Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Góp ý với dự thảo cương lĩnh 2011 Góp ý cho đại hội Đảng


Bạn đọc
Ngày 23.09.2010, 17:10 (GMT+7)



Dân chủ trực tiếp: sự cần thiết cho thể chế xã hội chủ nghĩa

SGTT.VN - Một trong số những tiêu chí và thang đo quan trọng nhất của bộ máy quản lý hiện đại là mức độ dân chủ của xã hội đó.




Xã hội của chúng ta hiện nay là dân chủ gián tiếp, người dân đóng góp thông qua hệ thống dân cử như đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Đây là một cơ chế tốt đã phát huy tác dụng qua các thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng đất nước, nhưng nay trong bối cảnh xã hội đã thay đổi nhiều, chúng ta nên đưa dần các hình thức của dân chủ trực tiếp vào đời sống.

Dân chủ trực tiếp được hiểu là người dân có nhiều cơ hội và nhiều kênh hơn để trực tiếp đưa tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của mình tới những người lãnh đạo và người thiết lập chính sách nhằm làm cho đường lối, chính sách khoa học và hợp lý nhất. Các hình thức dân chủ trực tiếp phổ thông nhất gồm có:

• Bầu cử trực tiếp: bầu ra các chức vụ như thị trưởng, quận trưởng. Để cho dân chủ không phải là hình thức, các ứng cử viên (bao giờ cũng nhiều hơn một và do các tổ chức Đảng, tổ chức xã hội tiến cử qua nhiều vòng tranh cử nội bộ, hoặc thu thập chữ ký của nhân dân) trình bày chương trình hành động của mình, tiến hành vận động tranh cử thông qua nhiều hình thức khác nhau. Trên cơ sở đó, người dân bỏ lá phiếu chọn ra người tài năng nhất. Các vị thị trưởng đắc cử qua bầu cử trực tiếp, công khai, tự do, minh bạch này thường là những người thực sự có tài, tâm, tầm và có uy tín. Trong cơ chế này các vị lãnh đạo phải đối mặt với nhân dân nhiều hơn là đối mặt với cấp trên. Các thành phố của Trung Quốc đã chuyển sang chế độ thị trưởng từ năm 1995 và áp dụng hình thức bầu cử trực tiếp.

• Trưng cầu dân ý: người dân có quyền khởi xướng và tham gia tự do vào các cuộc trưng cầu dân ý định kỳ hay bất thường theo luật định. Các cuộc trưng cầu dân ý này có nhiều nội dung khác nhau như: góp ý cho một điều luật; góp ý hoàn chỉnh cho một ý đồ quy hoạch không gian, một công trình xây dựng quan trọng; bỏ phiếu đánh giá uy tín của một vị quan chức (hay một êkíp) đương nhiệm (theo định kỳ sáu tháng, hay bất thường do biểu hiện sa sút uy tín, đạo đức, năng lực). Các nước Đông Nam Á như Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore đều có luật trưng cầu dân ý trong bộ luật “chính quyền địa phương” từ những năm 90 của thế kỷ 20. Ở các nước phát triển cao, các quan chức chính phủ thường xin từ chức khi mà chỉ số đánh giá uy tín xuống thấp dưới 40% trong tổng số cử tri trước đó đã ủng hộ ông/bà ta trúng cử. Bà Thatcher, Thủ tướng của Anh xin từ chức khi mà chỉ số tín nhiệm chỉ còn 47%.

• Diễn đàn nhân dân: diễn đàn này mở ra trên báo chí, kênh truyền hình, các diễn đàn ngoài trời (ở các công viên của Singapore, Bangkok, Philippines có rất nhiều). Ở các diễn đàn này, bất cứ người dân nào cũng được quyền bày tỏ chính kiến của mình (có một số nguyên tắc phải tôn trọng như không được chửi bới, lăng nhục, vu khống, lợi dụng diễn đàn chống phá trật tự xã hội). Chính từ diễn đàn này mà chính phủ của ông Lý Quang Diệu đã nhận được nhiều góp ý tốt mà ông gọi là “sáng kiến nhân dân”.
Dân chủ trực tiếp, với người dân thì đó là thang đo bộ máy quản lý, còn với bộ máy quản lý thì đó lại là công cụ thực hiện hiệu quả quản lý. Chúng ta không nên ngại các hình thức dân chủ trực tiếp này, có thể lúc đầu nó có vẻ lạ lẫm nhưng khi ý thức chính trị và dân trí của người dân trưởng thành, bộ máy quản lý chuyên nghiệp và các nhà chính trị có bản lĩnh thì mọi việc sẽ rất thuận lợi.


• Đối thoại với các quan chức nhà nước: các hình thức đối thoại này diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau qua truyền hình, diễn đàn trực tiếp mặt đối mặt, qua mạng trực tuyến (online). Chẳng hạn các tổng thống, thị trưởng, các quan chức thường xuyên xuất hiện trên truyền hình nhằm giải thích một điểm nào đó trong chính sách và trả lời chất vấn của người dân, thậm chí là các câu hỏi của các em nhỏ. Trong thời gian gần đây, các vị lãnh đạo quốc gia như Tổng thống Obama, Thủ tướng Putin đã sử dụng internet như một kênh đối thoại với dân chúng một cách hữu hiệu và thành công.

Dân chủ trực tiếp, với người dân thì đó là thang đo bộ máy quản lý, còn với bộ máy quản lý thì đó lại là công cụ thực hiện hiệu quả quản lý. Chúng ta không nên ngại các hình thức dân chủ trực tiếp này, có thể lúc đầu nó có vẻ lạ lẫm nhưng khi ý thức chính trị và dân trí của người dân trưởng thành, bộ máy quản lý chuyên nghiệp và các nhà chính trị có bản lĩnh thì mọi việc sẽ rất thuận lợi. Trong mấy năm gần đây, ở Việt Nam và nhất là TP.HCM đã xuất hiện một vài động thái chứng tỏ sự cố gắng này như thí điểm bầu cử trực tiếp lãnh đạo chính quyền địa phương, lãnh đạo Đảng cơ sở, bầu cử chức danh quản lý cấp sở, triển lãm xin ý kiến nhân dân về quy hoạch thủ đô. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ dừng lại ở một vài lần theo chỉ đạo mà quan trọng hơn nữa là dân chủ trực tiếp phải được thiết chế hoá thành các bộ luật, điều luật, cơ chế hoạt động, hình thức biểu đạt và các điều kiện hỗ trợ nhằm làm cho người dân muốn và được thể hiện thường xuyên ý chí nguyện vọng của mình trong bầu không khí dân chủ luôn lành mạnh.

Người dân được tham gia trực tiếp vào trong việc xây dựng, đánh giá, điều chỉnh chính sách, đề án phát triển chính là một hình thức huy động nguồn lực xã hội hướng dân xây dựng một xã hội “Dân chủ, công bằng, văn minh và hạnh phúc” như mong muốn của toàn Đảng, toàn dân.

TS Nguyễn Minh Hoà
Phần 2: Mấy vấn đề về chủ nghĩa xã hội

>>> Cần một phương pháp luận mới cho xây dựng cương lĩnh

SGTT.VN - Bản dự thảo lần này có ghi “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.” Nhận định này không được thực tiễn phát triển của thế giới chứng minh là đúng, vẫn là suy diễn chủ quan của những nhận định từ những năm 60 của thế kỷ trước

Luận điểm "loài người nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội": có chủ quan?
Chính quyền thực sự của dân, do dân, vì dân không cần phải có thời kỳ quá độ, vì đó là nội dung chúng ta đã đề ra từ năm 1945. Ảnh: TL SGTT



Bản dự thảo cương lĩnh viết: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Trong định nghĩa về chủ nghĩa xã hội của bản dự thảo cương lĩnh, có nội dung mà thực tiễn phát triển của các nước trên thế giới chưa chứng tỏ:

Nội dung xã hội "có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”: thực tiễn phát triển thế giới từ xưa tới nay và trong xu thế phát triển trong thế kỷ 21 chưa chứng tỏ là các nước tiến tới một xã hội có nền kinh tế mà chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu (trừ Việt Nam và một vài nước), mà nền kinh tế các nước đang tiến tới là nền kinh tế phải có hiệu quả là chủ yếu.

Không cần phải có thời kỳ quá độ để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Bản dự thảo có ghi: nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển vì đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nền kinh tế các nước đang tiến tới là nền kinh tế phải có hiệu quả là chủ yếu (ảnh minh hoạ). Ảnh: Lê Quang Nhật


Qua nghiên cứu và qua thực tiễn phát triển ở nước ta thì những công việc nêu trong dự thảo không cần phải có thời kỳ quá độ

Những nội dung cụ thể cấu thành chủ nghĩa xã hội nêu trong dự thảo là những mối quan hệ tương tác trong xã hội luôn biến động, và xây dựng và duy trì một xã hội có những mối quan hệ tương tác như vậy là một quá trình liên tục phấn đấu của các thế hệ thành viên xã hội và không cần phải có thời kỳ quá độ để xây dựng các nội dung cụ thể đó.

Ví dụ dân giàu: sự giàu có của người dân không phải là một hằng số cố định mà luôn biến động do những tác động của thị trường, của thời tiết, của những yếu tố khả biến khác v.v… Không có một ranh giới ngăn cách sự giàu có của người dân về kinh tế giữa xã hội xã hội chủ nghĩa và các chế độ xã hội trước nó, và chúng ta cũng không cần có thời kỳ quá độ để tạo nên sự giàu có của người dân.

Ví dụ nước mạnh: muốn nói đến tương quan kinh tế, quốc phòng của một nước với các nước khác, đây là một đại lượng có thể đo được bằng các chỉ số. Trong lịch sử phát trỉển của các quốc gia cho thấy nước mạnh là một đại lượng luôn bíến động, cũng không cần có một thời kỳ quá độ cho sự phấn đấu nước mạnh.

Vấn đề dân chủ xã hội: là vấn đề Đảng ta đã nói từ lâu và trên thế giới đã đề cập từ nhiều thế kỷ trước; trong điều kiện Đảng đã giữ trọn quyền lãnh đạo xã hội thì việc tạo nền dân chủ xã hội có thể thực hiện được ngay, bất kể lúc nào, không cần phải có thời kỳ quá độ.

Hay như nội dung bộ máy chính quyền của dân, do dân, vì dân là nội dung chúng ta đã đề ra từ năm 1945 (thành lập nước), làm cho chính quyền thực sự của dân, do dân, vì dân không cần phải có thời kỳ quá độ.

Với 8 phương hương cơ bản trong thời kỳ quá độ; thực chất đó là những công việc mà quốc gia nào cũng phải làm trong quá trình phát triển của mình, không có đoạn nào là của thời kỳ quá độ, đoạn nào là đã vượt qua thời kỳ quá độ

Dự thảo cương lĩnh đặt mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là: “Xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh”. Đây là dựa trên nội dung lý luận về Hình thái kinh tế - xã hội; coi chủ nghĩa xã hội là một sự phù hợp và hoàn chỉnh giữa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc. Cách đặt vấn đề Xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp là một quan niệm nhìn sự phát triển xã hội trong một trạng thái tĩnh, chưa đúng với thực tế vận động của xã hội. Mối quan hệ giữa cặp phạm trù nền tảng kinh tế và thượng tầng kiến trúc là một sự vận động và tương tác liên tục không ngừng, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn - hỗ trợ hoặc thúc đẩy lẫn nhau trong tiến trình vận động của xã hội loài người . Sự phát triển của xã hội loài người từ xưa tới nay trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau cho thấy không có một thời điểm dừng của sự phù hợp giữa hai khái niệm này.

Lê Tiến

Phần 3: Những yếu tố toàn cầu tác động đến việc xây dựng chủ nghiã xã hội