Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2010

Mùa xuân của tư duy và hành động

Tác giả: Lê Đăng Doanh
Bài đã được xuất bản.: 02/02/2010 14:35 GMT+7


Nhìn lại thập kỉ qua, chúng ta tiếp tục tăng trưởng về lượng trên những gì thiên nhiên đã ban tặng nhưng đạt được quá ít thay đổi về chất và chưa tạo được cơ sở nào cho một đột phá trong tương lai.

Trong thời khắc thiêng liêng giao thời, kết thúc năm cũ, đón năm mới, mỗi người trong chúng ta đều dành cho riêng mình những phút suy tư, nghĩ về những việc trong năm cũ, những điều đã làm được và chưa làm được, nghĩ về năm mới với những dự báo, những dự định, hoài bão cho đất nước, cho dân tộc, trong đó có cá nhân mình.

Suy nghĩ để hành động, vì tất cả đều bắt đầu bằng hành động mới đi đến biến đổi hiện thực. Năm Canh Dần 2010 này là năm cuối cùng của một thập kỉ, cũng là dịp để ta nhìn lại cả mười năm qua và dự tính công việc cho mười năm tới.

Tiếp theo những năm đầu cải cách và hội nhập trong những thập kỷ 1990, trong thập niên 2001 - 2010 này, Việt Nam đã tiếp tục có những thành tựu nhất định và vẫn được Ngân hàng Thế giới, Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc ca ngợi và nêu gương cho các nước nghèo, chậm phát triển về thành tích tăng trưởng kinh tế cao và xóa đói giảm nghèo nhanh. Lời khen đó có người ví với phiếu "bé ngoan" cho những đứa trẻ mẫu giáo.

Từ năm 2008 nước ta cũng đã vượt qua ngưỡng "nước thu nhập thấp" (935 đôla Mỹ/ người) - một từ hoa mỹ để chỉ nước nghèo - để gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình, tuy ta chưa ở mức thấp nhất trong nhóm các nước này. Đó là những tiến bộ có thực đáng trân trọng tuy còn dưới tiềm năng của đất nước và con người Việt Nam.


Có lẽ ít người nhớ lại rằng Ngân hàng Thế giới, trong cuốn sách Sự thần kỳ Đông Á, đã ca ngợi hết lời Indonesia và nêu gương kinh tế Indonesia cho chúng ta học tập trong những ngày đầu Đổi mới, cho đến khi nước này rơi vào khủng hoảng tài chính năm 1997. Người khen không chịu trách nhiệm gì khi kẻ được khen bị đổ vỡ. Lời khen tuy nghe sướng tai nhưng không giúp chúng ta phát hiện ra tật bệnh và yếu kém của mình.
Mỗi dân tộc có trách nhiệm với chính mình phải tạo ra cơ chế dân chủ để kịp thời phát hiện thiếu sót và dũng cảm sửa chữa để tiến lên.


Mỗi dân tộc có trách nhiệm với chính mình phải tạo ra cơ chế dân chủ để kịp thời phát hiện thiếu sót và có dũng cảm sửa chữa để tiến lên. Và càng không thể lấy lời khen ngợi của người khác để lấp liếm, che đậy thiếu sót của chính mình.

Nhìn lại thập kỷ qua, chúng ta tiếp tục tăng trưởng về lượng trên những gì thiên nhiên đã ban tặng nhưng đạt được quá ít thay đổi về chất và chưa tạo được cơ sở nào cho một đột phá trong tương lai.

Cơ cấu hàng xuất khẩu chậm thay đổi, sau mười năm vẫn chủ yếu là dầu thô, may mặc, da giầy, là những sản phẩm gia công sử dụng nhiều lao động lương thấp. Tỷ trọng các sản phẩm công nghệ cao tăng từ 2% (1999) lên 8% (2008) chủ yếu do các DN đầu tư nước ngoài.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2006), 76% tổng tài sản quốc gia của nước ta là tài nguyên (đất, rừng, gỗ...), 20% là tài sản vật chất đã xây dựng được (cầu đường, bến cảng...) chỉ có gần 7% tài sản là tri thức, con người được đào tạo, thể chế... trong khi ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD có thu nhập trên 10.000 đôla Mỹ/ người, tỷ lệ tài nguyên chỉ là 2%, tài sản 17% và tri thức là 80%. Riêng ở Nhật Bản, tài nguyên chiếm chỉ hơn 0% một chút mà thôi.

Trong mười năm qua, nước ta đạt được quá ít tiến bộ về giáo dục - đào tạo, về chống tham nhũng, về hạn chế tai nạn giao thông, trong khi nạn ô nhiễm môi trường, kẹt xe, úng lụt tăng lên nhanh chóng.

Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã tụt 11 bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu. Trong khi đó, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nền kinh tế khác đã tiến rất nhanh dựa trên tri thức, thể chế, sức sáng tạo của con người.

Trước nguy cơ biến đổi khí hậu, tài nguyên của nước ta bị đe dọa sẽ thu hẹp nghiêm trọng, viễn cảnh tăng trưởng dựa trên khai thác tài nguyên thực sự u ám và lỗi thời.

Chúng ta phải thực sự đặt câu hỏi tại sao chúng ta lại tiến chậm như vậy trên những lĩnh vực đã thấy vấn đề, đã dùng những từ to tát nhất như "quốc nạn", "nội xâm" đối với tham nhũng, đã bao lần "hạ quyết tâm", "quyết liệt chiến đấu" nhưng kết quả đạt được trong thực tế còn quá ít, tình hình cơ bản chưa có nhiều thay đổi về chất.

Khi đã có cố gắng nhất định trong nhiều năm nhưng chưa thành công thì phải xem lại cách đặt vấn đề của những cố gắng và căn nguyên đích thực của các tật bệnh đó.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thường nói: "Tất cả chúng ta vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm, vừa là công tố, vừa là quan tòa, và cũng vừa là bị cáo". Có lẽ, về mặt tinh thần, đã là người Việt Nam yêu nước, sẽ không có ai nỡ thoái thác trách nhiệm của mình trước dân tộc, song trách nhiệm của người nông dân ở Mù Cang Chải và trách nhiệm của người cầm cân nảy mực đất nước trước những vấn nạn này là khác nhau!

Thà đốt lên một que diêm còn hơn là ngồi trong tối mà than vãn tối hoài. Ngày xuân, cúng tổ tiên, tưởng nhớ đến các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống để giành lại đất nước cho cả dân tộc ta, mỗi người chúng ta phải suy nghĩ và hành động nhiều hơn là chỉ đốt một que diêm.
Theo TBKTSG số Xuân

© TUANVIETNAM.NET

Địa chỉ truy cập: www.tuanvietnam.net hoặc www.vietnamweek.net. Tổng Biên Tập: Nguyễn Anh Tuấn
Toà nhà VietNamNet - 141 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội - Điện thoại: 04 37722729, Fax: (04)37722734, Email: tuanvietnam@vietnamnet.vn.

Tắt lửa tối đèn có ai?

Nguyễn Chí Thành
Thời báo Kinh tế Việt Nam
07:41' AM - Thứ ba, 09/02/2010


Nhiều người bảo, Tết bây giờ nhạt hơn trước. Dẫu ăn ngon, mặc đẹp hơn. Cái sự háo hức, vui như Tết cũng nhạt hẳn. Có thật mọi thứ đều nhạt đi? Tình người là “muối đời” mặn nhất. Muối mà còn nhạt thì biết lấy gì bỏ vào cho mặn? Hay là đã qua thời, thiếu đủ mọi thứ, người ta phải tựa vào nhau, xích lại gần nhau? Nay thì no và ấm, xóm giềng hoá thừa. Tắt lửa đã có bếp ga, bếp điện. Tối đèn thì có đèn xạc. Bước sang thời “Đèn nhà ai nhà nấy rạng” rồi sao?

Tôi nhớ, cách đây hơn hai chục năm, nơi tôi ở gọi là xóm “cấp bốn”. Mái lợp ngói, nhiều chỗ vá víu giấy dầu. Mưa rào là dột tứ tung phải hứng xô thùng, nồi chậu. Mùa hè hầm hập như hoả lò. Xóm cấp bốn nhưng dân “cấp cao”. Toàn nghệ sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, nhà báo và nhà giáo. Nhà nọ ngăn nhà kia qua vách cót ép. Đố ai ăn giấu, ăn diếm được. Trẻ khóc, vợ chồng thủ thỉ giữa đêm khuya nghe như sát bên tai. Sống tập thể, chen chúc mãi hoá quen.

Sống khép kín, tình người... khép lại

Chiều về hay đêm xuống, xóm cấp bốn náo nhiệt như xóm lao động. Mỗi khung cửa như cửa chuồng chim câu. Ríu rít tiếng trẻ. Í ới các cô vợ xin nhau hành tỏi, thìa mỡ, thìa mắm. Vay bơ gạo, chai dầu. Bưng cho nhau bát canh cua, đĩa dưa muối, quả cà nén. Dân trên nhà năm tầng ngó xuống không sao hiểu nổi. Cơm tối xong, mọi nhà đều túa ra ngoài đường. Đàn ông đồng loạt cởi trần. Túm tụm bên ấm trà, điếu thuốc. Om xóm chuyện thời sự, bóng đá. Trẻ con trải chiếu như trên bãi biển. Đàn bà, con gái vén quần tít lên. Da trắng vỗ bì bạch dưới trăng vàng. Mỗi lần ngước lên toà nhà chắn trước mặt, dân xóm tôi ước ao: “Bao giờ xóm mình ngóc lên bằng họ?”.

Giờ thì đố ai nhận ra dãy “chuồng chim” tập thể ấy. Mọi nhà đều xây lên ba bốn tầng. Vênh mặt với ngôi nhà năm tầng ọp ẹp, tróc lở vôi vữa. Vẫn là những người quen cũ, thế mà như người dưng nước lã. Chiều và tối, cả xóm im ắng như không người. Cổng sắt, cửa xếp, cửa cuốn im ỉm suốt ngày đêm. Hoạ hoằn mới thấy mặt nhau lúc đổ rác. Khẽ gật đầu, đưa mắt, thế thôi. Lạnh tanh như ngoài bến xe, bến tầu. Hay là có một bức màn vô hình bao bọc từng nhà, từng người ? Lại nhớ thời xa vắng. Ai đi nước ngoài về đều có quà cho cả xóm: viên đá lửa, chiếc bút bi. Hút một điếu 555 thơm cả xóm. Quả táo Tây cắt ra thơm khắp năm gian. Bao giờ cho đến. .. ngày xưa? Hình như vật chất lên thì tình người xuống. Có lẽ đang diễn ra một sự xáo trộn lớn nhưng thầm lặng trong đời sống tinh thần. Một học giả người Pháp đưa cảnh báo: “Có nghĩa gì những tiến bộ kỹ thuật, văn minh nếu nó giết chết dần tinh thần?”. Guồng máy kiếm tiền ngày một quay hối hả. Đâu chỉ người giầu, cả người nghèo cũng bị cuốn vào. Tất cả có gì xấu đâu. Nhưng thử ghé mắt qua khe cửa, là thấy có hơi lạnh lọt ra. Tôi biết, ở Hà Nội có những ôn bố, bà mẹ nghỉ hưu, cả đời không biết đến máy tính. Thế mà giờ họ tự giam mình trong thế giới mạng để được nghe giọng con, tiếng bi bô của cháu. Để vơi bớt nỗi nhớ. Chúng đâu phải “ở xa tổ quốc”, gần lắm, vài cây số thôi. Tôi quen một bà cụ có con trai làm giám đốc một công ty nổi tiếng ở phía Nam. Bà sống trong một chung cư khu đô thị mới ven đô. Xung quanh là những căn hộ kín như bưng, nhìn ra mặt đất hoang cỏ dại rậm rì. Hàng ngày cụ làm bạn với mấy con chó Nhật. Không hàng xóm, láng giềng. Họ hàng ngại đến, bạn già thì ngại thăm. Tối tối, bà ôm chiếc vi tính nối mạng với con cháu. Tình cảm, nỗi nhớ có nối được không? Một buổi tôi đến, thấy cụ gục đầu trước màn hình. Trên gò má nứt nẻ như vỏ cây kiệt nhựa, ngấn vệt nước mắt. Cũng ở một khu đô thị nơi Hà Nội mở rộng, có hai ông bà già. Các con góp tiền sắm cho một căn hộ cao cấp. Hàng tuần, theo định lịch, ông bà hẹn “voice chat” với con cháu ở xa. Lần ấy đứt mạng, họ không biết gọi ai đến sửa. Thế là thuê xe ôm chở đến cửa hàng intemet trong phố. Lỡ một cuộc hẹn trên mạng, cha mẹ không thể bỏ. Nếu họ có mệnh hệ gì, chắc con cái cũng đành lỡ suốt đời.



Mỗi ngôi nhà đang thành một hòn đảo?

Ở những nước thu nhập đầu người ngất ngưởng như Nhật, Pháp, Anh, Mỹ, người ta nói tới “sự cô đơn giữa muôn người”. Cô đơn ngay giữa những khu sầm uất, chật ních người. Ở đó tồn tại một cộng đồng người già không có ai nương tựa. Đấy có phải là một góc khuất của xã hội phát triển mà t đang cố vươn tới?

Một người quen vừa du học Pháp về kể rằng, ở Paris có những vợ chồng già sống trong căn hộ mênh mông. Tiện nghi thì dư thừa nhưng thiếu hơi ấm con cháu. Không cả tiếng khóc trẻ thơ hay tiếng cãi cọ. Hàng ngày, họ lầm lũi đến siêu thị mua thực phẩm. Rồi lê từng bước đẩy xe về nhà. Lắm người, chiều chiều ra đứng ngoài cửa, chờ xem có ai đi ngang qua; Một người dưng cũng được. Để được hỏi han, trò chuyện. Để được nghe thấy tiếng người. Sống trong sự hờ hững của đồng loại, giữa một thế giới đầy người. Mà họ quên mất tiếng nói của con người. Mỗi tuần họ lại ngóng đợi nhân viên bảo hiểm xã hội đến chăm sóc, dẫn đi siêu thị. Thời trước, con cái mỏi mắt mong cha mẹ. Thời nay, cha già mẹ héo đỏ mắt ngóng con. Ta đang hướng tới một xã hội như thế ư? “Con cái họ đi đâu hết”. Hỏi, rồi tự trả lời: “Rồi đến lượt cha mẹ mình cũng thế. Đến đời mình cũng không khác gì đâu”. Căn hộ khép kín, khép kín lòng, khép kín tình người. Mỗi người sống cô đơn trên một “hoang đảo” đầy đủ đến dư thừa vật chất. Mỗi căn nhà cũng trở thành một hòn đảo. Tôi nhớ, có đọc mẩu tin nhỏ trên
một tờ báo: “Một bà cụ già sống độc thân trong một chung cư ở Luân Đô. Một hôm, có người thợ điện đến sửa thì phát hiện bà cụ chết khô đã bốn ngày mà hàng xóm không ai biết Nghe lạnh cả người!



Nhà văn Nhật Bản Murakami nổi tiếng với cả chục cuốn tiểu tuyết được dịch ra hàng chục tiếng nước ngoài. Nhưng thực ra, nó chỉ viết một chuyện duy nhất: nỗi đau vì sự thiếu vắng tình buổi, nỗi lo sợ vì sự sung túc bất thường. Sự vô vị của cuộc sống đời thường. Nỗi buồn chán về học sống nặng vật chất mà hời lợt. Con người trở nên dễ uốn một cách kỳ lạ. Dường như xã hội càng phát triển, người ta càng phát triển sự tồn tại tất yếu của những “ốc đảo” người. Ai cũng co rút, phòng thủ, nấp kín trong thế giới của riêng mình. Không đoái hoài đến nói ai, trừ cái “tôi” thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Ban đầu coi đó là tôn trọng quyền “tự do cá nhân”. Dần dà nó ngậm nhấm như muối mọt, như a xít ăn mòn. Cha, mẹ, con cái mỗi người mỗi phòng. Mỗi thế giới riêng. Trẻ con mới “nứt mắt” đã ý thức quyền sở hữu, quyền tự do của chúng. Ông, bà , cha mẹ muốn vào phòng riêng của chúng, phải gõ cửa được phép mới được vào. Tự do cá nhân tuyệt đối đang dần thay thế cho nếp sống chung mâm, chung bát. Phải chấp nhận thôi. “Sống mỗi người mỗi nhà…”. Đã hết thời “quan tâm” tới mức xoi mói nhau. Đừng ai nhòm vào khe cửa nhà ai, nhà nấy rạng.

Đèn dầu ấm áp hơn đèn điện

Hẳn nhiên, chẳng nên “bi kịch hóa” xã hội đang tiến lên hiện đại như thế. Nhưng ngay lúc này có thể thấy trước, thấy từ xa, những con sóng vô tình và vô cảm đang tiến đến gần. Dang ngấp nghé ngoài ngưỡng cửa xã hội. Chả mấy lâu sẽ ập tới bậc thềm mỗi nhà. Bi kịch chính vì, những người sắm vai chính lại “vô tư” đón nhận làn sóng ấy như là một điều kiện cần cho sự phát triển, một quy luật muôn đời.

Nhiều lúc chợt thấy mình mỏi mệt, mỏi bã người. Cứ như sợi dây đàn căng và đứt rời. Như ngọn cây bị cưa lìa khỏi gốc. Tự nhiên nghe lòng rỗng không, vô vị. Thấy một mình giữa đông người. Giật mình quay lại đằng sau, phía không có ai, phía một mình. Chính lúc ấy, lúc đứng trên ban công, tôi mới phát hiện ra một xóm lao động. Nó nằm trong ngõ nhỏ, ngay trước mắt mà lâu nay mình không để ngó xuống. Nhiều lần chỉ phóng xe máy vụt qua, lướt qua những gương mặt nhuốm màu nắng bụi, sương gió. Mùa đông ngày ngắn, đêm dài, tối sập lúc nào không hay. Tôi lững thững đi bộ, đến cái quán cóc ở sâu của ngõ. Thì ra hầu như nhà nào cũng chỉ thắp một ngọn điện. Hỏi chuyện, bà lão bán chè chén bảo: “Nghèo thì phải hà tiện. Một ngọn. Một ngọn điện cũng đủ sáng cả nhà”. Vậy sao trong nhà cụ lại thắp thêm một ngọn đèn dầu. Rót cho tôi chén trà nóng hổi, cụ chậm rãi: “Các cụ xưa dạy, chỉ có đèn dầu mới ấm nhà. Xóm tôi, nhà nào vẫn dùng than tổ ong. Những lúc mất điện, hàng xóm vẫn chạy sang nhau xin lửa". Ở Hà Nội còn nhiều lắm những ngõ nhỏ, xóm nhỏ lao động. Hiện tại của họ là quá khứ của mình. Còn hiện tại của mình có trở thành tương lai của họ không? Chẳng lẽ cứ phải sống nghèo, sống thiếu thì mới cần tính làng nghĩa xóm? Chẳng lẽ cứ phải sống nghèo, sống thiếu thì mới cần tình làng nghĩa xóm?

Trong một ngõ nhỏ ven Hồ Tây, có một gia đình người Mỹ thuộc diện “di dân tái định cư”. Ông Mark Rapoport, dân gốc New York và bà vợ đã “tạm trú” ở Hà Nội hơn tám năm nay. Mới rồi, ông mở một gallery nằm trong 36 phố phường, để giới thiệu và kinh doanh các sản phẩm truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam. Không có năm nào hai người con lớn của họ không sang thăm bố mẹ tranh thủ đi thăm Hà Nội. Cuối cùng, cả hai đã “chấm” Hà Nội nơi lựa chọn số 1 để cả nhà cùng sống. Sau khi bàn bạc, gia đình người Mỹ này đã lập một mục gồm 100 lý do, song lý do đầu tiên mà họ lựa chọn là con người “Thân thiện nhất, trung thực nhất và nồng ấm nhất so với bất cứ nơi nào. Con người làm việc cần cù nhất, it cằn nhằn nhất, lạc quan nhất so với bất cứ đâu”.

Gia đình ông bà Mark Rapoport ấn tượng nhất là: “Hàng xóm của chúng tôi thật thân thiện và cởi mở. Họ không bao giờ quên nhắc con cái chào “Hello” với những người hàng xóm nước ngoài như chúng tôi”. Những “người Mỹ trầm lặng” cảm thấy ấm cúng bởi tình cảm của những người hàng xóm như người thợ sửa giày, cụ già bán bánh mì sáng, cô bán đồng nát, những người đàn bà đẩy xe rác, nhất là lũ trẻ hàng xóm... Từ bỏ một thế giới thừa thãi vật chất, bước sang Hà Nội để rồi ăn đời ở kiếp, người Mỹ, người Pháp hay những người nước ngoài tìm gì? Có gì đâu, chỉ là những thứ quá nhỏ bé và giản dị. Thế mà mình thì hờ hững, rẻ rúng. Vô tình hay vô tâm rũ bỏ cho nhẹ, cho nhanh.
Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam

NGÔI NHÀ LICOGI

Kính tặng CBCNV TCty LICOGI

Anh em ta từ những miền quê
Từ thành phố từ xóm làng thân thiết
Nơi non cao nơi mênh mông biển biếc
Có duyên với nhau ta cùng hội tụ về

Voi hành trình là những chuyến đi
Rầm rập máy xe tới miền đất mới
Rừng thẳm núi xanh quê hương vẫy gọi
Trái tim hồng và những mái đầu xanh

Mỗi ngày qua ta xây những công trình
Đường ta đó trải dài cùng đất nước
Khánh Hòa Phả Lại Trà Khúc Quảng Ninh
Mộc Châu Sơn La Đường Hồ Chí Minh

Ngày ta đến còn núi hoang rừng vắng
Buổi chia tay điện đã sáng bản làng
Ngăn dòng lũ biến nước thành ánh sáng
Góp cho đời ló dạng những bình minh

Nghệ An A Vương Bản Chát Hương Điền
Bắc Hà Đồng Nai Sơrok Phu Miêng
Tiến trẻ ê a học bài trong xóm nhỏ
Đất nước vươn mình sau mỗi chuyến đi


Ta về đây mái ấm LICOGI
Tay chung tay xây những đô thị mới
Mái ngói đỏ tươi bao lứa đôi mong đợi
Còn bao nhà trong mái lá đếm sao

Giàn giáo lên dần vươn giữa trời cao
Trên nền móng vững bền LICOGI ta đấy
Thật tự hào mỗi sớm mai thức dậy
Thỏa ước mơ mình mơ ước thuở nào

Ta vẫn đi viết tiếp những vần thơ
Đón nắng mới đón những mùa xuân mới
Nho neo ra khoi bien meng mong don doi
Nguoi yeu thuong van ngay thang mong cho

Bãi dâu xưa sớm lên bến lên bờ
Quê nghèo năm nao sẽ lên thành phố lớn
Phố phường sao sẽ mãi vui cùng đồng ruộng
Cánh én chao nghiêng đón mỗi nụ xuân về

Và hôm nào ta lại kể nhau nghe
Về ngôi nhà LICOGI thân thiết
Già trẻ trước sau hàng hàng lớp lớp
Trong khó khăn vẫn vững một chữ ĐỒNG

LICOGI - Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng
Ngày tháng cần cù viết nên từng trang sử
Cho chung cho riêng và cho cả tương lai
Hãy vững tin hới các chàng trai

Hà Nội Xuân 2010

NGUYỄN BÁ SỸ


Kính thưa…
Phong tục dân tộc Việt có một thú chơi rất bác học, tao nhã đó là viết câu đối Tết để mừng nhau, tặng nhau, qua đó nói lên tấm lòng của người viết, người nhận mong muốn mỗi độ xuân về.
Nếp sống công nghiệp hiện nay rất khẩn trương, có nhiều thú vui mới hơn và những mối quan tâm thiết thực hơn nên đôi khi những mỹ tục xưa bị xao nhãng. Đó cũng chính là sự phát triển, sự đòi hỏi chính đáng củacuộc sống. Tuy nhiên cuộc đời sẽ đẹp hơn nếu trong sự phát triển ngày càng cao của cuộc sống vật chất vẫn lấp lánh vẻ đẹp tinh thần của lòng yêu thương và những thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trong không khí rộn ràng tươi mới của mùa xuân, câu đối hôm nay xin kính tặng Tổng Công ty, lấy ý lời chúc tất niên của đồng chí Tổng Giám đốc:

SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH HOÀN THÀNH QUANH NĂM TẾT
TRÊN DƯỚI ĐỒNG LÒNG KHÓ KHĂN KHẮC PHỤC BỐN MÙA XUÂN

 

sai gon 2009