Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2009

Không thể dùng tiền giúp con trưởng thành


GS Đặng Hùng Võ: Không thể dùng tiền giúp con trưởng thành
08:26' 26/03/2009 (GMT+7) 

 - “Trong một xã hội phát triển, số người sống vị kỷ sẽ giảm đi nhiều. Những vấn đề của xã hội hiện tại đòi hỏi sự cộng sức của con người. Người Việt trẻ đã nhận thức được điều đó và biến thành hành động".

GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chia sẻ suy nghĩ về sự tham gia của giới trẻ Việt Nam vào các hoạt động thiện nguyện.

Cộng sức để giải quyết vấn đề chung

GS. Đặng Hùng Võ: "Lúc này xã hội đang rất cần và cũng đủ điều kiện để giới trẻ tham gia các hoạt động vì cộng đồng."
Ảnh: Lan Hương


- Khoảng 10 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều bạn trẻ tổ chức và tham gia các hoạt động vì cộng đồng với các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng và “chuyên nghiệp hoá” hơn trước. Theo ông, đâu là những nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi này? 

- Cuộc sống khá lên, con người đỡ phải lo đói cho bản thân mình thì có thời gian và tư duy để nghĩ tới những điều rộng hơn, gắn với cộng đồng hơn. 

Ngoài ra, những vấn đề của xã hội hiện tại đòi hỏi sự cộng sức của con người để chống chọi với những nguy cơ, thách thức có thể xảy đến. 

Giới trẻ nhận thức được điều đó và biến thành hành động.

Với sự phát triển của blog và các hình thức trao đổi thông tin qua internet, ý tưởng tốt lan truyền rất nhanh, thậm chí từ nước này sang nước khác. 

Một nguyên nhân khác có thể xuất phát từ tính cộng đồng cao của người Việt nói riêng và người Đông Á nói chung. 

- Ông có sự so sánh gì về sự tham gia vào các hoạt động cộng đồng của giới trẻ Việt hiện nay với các giai đoạn trước kia?

- Trong thời kỳ bao cấp, tư duy của thanh niên thụ động hơn, tư duy theo khuôn mẫu của xã hội và thường làm theo chỉ dẫn của cơ quan. 

Khi đó, cũng có phong trào thanh niên tham gia làm thuỷ lợi, tăng gia sản xuất nhưng chủ yếu là góp tay vào các hoạt động của cơ quan hoặc các chương trình của Nhà nước. 

Khi hết bao cấp, để bước vào cơ chế thị trường , tư duy của thanh niên lại bị phân tán. 

Một bộ phận chuyển sang hướng tích cực trong "làm ăn", một bộ phận chuyển sang hướng tiêu cực theo mặt trái của cơ chế thị trường, và một bộ phận còn chưa định hình nổi xem mình sẽ làm gì cho hợp. 

Hiện nay, qua một thời gian, khi kinh tế thị trường đã phát triển tới mức độ nhất định thì tư duy của giới trẻ bắt đầu được định hình lại để nhận thức đúng về cơ chế thị trường, biết rõ mặt phải và mặt trái, phát triển tư duy theo hướng tích cực nhiều hơn. 

Lúc này, nhu cầu xã hội đang rất cần và cũng có đủ điều kiện để thanh niên tham gia các phong trào hoạt động vì cộng đồng có ý nghĩa.

Trong một nền kinh tế - xã hội phát triển, tư duy và thông tin đóng vai trò quan trọng, con người gần nhau hơn và cần nhau hơn, tất nhiên lớp người sống vị kỷ sẽ giảm đi rất nhiều.

 - Nhận định này khiến tôi nghĩ về nước Mỹ, đất nước vốn được coi là tiêu biểu của lối sống thực dụng nhưng hằng năm có tới 25% công dân Mỹ trên 16 tuổi cống hiến thời gian cho hoạt động thiện nguyện. Người Mỹ còn có câu: “Nếu tất cả các tình nguyện viên cùng rút lui, nước Mỹ sẽ ngưng trệ”…

- Đúng vậy! Cuộc sống hiện nay không cho phép người ta sống ích kỷ vì nếu sống ích kỷ thì sẽ thu được ít hơn so với những người sống vì cộng đồng.

Cuộc sống gấp gáp, nhịp độ phát triển rất nhanh, công nghệ thay đổi từng ngày. Những tác động của kinh tế làm phương thức sống thay đổi rất nhiều, đan xen, cài vào với nhau chứ không còn tồn tại những mảnh độc lập. 

Tất cả những ngữ cảnh đó thúc giục giới trẻ phải xâm nhập vào cuộc sống, tham gia tích cực hơn vào các hoạt động cộng đồng... để tự thể hiện năng lực của mình.

Tình nguyện vì ham vui cũng… tốt


Thổi bùng lên ngọn lửa tình nguyện trong thanh niên. 
Ảnh: Dương Hiệp

- Hiện nay, có không ít bạn trẻ tham gia những hoạt động xã hội vì ham vui, vì tâm lý số đông hay vì một động cơ cá nhân nào đó. Thậm chí có người còn lợi dụng hoạt động thiện nguyện để vụ lợi. Ông nghĩ sao về các bạn trẻ này?

- Một xã hội thì không thể tránh khỏi những cách thức hoạt động khác nhau, dưới một tiêu chí chung có thể có nhiều cách tính toán khác nhau. 

Với những bạn trẻ có mục tiêu cá nhân, muốn làm lý lịch của mình đẹp hơn thì cũng có thể thông cảm được. 

Tuy xuất phát từ mục tiêu cá nhân nhưng cũng không gây hại cho ai cả và cũng có đóng góp cho cộng đồng.

 Biết đâu đó chính là động cơ để động viên nhiều người tham gia hơn? 

Chúng ta không ủng hộ nhưng cũng có thể thông cảm với những đối tượng có chút ít tính toán cho cá nhân mình ở phần “danh” chứ không phải phần “lợi”. 

Vậy thì, phong trào cũng nên có tôn vinh đối với những người tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng để thu hút thêm nhiều bạn trẻ.  

Hệ thống giáo dục chưa giúp giới trẻ tự tư duy



TIN LIÊN QUAN
Tình nguyện "chết yểu" vì thiếu thủ lĩnh? 
Tình nguyện: Chuyện Meobong lừa đảo 
Tình nguyện tự phát "át" tình nguyện Đoàn 
"Nở rộ" tình nguyện 
Chàng bác sỹ mê tình nguyện vùng sâu 

- Hiện nay, dường như các tổ chức đoàn hội mới chỉ quan tâm tới các hoạt động họ đứng ra tổ chức còn những phong trào tự phát trong giới trẻ vẫn được “thả rông”… 

- Trách nhiệm của các tổ chức này là phải nuôi dưỡng phong trào. Hiện nay, thanh niên đang có nhiệt tâm tự xây dựng phong trào thì càng phải giúp đỡ để các phong trào này hướng thiện, làm lợi cho cộng đồng, đủ sức để sống lâu dài. 

Khi phong trào tự phát có hướng phát triển tiêu cực thì phải có tác động uốn nắn. Không thể chỉ chăm lo cho phong trào của mình đề xuất mà bỏ qua những hoạt động tự phát của giới trẻ. 

HS Trường Tiểu học Kim Liên trong lễ khai giảng năm học 2008 - 2009. Ảnh: Lê Anh Dũng

- Theo ông, nhà trường và gia đình đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy giới trẻ tham gia các hoạt động thiện nguyện chưa?

- Ở các nước phát triển, hệ thống giáo dục - đào tạo bắt đầu từ thực tiễn để giúp giới trẻ biết cách tự tư duy, chứ không cấp phát những mớ kiến thức khô cứng. 

Ngay khi học phổ thông, trẻ em được đưa tới những khu rất nghèo nàn, gặp những người bị bệnh tật, đưa đến những nơi có vấn đề nóng về môi trường... để hiểu các vấn để của cộng đồng. 

Hệ thống giáo dục của ta chưa giúp giới trẻ nhận thức và hành động trước các vấn đề chung của xã hội, chưa đưa ra một phương pháp luận để giúp các bạn tiếp cận với những vấn đề chung của xã hội, của loài người, của hành tinh sao cho gần nhất, nhanh nhất, tốt nhất.

Về phía gia đình, nhiều phụ huynh đi trước cũng chưa bắt kịp với thay đổi nên ngăn cản không cho con tham gia.

Có người còn dùng tiền để bao bọc cho con cái đỡ khổ. 

Thế nhưng, muốn con cái trưởng thành, bố mẹ phải bỏ công sức hơn chứ không thể dùng đồng tiền thay thế.

- Xin cảm ơn ông!
Lan Hương (thực hiện)

Tri kỷ.




X30's Blog

Thẳng thắn,chân thành

Tri kỷ là người biết chia sẻ tâm tư nỗi niềm sâu kín,tin tưởng lẫn nhau.Cảm thấy thích thú khi ở bên nhau,trò chuyện với nhau dù không có lợi ích vật chất cụ thể gì đem lại.Họ có niềm vui tinh thần phong phú,không câu nệ xã giao,hình thức và lẫn cả lễ nghĩa.Khi còn trẻ,phải học,phải làm việc cật lực để mưu sinh,tìm chỗ đứng trong xã hội nên đôi khi không có thời gian kết nối với những người bạn tâm giao,cùng sở thích,ý nguyện.Nếu quá say mê trong lợi ích vật chất,thõa mãn cái tôi ích kỷ của mình thì sẽ bỏ quên đời sống tinh thần mà thiên nhiên chỉ ban tặng cho con người thì coi như chúng ta đánh mất cái quý giá nhất của cuộc đời.Đó là tình bạn và tình yêu.Còn tình dục không phải là đặc ân của con người dù sức cám dỗ của nó vô cùng mãnh liệt.Loài vật cũng có thể thỏa mãn được bản năng sinh tồn đó.

Các thể chế chính trị và những giáo điều đã làm biến đổi bản chất tự nhiên phóng khoáng con người.Các thánh nhân xuất hiện hướng con người đến điều thiện nhưng điều bất thành.Mỗi người phải tự tìm ra con đường đi đến hạnh phúc an lạc bằng trải nghiệm bản thân.

Con người là động vật bầy đàn. Luôn cần có nhau trong lúc vui buồn,thành công hay thất bại.Hãy chấp nhận tất cả cái tốt xấu trong mỗi người mà các giáo điều đặt ra gán ghép.

Vị tha và bao dung.Tình lý phân minh.Tâm trong sáng.Trí huệ minh mẫn.Tôn trọng sự khác biệt.Không ganh ghét.Chúng ta có tri kỷ