từ thất bại và không bao giờ có ý nghĩ bỏ cuộc.

Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần