Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2009

Từ Xinhgapo nhìn về


Chùm ký sự của Nguyễn Hiếu
( 6/3/2009 11:06:13 AM )



Do công việc nên tôi có may mắn vài ba lần ra nước ngoài học tập và công tác. Sau một, hai chuyến đầu tiên tôi cũng chai dần sự cảm phục, ngạc nhiên trước sự văn minh của các thành phố xứ người để mỗi lần đi tôi đều tâm niệm một điều. Đất nứơc ta vẫn nghèo, còn vất vả, còn bừa bộn, nhốn nháo. Trình độ quản lý kinh tế và xã hội còn thấp nên người dân còn chưa được sống đúng như mong muốn … Thôi thì đành phải thông cảm, dáng mà sống trong một bầu không khí mà mỗi sáng tỉnh dậy đều nghe thấy thông báo về tăng giá, sự thở than của vợ con về đời sống ngày càng khó khăn vì đất đỏ, những vụ tai nạn giao thông, và tệ nạn xã hội xẩy ra như cơm bữa. Đất nước này dù thế nào đi chăng nữa vẫn là quê hương mình. Đất nước như cha mẹ chẳng ai có thể chọn lựa, đổi thay … Tình yêu lớn lao ngấm đọng trong tôi dường như là một sự bào chữa liên tục nơi thầm kín của tâm hồn mình trước mọi điều day dứt. Có cái gì ? Đúng là có cái gì Đấy đang cần phải thay đổi thực sự, lớn lao, cơ bản để Việt Nam ta thoát ra đựơc sự khốn khó này, vượt lên xứng đáng với tầm vóc của một quốc gia đã có bề dày hơn 4000 năm, với một nền văn minh nhin xa, nhìn gần đều thấy một niêm tự hào mang nặng yếu tố của quá khứ. Còn đương đại …

Tôi xuống sân bay Cha Ghi Xinhgapo lúc mười sáu giờ ba mườ lăm phút. Chênh với giờ bay theo thông báo của Hãng hàng không Xinhgapo Elai đúng năm phút. Vừa nếm trải chuyến bay giá rẻ của hàng Resta Pasiicelai có thể coi như điển hình về sự phục vụ tồi tệ vào bậc nhất ngành hàng không thế giới cả về thái độ phục vụ ( nhân viên quát mắng, lừa dối khách, giờ bay thì chậm hàng mười mấy tiếng, bắt hành khách lang thang, vất vưởng suốt đêm tại sân bay), đến những phương thức phục vụ cửa quyền, thiếu hợp lý. Rồi những chuyến bay đầy tai tiếng, ít nhiều sự cố khác xa lời quảng cáo của Việt Nam E lai, tôi thực sự vợi đi nỗi băn khoăn khi sử dụng phương tiện giao thông hiện đại này. Xinhgapo e lai đã vô tình làm nghĩa cử chiêu tuyết cho hai hãng đồng nghiệp của Việt Nam ta… Với một tâm trạng thanh thản sau chuyến bay đầy nụ cười và sự chăm sóc tận tình của nhân viên hãng không Xinhgapo e lai, tôi lên chiếc xe tắc xi vừa tấp lại nhẹ nhàng không một lời tranh dành, chèo kéo khách hàng theo thứ tự và bắt đầu chuyến du nhập Xinhgapo.

1. Đến con sẻ,con sáo cũng bình yên

Cũng như mấy cô, cậu tiếp viên của chuyến phi cơ tôi vừa rời chỗ, khuôn mặt có nước da hơi ngăm ngăm của anh lái xe tắc xi luôn đọng một nụ cười thường trực khi trả lời những câu hỏi nhát gừng của tôi. Với một thứ tiếng Anh pha ngữ điệu phát âm hơi dài cuối câu của tiếng Hoa anh giải thích cho tôi kĩ càng những gì tôi thắc mắc. Mặc dù trứơc khi đi đã nghe đựơc những lời đồn đại đầy thiện ý và cảm phục về môi trường Xinhgapo và theo sự khẳng định của anh tài xế xe tắc xi thì chúng tôi đang đi trên trục đường chính của trung tâm Xinhgapo, nhưng tôi dường như không có cảm giác đã đi vào thành phố. Không một sự ồn ào, chen chúc của đủ thứ phương tiện với một âm thanh hỗn độn của mọi loại còi xe, tiếng còi cảnh sát dẹp đường , tiếng ngưòi hỗn tạp, tiếng nhạc ầm ĩ phát ra từ những chiếc xe đạp loè loẹt trong đội quân gà con của mấy cô cậu đang tuổi lớn. Trên trục đường hai làn xe chạy ngưoc chiều hoàn toàn vắng bóng những hàng rào bằng tôn và thép dựng nên để quây kín những công trình đang thi công dở làm tắc nghẽn dòng chẩy giao thông như ở Hà nội và TPHCM. Cảm giác rõ nhất của tôi lúc đó là xe đang chạy giữa một cánh rừng ôn đới( có lẽ do đang ở trong xe máy lạnh) êm đềm vào tiết chớm xuân. Đường vắng lặng, xe nối đuối chạy êm ả giữa hai bên đường rợp bóng những hàng cây tươi tốt xanh xẫm như màu của những khu rừng già, thỉnh thoảng lại loé ra những chùm hoa dại nở trên ngọn cây cao. Không phải bỗng nhiên biển đề tên ở Xinhgapo đa phần gọi là đường ( Road), chứ ít khi gọi là phố( Treet). Duy nhất một lần khi đi dạo trong khu dành cho ngưòi Hoa ở China Town tôi nhìn thấy Food Treet để chỉ một phố ẩm thực chuyên dành cho ngưòi đi bộ kiểu như Tống Duy Tân ở Hà nội. Cũng dê hiểu thôi, vì ở xứ sở này đường phố rộng thênh thang và xanh mướt màu cây cối. Chốc chốc bên đường lại có những khoảng trống đầy cây lưu niên rậm rạp khiến ngưòi ta nghĩ đến một khoảng rừng tự nhiên nào đấy đựơc cắt ra đặt vào thành phố. Còn ở ta, hễ hở một khoảng trống nào là người ta lao vào tranh dành nhau xây nhà xây biệt thự. Ngay những hồ nổi tiếng của Hà nội như Văn chương,cũng bị con người lấn chiếm dần bằng thủ đoạn đổ rác để mong biến mặt nứoc ra mét đất nào hay mét ấy, nẹp bờ hồ. Đất là vàng đã vậy, còn cây cối … Không muốn nói đến tàn phá những cánh rừng đại ngàn mà ngưòi ta qui tội cho bọn lâm tặc nào đó, chỉ ngay giữa thủ đô… Cách đây ba bốn chục năm Hà Nội của ta đường phố cũng xanh mướt cây. Hàng cây sao trên đường Lò Đúc, hàng phượng vĩ trên đường Phan Chu Trinh, Ngô Thì Nhậm, hàng cây sấu trên đường Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, hoa sữa trên đường Nguyễn Du … nhưng vài năm trở lại tình yêu đối với cây cối đã mất đi rất nhiều. Ngưòi ta thi nhau chặt hạ cây cối, kể cả những cây cổ thụ đã có độ tuổi hàng thế kỉ có đường kính hàng mét, kể cả những cây quí hiếm như cây xưa ở gò Đống Đa. Chưa chặt hạ được thì ngưòi ta hun khói, bóc vỏ cây, đóng đinh, quấn dây điện …để cây chết dần chết mòn. Chao ôi! Vì sự ngu dại, vì kém hiểu biết, vì ăn xổi ở thì, vì thiếu văn hoá hay vì sự quản lý yếu kém bởi những đầu óc trọc phú … mà ngưòi Việt ta vài năm lại đây bỗng trở nên xem thường,khinh rẻ, thù hằn thiên nhiên đến thế. Tôi hạ nhẹ cử kính xe, lập tức ùa vào trong xe là tiếng kêu hoang dại “quà quà”của mấy chú quạ đang chấp chới tìm chỗ đậu trên hàng cây xanh rì trên đường Scool nơi có hàng loạt bệnh viện trung tâm Quốc Gia Xinhgapo toạ lạc. Ở hẳn hai tuần lễ lưu lại ở Xinhgapo tôi mới nhận ra thành phố này có rất nhiều các loại chim đến trú ngụ và gần như sinh hoạt cùng với ngưòi. Trong chuyến công tác cách đây vài năm ở Pháp, tại sân nhà thờ Đức Bà Mari một danh thắng tự thân đã nổi tiếng và càng nổi tiếng hơn khi Víc to Huy Gô chọn làm bối cảnh để viết cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “ Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà”. Khi phát hiện tay tôi cầm mẩu bánh mì, vài chục chú chim sẻ đã hạ xuống đậu đầy cánh tay tôi. Chim sẻ ở Xinhgapo cũng giống như chim sẻ Việt Nam không to như chim sẻ Pháp, cùng với quạ, chim sáo, bồ câu là bốn loài chim có nhiều và gần ngưòi nhất ở Xinhgapo. Hôm bách bộ trên vỉa hè Phố Tông Bát Ru, tôi ngạc nhiên khi thấy một chú sáo đứng im gần như đang ngủ trên đường. Hai cô cậu học sinh đi qua phải gõ vào đuôi chú sáo đến lần thứ hai, chú mới tính giấc bay oà lên ngọn cây. Hai khuôn mặt học sinh rạng rỡ nhìn theo con chim và giải thích với tôi “ cháu sợ con sáo ngủ quên, ôtô va vào nó thì khổ”. Tôi bàng hoàng chợt nhớ đến xứ ta. Chao ôi. Hễ cứ con chim nào là ngưòi ta tìm cách bắt, giết bằng được để biến nó thành những món nhắm cho những thực khách lắm tiền. Tôi đã nhìn thấy hàng xâu cò trắng xoá nằm thõng thượt như những giải khăn tang, khóc than sự hoang phế của thiên nhiên trước sự tàn phá của con người, trên vai anh thanh niên khi đi qua trụ sở Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật ở 51 Trần Hưng Đạo. Tôi đã từng nghe nhà hàng ở phố Ngô Thì Nhậm quảng cáo về đĩa tiết canh chim sẻ được nhể bằng kim băng. Tôi cũng chứng kiến ven bờ Hồ Tây ngưòi ta rao bán những con chim mình mẩy rỉ máu vì bị vặt trụi lông để lừa khách hàng là sâm cầm. Con chim nhỏ bé còn bị săn bắt như vậy trách gì ngay giữa Hà Nội ngưòi ta đặt cả lò nấu cao hổ cốt. Thế cho nên vài chục năm cò không về dám về những cánh đồng, sâm cầm, le le không dám bén mảng đến mặt nước Hồ Tây đang ngày càng bị lần chiếm, thu hẹp. Con mèo giống gia cầm thân thuộc hàng ngìn năm với con ngưòi ở Việt Nam vài năm gần đây cũng trở thành món ăn với cái tên hoa mĩ ‘tiểu hổ”. Còn ở Xinhgapo chim chóc hoang dã đựoc đối xử như thế trách gì … Ngưòi ta bảo đất lành chim đậu, vậy đất của Việt Nam ta chả nhẽ lại là vùng đất dữ ? Câu hỏi thầm dội lên đau âm ỉ trong ta…. Điều có thể mang lại sự ghi nhận về một thành phố ngay khi tôi đến là những chiếc cầu vượt qua đường. Có lẽ ít thành phố nào trên thế giới ngưòi ta coi trọng cầu vượt như ở Xinhgapo. Những chiếc cầu này không chỉ tạo ra sự thuận lợi và đảm bảo an toàn cho ngưòi dân tham gia giao thông mà còn trở thành những nét chấm phá tạo nên sự đa dạng của cảnh quan phố phường. Những chiếc cầu vượt ở Xinhgapo xanh rờn màu cây và rực rỡ các loài hoa đựơc vun trồng một cách kĩ lưỡng. Ở những nơi mật độ dân số cao, sự đi lại nhiều, khi độ dốc của đường lên cầu cao, cầu vượt được trang bị hệ thống thang máy. Tôi thẫn thờ khi đứng trên chiếc cầu vượt Ở China Toaw mát rượi để ngắm chùm hoa hồng mới nở óng ánh nước vì vừa được một cụ già lao công tưới và nhìn con sáo bình yên rỉa lông bên cạnh. Chạnh nhớ đến xứ sở mình. Chiếc cầu Thanh Trì to tứơng tốn vài nghìn tỉ làm xong gần hai năm này vẫn gần như vắng bóng xe chạy vì không có đường dẫn lên cầu. Chiếc cầu vượt ở Ngã Tư Vọng hoàn thành dân không dám đi vì tối và cả vì chỉ trong vòng một thời gian ngắn sau khi hoàn thành đã biến thành tụ điểm của tệ nạn và mất vệ sinh. Mấy chiếc cầu vượt vắt qua đường 5 làm xong không được sử dụng mặc dù ngưòi ta phá hàng rào ngăn hai chiều đường để băng qua mặt đường nườm nượp đủ loại xe chạy. Những nhà quản lý hay trách dân ta tuỳ tiện, tiện gì làm nấy, phá hết trật tự kỉ cương. Gọi khái quát một cách chuyên môn là dân trí nứơc ta thấp. Ngẫm đi ngẫm lại thấy rằng.dân nước nào cũng thế thôi. Họ như dòng chảy của những con sông. Đã là nứơc thì tìm chỗ trũng. Cái chính là nhà quản lý tạo điều kiện và nắn dòng chảy đó như thế nào cho đúng vào mục đích của mình. Để những dòng sông dân sinh ra năng lượng phục vụ mục tiêu của quần thể, của xã hội. Việc dân ta giờ đã có thói quen đội mũ bảo hiểm chính là bài học về sự nắn dòng dân chảy bằng biện pháp phù hợp đấy sao? Ngưòi xứ ta phá rừng giết thú. Doanh nghiệp đang huỷ hoại môi trường làm hàng trăm con sông giữa Hà Nội,giữa TPHCM và các tỉnh thành phố đang chết dần vì xú uế. Số làng ung thư, số làng bị nhiễm điện ở Việt Nam gia tăng. Trận lũ quét, lũ ống mới xẩy ra đầu tháng tám vừa rồi trên vùng Tây Bắc, chỉ trong một đêm gần 70 ngưòi bị chết, vài chục ngưòi mất tích. Thiên nhiên đã bắt đầu nổi giận. Còn các nhà chuyên môn thì tính toán tài nguyên về rừng , về sông ngòi , về những cánh đồng của Việt Nam trị giá hàng vài vạn tỉ đang bị phung phí, mai một một cách thiếu văn hoá và thiếu cả trách nhiệm đối với tài nguyên đất nước. Thế hệ con cháu chúng ta trong tương lai sẽ nói gì về sự cẩu thả, vô trách nhiệm, tuỳ tiện. Nhưng nguyên nhân nào mà sự tuỳ tiện , vô trách nhiệm, cẩu thả đó tác oai tácquái? Vì đâu ?

2. Lo cho dân từ cái nhỏ nhất

Nếu nói về lịch sử thì Xinhgapo quá mỏng so với bề dày truyền thống của Việt Nam ta. Trước kia quốc gia này nguyên là một làng chài của Malaixia thuộc địa của Anh. Mãi đến năm 1963 sau khi Anh trả tự do cho Malaixia thì Xinhgapo tách ra thành lập nước riêng. Quy mô diện tích chỉ bằng Hà Nội cũ cộng thêm hai, ba huyện của Hà Tây. Dân số cũng khiêm tốn với số lượng trên dưới năm triệu gồm ba dòng ngưòi chính: Ngưòi Hoa chiếm khoảng 60%, ngưòi Ấn độ hơn 10%, còn lại là người chính gốc Malaixia, người châu Âu và gần đây có thêm ngưòi các nước ở vùng Đông Nam Á, trong đó có ngưòi Việt Nam đến định cư.

Hai tuần ở Xinhgapo tôi được làm quen với cặp vợ chồng trẻ Đồng Tuế Ngọ ( 1978). Họ đều là những ngưòi đựơc học hành, đào tạo qui củ, có hệ thống. Ngưòi chồng là thạc sĩ Phạm Văn Dương tốt nghiệp tại chi nhánh của trường đường biển Aimô của Anh tại thành phố Man mô Thuỵ điển. Hiện Dương đang là đại diện của Công ty ClarKson-một hãng môi giới tầu biển và các loại hàng khác lâu năm và danh tiếng nhất nước Anh có đại diện khắp thế giới. Người vợ là Nguyễn Kim Trinh. Tốt nghiệp đại học ở Úc, đã qua vài năm làm giảng viên của chi nhánh trường RMít của Úc tại Việt nam. Từ đầu năm 2008, Trinh thôi dạy học sang ở với chồng và đã qua vài cuộc phóng vấn để tìm việc làm. Dương là con một trong một gia đình bố mẹ đang làm việc tại Tổng công ty Hàng hải. Tuy gia đình có nhà ở Hà nội nhưng sự sum họp đầy đủ các thành viên trong nhà này thực sự hiếm hoi. Trên chuyến bay từ Xinhgapo về Hà nội họp khách hàng. Dương gọi điện thoại thì đựoc biết bố đang làm việc ở Hải Phòng, còn mẹ thì đi công tác tại TPHCM. Bằng ngôn ngữ của một trí thức trẻ, thỉnh thoảng có chêm vào những từ đang rất phổ cập của giới thanh niên Hà nội hiện nay, chàng thạc sĩ 28 tuổi này tỏ ra am hiểu tường tận tình hình đời sống và kinh tế trong nước. Dương khẳng định gia cảnh như vậy nhưng vợ chồng cháu sẽ cư trú lâu dài tại Xinhgapo. Tháng tám này hai cháu sẽ dọn về nhà mới, một phòng chung cư rộng hơn 100 mét vuông có giá tính theo tiền ta khoảng 5 tỉ đồng và nhà nước cho trả dần sau 25 năm. Khi đựơc hỏi về nguyên nhân của sự định cư. Dương nhún vài không trả lời nhưng liền trong hơn một tuần, lúc thì chồng, lúc thì vợ, hai cháu đã đưa tôi đi và trả lời tất cả mọi thắc mắc của tôi. Tôi lờ mờ nhận ra rằng. Sau ba bốn năm sống trên đất Xinhgapo chàng tri thức trẻ đã nhận ra môi trường làm việc và sinh hoạt lý tưởng cho một con ngưòi, một gia đình. Đây cũng là đất nước mà đứa con của cặp vợ chồng trẻ này sẽ ra đời vào cuối năm nay thực sư bình an. Vợ chồng Dương, Trinh với tư cách là bố,mẹ không phải lo gì cho con cái họ về học hành, về bầu một môi trường mà đứa trẻ luôn luôn có thể bị hư hỏng bởi nghiện hút, cờ bạc chơi bời, bạo lực…

Trong các danh thắng của Xinhgapo có lẽ vịnh màu ( Coulow Bay) được xếp vào hàng đầu. Không chỉ vì địa điểm này ngay trên bờ biển, giữa trung tâm thành phố mà vì nơi này tập trung nhiều công trình văn hoá tiêu biểu của Xinhgapo. Vịnh Mầu được thiên nhiên ưu đãi và con ngưòi bằng trí tuệ và tầm nhìn của mình càng tô điểm hoàn chỉnh cho vẻ đẹp thiên nhiên. Kề sát vịnh Mầu là đại lộ Esplanade sầm uất trong đó nổi lên toà nhà nguy nga của khách sạn 6 sao Pallecon khang trang. Ở tâm điểm khu vực là nhà hát Sầu riêng. Mái của nhà hát này là hình tượng hai mảnh bổ đôi của thứ trái cây đựơc xem là quốc quả của Xinhgapo. Liền kề là vòng đu quay to nhất nhì Xinhgapo. Dưới chân đu quay là sân khấu nhạc nước hiện đại đêm đêm biểu diễn miễn phí phục vụ dân và khách du lịch. Đối diện với sân khấu nhạc nước qua một mặt nước xanh trong là tượng sư tử mình rồng phun nước. Biểu tượng nổi tiếng của xứ sở Xinhgapo. Đây chính là sư tử bố còn sư tư mẹ thì đựơc dựng ở đào Sa Tu Ra. Một nhà phong thuỷ nổi tiếng nói với tôi rằng các vị lãnh đạo Xinhgapo đã dựng cặp sư tử mình rồng này để chấn trạch những huyệt đạo của quốc gia này. Không biết thực hư ra sao nhưng kể từ khi cặp sư tử này đựơc dựng lên thì đất nước này ngày càng hưng thịnh, an lành và vững vàng. Giá món cơm gà Thượng hải hơn 25 năm quá vẫn giữ ở mức hai đô rưỡi Xinh.Vài tuần gần đây các công ty xăng dầu của Xinhgapo đã 5 lần giảm giá bán hai mặt hàng săng,dầu diesen từ 4-10% ,còn ở ta… Nửa tháng lưu lại trên đất nứơc này, tôi không chứng kiến một vụ tai nạn giao thông, một vụ tệ nạn xã hội nào xẩy ra trên đường phố mặc dù trong từng ấy thời gian tôi không nhìn thấy một viên cảnh sát nào trên đường phố Đọc trên báo hàng ngày không thấy một vụ bạo hành gia đình, một vụ lừa đảo, bán ngưòi một vụ đua xe trái pháp luật, vụ phá rừng… Hai tuần lưu lại Xinhgapo tôi đã chứng kiên vài ba trận mưa nhiệt đới rũ rĩ. Mưa làm cho đường phố Xinhgapo láng hơn, mịn hơn chứ tịnh khong thấy ở chỗ nào trên thành phố xinh đẹp này bị ngập lụt khiến sự đi lại của dân khốn khổ như ở Việt Nam ta… Và lớn hơn,một đất nước chỉ có 5 triệu dân mà vốn ngoại tệ dự trữ quốc gia lên đến 44 tỉ USD ( gấp hơn hai lần Việt Nam)…

Nhìn bề ngoài nhà hát Sầu riêng là công trình đẹp nằm trong phối cảnh hài hoà với cảnh vật xung quanh. Còn khi bước vào nội thất ta mới thấy các nhà quản lý đất nước này quan tâm đến nhu cầu của ngưòi dân như thế nào. Sau tấm cửa kính trong suốt là một không gian dịu mát bởi hệ thống điều hoà .Mặc dù được bài trí một cách hiện đại, nhưng trên vòm nhà của sảnh đầu tiên là các hình tượng được cách điệu những chiếc giỏ, chiếc nơm lưới bắt cá ... như lòi nhắc nhở thế hệ trẻ gốc gác, và điểm xuất phát của đất nước. Một sân khấu ca nhạc có đầy đủ dàn thiết bị trang âm để phục vụ cho một tốp ca sĩ đang biểu diễn một cách say sưa. Tôi ngạc nhiên khi thấy lượng khán giả quá ít, chỉ độ trên dưới chục ngưòi đang nhún nhẩy, hát theo các nghệ sĩ. Tìm hiểu một lúc tôi mới biết. Đây là sân khấu dành riêng cho những bạn trẻ thích biểu diễn, hay tập làm nghệ sĩ đến biểu diễn thi thố khả năng. Còn sân khấu chính thống của nhà hát có sức chứa năm nghìn ngưòi đựơc bố trí ở vị trí liền kề. Tối này là tối thứ hai nghệ sĩ Piano lừng danh nứoc ý Rô xi ni biểu diễn. Mới gần bẩy giờ đã thấy khán giả nườm nượp ,xếp hàng đi vào. Tầng thứ hai là một đại sảnh dành riêng cho chí nhánh của thư viện quốc gia Xin ga po phần âm nhạc. Ở đây bạn có thể tìm hiểu tư liệu và tác phẩm của tất cả các nhạc sĩ của thế giới qua các thời kì. Ảnh các thiên tài âm nhạc treo xung quanh khu vực đặt tủ lưu trữ băng, đĩa tác phẩm cùng các tư liệu liên quan đến các nhạc sĩ. Từ Bách, Bết tô ven, Véc Đi, Xốtsacôvích, Hay đơn .. Một sân khấu sa lông dành cho các nhạc sĩ, các nhà chuyên môn giới thiệu, thuyết trình các tác phẩm kinh điển và cả sáng tác mới.Vào khu vực này bạn có thể thoả mãn miễn phí mọi nhu cầu về âm nhạc, kể cả bạn có thể ngồi trên ghế bọc nhung lơ mơ cả ngày cùng tiếng nhạc bạn ưa thích trong không khí cực kì thanh thản. Theo thang máy tôi lên sân thượng nhà hát. Từ đây bạn có thể phóng tầm mát bao quát toàn bộ khung cảnh tuyệt đẹp của vịnh Mầu với sự điểm xuyết của tượng sư tử mình rồng bố đang phun nước,những cánh buồm du lịch rập rờn trên mặt biển trong vắt, vòng đu quay khổng lồ, những toà cao ốc nguy nga rực rỡ ánh điện… Rời nhà hát Sầu riêng, tôi xuống Mê trô. Một không gian mát rượi và ngập ánh điện đựơc nghiên cứu kĩ càng để khách bộ hành không bị chói mắt. Bên cạnh những quầy bán hàng đựơc bố trí ở các khu vực hợp lý là những bãi sàn rộng, trên đó có những tốp thanh thiếu niên đang mải mê tập võ, và nhẩy híp hốp. Cháu Trinh giải thích rằng vật liệu để làm ở những bãi dành cho đám thanh niên là thứ vật liệu mềm, êm để tránh không thể gây ra thương tích, trầy da cho trẻ. Tiện thể cháu nói luôn: những xe nôi, đồ chơi dành cho bé đựơc các nhà chuyên môn Xinhgapo nghiên cứu để chỉ cho phép làm bằng những vật liệu để trẻ có đưa vào miệng cũng không gây ra ngộ độc. Khách sạn nơi tôi ở gần trung tâm China Touw. Đây là khu vực trung tâm dành cho ngưòi Hoa. Nơi đây về mặt thị giác thì khách du lịch thấy rực lên một màu đỏ chúc phúc, những mái nhà có đầu mâu cong veo đặc trưng trung nguyên. Về khứu giác thì cả không gian thoang thoảng mùi lạp xường và mằn thắn. Đến với khu của dân Ấn Độ thì mắt ta lại tràn ngập một màu vàng kể cả vàng thật bầy trong các quầy bán hàng, trên cổ trên tay, màu vàng của gia vị cà ri cùng những mái đền đắp đầy hình những vị thần, vật tín ngưõng Inđi. Nhìn những giới phụ nữ Ấn Độ đeo trang sức trị giá hàng cây vàng thanh thản đi trên phố, tôi lại nhớ đến lời khuyên của vợ tôi đối với hai nàng dâu nên hạn chế đeo nữ trang. Bởi vì dạo này ở Hà Nội, ở TPHCM nạn cướp giật xẩy ra như cơm bữa. Bà bạn vợ tôi hơn sáu mươi tuổi thể dục buổi sáng còn bị kẻ giật đứt tung giây chuyền mĩ ký, vậy thì… Buổi chiều tôi thường thả bộ ra tòa nhà trung tâm dành cho sinh hoạt công cộng của khu phố kiểu như phưòng ở ta. Những dãy bàn đang quần tụ ngưòi thích cờ tướng, dãy bàn khác là những ngưòi nhàn tảng đang thưởng thức trà Long Tỉnh, xéo phía gần toà nhà là các cụ bà đang chìa tay để một người dáng chừng như một nhân viên văn hoá phường cầm chổi lông mềm để bôi phẩm xanh đỏ gì đó như một nghi lễ xin khước cho sự may mắn nào đấy... Buổi tối ngày thứ bảy tôi may mắn chứng kiến một cuộc sinh hoạt dành cho ngưòi cao tuổi. Trên sân khấu có có mái che các nghệ sĩ đang biểu diễn những tiết mục kinh kịch, hài dành cho ngưòi già. Sau mỗi tiết mục lại vang lên tiểng rào rào vỗ tay tán thưởng của các khán giả cao tuổi. Tôi đang ngạc nhiên vì tiếng động sối nổi của đám đông các cụ cao niên thì một cô gái kiểu như nhân viên UB Phường bên ta xách một chiếc túi nhựa mềm đi lại. Khi đến gần cô tươi cười đưa cho tôi bàn tay giả với lời giải thích “ các bác có tuổi, vỗ tay nhiều có thể bị mệt, đau tay. Dụng cụ này giúp bác biểu lộ sự tán thưởng ”.

Ở Xinhgapo ngưòi ta không có thói quen đội mũ. Bởi một lẽ đơn giản, hệ thống Mê trô quá hoàn chỉnh và được các nhà chuyên môn nghiên cứu làm sao tạo ra sự đi lại tiện ích nhất cho ngưòi dân. Cách đây hai mươi năm Xinhgapo đã có Mê trô. Tuyến đường sớm nhất được đánh dầu là đường đỏ trên hệ thống Mê trô. Mười năm sau tuyến đường xanh được xây dựng. Gần đây tuyến đường tím hoàn thành đủ đảm bảo cho người dân có thể đi bất kì địa điểm nào của Xinhgapo bằng tầu điện ngầm. Một lần đi đến ga Autram, tôi tò mò khi thấy trong khung kính là những dòng tài liệu được ghi rõ bằng chữ đồng trên mặt đá về lịch sử của nhà ga này. Autram được phát hiện và đưa vào xử dụng từ năm 1847. Đến năm 1950 nổi tiếng là nhà tù của chính quyền thực dân Anh, kiểu như Hoà lò của ta.Năm 1963 khi Xinhgapo trở thành quốc gia độc lập, nhà tù bị phá bỏ để dựng lên những công trình phục vụ dân sinh đầu tiên. Gần đây địa điểm này trở thành nhà ga tầu điện ngầm của tuyến đường mới. Ga Au tram có truyền thống này nằm trên trục đường mang tên trường học (Ecool), ngay cạnh một bãi cỏ rộng thoai thoải như triền đồi rợp cây xanh đang được cải tạo thành công viên. Đi qua chiếc cầu vượt đầy hoa là đến khu nhà yên tĩnh nấp sau rặng cây. Khu vực này dành riêng để tập trung hệ thống bệnh viện trung tâm của Xinhgapo. Như vậy chỉ từ ga Au tram đã thấy mọi nghiên cứu của các nhà chuyên môn đều hướng vào mục đích để phục vụ ngưòi dân có thể đi đến những chỗ mình cần đến. Từ ga tàu điện ngầm đi lên là đường phố rợp bóng cây xanh, ở những đoạn trống nối giữa các hè phố đựơc xây dựng thành những đoạn đường có những mái che. Xinhgapo là quốc gia rất quan tâm đến nhu cầu tưởng như nhỏ mà rất quan trọng của người dân. Báo chí Việt Nam thời gian gần đây rộ lên đợt bài về sự khốn khó của ngưòi dân, học sinh,sinh viên, công nhân vì tình trạng thiếu và sự khủng khiếp vì mất vệ sinh của nhà vệ sinh công cộng. Còn ở Xinhgapo, chỉ khoảng ba bốn trăm mét kể cả trong hệ thống tàu điện ngầm ở những vị trí đắc địa lại đựơc bố trí một nhà vệ sinh công cộng, trong đó có đầy đủ các thiết bị phục vụ con ngưòi không kém các siêu thị, các trụ sở công quyền. Đó là hệ thống điều hoà nhiệt độ, xả nứơc, tuồn giấy sạch, hong khô tay tự động….

Với hệ thống tàu điện ngầm, Xinhgapo đã tạo ra một thành phố ngầm hoàn chỉnh, nhân đôi diện tích của thành phố lên, tạo ra sự thông thoáng cần thiết cho một đô thị hiện đại. Một lần đi lang thang ở một ga tàu điện ngầm, nhìn những dẫy siêu thị tràn ngập ánh sáng,thấy dòng ngưòi tấp nập và quy củ đi lại, con tàu trôi loang loáng, cầu thang máy êm ả cùng tiếng nhạc du dương, đưa ngưòi nối liền thành phố ngầm và thành phố nổi, tôi chợt rùng mình nghĩ đến sự mất điện thường xẩy ra ở Việt Nam ta. Nếu lúc ấy ở Xinhgapo này cũng có sự cố ấy thì …

3. Vài nét bệnh viện Xinhgapo

Xinhgapo là một nước nhỏ bé nhất nhì trên thế giới. Quốc gia xinh xắn này cũng nổi tiếng là một đất nước không có tiềm năng về khoáng sản, cũng chẳng có rừng vàng,hay những cánh đồng đựơc thiên nhiên ưu dãi với tên gọi ấm lòng, no bụng là vựa lúa. Tóm lại Xinhgapo hiển hiện là một quốc gia nghèo ,không được thiên nhiên ưu đãi. Vậy mà trên dưới hai mươi năm qua Xinhgapo lại nổi lên chẳng những trong khu vực Đông Nam Á mà cả thế giới là một quốc gia phát triển về vững chắc về kinh tế, về môi trường về an sinh …Trong hàng nghìn cách phát triển kinh tế, nhà nước Xinhgapo không tham lam ôm đồm với những dự án công nghiệp to tát, họ tỏ ra chính xác khi chọn các ngành công nghiệp không khói để phát huy cao nhất tiềm năng hạn chế của đất nước mình. Đó là du lịch, dịch vụ bao gồm chữa bệnh, dạy học, kinh doanh tài chính … Khỏi phải nói về ngành du lịch Xinhgapo với lượng khách mỗi năm một tăng. Đất nước này có tỉ lệ khách du lịch muốn quay lại lên đến gần 100% . Còn ở ta tỉ lệ khách muốn quay lại không quá 10%. Hình như ngưòi ta sợ sự ùn tắc tại các thành phố của ta, sợ sự đơn điệu trong các tua du lịch, sợ sự bị gây phiền hà từ những người chủ nhà chèo kéo mua bán, sợ sự yếu kém của cả những ngưòi trong nghề du lịch…

Còn trong dịch vụ chữa bệnh…Do sự biến chứng về giác mạc vợ tôi không dưới mười lần đến khám và chữa bệnh tại bệnh viện mắt Trung Ương. Cũng là may mắn, gia đình tôi làm quen với bà y tá nên mỗi khi cơn đau xuất hiện lại phải nhờ đến bà y tá này dẫn đến để tránh phải xếp vào những hàng dài dằng dặc. Mỗi bận như thế bà đều dặn vợ tôi phải chuẩn bị kĩ càng các loại phòng bì để lót tay cho bác sĩ và nhân viên qua từng khâu. Cô em dâu tôi có lần vì cấp cứu mắt nên đi thẳng đến bệnh viện, không chuẩn bị kịp phong bì. Máu mắt chảy ròng ròng mà liên tục bị các bác sĩ, y tá mắng xơi xơi bằng những lời khó nghe. Gần đây nhất vì quâ đau vợ tôi lại nhờ bà y tá dẫn lên. Phần vì có ngưòi quen nói hộ, phần vì đã nhận phong bì nên bác sĩ khám nói năng có vẻ nhẹ nhàng hơn. Vẫn như mọi lần bác sĩ vạch mắt lấy lệ, rồi nhìn qua loa xong lại phán những lời dứt khoát “ tôi bảo bà mãi rồi, mắt bà đã hỏng hẳn , không chữa được đâu. Bà thay mắt giả đi. Tôi sẽ giới thiệu cho bà một nơi, rẻ mà đẹp lắm”. Vợ tôi hỏi “đeo mắt giả có nhắm đựơc không ?” . ”Nhắm làm sao được “ . ”Thế thì các cháu nhà tôi sợ chết “ , ”Đành vậy ” Chết cũng mở trừng trừng” . ”Chứ còn gì nữa” . ”Bác sĩ cố xem có loại thuốc nào, hay có cách chữa nào có thể làm giảm cơn đâu mỗi khi giấc mạc bị đảo Cứ như có ai cầm dao cứa vào mắt ấy. Hơn bốn năm rồi ,ngày nào tôi cũng chịu cơn đâu ấy ” . ”Thì phải cố mà chịu chứ làm sao nữa. Muốn khỏi đau thì chỉ có cách duy nhất ấy thôi “, Vị bác sĩ cso trình độ chuyên môn hàng đầu của Viện mắt Trung ương tỏ ra khó chịu , sẵng giọng ,Có lẽ vì sợ lời nguyền về sự chết không nhắm mắt Vợ tôi đành trở về chịu đau. May sao con trai thứ của tôi tình cờ đọc đựơc tư liệu về bệnh viện Pháp Việt trong TPHCM ,nắm đựơc lịch khám của bác sĩ chuyên khoa mắt danh tiếng ngưòi Anh Dr.Jod.Smehta . Sau khi khám một cách thận trọng trong hơn hai tiếng đồng hồ tại bệnh viện Pháp Việt. Ông bác sĩ này khẳng định nếu vợ tôi có điều kiện sang Xinhgapo để khám hoàn chỉnh với máy móc, thiết bị hiện đại sẽ tìm ra hướng điều trị phù hợp, nhất là khả năng thay giác mạc .Ông nhấn mạnh ở VN chưa có luật cho phép thay giác mạc còn bên Xinhgapo đã đựơc nhà nước cho phép. Ngay sau đó ông cấp cho vợ tôi loại thuốc dể tra nhờ đó đã khiến cho những con đau kéo dài bốn năm của bà giảm hẳn…Bệnh viện mắt quốc gia Xinhgapo nằm ở dãy nhà cuối cùng trong hệ thống bệnh viện Trung ương.Bước qua tấm cửa kính trong suốt vào đến căn phòng rộng lớn khang trang mát rượi. Tôi không trông thấy cảnh tượng quen thuộc ở các bệnh viện Việt Nam. Đó là những hàng dài nhốn nháo bệnh nhân và những người mặc áo Blu trắng thỉnh thoảng đi qua, đưa cặp mắt khinh khỉnh nhìn đám ngưòi tội nghiệp. Ngưòi thường trực cao lớn, da màu chúc chúng tôi một buổi sáng tốt lành. Phòng khám ở tầng hai cũng là một phòng rộng rãi, dìu dịu mát. Bệnh nhân sau khi lấy số từ máy tự động,ngồi trật tự, thanh thản chờ đợi đến lượt trên chiếc ghế bọc đệm. Y tá , bác sĩ lặng lẽ đi qua với vẻ mặt tươi cười và sẵn sàng đáp ứng mọi thắc mắc của bệnh nhân và ngưòi nhà. Bác sĩ Mehta đã dành cho vợ tôi hơn tiếng khám kĩ và trả lời tận tình và chính xác mọi câu hỏi của bệnh nhân. Cuối cùng ông kết luận. Vì hệ thần kinh mắt của vợ tôi rất tốt nên có thể thay giác mạc được. Sau đó ông nói luôn. Đúng năm giờ ngày thứ bảy, tức là sau ngày khám năm ngày khi giác mạc phù hợp đã đưọc chuyển từ Hoa Kì đến sẽ tiến hành giải phẫu. Đến ba giờ chiều ngày thứ bảy. Vợ tôi nhận đựoc điện thoại của bác sĩ Mehta xin lỗi vì máy bay đưa giác mạc đến chậm nửa tiếng nên sau khi kiểm tra thấy chất lượng không như mong muốn. Nên cuộc giải phẫu sẽ rời vào 17 giờ thứ hai, khi ngân hàng giác mạc Hoa kì cung cấp đúng yêu cầu của bệnh nhân. Nghe con trai tôi dịch lại những lời khiêm tốn chân thành của bác sĩ Mehta tôi lại chợt nghĩ “cũng là may, chứ nếu ở bệnh viện bên mình. Dù chất lượng giác mạc thế nào, người ta vẫn cứ thay giác mạc cho bệnh nhân bất chấp hiệu quả phục hồi của ngưòi bệnh ra sao”.Tôi viết những dòng này không phải đang theo dòng suy nghĩ rằng Sin ga po thì tốt đẹp còn ở ta thì ngựoc lại. Bởi tôi đã từng chứng kiến,không ít ngưòi quen và thân tôi,trong đó có cả bệnh nhân là mẹ của một chị đỡ đẻ nổi tiếng của bệnh viện C.Măt bà trứoc đó còn nhìn lờ mờ,sau khi thay thuỷ tinh thể thì thành mù hẳn. Sau hơn hai tiếng giải phẫu thành công.Vợ tôi đựơc một cô y tá – ngưòi đã dặn dò,chăm sóc kĩ lưỡng,thậm chỉ giúp vợ tôi thay đồ trứơc khi mổ, đẩy ra trên chiếc xe.Cô đưa vợ tôi lên giường,rồi lặng lẽ ngồi canh cừng và đáp ứng tất cả mọi yêu cầu của vợ tôi khi cần thiết.Ba ngày sau. Đúng giờ 8 giờ mưòi lăm theo lời bác sĩ dặn, vợ tôi lại đến để bạc sĩ Mehta khám lại. Thêm một lần ông dặn dò lưỡng mọi việc có liên quan đến việc đảm bảo giác mạc ổn định Ông cũng trả lời tất cả mọi điều thắc mắc của nhà tôi. Kết thúc, bác sĩ Mehta chìa tay bắt và chúc mừng vợ chồng tôi về sự tiến triển rất tốt của giác mạc ghép. Sau đó ông quyết định. Đúng tám giờ 15 sau ngày khám thứ hai ba ngày vợ tôi lại đến cho ông khám lần nữa để xác định xem vợ tôi có thể quay về Việt nam.Và sau hai mươi ngày nữa lúc tám giờ rưỡi lại quay sang Xinhgapo để xác định độ tiến triển của giác mạc,cấp thuốc và đo kính để tăng thị lực.Cầm những thứ thuốc đựoc ghi rõ ràng tên bệnh nhân và phương thức xử dụng đựng trong chiếc túi xách khá đẹp như một túi nữ trang của phụ nữ mang nhãn hiệu của bệnh viện mắt trung ương Xinhgapo.Khi về nhà tận mắt thấy rõ sự tiến triển tốt đẹp về thị lực của con mắt vợ tôi ghép giáp mạc,tôi cứ ao ước. Đến bao giờ.Phải rồi đến bao giờ ngành y Việt nam có đựơc trình độ ,và có một đội ngũ bác sĩ tận tình đối với bệnh nhân như vậy Trong tôi hiển hiện dòng chữ ghi trên tấm băng trong phòng bác sĩ Mehta tại phong khám của ông tại bệnh viện Pháp Việt.”Chỉ khi nào bác sĩ cảm thấy nỗi đau của bệnh nhân như nỗi đau của mình thì mới xứng đáng là ngưòi thầy thuốc”.Nhiều ngưòi tranh luận rằng, ở Xinhgapo chữa bệnh hiệu quả vì chi phí cao. Điều đó không phủ nhận.Nhưng cũng không quên một thực tế.Ở ta bệnh nhân nào nghèo đến đâu cũng chưa bao giờ mặc cả tiền chữa và tiền thuốc.Chỉ có điều trong khi chúng ta kẻ và nói quá nhiều khẩu hiệu nhưng chúng ta lại không hề sòng phẳng trước nỗi đau của ngưòi bệnh. Vin vào cái gọi là xã hội hoá, ngưòi ta đang tăng giá thuốc,đang tăng tiền học phí và đủ thứ tiền liên quan đến sự học hành và chữa bệnh .Khi quan hệ giữa thày trò có xen vào đồng tiền thì làm sao giữ đựoc truyền thống tôn sư trọn đạo. Khi ngưòi thầy thuốc chỉ lăm lăm tìm mọi cách để kiếm tiền bệnh nhân thì làm sao giữ đựơc sự cao cả của y lý Nghề dạy học và chữa bệnh là hai nghề vinh quang, cao thượng vì nó dính dáng đến tâm hồn và sinh mệnh của con ngưòi .Một quốc gia văn minh là quốc gia phải chú trọng để nâng cao chất lượng của hai nghề này bằng ngân sách. Còn ở ta hình bóng chiếc phong bì lót tay hơn hai mưòi năm qua đã thành một tệ nạn không chỉ làm hỏng những thầy thuốc, thầy giáo mà đang làm hỏng tất cả mọi hệ thống của xã hội ta. Đến bao giờ ta mới mất hẳn tệ nạn ghê gớm này. Đến bao giờ một nhu cầu nhỏ nhất cho đến lớn nhất của ngưòi dân nước ta được tôn trọng như ngưòi dân ở nước láng giềng văn minh vốn là làng chài nhỏ bé, nghèo khổ. Đến bao giờ ….
(Quỳnh Mai tháng 8/2008.Cơn bão số 4)

Từ Xinhgapo nhìn về

Chùm ký sự của Nguyễn Hiếu
( 6/3/2009 11:06:13 AM )



Do công việc nên tôi có may mắn vài ba lần ra nước ngoài học tập và công tác. Sau một, hai chuyến đầu tiên tôi cũng chai dần sự cảm phục, ngạc nhiên trước sự văn minh của các thành phố xứ người để mỗi lần đi tôi đều tâm niệm một điều. Đất nứơc ta vẫn nghèo, còn vất vả, còn bừa bộn, nhốn nháo. Trình độ quản lý kinh tế và xã hội còn thấp nên người dân còn chưa được sống đúng như mong muốn … Thôi thì đành phải thông cảm, dáng mà sống trong một bầu không khí mà mỗi sáng tỉnh dậy đều nghe thấy thông báo về tăng giá, sự thở than của vợ con về đời sống ngày càng khó khăn vì đất đỏ, những vụ tai nạn giao thông, và tệ nạn xã hội xẩy ra như cơm bữa. Đất nước này dù thế nào đi chăng nữa vẫn là quê hương mình. Đất nước như cha mẹ chẳng ai có thể chọn lựa, đổi thay … Tình yêu lớn lao ngấm đọng trong tôi dường như là một sự bào chữa liên tục nơi thầm kín của tâm hồn mình trước mọi điều day dứt. Có cái gì ? Đúng là có cái gì Đấy đang cần phải thay đổi thực sự, lớn lao, cơ bản để Việt Nam ta thoát ra đựơc sự khốn khó này, vượt lên xứng đáng với tầm vóc của một quốc gia đã có bề dày hơn 4000 năm, với một nền văn minh nhin xa, nhìn gần đều thấy một niêm tự hào mang nặng yếu tố của quá khứ. Còn đương đại …

Tôi xuống sân bay Cha Ghi Xinhgapo lúc mười sáu giờ ba mườ lăm phút. Chênh với giờ bay theo thông báo của Hãng hàng không Xinhgapo Elai đúng năm phút. Vừa nếm trải chuyến bay giá rẻ của hàng Resta Pasiicelai có thể coi như điển hình về sự phục vụ tồi tệ vào bậc nhất ngành hàng không thế giới cả về thái độ phục vụ ( nhân viên quát mắng, lừa dối khách, giờ bay thì chậm hàng mười mấy tiếng, bắt hành khách lang thang, vất vưởng suốt đêm tại sân bay), đến những phương thức phục vụ cửa quyền, thiếu hợp lý. Rồi những chuyến bay đầy tai tiếng, ít nhiều sự cố khác xa lời quảng cáo của Việt Nam E lai, tôi thực sự vợi đi nỗi băn khoăn khi sử dụng phương tiện giao thông hiện đại này. Xinhgapo e lai đã vô tình làm nghĩa cử chiêu tuyết cho hai hãng đồng nghiệp của Việt Nam ta… Với một tâm trạng thanh thản sau chuyến bay đầy nụ cười và sự chăm sóc tận tình của nhân viên hãng không Xinhgapo e lai, tôi lên chiếc xe tắc xi vừa tấp lại nhẹ nhàng không một lời tranh dành, chèo kéo khách hàng theo thứ tự và bắt đầu chuyến du nhập Xinhgapo.

1. Đến con sẻ,con sáo cũng bình yên

Cũng như mấy cô, cậu tiếp viên của chuyến phi cơ tôi vừa rời chỗ, khuôn mặt có nước da hơi ngăm ngăm của anh lái xe tắc xi luôn đọng một nụ cười thường trực khi trả lời những câu hỏi nhát gừng của tôi. Với một thứ tiếng Anh pha ngữ điệu phát âm hơi dài cuối câu của tiếng Hoa anh giải thích cho tôi kĩ càng những gì tôi thắc mắc. Mặc dù trứơc khi đi đã nghe đựơc những lời đồn đại đầy thiện ý và cảm phục về môi trường Xinhgapo và theo sự khẳng định của anh tài xế xe tắc xi thì chúng tôi đang đi trên trục đường chính của trung tâm Xinhgapo, nhưng tôi dường như không có cảm giác đã đi vào thành phố. Không một sự ồn ào, chen chúc của đủ thứ phương tiện với một âm thanh hỗn độn của mọi loại còi xe, tiếng còi cảnh sát dẹp đường , tiếng ngưòi hỗn tạp, tiếng nhạc ầm ĩ phát ra từ những chiếc xe đạp loè loẹt trong đội quân gà con của mấy cô cậu đang tuổi lớn. Trên trục đường hai làn xe chạy ngưoc chiều hoàn toàn vắng bóng những hàng rào bằng tôn và thép dựng nên để quây kín những công trình đang thi công dở làm tắc nghẽn dòng chẩy giao thông như ở Hà nội và TPHCM. Cảm giác rõ nhất của tôi lúc đó là xe đang chạy giữa một cánh rừng ôn đới( có lẽ do đang ở trong xe máy lạnh) êm đềm vào tiết chớm xuân. Đường vắng lặng, xe nối đuối chạy êm ả giữa hai bên đường rợp bóng những hàng cây tươi tốt xanh xẫm như màu của những khu rừng già, thỉnh thoảng lại loé ra những chùm hoa dại nở trên ngọn cây cao. Không phải bỗng nhiên biển đề tên ở Xinhgapo đa phần gọi là đường ( Road), chứ ít khi gọi là phố( Treet). Duy nhất một lần khi đi dạo trong khu dành cho ngưòi Hoa ở China Town tôi nhìn thấy Food Treet để chỉ một phố ẩm thực chuyên dành cho ngưòi đi bộ kiểu như Tống Duy Tân ở Hà nội. Cũng dê hiểu thôi, vì ở xứ sở này đường phố rộng thênh thang và xanh mướt màu cây cối. Chốc chốc bên đường lại có những khoảng trống đầy cây lưu niên rậm rạp khiến ngưòi ta nghĩ đến một khoảng rừng tự nhiên nào đấy đựơc cắt ra đặt vào thành phố. Còn ở ta, hễ hở một khoảng trống nào là người ta lao vào tranh dành nhau xây nhà xây biệt thự. Ngay những hồ nổi tiếng của Hà nội như Văn chương,cũng bị con người lấn chiếm dần bằng thủ đoạn đổ rác để mong biến mặt nứoc ra mét đất nào hay mét ấy, nẹp bờ hồ. Đất là vàng đã vậy, còn cây cối … Không muốn nói đến tàn phá những cánh rừng đại ngàn mà ngưòi ta qui tội cho bọn lâm tặc nào đó, chỉ ngay giữa thủ đô… Cách đây ba bốn chục năm Hà Nội của ta đường phố cũng xanh mướt cây. Hàng cây sao trên đường Lò Đúc, hàng phượng vĩ trên đường Phan Chu Trinh, Ngô Thì Nhậm, hàng cây sấu trên đường Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, hoa sữa trên đường Nguyễn Du … nhưng vài năm trở lại tình yêu đối với cây cối đã mất đi rất nhiều. Ngưòi ta thi nhau chặt hạ cây cối, kể cả những cây cổ thụ đã có độ tuổi hàng thế kỉ có đường kính hàng mét, kể cả những cây quí hiếm như cây xưa ở gò Đống Đa. Chưa chặt hạ được thì ngưòi ta hun khói, bóc vỏ cây, đóng đinh, quấn dây điện …để cây chết dần chết mòn. Chao ôi! Vì sự ngu dại, vì kém hiểu biết, vì ăn xổi ở thì, vì thiếu văn hoá hay vì sự quản lý yếu kém bởi những đầu óc trọc phú … mà ngưòi Việt ta vài năm lại đây bỗng trở nên xem thường,khinh rẻ, thù hằn thiên nhiên đến thế. Tôi hạ nhẹ cử kính xe, lập tức ùa vào trong xe là tiếng kêu hoang dại “quà quà”của mấy chú quạ đang chấp chới tìm chỗ đậu trên hàng cây xanh rì trên đường Scool nơi có hàng loạt bệnh viện trung tâm Quốc Gia Xinhgapo toạ lạc. Ở hẳn hai tuần lễ lưu lại ở Xinhgapo tôi mới nhận ra thành phố này có rất nhiều các loại chim đến trú ngụ và gần như sinh hoạt cùng với ngưòi. Trong chuyến công tác cách đây vài năm ở Pháp, tại sân nhà thờ Đức Bà Mari một danh thắng tự thân đã nổi tiếng và càng nổi tiếng hơn khi Víc to Huy Gô chọn làm bối cảnh để viết cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “ Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà”. Khi phát hiện tay tôi cầm mẩu bánh mì, vài chục chú chim sẻ đã hạ xuống đậu đầy cánh tay tôi. Chim sẻ ở Xinhgapo cũng giống như chim sẻ Việt Nam không to như chim sẻ Pháp, cùng với quạ, chim sáo, bồ câu là bốn loài chim có nhiều và gần ngưòi nhất ở Xinhgapo. Hôm bách bộ trên vỉa hè Phố Tông Bát Ru, tôi ngạc nhiên khi thấy một chú sáo đứng im gần như đang ngủ trên đường. Hai cô cậu học sinh đi qua phải gõ vào đuôi chú sáo đến lần thứ hai, chú mới tính giấc bay oà lên ngọn cây. Hai khuôn mặt học sinh rạng rỡ nhìn theo con chim và giải thích với tôi “ cháu sợ con sáo ngủ quên, ôtô va vào nó thì khổ”. Tôi bàng hoàng chợt nhớ đến xứ ta. Chao ôi. Hễ cứ con chim nào là ngưòi ta tìm cách bắt, giết bằng được để biến nó thành những món nhắm cho những thực khách lắm tiền. Tôi đã nhìn thấy hàng xâu cò trắng xoá nằm thõng thượt như những giải khăn tang, khóc than sự hoang phế của thiên nhiên trước sự tàn phá của con người, trên vai anh thanh niên khi đi qua trụ sở Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật ở 51 Trần Hưng Đạo. Tôi đã từng nghe nhà hàng ở phố Ngô Thì Nhậm quảng cáo về đĩa tiết canh chim sẻ được nhể bằng kim băng. Tôi cũng chứng kiến ven bờ Hồ Tây ngưòi ta rao bán những con chim mình mẩy rỉ máu vì bị vặt trụi lông để lừa khách hàng là sâm cầm. Con chim nhỏ bé còn bị săn bắt như vậy trách gì ngay giữa Hà Nội ngưòi ta đặt cả lò nấu cao hổ cốt. Thế cho nên vài chục năm cò không về dám về những cánh đồng, sâm cầm, le le không dám bén mảng đến mặt nước Hồ Tây đang ngày càng bị lần chiếm, thu hẹp. Con mèo giống gia cầm thân thuộc hàng ngìn năm với con ngưòi ở Việt Nam vài năm gần đây cũng trở thành món ăn với cái tên hoa mĩ ‘tiểu hổ”. Còn ở Xinhgapo chim chóc hoang dã đựoc đối xử như thế trách gì … Ngưòi ta bảo đất lành chim đậu, vậy đất của Việt Nam ta chả nhẽ lại là vùng đất dữ ? Câu hỏi thầm dội lên đau âm ỉ trong ta…. Điều có thể mang lại sự ghi nhận về một thành phố ngay khi tôi đến là những chiếc cầu vượt qua đường. Có lẽ ít thành phố nào trên thế giới ngưòi ta coi trọng cầu vượt như ở Xinhgapo. Những chiếc cầu này không chỉ tạo ra sự thuận lợi và đảm bảo an toàn cho ngưòi dân tham gia giao thông mà còn trở thành những nét chấm phá tạo nên sự đa dạng của cảnh quan phố phường. Những chiếc cầu vượt ở Xinhgapo xanh rờn màu cây và rực rỡ các loài hoa đựơc vun trồng một cách kĩ lưỡng. Ở những nơi mật độ dân số cao, sự đi lại nhiều, khi độ dốc của đường lên cầu cao, cầu vượt được trang bị hệ thống thang máy. Tôi thẫn thờ khi đứng trên chiếc cầu vượt Ở China Toaw mát rượi để ngắm chùm hoa hồng mới nở óng ánh nước vì vừa được một cụ già lao công tưới và nhìn con sáo bình yên rỉa lông bên cạnh. Chạnh nhớ đến xứ sở mình. Chiếc cầu Thanh Trì to tứơng tốn vài nghìn tỉ làm xong gần hai năm này vẫn gần như vắng bóng xe chạy vì không có đường dẫn lên cầu. Chiếc cầu vượt ở Ngã Tư Vọng hoàn thành dân không dám đi vì tối và cả vì chỉ trong vòng một thời gian ngắn sau khi hoàn thành đã biến thành tụ điểm của tệ nạn và mất vệ sinh. Mấy chiếc cầu vượt vắt qua đường 5 làm xong không được sử dụng mặc dù ngưòi ta phá hàng rào ngăn hai chiều đường để băng qua mặt đường nườm nượp đủ loại xe chạy. Những nhà quản lý hay trách dân ta tuỳ tiện, tiện gì làm nấy, phá hết trật tự kỉ cương. Gọi khái quát một cách chuyên môn là dân trí nứơc ta thấp. Ngẫm đi ngẫm lại thấy rằng.dân nước nào cũng thế thôi. Họ như dòng chảy của những con sông. Đã là nứơc thì tìm chỗ trũng. Cái chính là nhà quản lý tạo điều kiện và nắn dòng chảy đó như thế nào cho đúng vào mục đích của mình. Để những dòng sông dân sinh ra năng lượng phục vụ mục tiêu của quần thể, của xã hội. Việc dân ta giờ đã có thói quen đội mũ bảo hiểm chính là bài học về sự nắn dòng dân chảy bằng biện pháp phù hợp đấy sao? Ngưòi xứ ta phá rừng giết thú. Doanh nghiệp đang huỷ hoại môi trường làm hàng trăm con sông giữa Hà Nội,giữa TPHCM và các tỉnh thành phố đang chết dần vì xú uế. Số làng ung thư, số làng bị nhiễm điện ở Việt Nam gia tăng. Trận lũ quét, lũ ống mới xẩy ra đầu tháng tám vừa rồi trên vùng Tây Bắc, chỉ trong một đêm gần 70 ngưòi bị chết, vài chục ngưòi mất tích. Thiên nhiên đã bắt đầu nổi giận. Còn các nhà chuyên môn thì tính toán tài nguyên về rừng , về sông ngòi , về những cánh đồng của Việt Nam trị giá hàng vài vạn tỉ đang bị phung phí, mai một một cách thiếu văn hoá và thiếu cả trách nhiệm đối với tài nguyên đất nước. Thế hệ con cháu chúng ta trong tương lai sẽ nói gì về sự cẩu thả, vô trách nhiệm, tuỳ tiện. Nhưng nguyên nhân nào mà sự tuỳ tiện , vô trách nhiệm, cẩu thả đó tác oai tácquái? Vì đâu ?

2. Lo cho dân từ cái nhỏ nhất

Nếu nói về lịch sử thì Xinhgapo quá mỏng so với bề dày truyền thống của Việt Nam ta. Trước kia quốc gia này nguyên là một làng chài của Malaixia thuộc địa của Anh. Mãi đến năm 1963 sau khi Anh trả tự do cho Malaixia thì Xinhgapo tách ra thành lập nước riêng. Quy mô diện tích chỉ bằng Hà Nội cũ cộng thêm hai, ba huyện của Hà Tây. Dân số cũng khiêm tốn với số lượng trên dưới năm triệu gồm ba dòng ngưòi chính: Ngưòi Hoa chiếm khoảng 60%, ngưòi Ấn độ hơn 10%, còn lại là người chính gốc Malaixia, người châu Âu và gần đây có thêm ngưòi các nước ở vùng Đông Nam Á, trong đó có ngưòi Việt Nam đến định cư.

Hai tuần ở Xinhgapo tôi được làm quen với cặp vợ chồng trẻ Đồng Tuế Ngọ ( 1978). Họ đều là những ngưòi đựơc học hành, đào tạo qui củ, có hệ thống. Ngưòi chồng là thạc sĩ Phạm Văn Dương tốt nghiệp tại chi nhánh của trường đường biển Aimô của Anh tại thành phố Man mô Thuỵ điển. Hiện Dương đang là đại diện của Công ty ClarKson-một hãng môi giới tầu biển và các loại hàng khác lâu năm và danh tiếng nhất nước Anh có đại diện khắp thế giới. Người vợ là Nguyễn Kim Trinh. Tốt nghiệp đại học ở Úc, đã qua vài năm làm giảng viên của chi nhánh trường RMít của Úc tại Việt nam. Từ đầu năm 2008, Trinh thôi dạy học sang ở với chồng và đã qua vài cuộc phóng vấn để tìm việc làm. Dương là con một trong một gia đình bố mẹ đang làm việc tại Tổng công ty Hàng hải. Tuy gia đình có nhà ở Hà nội nhưng sự sum họp đầy đủ các thành viên trong nhà này thực sự hiếm hoi. Trên chuyến bay từ Xinhgapo về Hà nội họp khách hàng. Dương gọi điện thoại thì đựoc biết bố đang làm việc ở Hải Phòng, còn mẹ thì đi công tác tại TPHCM. Bằng ngôn ngữ của một trí thức trẻ, thỉnh thoảng có chêm vào những từ đang rất phổ cập của giới thanh niên Hà nội hiện nay, chàng thạc sĩ 28 tuổi này tỏ ra am hiểu tường tận tình hình đời sống và kinh tế trong nước. Dương khẳng định gia cảnh như vậy nhưng vợ chồng cháu sẽ cư trú lâu dài tại Xinhgapo. Tháng tám này hai cháu sẽ dọn về nhà mới, một phòng chung cư rộng hơn 100 mét vuông có giá tính theo tiền ta khoảng 5 tỉ đồng và nhà nước cho trả dần sau 25 năm. Khi đựơc hỏi về nguyên nhân của sự định cư. Dương nhún vài không trả lời nhưng liền trong hơn một tuần, lúc thì chồng, lúc thì vợ, hai cháu đã đưa tôi đi và trả lời tất cả mọi thắc mắc của tôi. Tôi lờ mờ nhận ra rằng. Sau ba bốn năm sống trên đất Xinhgapo chàng tri thức trẻ đã nhận ra môi trường làm việc và sinh hoạt lý tưởng cho một con ngưòi, một gia đình. Đây cũng là đất nước mà đứa con của cặp vợ chồng trẻ này sẽ ra đời vào cuối năm nay thực sư bình an. Vợ chồng Dương, Trinh với tư cách là bố,mẹ không phải lo gì cho con cái họ về học hành, về bầu một môi trường mà đứa trẻ luôn luôn có thể bị hư hỏng bởi nghiện hút, cờ bạc chơi bời, bạo lực…

Trong các danh thắng của Xinhgapo có lẽ vịnh màu ( Coulow Bay) được xếp vào hàng đầu. Không chỉ vì địa điểm này ngay trên bờ biển, giữa trung tâm thành phố mà vì nơi này tập trung nhiều công trình văn hoá tiêu biểu của Xinhgapo. Vịnh Mầu được thiên nhiên ưu đãi và con ngưòi bằng trí tuệ và tầm nhìn của mình càng tô điểm hoàn chỉnh cho vẻ đẹp thiên nhiên. Kề sát vịnh Mầu là đại lộ Esplanade sầm uất trong đó nổi lên toà nhà nguy nga của khách sạn 6 sao Pallecon khang trang. Ở tâm điểm khu vực là nhà hát Sầu riêng. Mái của nhà hát này là hình tượng hai mảnh bổ đôi của thứ trái cây đựơc xem là quốc quả của Xinhgapo. Liền kề là vòng đu quay to nhất nhì Xinhgapo. Dưới chân đu quay là sân khấu nhạc nước hiện đại đêm đêm biểu diễn miễn phí phục vụ dân và khách du lịch. Đối diện với sân khấu nhạc nước qua một mặt nước xanh trong là tượng sư tử mình rồng phun nước. Biểu tượng nổi tiếng của xứ sở Xinhgapo. Đây chính là sư tử bố còn sư tư mẹ thì đựơc dựng ở đào Sa Tu Ra. Một nhà phong thuỷ nổi tiếng nói với tôi rằng các vị lãnh đạo Xinhgapo đã dựng cặp sư tử mình rồng này để chấn trạch những huyệt đạo của quốc gia này. Không biết thực hư ra sao nhưng kể từ khi cặp sư tử này đựơc dựng lên thì đất nước này ngày càng hưng thịnh, an lành và vững vàng. Giá món cơm gà Thượng hải hơn 25 năm quá vẫn giữ ở mức hai đô rưỡi Xinh.Vài tuần gần đây các công ty xăng dầu của Xinhgapo đã 5 lần giảm giá bán hai mặt hàng săng,dầu diesen từ 4-10% ,còn ở ta… Nửa tháng lưu lại trên đất nứơc này, tôi không chứng kiến một vụ tai nạn giao thông, một vụ tệ nạn xã hội nào xẩy ra trên đường phố mặc dù trong từng ấy thời gian tôi không nhìn thấy một viên cảnh sát nào trên đường phố Đọc trên báo hàng ngày không thấy một vụ bạo hành gia đình, một vụ lừa đảo, bán ngưòi một vụ đua xe trái pháp luật, vụ phá rừng… Hai tuần lưu lại Xinhgapo tôi đã chứng kiên vài ba trận mưa nhiệt đới rũ rĩ. Mưa làm cho đường phố Xinhgapo láng hơn, mịn hơn chứ tịnh khong thấy ở chỗ nào trên thành phố xinh đẹp này bị ngập lụt khiến sự đi lại của dân khốn khổ như ở Việt Nam ta… Và lớn hơn,một đất nước chỉ có 5 triệu dân mà vốn ngoại tệ dự trữ quốc gia lên đến 44 tỉ USD ( gấp hơn hai lần Việt Nam)…

Nhìn bề ngoài nhà hát Sầu riêng là công trình đẹp nằm trong phối cảnh hài hoà với cảnh vật xung quanh. Còn khi bước vào nội thất ta mới thấy các nhà quản lý đất nước này quan tâm đến nhu cầu của ngưòi dân như thế nào. Sau tấm cửa kính trong suốt là một không gian dịu mát bởi hệ thống điều hoà .Mặc dù được bài trí một cách hiện đại, nhưng trên vòm nhà của sảnh đầu tiên là các hình tượng được cách điệu những chiếc giỏ, chiếc nơm lưới bắt cá ... như lòi nhắc nhở thế hệ trẻ gốc gác, và điểm xuất phát của đất nước. Một sân khấu ca nhạc có đầy đủ dàn thiết bị trang âm để phục vụ cho một tốp ca sĩ đang biểu diễn một cách say sưa. Tôi ngạc nhiên khi thấy lượng khán giả quá ít, chỉ độ trên dưới chục ngưòi đang nhún nhẩy, hát theo các nghệ sĩ. Tìm hiểu một lúc tôi mới biết. Đây là sân khấu dành riêng cho những bạn trẻ thích biểu diễn, hay tập làm nghệ sĩ đến biểu diễn thi thố khả năng. Còn sân khấu chính thống của nhà hát có sức chứa năm nghìn ngưòi đựơc bố trí ở vị trí liền kề. Tối này là tối thứ hai nghệ sĩ Piano lừng danh nứoc ý Rô xi ni biểu diễn. Mới gần bẩy giờ đã thấy khán giả nườm nượp ,xếp hàng đi vào. Tầng thứ hai là một đại sảnh dành riêng cho chí nhánh của thư viện quốc gia Xin ga po phần âm nhạc. Ở đây bạn có thể tìm hiểu tư liệu và tác phẩm của tất cả các nhạc sĩ của thế giới qua các thời kì. Ảnh các thiên tài âm nhạc treo xung quanh khu vực đặt tủ lưu trữ băng, đĩa tác phẩm cùng các tư liệu liên quan đến các nhạc sĩ. Từ Bách, Bết tô ven, Véc Đi, Xốtsacôvích, Hay đơn .. Một sân khấu sa lông dành cho các nhạc sĩ, các nhà chuyên môn giới thiệu, thuyết trình các tác phẩm kinh điển và cả sáng tác mới.Vào khu vực này bạn có thể thoả mãn miễn phí mọi nhu cầu về âm nhạc, kể cả bạn có thể ngồi trên ghế bọc nhung lơ mơ cả ngày cùng tiếng nhạc bạn ưa thích trong không khí cực kì thanh thản. Theo thang máy tôi lên sân thượng nhà hát. Từ đây bạn có thể phóng tầm mát bao quát toàn bộ khung cảnh tuyệt đẹp của vịnh Mầu với sự điểm xuyết của tượng sư tử mình rồng bố đang phun nước,những cánh buồm du lịch rập rờn trên mặt biển trong vắt, vòng đu quay khổng lồ, những toà cao ốc nguy nga rực rỡ ánh điện… Rời nhà hát Sầu riêng, tôi xuống Mê trô. Một không gian mát rượi và ngập ánh điện đựơc nghiên cứu kĩ càng để khách bộ hành không bị chói mắt. Bên cạnh những quầy bán hàng đựơc bố trí ở các khu vực hợp lý là những bãi sàn rộng, trên đó có những tốp thanh thiếu niên đang mải mê tập võ, và nhẩy híp hốp. Cháu Trinh giải thích rằng vật liệu để làm ở những bãi dành cho đám thanh niên là thứ vật liệu mềm, êm để tránh không thể gây ra thương tích, trầy da cho trẻ. Tiện thể cháu nói luôn: những xe nôi, đồ chơi dành cho bé đựơc các nhà chuyên môn Xinhgapo nghiên cứu để chỉ cho phép làm bằng những vật liệu để trẻ có đưa vào miệng cũng không gây ra ngộ độc. Khách sạn nơi tôi ở gần trung tâm China Touw. Đây là khu vực trung tâm dành cho ngưòi Hoa. Nơi đây về mặt thị giác thì khách du lịch thấy rực lên một màu đỏ chúc phúc, những mái nhà có đầu mâu cong veo đặc trưng trung nguyên. Về khứu giác thì cả không gian thoang thoảng mùi lạp xường và mằn thắn. Đến với khu của dân Ấn Độ thì mắt ta lại tràn ngập một màu vàng kể cả vàng thật bầy trong các quầy bán hàng, trên cổ trên tay, màu vàng của gia vị cà ri cùng những mái đền đắp đầy hình những vị thần, vật tín ngưõng Inđi. Nhìn những giới phụ nữ Ấn Độ đeo trang sức trị giá hàng cây vàng thanh thản đi trên phố, tôi lại nhớ đến lời khuyên của vợ tôi đối với hai nàng dâu nên hạn chế đeo nữ trang. Bởi vì dạo này ở Hà Nội, ở TPHCM nạn cướp giật xẩy ra như cơm bữa. Bà bạn vợ tôi hơn sáu mươi tuổi thể dục buổi sáng còn bị kẻ giật đứt tung giây chuyền mĩ ký, vậy thì… Buổi chiều tôi thường thả bộ ra tòa nhà trung tâm dành cho sinh hoạt công cộng của khu phố kiểu như phưòng ở ta. Những dãy bàn đang quần tụ ngưòi thích cờ tướng, dãy bàn khác là những ngưòi nhàn tảng đang thưởng thức trà Long Tỉnh, xéo phía gần toà nhà là các cụ bà đang chìa tay để một người dáng chừng như một nhân viên văn hoá phường cầm chổi lông mềm để bôi phẩm xanh đỏ gì đó như một nghi lễ xin khước cho sự may mắn nào đấy... Buổi tối ngày thứ bảy tôi may mắn chứng kiến một cuộc sinh hoạt dành cho ngưòi cao tuổi. Trên sân khấu có có mái che các nghệ sĩ đang biểu diễn những tiết mục kinh kịch, hài dành cho ngưòi già. Sau mỗi tiết mục lại vang lên tiểng rào rào vỗ tay tán thưởng của các khán giả cao tuổi. Tôi đang ngạc nhiên vì tiếng động sối nổi của đám đông các cụ cao niên thì một cô gái kiểu như nhân viên UB Phường bên ta xách một chiếc túi nhựa mềm đi lại. Khi đến gần cô tươi cười đưa cho tôi bàn tay giả với lời giải thích “ các bác có tuổi, vỗ tay nhiều có thể bị mệt, đau tay. Dụng cụ này giúp bác biểu lộ sự tán thưởng ”.

Ở Xinhgapo ngưòi ta không có thói quen đội mũ. Bởi một lẽ đơn giản, hệ thống Mê trô quá hoàn chỉnh và được các nhà chuyên môn nghiên cứu làm sao tạo ra sự đi lại tiện ích nhất cho ngưòi dân. Cách đây hai mươi năm Xinhgapo đã có Mê trô. Tuyến đường sớm nhất được đánh dầu là đường đỏ trên hệ thống Mê trô. Mười năm sau tuyến đường xanh được xây dựng. Gần đây tuyến đường tím hoàn thành đủ đảm bảo cho người dân có thể đi bất kì địa điểm nào của Xinhgapo bằng tầu điện ngầm. Một lần đi đến ga Autram, tôi tò mò khi thấy trong khung kính là những dòng tài liệu được ghi rõ bằng chữ đồng trên mặt đá về lịch sử của nhà ga này. Autram được phát hiện và đưa vào xử dụng từ năm 1847. Đến năm 1950 nổi tiếng là nhà tù của chính quyền thực dân Anh, kiểu như Hoà lò của ta.Năm 1963 khi Xinhgapo trở thành quốc gia độc lập, nhà tù bị phá bỏ để dựng lên những công trình phục vụ dân sinh đầu tiên. Gần đây địa điểm này trở thành nhà ga tầu điện ngầm của tuyến đường mới. Ga Au tram có truyền thống này nằm trên trục đường mang tên trường học (Ecool), ngay cạnh một bãi cỏ rộng thoai thoải như triền đồi rợp cây xanh đang được cải tạo thành công viên. Đi qua chiếc cầu vượt đầy hoa là đến khu nhà yên tĩnh nấp sau rặng cây. Khu vực này dành riêng để tập trung hệ thống bệnh viện trung tâm của Xinhgapo. Như vậy chỉ từ ga Au tram đã thấy mọi nghiên cứu của các nhà chuyên môn đều hướng vào mục đích để phục vụ ngưòi dân có thể đi đến những chỗ mình cần đến. Từ ga tàu điện ngầm đi lên là đường phố rợp bóng cây xanh, ở những đoạn trống nối giữa các hè phố đựơc xây dựng thành những đoạn đường có những mái che. Xinhgapo là quốc gia rất quan tâm đến nhu cầu tưởng như nhỏ mà rất quan trọng của người dân. Báo chí Việt Nam thời gian gần đây rộ lên đợt bài về sự khốn khó của ngưòi dân, học sinh,sinh viên, công nhân vì tình trạng thiếu và sự khủng khiếp vì mất vệ sinh của nhà vệ sinh công cộng. Còn ở Xinhgapo, chỉ khoảng ba bốn trăm mét kể cả trong hệ thống tàu điện ngầm ở những vị trí đắc địa lại đựơc bố trí một nhà vệ sinh công cộng, trong đó có đầy đủ các thiết bị phục vụ con ngưòi không kém các siêu thị, các trụ sở công quyền. Đó là hệ thống điều hoà nhiệt độ, xả nứơc, tuồn giấy sạch, hong khô tay tự động….

Với hệ thống tàu điện ngầm, Xinhgapo đã tạo ra một thành phố ngầm hoàn chỉnh, nhân đôi diện tích của thành phố lên, tạo ra sự thông thoáng cần thiết cho một đô thị hiện đại. Một lần đi lang thang ở một ga tàu điện ngầm, nhìn những dẫy siêu thị tràn ngập ánh sáng,thấy dòng ngưòi tấp nập và quy củ đi lại, con tàu trôi loang loáng, cầu thang máy êm ả cùng tiếng nhạc du dương, đưa ngưòi nối liền thành phố ngầm và thành phố nổi, tôi chợt rùng mình nghĩ đến sự mất điện thường xẩy ra ở Việt Nam ta. Nếu lúc ấy ở Xinhgapo này cũng có sự cố ấy thì …

3. Vài nét bệnh viện Xinhgapo

Xinhgapo là một nước nhỏ bé nhất nhì trên thế giới. Quốc gia xinh xắn này cũng nổi tiếng là một đất nước không có tiềm năng về khoáng sản, cũng chẳng có rừng vàng,hay những cánh đồng đựơc thiên nhiên ưu dãi với tên gọi ấm lòng, no bụng là vựa lúa. Tóm lại Xinhgapo hiển hiện là một quốc gia nghèo ,không được thiên nhiên ưu đãi. Vậy mà trên dưới hai mươi năm qua Xinhgapo lại nổi lên chẳng những trong khu vực Đông Nam Á mà cả thế giới là một quốc gia phát triển về vững chắc về kinh tế, về môi trường về an sinh …Trong hàng nghìn cách phát triển kinh tế, nhà nước Xinhgapo không tham lam ôm đồm với những dự án công nghiệp to tát, họ tỏ ra chính xác khi chọn các ngành công nghiệp không khói để phát huy cao nhất tiềm năng hạn chế của đất nước mình. Đó là du lịch, dịch vụ bao gồm chữa bệnh, dạy học, kinh doanh tài chính … Khỏi phải nói về ngành du lịch Xinhgapo với lượng khách mỗi năm một tăng. Đất nước này có tỉ lệ khách du lịch muốn quay lại lên đến gần 100% . Còn ở ta tỉ lệ khách muốn quay lại không quá 10%. Hình như ngưòi ta sợ sự ùn tắc tại các thành phố của ta, sợ sự đơn điệu trong các tua du lịch, sợ sự bị gây phiền hà từ những người chủ nhà chèo kéo mua bán, sợ sự yếu kém của cả những ngưòi trong nghề du lịch…

Còn trong dịch vụ chữa bệnh…Do sự biến chứng về giác mạc vợ tôi không dưới mười lần đến khám và chữa bệnh tại bệnh viện mắt Trung Ương. Cũng là may mắn, gia đình tôi làm quen với bà y tá nên mỗi khi cơn đau xuất hiện lại phải nhờ đến bà y tá này dẫn đến để tránh phải xếp vào những hàng dài dằng dặc. Mỗi bận như thế bà đều dặn vợ tôi phải chuẩn bị kĩ càng các loại phòng bì để lót tay cho bác sĩ và nhân viên qua từng khâu. Cô em dâu tôi có lần vì cấp cứu mắt nên đi thẳng đến bệnh viện, không chuẩn bị kịp phong bì. Máu mắt chảy ròng ròng mà liên tục bị các bác sĩ, y tá mắng xơi xơi bằng những lời khó nghe. Gần đây nhất vì quâ đau vợ tôi lại nhờ bà y tá dẫn lên. Phần vì có ngưòi quen nói hộ, phần vì đã nhận phong bì nên bác sĩ khám nói năng có vẻ nhẹ nhàng hơn. Vẫn như mọi lần bác sĩ vạch mắt lấy lệ, rồi nhìn qua loa xong lại phán những lời dứt khoát “ tôi bảo bà mãi rồi, mắt bà đã hỏng hẳn , không chữa được đâu. Bà thay mắt giả đi. Tôi sẽ giới thiệu cho bà một nơi, rẻ mà đẹp lắm”. Vợ tôi hỏi “đeo mắt giả có nhắm đựơc không ?” . ”Nhắm làm sao được “ . ”Thế thì các cháu nhà tôi sợ chết “ , ”Đành vậy ” Chết cũng mở trừng trừng” . ”Chứ còn gì nữa” . ”Bác sĩ cố xem có loại thuốc nào, hay có cách chữa nào có thể làm giảm cơn đâu mỗi khi giấc mạc bị đảo Cứ như có ai cầm dao cứa vào mắt ấy. Hơn bốn năm rồi ,ngày nào tôi cũng chịu cơn đâu ấy ” . ”Thì phải cố mà chịu chứ làm sao nữa. Muốn khỏi đau thì chỉ có cách duy nhất ấy thôi “, Vị bác sĩ cso trình độ chuyên môn hàng đầu của Viện mắt Trung ương tỏ ra khó chịu , sẵng giọng ,Có lẽ vì sợ lời nguyền về sự chết không nhắm mắt Vợ tôi đành trở về chịu đau. May sao con trai thứ của tôi tình cờ đọc đựơc tư liệu về bệnh viện Pháp Việt trong TPHCM ,nắm đựơc lịch khám của bác sĩ chuyên khoa mắt danh tiếng ngưòi Anh Dr.Jod.Smehta . Sau khi khám một cách thận trọng trong hơn hai tiếng đồng hồ tại bệnh viện Pháp Việt. Ông bác sĩ này khẳng định nếu vợ tôi có điều kiện sang Xinhgapo để khám hoàn chỉnh với máy móc, thiết bị hiện đại sẽ tìm ra hướng điều trị phù hợp, nhất là khả năng thay giác mạc .Ông nhấn mạnh ở VN chưa có luật cho phép thay giác mạc còn bên Xinhgapo đã đựơc nhà nước cho phép. Ngay sau đó ông cấp cho vợ tôi loại thuốc dể tra nhờ đó đã khiến cho những con đau kéo dài bốn năm của bà giảm hẳn…Bệnh viện mắt quốc gia Xinhgapo nằm ở dãy nhà cuối cùng trong hệ thống bệnh viện Trung ương.Bước qua tấm cửa kính trong suốt vào đến căn phòng rộng lớn khang trang mát rượi. Tôi không trông thấy cảnh tượng quen thuộc ở các bệnh viện Việt Nam. Đó là những hàng dài nhốn nháo bệnh nhân và những người mặc áo Blu trắng thỉnh thoảng đi qua, đưa cặp mắt khinh khỉnh nhìn đám ngưòi tội nghiệp. Ngưòi thường trực cao lớn, da màu chúc chúng tôi một buổi sáng tốt lành. Phòng khám ở tầng hai cũng là một phòng rộng rãi, dìu dịu mát. Bệnh nhân sau khi lấy số từ máy tự động,ngồi trật tự, thanh thản chờ đợi đến lượt trên chiếc ghế bọc đệm. Y tá , bác sĩ lặng lẽ đi qua với vẻ mặt tươi cười và sẵn sàng đáp ứng mọi thắc mắc của bệnh nhân và ngưòi nhà. Bác sĩ Mehta đã dành cho vợ tôi hơn tiếng khám kĩ và trả lời tận tình và chính xác mọi câu hỏi của bệnh nhân. Cuối cùng ông kết luận. Vì hệ thần kinh mắt của vợ tôi rất tốt nên có thể thay giác mạc được. Sau đó ông nói luôn. Đúng năm giờ ngày thứ bảy, tức là sau ngày khám năm ngày khi giác mạc phù hợp đã đưọc chuyển từ Hoa Kì đến sẽ tiến hành giải phẫu. Đến ba giờ chiều ngày thứ bảy. Vợ tôi nhận đựoc điện thoại của bác sĩ Mehta xin lỗi vì máy bay đưa giác mạc đến chậm nửa tiếng nên sau khi kiểm tra thấy chất lượng không như mong muốn. Nên cuộc giải phẫu sẽ rời vào 17 giờ thứ hai, khi ngân hàng giác mạc Hoa kì cung cấp đúng yêu cầu của bệnh nhân. Nghe con trai tôi dịch lại những lời khiêm tốn chân thành của bác sĩ Mehta tôi lại chợt nghĩ “cũng là may, chứ nếu ở bệnh viện bên mình. Dù chất lượng giác mạc thế nào, người ta vẫn cứ thay giác mạc cho bệnh nhân bất chấp hiệu quả phục hồi của ngưòi bệnh ra sao”.Tôi viết những dòng này không phải đang theo dòng suy nghĩ rằng Sin ga po thì tốt đẹp còn ở ta thì ngựoc lại. Bởi tôi đã từng chứng kiến,không ít ngưòi quen và thân tôi,trong đó có cả bệnh nhân là mẹ của một chị đỡ đẻ nổi tiếng của bệnh viện C.Măt bà trứoc đó còn nhìn lờ mờ,sau khi thay thuỷ tinh thể thì thành mù hẳn. Sau hơn hai tiếng giải phẫu thành công.Vợ tôi đựơc một cô y tá – ngưòi đã dặn dò,chăm sóc kĩ lưỡng,thậm chỉ giúp vợ tôi thay đồ trứơc khi mổ, đẩy ra trên chiếc xe.Cô đưa vợ tôi lên giường,rồi lặng lẽ ngồi canh cừng và đáp ứng tất cả mọi yêu cầu của vợ tôi khi cần thiết.Ba ngày sau. Đúng giờ 8 giờ mưòi lăm theo lời bác sĩ dặn, vợ tôi lại đến để bạc sĩ Mehta khám lại. Thêm một lần ông dặn dò lưỡng mọi việc có liên quan đến việc đảm bảo giác mạc ổn định Ông cũng trả lời tất cả mọi điều thắc mắc của nhà tôi. Kết thúc, bác sĩ Mehta chìa tay bắt và chúc mừng vợ chồng tôi về sự tiến triển rất tốt của giác mạc ghép. Sau đó ông quyết định. Đúng tám giờ 15 sau ngày khám thứ hai ba ngày vợ tôi lại đến cho ông khám lần nữa để xác định xem vợ tôi có thể quay về Việt nam.Và sau hai mươi ngày nữa lúc tám giờ rưỡi lại quay sang Xinhgapo để xác định độ tiến triển của giác mạc,cấp thuốc và đo kính để tăng thị lực.Cầm những thứ thuốc đựoc ghi rõ ràng tên bệnh nhân và phương thức xử dụng đựng trong chiếc túi xách khá đẹp như một túi nữ trang của phụ nữ mang nhãn hiệu của bệnh viện mắt trung ương Xinhgapo.Khi về nhà tận mắt thấy rõ sự tiến triển tốt đẹp về thị lực của con mắt vợ tôi ghép giáp mạc,tôi cứ ao ước. Đến bao giờ.Phải rồi đến bao giờ ngành y Việt nam có đựơc trình độ ,và có một đội ngũ bác sĩ tận tình đối với bệnh nhân như vậy Trong tôi hiển hiện dòng chữ ghi trên tấm băng trong phòng bác sĩ Mehta tại phong khám của ông tại bệnh viện Pháp Việt.”Chỉ khi nào bác sĩ cảm thấy nỗi đau của bệnh nhân như nỗi đau của mình thì mới xứng đáng là ngưòi thầy thuốc”.Nhiều ngưòi tranh luận rằng, ở Xinhgapo chữa bệnh hiệu quả vì chi phí cao. Điều đó không phủ nhận.Nhưng cũng không quên một thực tế.Ở ta bệnh nhân nào nghèo đến đâu cũng chưa bao giờ mặc cả tiền chữa và tiền thuốc.Chỉ có điều trong khi chúng ta kẻ và nói quá nhiều khẩu hiệu nhưng chúng ta lại không hề sòng phẳng trước nỗi đau của ngưòi bệnh. Vin vào cái gọi là xã hội hoá, ngưòi ta đang tăng giá thuốc,đang tăng tiền học phí và đủ thứ tiền liên quan đến sự học hành và chữa bệnh .Khi quan hệ giữa thày trò có xen vào đồng tiền thì làm sao giữ đựoc truyền thống tôn sư trọn đạo. Khi ngưòi thầy thuốc chỉ lăm lăm tìm mọi cách để kiếm tiền bệnh nhân thì làm sao giữ đựơc sự cao cả của y lý Nghề dạy học và chữa bệnh là hai nghề vinh quang, cao thượng vì nó dính dáng đến tâm hồn và sinh mệnh của con ngưòi .Một quốc gia văn minh là quốc gia phải chú trọng để nâng cao chất lượng của hai nghề này bằng ngân sách. Còn ở ta hình bóng chiếc phong bì lót tay hơn hai mưòi năm qua đã thành một tệ nạn không chỉ làm hỏng những thầy thuốc, thầy giáo mà đang làm hỏng tất cả mọi hệ thống của xã hội ta. Đến bao giờ ta mới mất hẳn tệ nạn ghê gớm này. Đến bao giờ một nhu cầu nhỏ nhất cho đến lớn nhất của ngưòi dân nước ta được tôn trọng như ngưòi dân ở nước láng giềng văn minh vốn là làng chài nhỏ bé, nghèo khổ. Đến bao giờ ….
(Quỳnh Mai tháng 8/2008.Cơn bão số 4)

Giao thiệp với Trung Quốc



HUY ĐỨC

Lịch sử chắc chắn sẽ lưu lại phương cách đấu tranh bảo vệ chủ quyền của thứ trưởng Hồ Xuân Sơn khi ông Lê Dũng mô tả sự kiện ông Sơn gặp đại sứ Trung Quốc sau những hành động gây hấn của họ ở biển Đông là “ giao thiệp ”. Tôi không rõ ông Sơn gặp Tôn Quốc Tường trong hoàn cảnh nào. Nhưng, trong những tình huống tương tự, bộ Ngoại giao chỉ có thể triệu Tường lên hoặc cho đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh gặp bộ Ngoại giao họ để trao công hàm phản đối.

Báo NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ ngày 7.6.2009


Khi một quốc gia ngang ngược, đại diện chính quyền không thể nào “ giao thiệp ” với sứ họ trong những tư thế có thể phương hại đến thể diện quốc gia. Tuy Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc hàng chục lần, nhưng đây không phải là một cuộc tỷ thí của hai kẻ lục lâm. Đường đường là một quốc gia, Việt Nam lại đang là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc.

Khi đã “ có đầy đủ bằng chứng ” Trung Quốc cấm đánh cá trong “ những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông ” thì từ ngữ dù là ngoại giao cũng không thể là “ đề nghị ”. Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn có trách nhiệm “ yêu cầu ” Trung Quốc chấm dứt các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tất nhiên, khi Trung Quốc, ngày 16-05-2009, cho tàu Ngư Chính tới Hoàng Sa và cuối tháng 5-2009 điều tiếp 08 tàu tuần tra tới biển Đông, là đã có sự rắp tâm. Cho dù ông Lê Dũng hay Hồ Xuân Sơn sử dụng ngôn từ đanh thép tới đâu thì các ngư phủ Việt Nam vẫn khó lòng tới những khu vực nói trên đánh cá. Nhưng, một lời tuyên bố khảng khái từ Chính phủ, cũng giống như một ngọn đèn xa nơi sóng dữ, có thể giúp cho những ngư dân gặp nạn ngoài biển lớn không còn cảm giác bị bỏ rơi.

Lẽ ra, ngay từ khi nhận được tin, lúc 3g sáng ngày 19-5, một tàu câu mực của ngư dân, bị một “ tàu lạ ” cố ý đâm, hất xuống biển 26 thuyền viên, Chính phủ phải lập tức điều tra và yêu cầu các quốc gia có tàu bè đi lại trong khu vực cùng tham gia điều tra ; hành động ấy phải được coi là hải tặc. Lẽ ra, báo chí nước ngoài phải được mời đến vùng biển ấy và gặp các ngư dân bị nạn ngay. Rồi, khi Trung Quốc thừa nhận hành vi nói trên là do chính họ gây ra thì đại diện Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc, phải lập tức đặt công hàm lên bàn Tổng Thư ký Ban Ki-moon.

Thế giới cần được biết, ở thiên niên kỷ thứ III vẫn có một quốc gia đối xử với con người mọi rợ : cho tàu lớn đâm vào tàu đánh cá của thường dân rồi để họ phải bám vào can nhựa, trôi dạt nhiều giờ trong đêm, sẽ chết nếu không được các ngư dân kịp cứu.

Việt Nam là một quốc gia nhỏ, nghèo, dân chúng đã mỏi mệt vì phải tham gia quá nhiều cuộc chiến. Cho dù vẫn có không ít người sẵn sàng ra trận để bảo vệ mỗi tấc đất cha ông, bổn phận một chính phủ thương dân là tránh để cho nhân dân đổ máu. Khi Trung Quốc đưa tàu ra biển, Việt Nam không nhất thiết cũng phải kéo tàu ra. Nhưng, ở nơi ngư dân của mình thường đánh cá và bị hành hung mà bơi nhiều giờ không thấy tàu cứu hộ thì Chính phủ cũng nên nhanh tay khắc phục.

Sự hiện diện trên biển Đông của Việt Nam theo nên hoàn toàn quang minh chính trực ; để bảo vệ chứ không phải là để tuyên chiến. Không mong manh để Trung Quốc dễ sát hại như năm 1988 ở đảo Gạc Ma nhưng cũng không “ chạy đua ”. Không đối đầu trên biển Đông nhưng cũng không cúi đầu trên bàn đàm phán.

Với một kẻ sẵn sàng thí cả biển dân như Trung Hoa, chiến tranh cũng đắt giá mà đấu tranh cũng cần trả giá. Càng nước nhỏ lại càng cần nhiều bạn bè ủng hộ. Một quốc gia khi tuyên bố về chủ quyền không thể khiến cho thế giới tin nếu chính họ cũng thiếu tự tin. Phẩm giá một dân tộc không thể được phát ra bằng những ngôn từ lí nhí. Sẽ không ai nghĩ một quốc gia là hiếu chiến khi kiên trì đấu tranh pháp lý và đanh thép phản đối một quốc gia to hơn trước những hành động xâm phạm chủ quyền. Khảng khái trên mặt trận ngoại giao thường gây thiện cảm nhiều hơn là mua gươm, sắm súng.


NGUỒN : Blog Osin ngày 8.6.2009