Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Người Việt mình có một đặc tính là tiết kiệm.




 Chuyện trên mạng xin đưa về để học và chia xẻ.

Nhưng cái sự tiết kiệm quá đáng của người Việt nhiều khi đẩy họ vào một lối sống tạm bợ và “rẻ”. Ngay cả khi họ đi làm, có tiền rồi vẫn cứ giữ một lối sống tạm bợ.

Hôm nay là ngày nghĩ lễ lao động, mình lên café uptown làm một số việc. Anh bạn alo. Mình bảo, bác qua PJ đi, em đang ở đó. Chuyện vòng vo rồi đến chuyện bạn gái.

Hôm nay mình đã phải thẳng tuột: em cũng sắp đi xa rồi, chúng ta nói chuyện với nhau như 2 thằng đàn ông nhé và em hy vọng bác đừng tự ái. Là em thì việc đầu tiên là em dọn sạch đồ trong cái bếp nhà bác, ném hết chúng vào sọt rác, quẳng hết đồ ở cái phòng khách, phòng ngủ đi, rồi đi mua đồ mới, thậm chí là đồ sử dụng rồi cũng được nhưng đúng bộ, match nhau và nhìn được.
 
Ngày xưa
Bác đi làm, có tiền rồi mà sống tạm bợ thế này thì không nên. Quy tắc của em là đừng để người khác thương hại mình. Nếu em là con gái, đến chơi nhà bác mà nhìn thấy cái nhà nó úi sùi và thiếu organize thế kia là em sẽ hết ấn tượng; em không thấy sự thoáng đãng cần thiết ở 1 người đàn ông.

Mà đời mình không lo cứ đi lo cho thế hệ tiếp theo làm gì cho mệt. Trẻ con mà đầy đủ quá thì thiếu động cơ sống và thậm chí là hỏng. Và mình lại phải lặp lại cái điệp khúc: quá khứ là cái đã qua, tương lai là cái chưa đến, bác phải sống cho hiện tại đi.
 
Ngày nay
Không phải kiếm được nhiều tiền mà biết cách sống mới thực sự đem lại cho mình ấn tượng.

Hôm rồi ghé thăm một chị người Việt ở bên này. Hỏi chuyện anh chị năm nay có về VN không? Bố anh ở VN thế nào? Anh chị lại than cái việc về tốn kém vì về thì phải lo cho người này người kia tiền nên không thể về được.

Tôi bảo, anh chị phải thay đổi cách nghĩ đi. Sao cứ về là phải cho mọi người tiền nhỉ? Đừng làm cho người ở VN ảo tưởng rằng mình ở Mỹ là kiếm được nhiều tiền.

Mỗi người phải có trách nhiệm với cuộc sống của chính họ, trừ phi ai đó thật sự đói rách thì anh chị hãy lo – mà cũng chỉ ở một mức độ vừa phải. Đừng cảm thấy về mà không có tiền cho các em là mất thể diện.

Hình như đây là thứ bệnh sĩ chung của Việt Kiều, mà phần lớn Việt Kiều của ta làm nghề dịch vụ rất vất vả và đồng lương thì rẻ mạt chứ không nhiều nhặn gì.


Quay sang chuyện nhà. Tôi rất thương và quan tâm đến mọi người trong gia đình, từ bố mẹ anh chị đến các cháu. Tôi quan tâm đến mọi người bằng nhau chằn chặn, có phần ưu tiên hơn người anh kế trên tôi hiện còn có cuộc sống vất vả hơn.

Nói thật, chỉ đến mấy năm gần đây tôi mới thật sự bắt đầu sống cho mình. Khi 2 anh tôi còn thiếu thốn, tôi cho anh lớn mượn tiền mua đất, cho anh kế tôi cái xe máy và một khoản tiền khi anh cưới vợ ra ở riêng. Khi mọi người ổn thì tôi thôi.

Hai chị gái tôi ổn định cuộc sống sớm hơn nên tôi hoàn toàn không giúp gì và 2 chị cũng hiểu. Tôi có thể cho mọi người đủ mua quà mỗi dịp năm mới, hay cho bọn trẻ con chút ít để động viên chúng học hành mỗi đầu năm học thể hiện sự quan tâm của 1 thành viên trong gia đình với những thành viên còn lại.

Tôi muốn mọi người đều hiểu ai cũng phải tự lập và lo lấy cuộc sống cho chính mình và mong các anh chị dạy các cháu với tinh thần như vậy. Các anh chị hiểu quan điểm của tôi nên không bao giờ hỏi mượn tiền. (Điều mà mấy người bạn tôi thi thoảng lại kêu không biết làm sao).

Tuy nhiên, tôi có một khoản emergency fund ở nhà cho Bố Mẹ. 5 năm rồi, tiền để ở ngân hàng thì chả thấy sinh lợi gì cả. Mọi người thấy tiền nằm yên đó thì tiếc. Một lần chị dâu tôi hỏi là cứ để đó thì mất giá, chị muốn mượn để mua đất, bao giờ Bố Mẹ cần thì chị trả lại.

Một lần khác chị gái tôi cũng hỏi tương tự. Tôi bảo không được, tiền đó là để dành cho bố mẹ hoặc phòng khi gia đình có việc khẩn cấp. Em muốn khi nào cần thì luôn có sẵn một khoản tiền mặt ở đó.

Các anh chị ai cũng có cuộc sống, nhà cửa đủ cả rồi. Nếu các anh chị muốn có mảnh đất thứ 2 thì phải tự làm lấy. Tôi cũng nêu rõ quan điểm cho các anh chị tôi hiểu: các anh chị và các cháu không ở mức thiếu thốn để em phải cho tiền.
 
Hãy tiến lên, đừng ngại
Em lo cho các cháu trên tinh thần tư vấn, động viên, chia sẻ kinh nghiệm, hướng chúng vào việc học hành và sẽ giúp chúng khi nào em cho là cần thiết.