Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2009

Dinh TRA

Một đạo luật cần cho người dân, báo chí và chính quyềnMột đạo luật cần cho người dân, báo chí và chính quyền

"Mắc kẹt" giữa những nền văn hóa

08:05' 15/04/2009 (GMT+7)

Nói chung người VN đã đi nước ngoài học tập, công tác hoặc sinh sống họ sẽ bị hai lần sốc văn hóa. Lần đầu tiên sốc khi từ VN ra nước ngoài và lần thứ hai là khi trở về sau 5-6 -10 năm. Họ phải thích nghi lại với nền văn hóa VN. (Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, đồng Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội)

Một đám cưới giữa cô dâu "Ta" và chú rể "Tây" ở Mỹ được cử hành theo nghi thức Việt. Ảnh do bạn đọc Ái Phương gửi cho Vietnamnet.

Đất khách đúng là đất của…khách

Có những môi trường thực sự xa lạ và khắc nghiệt đối với những người Việt. Nhiều vấn đề mà người Việt trên thế giới phải đối mặt, từ sự phân biệt đối xử đến rào cản ngôn ngữ, sự thiếu thông tin…

“Tôi nhớ một chuyện rất buồn về người bạn của tôi. Anh sống ở một nước châu Âu. Có lần anh bước lên xe buýt để tìm chỗ ngồi, vừa ngồi xuống thì người bản xứ bên cạnh anh đứng vụt dậy và bỏ ra chỗ khác với vẻ mặt khinh bỉ“, nhạc sỹ P.D. Cường kể.

Chuyện xảy ra đối với bạn của nhạc sỹ P.D. Cường không phải là chuyện cá biệt. Ngay cả ở những quốc gia châu Á, người Việt cũng bị phân biệt. “Hồi mới sang, cảm giác bị nhìn nhận là công dân đến từ một nước thứ ba đến với tôi rất nhiều lần. Những biểu hiện thiếu thiện cảm bộc lộ qua hành động, cử chỉ, ánh mắt” – chị Thuý Ngọc, lấy chồng người Hàn Quốc, đã có một con gái, hiện đang sống và học khoá tiến sĩ ngôn ngữ tại Hàn Quốc kể với Vietnamnet.

Ăn uống cũng không phải là chuyện nhỏ. “Lần đầu tiên đặt chân đến thành phố Dubai của Các Tiểu Vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), tôi choáng quá, mọi thứ đều vô cùng lạ lẫm”, anh Quốc Duẩn, 42 tuổi, một thợ điện làm việc tại UAE nhiều năm thổ lộ. Duẩn là một trong số 40 người Việt Nam đầu tiên sang lao động tại UAE. Với anh, chuyện ăn uống là cả một vấn đề. Người bản địa thường dùng mì và các loại thức ăn mềm trong khi người Việt không thể thiếu cơm và đồ mặn trong bữa hàng ngày. Thịt lợn và rượu - hai món khoái khẩu của người Việt - lại nằm trong danh sách các loại thực phẩm bị cấm ở đây.

Với chị Ngọc ở Hàn Quốc, ngôn ngữ là rào cản lớn nhất, thậm chí dẫn đến trầm cảm. Chị kể: “Khó khăn nhiều không thể kể xiết. Trước hết là về ngôn ngữ. Tuy đã học bốn năm đại học, gồm học tiếng và các môn văn hóa, kinh tế…nhưng khi sang đến nơi, tôi thấy khả năng của mình quá kém, khó tiếp thu bài giảng hay nói chuyện với người bản xứ dù với bất kì chủ đề nào…Vì thế, lúc đầu tôi cảm thấy rất cô độc, không biết tâm sự với ai, không biết nên làm gì để thoát khỏi bế tắc, không thể nghe được bài giảng nên càng ngày càng chìm vào trầm cảm”.

Một rào cản khác là sự thiếu thông tin. Thạc sỹ Phan Ý Ly đã từng học đại học tại Ấn Độ cho biết: “Các bạn Ấn Độ thích tiếp xúc và tìm hiểu về Việt Nam. Từ trước đến nay họ chỉ biết là Việt Nam thắng Mỹ và cứ nghĩ rằng người VN nào cũng giỏi võ. Hoặc là có những người nghĩ rằng Việt Nam rất nghèo vì một thời kỳ chiến tranh dài như thế, và không biết rằng VN đã hết nghèo hay chưa, rồi không biết ở VN có được ở nhà gạch thế này không, có điện thoại không???”.

Không chỉ có người Việt ở nước ngoài mới phải học cách thích nghi. Người nước ngoài ở VN cũng cần biết thích nghi với...lụt . (Ảnh: Hải Thanh).

Quê sao chẳng giống quê

Trở về quê hương sau một thời gian xa cách, nhiều người Việt bỗng trở nên lạc lõng.

Đây là câu chuyện của tiến sỹ Khuất Thu Hồng, người đã từng du học tại Nga và Australia:

“Tôi nhớ mãi thời gian tôi ở nước ngoài về và đi làm. Tôi xin vào được một cơ quan. Giờ làm việc bắt đầu từ 7g30 tới 11g30, chiều từ 1g30 tới 4g30. Hôm sau tôi bắt đầu đi làm. Tôi nghĩ 7g30 làm thì tôi phải có mặt ít nhất là 7g20. Tôi chờ, chờ mãi tới 9g chỉ có lơ thơ vài người và khi họ tới thì họ pha chè uống và tán chuyện. Cuối cùng 10g họ bàn nhau đi ăn ở đâu, một số phụ nữ bàn chuyện đi chợ. Tới trưa, mỗi người tìm một chỗ để ngủ. Hai giờ chiều lại làm một chầu nước chè nữa.

“Mỗi hành vi ứng xử đều do tâm lý chi phối. Tâm lý bao gồm tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội. Khi tâm lý hành vi đã hình thành rồi, thì ta gặp phải môi trường xã hội hoàn toàn khác. Như vậy sẽ hình thành sốc tâm lý. Ta sẽ bị mất phương hướng, khủng hoảng tinh thần, bất mãn. Có thể ta sẽ phản ứng lại bằng cách đấu tranh hoặc thu mình lại chấp nhận. Sự thu mình này sẽ làm thui chột tài năng. Những người khí chất kém sẽ dễ bị khủng hoảng, họ sẽ buông xuôi, hoặc làm điều gì đó không chừng mực”. (Thạc sỹ tâm lý Phạm Mạnh Hà).

Tôi nghĩ nhiều bạn cũng rơi vào tình trạng như tôi. Khi trở về thì họ rất hăm hở, áp dụng những điều hay lẽ phải ở nước ngoài vào công việc, mong muốn được đóng góp một cái gì đó, dù nhỏ. Nhưng để áp dụng ở VN thì không phải dễ, và họ sẽ thất vọng nếu không thành công. Dần dần họ sẽ có phong cách, thái độ giống như những người chưa đi học ở nước ngoài.

Đó là chưa kể họ sẽ gặp phản ứng phân biệt đối xử từ phía những người ở nhà, theo nghĩa là học nước ngoài về chẳng biết thế nào, liệu có làm được gì không. Hoặc có sự khó chịu ngấm ngầm nào đó. Đó là điều rất nguy hiểm nếu là phản ứng của tập thể.

Và lãnh đạo cũng hơi phân biệt đối xử, chẳng hạn sẽ đòi hỏi ở người đi học nước ngoài nhiều hơn những người khác. Cái đó cũng không công bằng, gây nên sự căng thẳng.”

Thạc sỹ phát triển cộng đồng Phan Ý Ly cũng gặp nhiều vấn đề, từ chuyện nhỏ trong sinh hoạt như không biết mặc cả khi đi chợ cho đến chuyện lớn hơn: quan niệm sống. Ly kể: “Khi về đây, việc đầu tiên Ly nhìn thấy rất nhiều là những bạn trẻ vi vu, lạng lách trên những chiếc xe @ cầm trên tay những chiếc điện thoại di động (lúc này là khoảng năm 2000, và bắt đầu xuất hiện mốt điện thoại). Mặt thì vênh lên. Đó là bề ngoài mình nhìn thấy được và mình ngạc nhiên, mình cảm thấy rằng niềm vui phụ thuộc vào vật chất nhiều quá mà nó không nằm ở chiều sâu…".

Thạc sỹ tâm lý Phạm Mạnh Hà chia sẻ: “Theo quan sát của tôi, những bạn trẻ đi học từ nhỏ, khi trở về VN lại ít thành công hơn so với bạn trẻ học trong nước. Tôi biết có bạn đi học từ năm lớp 10, sau khi học hết đại học ở nước ngoài, bạn quay về VN nhưng không thích nghi được với cách làm việc ở VN nên buộc phải trở ra nước ngoài. Dĩ nhiên sẽ có những người thích nghi được, nhưng phải mất một thời gian dài.”

Tiến sỹ Hồng cho biết: Gần đây, Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội đã khảo sát những người đi xuất khẩu lao động ở Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan. Kết quả cho thấy người lao động cũng cảm thấy khó khăn khi trở về.

Ban Quốc tế Vietnamnet


Posted by Picasa