Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2010

Vượt qua, vượt qua chính mình!


Ngay từ thời thơ ấu, nó đã là một đứa nhút nhát. Không hiểu do bẩm sinh hay do hoàn cảnh.
Nó được sinh ra và lớn lên tại tầng 2 của một ngôi nhà mặt phố cổ. Ngôi nhà vốn thuộc sở hữu của cụ nội, nay đã bị phân nhỏ, xé lẻ cho các gia đình ở nơi khác đến. Trong mắt nó, những người hàng xóm thật xấu xí, họ sinh sống bừa bãi, ăn ở luộm thuộm. Ngôi nhà cổ bị ngăn, chia, cơi nới đủ kiểu. Hình hài đẹp đẽ ban đầu đã biến mất. Gia đình nó sống khép kín trong sự tổn thương. Cho đến giờ, nó chưa nói 1 câu nào với lũ trẻ con hàng xóm, cùng phố. Học trái tuyến, khi ở nhà, thế giới của nó là những cuốn sách trên kệ của ba, cái tivi đen trắng của ông, những bức ảnh cũ kỹ của bà.
Hội bạn cấp 2 Tân Trào có 8 đứa, 4 trai, 4 gái. Nói cho đúng thì 4 đứa con trai kia chơi với nó vì nó chơi với 3 đứa con gái còn lại. Nó thường xuyên chỉ im lặng và mỉm cười với các bạn. Cả lũ muốn ăn gì cũng được, đi chơi đâu cũng được. Nó chỉ đi theo, không bao giờ có ý kiến. Thế nào cũng chiều. Lúc nào không chiều được thì nó ở nhà, hì hì. Chắc vì thế, bọn con trai trong hội chả mấy khi nói chuyện với nó. Thật ra là nó cũng không biết nói gì. Mọi người nói những chuyện mà nó không biết. Mãi về sau, mấy thằng bạn mới phát hiện ra rằng để nói chuyện với nó cứ nói về thể thao, đặc biệt là bóng đá. Cái này thì nó quá rành.
Mẹ vẫn bảo, nó là đứa nhút nhát, thiếu tự tin. Ý thức được điều đó, nó luôn cố gắng thay đổi. Mười hai năm học phổ thông, trung cấp rồi Đại học, năm nào nó cũng có chân trong ban cán sự lớp, tham gia tất tật các hoạt động của trường, lớp, đoàn thể. Ấy thế mà vẫn không thể bỏ được cái tật nói năng lắp bắp trước đám đông. Mỗi lần như thế, nó thấy đầu óc mụ mị, mặt mũi nóng bừng, chân tay luống cuống. Năm lớp 11, trong buổi biểu diễn văn nghệ của lớp 11 A3 trước toàn trường, thấy cô MC dẫn chương trình quá chán, nó liều mình như chẳng có cầm mic ra sân khấu. Nó không biết nó đã nói gì, làm gì, nó không dám nhìn xuống đám đông phía dưới. Mắt nhìn thẳng vào cái cổng sau phía cuối sân trường, nó nói, khoa chân múa tay trong tiết mục đố vui có thưởng. Xong việc, lẩn vào cánh gà, trống ngực đập thình thịch, đang không hiểu mình vừa làm gì thì lũ bạn ùa vào, om xòm chúng nó bảo "Con ranh, sao mày không dẫn ngay từ đầu!?"
Sau lần đấy, nó thấy hình như là mình có thể làm được những cái mình tưởng là không thể. Có cơ hội, là nó thử. Nó muốn mình mạnh mẽ hơn, dạn dĩ hơn. Nó không muốn mình run sợ trước bất kỳ cái gì.
Chuyện không chỉ có thế. Giờ này nhắc lại, chắc cũng ít người tin... Hồi đó, loằng ngoằng thế nào, nó quen anh. Sau chuyện tình cảm thời đại học, nó vẫn đi về 1 mình. Anh hấp dẫn, vui vẻ, lịch thiệp. Hai anh em khá hợp nhau. Đọc sách, nghe nhạc, xem phim...Thời gian trôi qua, nó thấy tim mình rung rinh. Nhưng đối phương thì có vẻ không như vậy. Mọi chuyện dậm chân tại chỗ. Nó không muốn thế nhưng chẳng biết làm sao, nó nghĩ mãi. Rồi trước sinh nhật 1 ngày, nó rủ anh đi uống nước. Lấy hết sức bình sinh, nó nói. (Cái này từ chuyên môn gọi là tỏ tình!!! ). Đối phương choáng váng. Im lặng... rồi câu giờ. Và cuối cùng là ... cần thời gian. Thật ra trước khi làm việc này, nó đã biết trước kết quả. Thế nhưng, để xem mình dũng cảm đến đâu, nó đã nói. Rồi hiên ngang đứng dậy ra về.....
Đấy, nó đã rèn luyện sự tự tin, lòng dũng cảm cho bản thân như thế đấy. Còn bao nhiêu việc khác nữa: chuyển chỗ làm, thay đổi công việc, giao dịch với khách hàng, xin xỏ, chạy chọt.... Sáng qua, đi họp với khách hàng, hàng loạt ý kiến, kêu ca, phàn nàn, căng thẳng của khách hàng, xối xả, tối tăm mặt mũi... Cố gắng bình tĩnh, nó trả lời, rành rọt, rõ ràng từng ý một (cái này nó học được từ sếp). Sau khi nó nói xong, tất cả im lặng, đồng ý. Mặt lạnh tanh nhưng trong lòng nhảy múa. Cảm giác thật tuyệt. Nó đã học được quá nhiều và giờ đem ra áp dụng. Rời phòng họp ra về, nó thấy mình lớn hơn 1 chút...
Đối mặt với thử thách, trong lòng nó vẫn run rẩy. Nhưng gạt qua một bên, nghiến răng bước tới, cuối cùng nó vẫn làm được. Vượt qua, vượt qua chính mình!
Được đăng bởi NADIA
vào lúc 17:58

Chặng đường 5 năm

Được và mất của 5 năm qua

Giáng sinh chỉ mong tuyết tan. Nói đùa nhưng cũng có phần thật vì sau bão tuyết nhiệt độ cứ đì đẹt ở zero làm tuyết đóng băng 2 bên lề đường khiến dạo bộ rất khó. Tuy nhiên chúng tôi vẫn có một giáng sinh với đầy ắp các sự kiện, dạo bộ, café, tán gẫu, xem phim, thăm bạn bè, ăn uống và mua sắm. Tôi sắm thêm được một số thứ cho căn phòng và giầy khăn mũ găng tay chuyên dụng cho trời tuyết. Dạo bộ ở Georgetown làm tôi nhớ đến những nét cổ kính ở New Orleans. New Orleans không được sang trọng và ngăn nắp như Georgetown nhưng 3 tháng rời New Orleans cũng là 3 tháng tôi thèm được ngồi ở những quán café ở uptown, thèm được ngồi làm việc/ đọc sách ở Rue de la Course hoặc PJ.

Cách đây 5 năm, khi tôi chuẩn bị rời Việt Nam thì sóng thần xảy ra. Tôi nhớ các chuyến bay khi ấy đều hết vé và tôi phải bay vòng vèo qua châu Âu để sang Mỹ. Tôi ở New Orleans 4 năm 9 tháng – đúng ra là 4 năm 5 tháng vì tôi có 4 tháng học ở North Carolina sau bão Katrina. Trong 4 năm 9 tháng ấy tôi lấy xong bằng Master và PhD. Tôi bảo vệ xong luận văn và rời New Orleans cuối tháng 9, 2009 nhưng ngày ghi trên bằng tốt nghiệp sẽ là 31 tháng 12 năm 2009. Trong quãng thời gian 5 năm qua, tôi học tập, làm việc và hòa nhập vào cuộc sống ở Mỹ một cách không ngừng nghỉ. Hè lẫn giáng sinh năm thường phải ở lại làm việc, lúc thì bận thi Comp, lúc thì bảo vệ đề tài, rồi đến luận văn. Hai cái Tết đầu xa nhà, cồn cào một nỗi nhớ, những giọt nước mắt chỉ trực rơi khi nghe thấy giọng nói của người thân ở đầu bên kia. Giữa thời gian học, tôi về thăm nhà. Sau lần quay lại ấy, nỗi nhớ cứ vơi dần và tôi quen với việc xa người thân. Những cái Tết sau, tôi còn rất ít cảm giác nhớ nhà, và đến cái Tết năm nay, tôi e mình không còn hứng khởi hay niềm mong mỏi. Tôi nghĩ đó cũng là diễn biến tự nhiên của tâm lý con người. Mọi thứ ắt sẽ như nó phải thế.

Tôi sẽ quay lại New Orleans đầu tháng 5 năm 2010 để dự Lễ tốt nghiệp lớn nhất hàng năm của trường. Đang băn khoăn hè này về thăm nhà hay đưa Bố Mẹ sang. Đưa Bố Mẹ sang thì có vẻ oai là cho các cụ đi Tây một chuyến (nếu như các cụ thích oai với hàng xóm). Với tình hình công việc hiện tại, tôi chỉ có thể xin nghỉ tối đa 2 tuần. Sau 2 tuần sẽ hết người đưa các cụ đi chơi và như vậy các cụ sẽ cảm thấy nhàm chán vì không có ai nói tiếng Việt, TV không nói tiếng Việt, sách báo tiếng Việt cũng không nốt. Nỗi sợ nữa, mà tôi cũng nhìn thấy từ bạn bè khi họ đưa bố mẹ sang, là các cụ sẽ như lạc vào một nền văn hóa khác– tôi thấy tội nghiệp làm sao ấy. Rồi việc đi lại phức tạp, mặc dù có dịch vụ trợ giúp thì vẫn ngán cái cảnh 2 ông bà già ngồi trên cái ghế bị đưa đẩy như người tàn tật. Thế nên tôi sẽ bàn chuyện này cụ thể với các cụ, sẽ nêu hết pros and cons để các cụ quyết định. Nếu các cụ happy với thời gian 2 tuần ở Mỹ, bao gồm cả việc đi dự lễ tốt nghiệp của tôi, thì tôi sẽ mời các cụ sang. Nếu các cụ nghiêng về hướng tôi về thăm nhà và đi chơi trong nước thì tôi sẽ về.

Được và mất của 5 năm qua

Nói được và mất nghe có vẻ to tát. Tôi suy nghĩ đơn giản, ai đến tuổi trưởng thành cũng phải tự quyết định cho mình một con đường đi riêng. Ai cũng đến lúc phải rời xa gia đình. Sống ở đâu cũng là sống. Trách nhiệm – bất kể là trách nhiệm gì– ở đâu cũng là trách nhiệm. Cho nên tôi không bàn đến cái “mất” ở đây vì tôi chả thấy mình mất gì – ngoài một chút cách trở xa xôi với gia đình.

Cái được lớn nhất là những kiến thức chuyên môn tôi học được, từ một nền giáo dục hoàn toàn khác với Việt Nam. Tôi, được đào tạo là một Bác sĩ đa khoa lâm sàng ở Việt Nam với không một tí kiến thức đúng đắn về nghiên cứu, có thể hoàn toàn làm một nghiên cứu khoa học thực thụ một cách độc lập từ khâu thiết kế đến khâu cuối cùng là công bố (disseminate) kết quả, dù là học thuật (academic) thuần túy hay dạng kết hợp academic với programming/ intervention (dự án can thiệp). Và tất nhiên, kiến thức mở cho tôi cách cửa nghề nghiệp và ảnh hưởng đến tương lai.

Cái được thứ 2 là sự thay đổi về nhân sinh quan, thế giới quan mà tôi dám chắc nếu cứ ở trong nước tôi sẽ khó có thể có được. Kiến thức khiến tôi thay đổi cách nhìn sự vật/ hiện tượng, thường là critical hơn. Khi bị đẩy ra một nơi không phải quê hương mình, tôi thấy mình có cái nhìn đúng đắn hơn về quê hương về dân tộc, về 2 chữ Việt Nam. Có những khái niệm và giá trị (value) mà ở trong nước mình khó lòng cảm nhận đúng. Ví dụ, giá trị và là thứ làm nên sự nổi tiếng của nước Mỹ chính là Dân chủ và Tự do. Đáng tiếc, khi đem những giá trị này ra khỏi nước Mỹ, người ta thường hiểu sai và biến chúng thành những từ ngữ mang đầy tội lỗi. Cũng chính vì lý do này mà tôi ít bàn đến những chữ này vì e sẽ bị quy kết thành kẻ bất mãn. Mặc dù trong blog của mình tôi quan tâm nhiều đến quyền (rights) và công bằng xh (social justice) vì nó liên quan nhiều đến những việc tôi đang làm– Health and Development.

Cái được thứ 3 là tôi có cái nhìn nhân hậu hơn. Tôi tiếp cận sự việc trên hướng tôn trọng quyền của người khác (rights based). "Mọi người sinh ra có quyền tự do và bình đẳng và tạo hóa cho họ những quyền đó". Thầy giáo không có quyền coi thường, lăng mạ hay đánh học sinh. Bố Mẹ không được đánh con trẻ. Sếp không có quyền xúc phạm nhân viên hay sai nhân viên làm những việc sai chức năng. Người có học không được coi thường người ít học. Dân đa số không được coi thường dân thiểu số. Đáng tiếc là những giá trị này không được coi trọng ở Việt Nam. Tư tưởng áp đặt (top-down) tràn ngập chính quyền, công sở, trường lớp lẫn trong gia đình. Nhiều người mang những nỗi sợ hãi mà nhiều khi tôi không thể hiểu nổi chúng bắt nguồn từ đâu. Sống như vậy thì quả là đau khổ.

Cái được thứ 4 là những thay đổi mang tính chất tâm lý/tâm thần (psychological). Tôi đã thay đổi rất nhiều theo chiều hướng tích cực hơn. Tôi nhìn đời lạc quan hơn. Tôi hạnh phúc hơn. Những thứ này tôi học được phần lớn từ bạn bè và văn hóa của người Mỹ. Tôi nhìn cách những bạn học chung và ở chung sinh hoạt và hưởng thụ cuộc sống và xem những giá trị mà họ ước mơ và theo đuổi để từ đó nhìn ra những giá trị của bản thân mình và thấy những gì mình cần phải thay đổi. Một trong những thứ khá phổ biến trong người Việt là cái nhìn tiêu cực, thiếu lạc quan và đau khổ (miserable). Miserable là một trạng thái khó được chấp nhận trong văn hóa Mỹ, ít ai muốn làm bạn với những người có tính cách này. Tâm lý tiêu cực và đau khổ còn khiến dân Việt mất tự tin trong mắt người khác. Hơn nữa, hạnh phúc hay khổ đau nhiều khi bị ảnh hưởng bởi cách mình nhìn cuộc sống. Nhìn đời tiêu cực sẽ dễ có cuộc sống bất hạnh.

Cái được thứ 5 là độc lập. Tôi là đứa độc lập từ bé, những năm tháng đi học đại học xa nhà làm vững thêm tính cách này. Nhưng sang bên này, sự độc lập của tôi còn tăng hơn nữa. Độc lập là cách duy nhất để tồn tại và sống xa nhà. Độc lập cũng là một tính cách rất Mỹ. Và tôi cũng thấy người Việt Nam thiếu tính cách này một cách nghiêm trọng. Tôi tự tin mà nói rằng mình sẽ sống ngon lành nếu như bị ném vào bất kỳ xó xỉnh nào của quả đất này.
Posted by lvu at 2:09 PM
Labels: AboutMe, personal
Reactions:

13 comments:

Được và mất của 5 năm qua

Bai cua LUNG VU

Nói được và mất nghe có vẻ to tát. Tôi suy nghĩ đơn giản, ai đến tuổi trưởng thành cũng phải tự quyết định cho mình một con đường đi riêng. Ai cũng đến lúc phải rời xa gia đình. Sống ở đâu cũng là sống. Trách nhiệm – bất kể là trách nhiệm gì– ở đâu cũng là trách nhiệm. Cho nên tôi không bàn đến cái “mất” ở đây vì tôi chả thấy mình mất gì – ngoài một chút cách trở xa xôi với gia đình.

Cái được lớn nhất là những kiến thức chuyên môn tôi học được, từ một nền giáo dục hoàn toàn khác với Việt Nam. Tôi, được đào tạo là một Bác sĩ đa khoa lâm sàng ở Việt Nam với không một tí kiến thức đúng đắn về nghiên cứu, có thể hoàn toàn làm một nghiên cứu khoa học thực thụ một cách độc lập từ khâu thiết kế đến khâu cuối cùng là công bố (disseminate) kết quả, dù là học thuật (academic) thuần túy hay dạng kết hợp academic với programming/ intervention (dự án can thiệp). Và tất nhiên, kiến thức mở cho tôi cách cửa nghề nghiệp và ảnh hưởng đến tương lai.

Cái được thứ 2 là sự thay đổi về nhân sinh quan, thế giới quan mà tôi dám chắc nếu cứ ở trong nước tôi sẽ khó có thể có được. Kiến thức khiến tôi thay đổi cách nhìn sự vật/ hiện tượng, thường là critical hơn. Khi bị đẩy ra một nơi không phải quê hương mình, tôi thấy mình có cái nhìn đúng đắn hơn về quê hương về dân tộc, về 2 chữ Việt Nam. Có những khái niệm và giá trị (value) mà ở trong nước mình khó lòng cảm nhận đúng. Ví dụ, giá trị và là thứ làm nên sự nổi tiếng của nước Mỹ chính là Dân chủ và Tự do. Đáng tiếc, khi đem những giá trị này ra khỏi nước Mỹ, người ta thường hiểu sai và biến chúng thành những từ ngữ mang đầy tội lỗi. Cũng chính vì lý do này mà tôi ít bàn đến những chữ này vì e sẽ bị quy kết thành kẻ bất mãn. Mặc dù trong blog của mình tôi quan tâm nhiều đến quyền (rights) và công bằng xh (social justice) vì nó liên quan nhiều đến những việc tôi đang làm– Health and Development.

Cái được thứ 3 là tôi có cái nhìn nhân hậu hơn. Tôi tiếp cận sự việc trên hướng tôn trọng quyền của người khác (rights based). "Mọi người sinh ra có quyền tự do và bình đẳng và tạo hóa cho họ những quyền đó". Thầy giáo không có quyền coi thường, lăng mạ hay đánh học sinh. Bố Mẹ không được đánh con trẻ. Sếp không có quyền xúc phạm nhân viên hay sai nhân viên làm những việc sai chức năng. Người có học không được coi thường người ít học. Dân đa số không được coi thường dân thiểu số. Đáng tiếc là những giá trị này không được coi trọng ở Việt Nam. Tư tưởng áp đặt (top-down) tràn ngập chính quyền, công sở, trường lớp lẫn trong gia đình. Nhiều người mang những nỗi sợ hãi mà nhiều khi tôi không thể hiểu nổi chúng bắt nguồn từ đâu. Sống như vậy thì quả là đau khổ.

Cái được thứ 4 là những thay đổi mang tính chất tâm lý/tâm thần (psychological). Tôi đã thay đổi rất nhiều theo chiều hướng tích cực hơn. Tôi nhìn đời lạc quan hơn. Tôi hạnh phúc hơn. Những thứ này tôi học được phần lớn từ bạn bè và văn hóa của người Mỹ. Tôi nhìn cách những bạn học chung và ở chung sinh hoạt và hưởng thụ cuộc sống và xem những giá trị mà họ ước mơ và theo đuổi để từ đó nhìn ra những giá trị của bản thân mình và thấy những gì mình cần phải thay đổi. Một trong những thứ khá phổ biến trong người Việt là cái nhìn tiêu cực, thiếu lạc quan và đau khổ (miserable). Miserable là một trạng thái khó được chấp nhận trong văn hóa Mỹ, ít ai muốn làm bạn với những người có tính cách này. Tâm lý tiêu cực và đau khổ còn khiến dân Việt mất tự tin trong mắt người khác. Hơn nữa, hạnh phúc hay khổ đau nhiều khi bị ảnh hưởng bởi cách mình nhìn cuộc sống. Nhìn đời tiêu cực sẽ dễ có cuộc sống bất hạnh.

Cái được thứ 5 là độc lập. Tôi là đứa độc lập từ bé, những năm tháng đi học đại học xa nhà làm vững thêm tính cách này. Nhưng sang bên này, sự độc lập của tôi còn tăng hơn nữa. Độc lập là cách duy nhất để tồn tại và sống xa nhà. Độc lập cũng là một tính cách rất Mỹ. Và tôi cũng thấy người Việt Nam thiếu tính cách này một cách nghiêm trọng. Tôi tự tin mà nói rằng mình sẽ sống ngon lành nếu như bị ném vào bất kỳ xó xỉnh nào của quả đất này.