Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2009

THỞ ĐỂ CHỮA BỆNH




BS. ĐỖ HỒNG NGỌC

Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học ĐH Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở BV Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái.. Các bác sĩ Pháp bảo, ông chỉ có thể sống chừng hai năm nữa thôi. Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra phương pháp... thở để tự chữa bệnh cho mình, và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa, hoạt động tích cực, năng nổ trong nhiều lĩnh vực. Chuyện khó tin nhưng có thật!

Tôi may mắn được quen biết ông trong nhiều năm. Với tôi, ông vừa là đồng nghiệp, là đàn anh mà cũng là người thầy. Ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Ông là cố vấn của bộ môn tâm lý-xã hội học do tôi phụ trách tại Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM, (nay là ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) ngay từ hồi mới thành lập (1989). Ông thường trao đổi với tôi điều này điều khác, về công việc viết lách, giảng dạy, và nhiều lần về phương pháp thở dưỡng sinh của ông. Trao đổi không chỉ về cơ thể học, sinh lý học mà cả về tâm lý học, đạo học.

Có lần ông mở áo cho tôi xem mấy vết mổ vẫn chưa hoàn toàn liền lạc trên ngực ông. Lần khác ông lại cao hứng vén bụng bảo tôi thử đánh mạnh vào bụng ông xem sao. Tôi phục ông ốm nhom ốm nhách mà làm việc thật dẻo dai, bền bỉ, gần như không biết mệt mỏi. Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc... thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa "dung tích sống" như ông lại vẫn ung dung, thư thái. Ông cười "tiết lộ" với tôi, những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi... thở, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt. Ông nói sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ, mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu của ông.

Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Cho đến ngày tôi bị vố tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu! Nó làm cho tôi thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khỏe tốt hơn. Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp thương tình, cho rất nhiều thuốc, nhưng tôi chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết, còn thì chỉ... dùng phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là cái gì hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, dưỡng sinh... của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.

Dưới đây là bài vè 12 câu dạy thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện:

Thót bụng thở ra
Phình bụng hít vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm chậm sâu đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được!

“Không ai muốn là tội đồ của dân tộc”


05/05/2009 06:38 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Lãnh thổ là thiêng liêng và không thể nhân nhượng. Không ai muốn là tội đồ của dân tộc. Không có chuyện bán đất và ngay cả có muốn bán đất cũng không làm được - Ông Nguyễn Trường Giang, Ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao nói về đàm phán biên giới Việt - Trung.


>> Biên giới Việt - Trung và những nguyên tắc công bằng
>> Việt - Trung chính thức có đường biên giới đất liền lịch sử
>> Thứ trưởng Ngoại giao: Không có chuyện "cắt đất" cho nước khác
>> Việt Nam và hành trình "rào" phên dậu quốc gia

Sức mạnh bằng mấy chục sư đoàn

Với sự kiện ngày 31/12/2008, lần đầu tiên, Việt Nam đã có một đường biên giới ổn định, lâu dài với nước láng giềng Trung Quốc, là sự kế thừa của hai Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895, và Hiệp định hoạch định biên giới trên đất liền 1999.

Kết quả đàm phán ấy vừa phù hợp với luật pháp và thực tiễn hai nước, vừa được hai bên cùng chấp nhận, địa phương hoan nghênh, ông Giang đánh giá.


Sơ đồ toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh: Bộ Ngoại giao


“Nhờ đường biên giới rõ ràng ấy, khi người nước ngoài vào xâm phạm, mỗi người dân Việt Nam bình thường có thể chỉ vào đường biên giới ấy và yêu cầu họ bước ra khỏi lãnh thổ của chúng ta”.

“Đường biên giới ấy có sức mạnh bằng vài chục sư đoàn”, ông Giang nói.

Ai đã từng chứng kiến những khó khăn trong hoạt động ở biên giới, mới hiểu ý nghĩa gỡ khó của đường biên giới mới lớn cỡ nào.

Không chỉ công bố cho nhân dân Việt Nam, hai nước đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ tọa độ, để đăng kí với Liên Hiệp Quốc và thông báo với thế giới.

Đường biên giới cũng mở ra kỉ nguyên quan trọng trong quan hệ hai nước, đặc biệt là quan hệ kinh tế.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Trưởng đoàn đàm phán Vũ Dũng
tại Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Hồng Thao.


Cùng với việc tôn tạo, tăng dầy các mốc biên giới với Lào, đàm phán biên giới với Campuchia. Việc kết thúc quá trình đàm phán với Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược khép kín đường biên giới với các nước láng giềng.

“Thành công lớn nhất là Trung Quốc đã rút 38 chốt quân sự ở các điểm cao dọc biên giới Việt - Trung”, ông Giang nói.

Đồng thuận

Để đạt kết quả ấy, các ngành, các địa phương đã mất hàng trăm cuộc họp, đưa ra hàng loạt các đề án xác định, của Việt Nam và cả hợp tác với phía Trung Quốc.

Ông Giang khẳng định, có sự đồng thuận từ cấp cao tới cấp thấp, giữa các bộ ngành với nhau và giữa các bộ ngành với địa phương trong vấn đề đàm phán lãnh thổ.



Đại diện hai nước Việt Nam - Trung Quốc tại lễ cắm mốc ở Lào Cai. Ảnh: VNN.


“Lãnh thổ là thiêng liêng và không thể nhân nhượng”, ông Giang nhấn mạnh. Nếu có bất kì ý kiến khác nào, việc đàm phán sẽ dừng lại, để trao đổi và đạt được đồng thuận.

Với một quy trình như vậy, “không có chuyện bán đất và ngay cả có muốn bán đất cũng không làm được. Vả lại, không ai muốn là tội đồ của dân tộc”, ông Giang nói.

Dựa vào dân và quân

Để có được “hàng rào” biên giới ken dày ấy, đã có không ít những nhọc nhằn, hi sinh, mà chỗ dựa lớn nhất là quân và dân.

Đường biên giới hai nước trước đây chỉ có 314 cột mốc trải suốt gần 1400 km, đến nay, đã có 1.971 cột mốc.

“Không chỉ trong quản lý biên giới, để cắm mốc, chúng ta cũng đã dựa nhiều vào lực lượng biên phòng và nhân dân địa phương. Không dựa vào quân và dân, có nơi, chúng ta không thể xác định được mốc biên giới đã được mô tả trong Công ước Pháp - Thanh”, ông Giang cho biết.


"Mỗi người dân cần hiểu biên giới, cương vực của quốc gia mình". Ảnh: Hoài Sơn


Thực tế, có những điểm được mô tả trong Công ước Pháp - Thanh cách xa so với thực địa 50-100 km.

Để cắm mốc, nhiều nhóm công tác đã phải đi bộ, trèo đèo, lội suối, xuyên rừng 3-4 ngày mới đến đường biên.

Họ phải gùi từng kilôgam xi măng, sắt thép, mì ăn liền, vượt qua núi cao, chênh vênh bên vực sâu để hoàn thành nhiệm vụ.

Những nơi cắm mốc có được đại bản doanh bằng đất trét đã là quý. Bám trụ hàng chục ngày liên tục ở đường biên trong thời tiết thường xuyên có giá rét, sương mù và băng tuyết, họ làm nhiệm vụ cắm mốc vất vả. Nguy cơ không đủ lương thực để trở về là thường trực.

Bất chấp những khó khăn, nguy hiểm về địa hình, thời tiết, bệnh tật, thậm chí có nhiều nơi bom mìn còn sót lại, những người lính biên phòng, những người dân địa phương hỗ trợ đã hoàn thành nhiệm vụ “dựng phên dậu quốc gia”. Nhiều cán bộ, chiến sỹ đã đổ máu, thậm chí hy sinh cả thân mình cho sự nghiệp phân giới, cắm mốc ấy của Tổ Quốc.

Và “sau bao nhiêu năm, lần đầu tiên, chúng ta có được đường biên giới rõ ràng với Trung Quốc. Mỗi người dân cần hiểu rõ về biên giới, cương vực của quốc gia mình”.

Những cuốn sách phổ biến và báo cáo kết quả công tác cắm mốc với nhân dân như kế hoạch của Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin truyền thông và Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao dự kiến triển khai, trang web về biên giới biển đảo Việt Nam bằng nhiều thứ tiếng… chính là những bước đi cụ thể để giúp người dân hiểu biên giới lãnh thổ quốc gia.
Hoàng Phương - Đoàn QuýPosted by Picasa