Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2022

MỘT CÂU HỎI HAY

 MỘT CÂU HỎI HAY. 


 Tặng KTS GS Trần Quốc Bảo


Hôm nọ gặp ông bạn GS KTS Trần Quốc Bảo @Quốc Bảo Trần, hai ông rủ nhau cà phe cà pháo chuyện trên trời dưới bể rất vui. Lúc sắp tan cuộc ông ấy hỏi : 

- Cứ theo tin tức chính thống thì quân Giải phóng rất giỏi, đánh nhau đâu ra đấy chỉ có thắng trở lên ( !!! ). Cái đó ai cũng biết nhưng cho tôi hỏi một câu những ngày chiến đấu gian khổ đó các ông ngủ ở đâu? có được ngủ trong doanh trại không?.

Một câu hỏi rất hay vì nó thực sự quan tâm đến cuộc sống của người lính chiến, nó giống như người Mẹ hỏi đứa con thân yêu của mình rằng :  Trong những ngày tháng xa Mẹ con đã ăn ở ngủ nghê  thế nào?.

Câu hỏi hay mà không ai có thể trả lời kể cả ông Tổng Tư lệnh , Tổng Tham mưu trưởng quân đội vì chiến trường rộng lớn, nhiều binh chủng với điều kiện hậu cần, địa hình , tác chiến không ai giống ai .

Tôi mạo muội phác thảo câu chuyện ngủ nghê của những anh lính đơn vị tôi mà tôi biết để trả lời nhằm phần nào thỏa mãn sự tìm tòi của bạn về các ngóc ngách đời thường của cuộc chiến. 

Biết đâu đề tài này anh bạn Giáo sư lại hướng dẫn cho các KTS tương lai làm luận án ông Nghè thời nay " Xây dựng nhà ở tạm thời tại chiến trường cho các chiến sĩ trong chiến tranh " chứ chẳng chơi. 

Chúng tôi nhập ngũ tháng 9 năm 1972 huấn luyện bộ binh tại vùng bán sơn địa xã Dương Thành , huyện Phú Bình , tỉnh Bắc Thái cũ. Ngày đầu nhập ngũ được phân 2,3 anh lính về ngủ trong một nhà dân. 

Dân ta thật tốt , họ nhường các vị trí đẹp nhất tại ba gian chính cho các anh bộ đội ngủ nghê. Sáng bộ đội dậy sớm chạy thể dục hô 1,2,3 ầm ĩ làng quê. Bộ đội ăn sáng, ăn trưa, ăn tối ở sân kho HTX chỉ về nhà ngủ khoảng 21 g 00 nên cũng chẳng giúp gia chủ được cái gì.

Vào bộ đội tối ngủ phải tổ chức canh gác tiểu đội chia ra mỗi anh một giờ từ 21 g đến 4 g sáng hôm sau. Đêm đó đến phiên tôi gác từ 3g đến 4g sáng,  gió mùa đông bắc tràn về trời tối om như mực, gió lạnh xào xạc, bụi tre kẽo kẹt nghiêng ngả trong đêm khuya thanh vắng. 

Gió rét căm căm, tôi đứng ở đầu con đường vào xóm nhỏ, ôm khẩu K44 không có đạn căng mắt nhìn xung quanh, cứ tưởng như có người nấp đâu đó. Trong lòng cũng hơi sợ, thỉnh thoảng tóc tai dựng ngược như có dòng điện lạnh toát chạy qua người.

Phiên gác dài lê thê vô tận đến khi lấp loáng ánh đèn pin của Trung đội phó cùng tiểu đội trưởng đi kiểm tra thì đồng hồ đeo tay Poljot của anh mới chỉ hơn 2 g sáng. Bực hết cả người , mấy bố gác trước đã vặn đồng hồ tiến nhanh cho gần ngày chiến thắng, chuyển gác cho anh sau cùng. Hoan hô đồng đội.

Vào dịp Noen cuối năm 1972 chúng tôi được lệnh di chuyển vào rừng Hợp tiến thực chất là đi B, Cuộc hành quân đi qua Đèo Khế sang Thái nguyên, vượt cái đèo có rất nhiều cây khế quả chín vàng ruộm rụng đầy rừng. 

Thỉnh thoảng thấy mấy ông thợ sơn tràng hạ cây lớn vài người ôm rồi dựng lán tại chỗ kéo cưa lừa xẻ thành những súc gỗ, dùng trâu kéo ra khỏi rừng. 

Rừng khi đó còn nguyên sơ đẹp đẽ vô cùng, không khí âm u tĩnh lặng, chỉ có chút ánh sáng khó nhọc xuyên qua lớp tán lá rậm rạp le lói chiếu xuống nền rừng ẩm ướt. 

Đêm đêm nhìn về phía Thái nguyên , Hà nội thấy những tiếng máy bay phản lực xé toạc màn đêm, những dòng đạn lửa đỏ quạch vung lên trời và những quầng sáng bom nổ ì ầm. Ở nơi xa đó có gia đình cha mẹ anh chị em sinh sống mà sốt hết cả ruột.

Đêm đầu tiên ngủ trong rừng tôi lựa hai cái cây ven bờ suối mắc võng trông ra bãi sỏi cuội với các bụi cây như non bộ rất là thơ mộng. Anh cán bộ thấy thế bảo không được nằm ở đây, trên kia có mưa mười lăm  phút thì nước sẽ cuốn đi tất cả đấy. Kĩ năng sinh tồn thật là quan trọng, tôi lẳng lặng cuốn võng chăng lên trên sườn núi cao khoảng 5,6 m nữa

Cả ngày hành quân mệt rũ người, lên võng là ngủ ngay. Nửa đêm tỉnh giấc trời đất tối om, tiếng thú đi ăn đêm đâu đó xa gần, tiếng côn trùng rả rích, tiếng thở ngáy đều đều của các bạn xung quanh. Bỗng tôi nhìn xuống đất, tóc tai dựng ngược kinh hãi, cả nền rừng dưới võng sáng rực lân tinh làm tôi bối rối sợ sệt rồi thao thức cho tới sáng, nói chuyện với anh em hóa ra bố nào cũng thấy và có cảm xúc ấy cả.

Kết thúc mấy ngày huấn luyện trong rừng, tưởng trở lại xóm nhỏ nhưng không phải, đơn vị di chuyển ra ga Lương sơn huyện Bạch thông Thái nguyên. Tại đây nhận quân trang mới hoàn toàn để lên tàu vô nam, cấp trên bí mật quá chả cho biết để chào bác chủ nhà cùng gia đình họ một câu. 

Bốn mươi năm sau, tháng 9 năm 2012 một số ít anh em mới trở lại thăm thì nhiều bác chủ cũng đã quy tiên. Phong cảnh đổi mới khác xưa lũ em nhỏ cũng có người lên ông lên bà.

Chúng tôi về Dân mừng lắm, họ bảo từ đó đến nay mới có duy nhất bộ đội huấn luyện ở đây về thăm mà lại là các sinh viên năm xưa xếp bút nghiên lên đường ra trận, thật là Tình nghĩa. 

Bà con đón tiếp trọng thị liên hoan vui vẻ như đón người thân đi xa lâu ngày về quê. Những người lính may mắn trở về học tiếp cũng mang biếu quà cáp và bức tranh toàn cảnh công trình thủy điện Hòa binh mà họ đã góp công xây dựng treo trang trọng ở Nhà Văn hóa.

Cuộc hành quân theo hướng nam thẳng tiến, trong nhũng ngày trên đất Bắc vẫn được ngủ trong nhà dân, đến bến phà Cự nẫm sông Gianh ngược sang Lào nơi đầu dãy Trường sơn nhập vào đường dây 559 là hòan toàn ngủ võng. 

Các anh giao liên đều có võng nhưng về đến Trạm là họ được ngủ trong các lán có giường.  Lán là các lều nhỏ có cửa ra vào, cửa sổ bằng cây rừng lợp và thưng vách từ một loại lá rừng đặc biệt mà đốt không cháy nên được đặt tên là lá Trung quân. 

Trong các cuộc hành quân lính Cộng hòa nếu có vào được căn cứ đều đốt nhà mà không cháy, phải phun xăng mới phóng hỏa được.

Trong điều kiện của đội quân đi bộ len lỏi dưới các cánh rừng nhiệt đới nếu không có võng, màn, tăng che mưa để ngủ thì chưa tới nơi đã hết hơi. Không cẩn thận muỗi giãn bệnh tật có thể quật ngã những người lực lưỡng ngay trên con đường thiên lí mà chưa kịp tớí đích.

Trong chương trình huấn luyện có hướng dẫn bộ đội mắc tăng võng màn sao cho chắc chắn dù mưa rừng cả tuần võng vẫn khô ráo giấc ngủ ngon lành nhưng khi tháo ra gấp vào ba lô lại nhanh chóng nhẹ nhàng không mất sức, kịp thời di chuyển theo đoàn quân. 

Đến bãi khách dù mệt mỏi thế nào cũng phải làm cái giá để balo không bao giờ trực tiếp xuống đất. Có những anh bạn trả giá đắt phải ngủ trên nền rừng vì quên võng hay bệnh tật vì sự lười biếng hay cẩu thả của mình.

 Hết ngày hành quân mắc xong tăng võng nhìn các bạn đến phiên sửa sang bếp, lấy nước nấu cơm,  ngả mình đung đưa cánh võng, phì phèo điếu thuốc thú vị vô cùng. Trong khó khăn gian khổ cũng có những phút giây thư giãn hy vọng ngày mai tươi sáng.

Xuống tới Campuchia rừng trên đồng bằng vẫn còn đến nhà dân thì nằm võng dưới nhà sàn. Các cô gái Khme ngồi trên sàn nhìn xuống đánh giá chấm điểm từng ông rồi  khúc khích cười với nhau. 

Đúng thôi họ như chúng ta cũng là con người của một đất nước có nền văn minh Ăng co rực rỡ có tình cảm, đâu phải gỗ đá vô tri. Ở đây  thấy các anh giao liên nói tiếng Campuchia  như gió, hóa ra học viết còn khó , học nói dễ hơn nhiều. 

Ông Tân xồm còn ba hoa với dân rằng Vua Xihanuc đến Hà nội còn ngủ nhờ nhà ông ấy. Người dân Campuchia hiền lành dễ tin  rất cảm kích người VN đã cưu mang Vua của họ phải lưu vong vì bị Lon non Xiric Ma tăc lật đổ. 

Thấy quả đu đủ chín ông chỉ lên ngây thơ hỏi quả này có ăn được không? Ăn được chứ ! Tưởng độc không ăn được? Ăn được, không sao đâu tôi lấy cho chú ăn nhé !. Thế là lọt vào kế của anh sinh viên Đại học Sorbonne - Thăng long phi chiến địa một cách êm ái ngọt ngào.

 Chín tháng ngủ trong võng người co ro cuộn lại như con sâu nằm trong kén, lâu ngày rất mỏi. Đến tháng 9/1973 chúng tôi được phân về Trung đoan 207 tham gia chiến đấu với tư cách Bộ đội địa phương. 

Ở trong Đồng tháp mười có tục lệ chôn người chết ngay trong đất nhà . Tại khu vực đồn Cái Cái đã giải phóng Tiểu đội tôi làm cái lán và chõng ngủ cách ngôi mộ chôn chưa lâu khoảng 80 phân vì mùa nước xung quanh ngập cả. 

Đêm đầu tiên nằm các bạn ngủ khì khì, gần đó hai con mèo kêu gào thảm thiết làm tôi không sao ngủ được. Rồi sau mệt quá không biết trời đất là gì nữa cũng ngủ luôn.

Lúc đi đánh đồn anh cán bộ Đại đội chỉ vị trí đâu là phải đào hầm nơi đó, có khi cạnh cả mả người ta . Đôi khi gặp dân hỏi các chú có thấy ma không ?, trả lời không thấy bao giờ . Vậy là các chú có súng ma nó sợ, dân chúng tôi gặp ma nó nhát hoài.



Tại  đây không còn cây mắc võng, lại trên đồng nước chúng tôi ngủ tại các lán nhỏ bằng cây cỏ tự làm và gần đó là công sự chiến đấu cho từng cặp lính. Có thể nói là  ăn bờ ngủ bụi theo đúng nghĩa của từ này cho tới ngày Thống nhất đất nước 30/04/1975. 

Có nghĩa là từ ngày vào lính đến ngày chiến tranh kết thúc khoảng hai năm rưỡi đơn vị chúng tôi không đóng quân trong Doanh trại bao giờ mà làm gì có Doanh trại để đóng quân.

Ở đơn vị khác thì không biết đó là tôi chỉ lướt qua để các bạn hình dung những hình ảnh bi tráng của những người lính đơn vị chúng tôi trong chiến tranh trên chiến trường miền Tây nam bộ giai đoạn 1973-1975.

Mong rằng các thế hệ người Việt nam chúng ta trong  tương lai không còn phải trải qua những thực tế vất vả khó khăn và đau buồn như thế.

Tiến tới Kỉ niệm 50 năm ngày nhập ngũ 

13/09/1972 - 13/09/2022

NBS

6/2022


 MỘT CÂU HỎI HAY.

Tặng KTS GS Trần Quốc Bảo
Hôm nọ gặp ông bạn GS KTS Trần Quốc Bảo Quốc Bảo Trần, hai ông rủ nhau cà phê cà pháo chuyện trên trời dưới bể rất vui. Lúc sắp tan cuộc ông ấy hỏi :
- Cứ theo tin tức chính thống thì quân Giải phóng rất giỏi, đánh nhau đâu ra đấy chỉ có thắng trở lên ( !!! ). Cái đó ai cũng biết nhưng cho tôi hỏi một câu những ngày chiến đấu gian khổ đó các ông ngủ ở đâu? có được ngủ trong doanh trại không?.
Một câu hỏi rất hay vì nó thực sự quan tâm đến cuộc sống của người lính chiến, nó giống như người Mẹ hỏi đứa con thân yêu của mình rằng : Trong những ngày tháng xa Mẹ con đã ăn ở ngủ nghê thế nào?.
Câu hỏi hay mà không ai có thể trả lời kể cả ông Tổng Tư lệnh , ông Tổng Tham mưu trưởng quân đội vì chiến trường rộng lớn, nhiều binh chủng với điều kiện hậu cần, địa hình , tác chiến không ai giống ai .
Tôi mạo muội phác thảo câu chuyện ngủ nghê của những anh lính đơn vị tôi mà tôi biết để trả lời nhằm phần nào thỏa mãn sự tìm tòi của bạn về các ngóc ngách đời thường của cuộc chiến.
Biết đâu đề tài này anh bạn Giáo sư lại hướng dẫn cho các KTS tương lai làm luận án ông Nghè thời nay " Xây dựng nhà ở tạm thời tại chiến trường cho các chiến sĩ trong chiến tranh " chứ chẳng chơi.
Chúng tôi nhập ngũ tháng 9 năm 1972 huấn luyện bộ binh tại vùng bán sơn địa xã Dương Thành , huyện Phú Bình , tỉnh Bắc Thái cũ. Ngày đầu nhập ngũ được phân 2,3 anh lính về ngủ trong một nhà dân.
Dân ta thật tốt , họ nhường các vị trí đẹp nhất tại ba gian chính cho các anh bộ đội ngủ nghê. Sáng bộ đội dậy sớm chạy thể dục hô 1,2,3 ầm ĩ làng quê. Bộ đội ăn sáng, ăn trưa, ăn tối ở sân kho HTX chỉ về nhà ngủ khoảng 21 g 00 nên cũng chẳng giúp gia chủ được cái gì.
Vào bộ đội tối ngủ phải tổ chức canh gác tiểu đội chia ra mỗi anh một giờ từ 21 g đến 4 g sáng hôm sau. Đêm đó đến phiên tôi gác từ 3g đến 4g sáng, gió mùa đông bắc tràn về trời tối om như mực, gió lạnh xào xạc, bụi tre kẽo kẹt nghiêng ngả trong đêm khuya thanh vắng.
Gió rét căm căm, tôi đứng ở đầu con đường vào xóm nhỏ, ôm khẩu K44 không có đạn căng mắt nhìn xung quanh, cứ tưởng như có người nấp đâu đó. Trong lòng cũng hơi sợ, thỉnh thoảng tóc tai dựng ngược như có dòng điện lạnh toát chạy qua người.
Phiên gác dài lê thê vô tận đến khi lấp loáng ánh đèn pin của Trung đội phó cùng tiểu đội trưởng đi kiểm tra thì đồng hồ đeo tay Poljot của anh mới chỉ hơn 2 g sáng. Bực hết cả người , mấy bố gác trước đã vặn đồng hồ tiến nhanh cho gần ngày chiến thắng, chuyển gác cho anh sau cùng. Hoan hô đồng đội.
Vào dịp Noen cuối năm 1972 chúng tôi được lệnh di chuyển vào rừng Hợp tiến thực chất là đi B, Cuộc hành quân đi qua Đèo Khế sang Thái nguyên, vượt cái đèo có rất nhiều cây khế quả chín vàng ruộm rụng đầy rừng.
Thỉnh thoảng thấy mấy ông thợ sơn tràng hạ cây lớn vài người ôm rồi dựng lán tại chỗ kéo cưa lừa xẻ thành những súc gỗ, dùng trâu kéo ra khỏi rừng.
Rừng khi đó còn nguyên sơ đẹp đẽ vô cùng, không khí âm u tĩnh lặng, chỉ có chút ánh sáng khó nhọc xuyên qua lớp tán lá rậm rạp le lói chiếu xuống nền rừng ẩm ướt.
Đêm đêm nhìn về phía Thái nguyên , Hà nội thấy những tiếng máy bay phản lực xé toạc màn đêm, những dòng đạn lửa đỏ quạch vung lên trời và những quầng sáng bom nổ ì ầm. Ở nơi xa đó có gia đình cha mẹ anh chị em sinh sống mà sốt hết cả ruột.
Đêm đầu tiên ngủ trong rừng tôi lựa hai cái cây ven bờ suối mắc võng trông ra bãi sỏi cuội với các bụi cây như non bộ rất là thơ mộng. Anh cán bộ thấy thế bảo không được nằm ở đây, trên kia có mưa mười lăm phút thì nước sẽ cuốn đi tất cả đấy. Kĩ năng sinh tồn thật là quan trọng, tôi lẳng lặng cuốn võng chăng lên trên sườn núi cao khoảng 5,6 m nữa.
Cả ngày hành quân mệt rũ người, lên võng là ngủ ngay. Nửa đêm tỉnh giấc trời đất tối om, tiếng thú đi ăn đêm đâu đó xa gần, tiếng côn trùng rả rích, tiếng thở ngáy đều đều của các bạn xung quanh. Bỗng tôi nhìn xuống đất, tóc tai dựng ngược kinh hãi, cả nền rừng dưới võng sáng rực lân tinh làm tôi bối rối sợ sệt rồi thao thức cho tới sáng, bảnh mắt nói chuyện với anh em hóa ra bố nào cũng thấy lân tinh và có cảm xúc ấy cả.
Kết thúc mấy ngày huấn luyện trong rừng, tưởng trở lại xóm nhỏ nhưng không phải, đơn vị di chuyển ra ga Lương sơn huyện Bạch thông Thái nguyên. Tại đây nhận quân trang mới hoàn toàn để lên tàu vô nam, cấp trên bí mật quá chả cho biết để chào bác chủ nhà cùng gia đình họ một câu.
Bốn mươi năm sau, tháng 9 năm 2012 một số ít anh em mới trở lại thăm thì nhiều bác chủ cũng đã quy tiên. Phong cảnh đổi mới khác xưa, lũ em nhỏ cũng có người lên ông lên bà.
Chúng tôi về Dân mừng lắm, họ bảo từ đó đến nay mới có duy nhất bộ đội huấn luyện ở đây về thăm mà lại là các sinh viên năm xưa xếp bút nghiên lên đường ra trận, thật là Tình nghĩa.
Bà con đón tiếp trọng thị liên hoan vui vẻ như đón người thân đi xa lâu ngày về quê. Những người lính may mắn trở về học tiếp cũng mang biếu quà cáp và bức tranh toàn cảnh công trình thủy điện Hòa binh mà họ đã góp công xây dựng treo trang trọng ở Nhà Văn hóa.
Cuộc hành quân theo hướng nam thẳng tiến, trong nhũng ngày trên đất Bắc vẫn được ngủ trong nhà dân, đến bến phà Cự nẫm sông Gianh ngược sang Lào nơi đầu dãy Trường sơn nhập vào đường dây 559 là hòan toàn ngủ võng.
Các anh giao liên đều có võng nhưng về đến Trạm là họ được ngủ trong các lán có giường. Lán là các lều nhỏ có cửa ra vào, cửa sổ bằng cây rừng lợp và thưng vách từ một loại lá rừng đặc biệt mà đốt không cháy nên được đặt tên là lá Trung quân.
Trong các cuộc hành quân lính Cộng hòa nếu có vào được căn cứ đều đốt nhà mà không cháy, phải phun xăng mới phóng hỏa được.
Trong điều kiện của đội quân đi bộ len lỏi dưới các cánh rừng nhiệt đới nếu không có võng, màn, tăng che mưa để ngủ thì chưa tới nơi đã hết hơi. Không cẩn thận muỗi giãn bệnh tật có thể quật ngã những người lực lưỡng ngay trên con đường thiên lí mà chưa kịp tớí đích.
Trong chương trình huấn luyện có hướng dẫn bộ đội mắc tăng võng màn sao cho chắc chắn dù mưa rừng cả tuần võng vẫn khô ráo giấc ngủ ngon lành nhưng khi tháo ra gấp vào ba lô lại nhanh chóng nhẹ nhàng không mất sức, kịp thời di chuyển theo đoàn quân.
Đến bãi khách dù mệt mỏi thế nào cũng phải làm cái giá để balo không bao giờ trực tiếp xuống đất. Có những anh bạn trả giá đắt phải ngủ trên nền rừng vì quên võng dẫn đến ốm đau bệnh tật vì sự lười biếng hay cẩu thả của mình.
Hết ngày hành quân mắc xong tăng võng nhìn các bạn đến phiên sửa sang bếp, lấy nước nấu cơm, ngả mình đung đưa trên cánh võng, phì phèo điếu thuốc thú vị vô cùng. Trong khó khăn gian khổ cũng có những phút giây thư giãn hy vọng về tương lai ngày mai tươi sáng.
Xuống tới Campuchia rừng trên đồng bằng vẫn còn đến nhà dân thì nằm võng dưới nhà sàn. Các cô gái Khơme nằm bò trên sàn ghé mắt nhìn xuống đánh giá chấm điểm từng ông rồi khúc khích cười với nhau.
Đúng thôi họ như chúng ta cũng là con người của một đất nước có nền văn minh Ăng co rực rỡ có tình cảm, đâu phải gỗ đá vô tri. Ở đây thấy các anh giao liên nói tiếng Campuchia như gió, hóa ra học viết còn khó , học nói dễ hơn nhiều.
Ông Tân xồm còn ba hoa với dân rằng Vua Xihanuc đến Hà nội còn ngủ nhờ nhà ông ấy. Người dân Campuchia hiền lành dễ tin rất cảm kích người VN đã cưu mang Vua của họ phải lưu vong vì bị Lon non Xiric Matăc lật đổ.
Thấy quả đu đủ chín ông chỉ lên ngây thơ hỏi quả này có ăn được không? Ăn được chứ ! Tưởng độc không ăn được? Ăn được, không sao đâu tôi lấy cho chú ăn nhé !. Thế là lọt vào kế của anh sinh viên Đại học Sorbonne - Thăng long phi chiến địa một cách êm ái ngọt ngào.
Chín tháng ngủ trong võng người co ro cuộn lại như con sâu nằm trong kén, lâu ngày rất mỏi. Đến tháng 9/1973 chúng tôi được phân về Trung đoan 207 tham gia chiến đấu với tư cách Bộ đội địa phương. Chiến trường trên đồng nước quân phục gabadin xanh lá cây bỏ hết thay toàn bộ quần áo lìnfan nilon các màu trông như phường hát bội.
Ở trong Đồng tháp mười có tục lệ chôn người chết ngay trong đất nhà . Tại khu vực đồn Cái Cái đã giải phóng Tiểu đội tôi làm cái lán và chõng ngủ cách ngôi mộ chôn chưa lâu khoảng 80 phân vì mùa nước xung quanh ngập cả. Nằm trên chõng với tay ra là đến mộ, rất kinh hãi.
Đêm đầu tiên nằm các bạn ngủ khì khì, gần đó hai con mèo kêu gào thảm thiết làm tôi không sao ngủ được. Rồi sau mệt quá không biết trời đất là gì nữa, cũng ngủ luôn.
Lúc đi đánh đồn anh cán bộ Đại đội chỉ vị trí đâu là phải đào hầm nơi đó, có khi cạnh cả mả người ta . Đôi khi gặp dân hỏi các chú có thấy ma không ?, trả lời không thấy bao giờ . Vậy là các chú có súng ma nó sợ, dân chúng tôi gặp ma nó nhát hoài.
Tại đây không còn cây mắc võng, lại trên đồng nước chúng tôi ngủ tại các lán nhỏ bằng cây cỏ tự làm và gần đó là công sự chiến đấu cho từng cặp lính. Có thể nói là ăn bờ ngủ bụi theo đúng nghĩa của từ này cho tới ngày Thống nhất đất nước 30/04/1975.
Có nghĩa là từ ngày vào lính đến ngày chiến tranh kết thúc khoảng hai năm rưỡi đơn vị chúng tôi không đóng quân trong Doanh trại bao giờ mà làm gì có Doanh trại để đóng quân.
Ở đơn vị khác thì không biết bộ đội ngủ nghê như thế nào còn đây là tôi chỉ lướt qua để các bạn hình dung những hình ảnh bi tráng của những người lính đơn vị chúng tôi trong chiến tranh trên chiến trường miền Tây nam bộ giai đoạn 1973-1975.
Mong rằng các thế hệ người Việt nam chúng ta trong tương lai không còn phải trải qua những thực tế vất vả khó khăn và đau buồn như thế.
Tiến tới Kỉ niệm 50 năm ngày nhập ngũ
13/09/1972 - 13/09/2022
NBS
6/2022
Ảnh : Hai ông bạn.
Bộ đội ngủ võng ở Trường sơn.