Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2009

Biết cầm đôi đũa là biết lớn nhỏ...



Cha mẹ và con và... đôi đũa

Thay vì mắng mỏ bọn trẻ khi chúng gõ đũa ầm ĩ trước giờ ăn, các bậc cha mẹ có thể khiến đám nhóc 'tâm phục khẩu phục' với những điều thú vị về đôi đũa.




Dùng đũa trong bữa cơm là một nét văn hoá trong ấm thực của người Việt. Trẻ con Việt thích cầm đũa hơn cầm thìa trong khi ăn. Nhưng làm thế nào để trẻ hiểu được đôi đũa không chỉ là công cụ gắp thức ăn mà còn thể hiện phần nào nét văn hoá của mỗi người? 

1.So đũa: phải có thói quen so đũa trước khi dùng, tránh cái dài cái ngắn, so le, cong vênh, cầm ngược. Một đôi đũa ngay ngắn không chỉ dễ sử dụng mà còn thể hiện nét tinh tế, cẩn thận của con người.

2.Không dùng đũa gõ bát: đây là hành động của người hành khất xin cơm. Nếu trong bữa ăn mà có hành vi này thì bị coi là thiếu hiểu biết, bị người khác coi thường.

3.Không cắm đũa vào bát cơm: nhiều người không biết đặt đũa vào đâu cho ổn liền cắm luôn vào bát cơm, hoặc là xới cơm cho người khác lại tiện tay cắm luôn đôi đũa. Hình ảnh này khiến người ta kinh sợ và kiêng kỵ bởi nó gợi đến bát cơm cúng của người đã mất gồm bát cơm, que hương. Cần hết sức tránh điều này.

4.Không ngậm mút đũa: cần nhắc trẻ tránh ngậm mút đầu đũa khi ăn, nhất là lại phát ra âm thanh. Hành vi này vừa không đẹp vừa thiếu lịch sự.

5.Không để đũa bắt chéo hình chữ thập: đũa không cầm trên tay cũng luôn phải đặt ngay ngắn trên bàn. Khi để hai chiếc đũa giao nhau, sẽ bị đánh giá về tính cẩu thả, suồng sã. Hơn nữa, hành động này không khác gì thể hiện sự tức giận, coi thường đối với những người ăn cùng.



6.Không dùng đũa đào bới thức ăn: dùng đũa đào bới, hất gẩy thức ăn trong đĩa là điều cần tránh. Những người xung quanh sẽ đánh giá thấp nếu một người khi ăn vừa thiếu lịch sự vừa ích kỷ.

7.Không cầm ngược đũa: việc so đũa trước khi ăn chính là để tránh điều này. Cầm ngược đũa trong khi ăn thể hiện sự nóng vội, vô ý, nặng hơn còn bị đánh giá nhắm mắt nhắm mũi ăn mà không để ý.

8.Không để đũa rớt nước: khi gắp thức ăn hoặc dùng nước chấm, không được để nước của thức ăn hoặc nước chấm rớt xuống mâm, rớt vào thức ăn khác. Ăn uống như vậy ra ngoài sẽ bị chê cười, cho là vụng về, nhôm nhoam.

 

9.Không được “rửa đũa”: đây là một thói quen cực kì xấu. Có người trước khi ăn, cầm đũa lên lại nhúng ngay vào bát canh ngoáy ngoáy. Bữa cơm sẽ mất ngon và người khác sẽ mất hết thiện cảm với người nào có thói quen “rửa đũa”. Tương tự, với những món ăn chung, đừng cho đũa của mình vào vớt vát, chọn lựa… nếu không muốn độc quyền luôn muốn đó.

10.Không chỉ trỏ người khác: chỉ trỏ vào người khác bao giờ cũng là bất lịch sự, quở trách. Hành vi này trên bàn ăn càng phải tránh bởi nó thể hiện sự coi thường, nhất là chỉ vào người lớn tuổi hơn còn bị cho là hốn lão, thiếu phép tắc.



- Không dùng đũa chỉ vào người khác: đây chỉ là sự vô tình khi nói chuyện nhưng cần biết để tránh. 

- Không chỉ ngón tay vào người khác: hướng dẫn trẻ tránh kiểu các ngón cái, ngón giữa, ngón đeo nhẫn, ngón út cầm đũa, còn ngón trỏ co duỗi. Như vậy trong quá trình ăn, ngón trỏ này sẽ không ngớt chỉ vào người khác.

- Không dùng 1 chiếc đũa cắm vào thức ăn: không dùng đũa gắp tử tế mà lại ghếch 1 đũa lên, đũa còn lại xiên vào thức ăn. Có những trẻ vẫn đùa như vậy trên bàn ăn, nhưng người lớn cần nhắc nhở để trẻ không làm như vậy nữa. 

Và cuối cùng, đừng quên người lớn chính là tấm gương cho trẻ soi vào. Khi nhìn đôi đũa duyên dáng của cha mẹ, trẻ nhất định sẽ cố gắng sử dụng thành thạo đôi đũa xinh xắn để trở thành người lịch sự bé nhỏ trên bàn ăn. 

Read more: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=80087#ixzz0EhzkX...


Lão Tà: chuyện kể ngày xưa, vua đi vi hành qua một làng nọ. Đi ngang cây đa đầu làng bỗng thấy nước đái khai nồng chảy xuống ướt cả đầu mình bèn ngước lên thì thấy một thằng nhỏ trạc 5-6 tuổi đang dạng háng và đái xuống. Lính tráng theo hầu rối ra rối rít lôi cổ thằng nhỏ xuống. Vua hỏi: "Nhà ngươi con cái nhà ai?". Thằng nhỏ không sợ mà còn ngang ngược:" Ta là con cái nhà ai thì mắc mớ gì đến ngươi, thằng cha già".
Nhà vua giận lắm nhưng cố nén, bảo nó dẫn về nhà. Cha mẹ nó sợ quá lạy vua như tế sao: " Bệ hạ bớt giận mà tha tội chết cho cả nhà con vì không biết dạy dỗ nó, thằng con nó vẫn chưa biết LỚN biết NHỎ, ngày thường vẫn ngỗ ngược mà chúng con chưa dạy dỗ nó được". 
Vua bèn hừ một tiếng và bảo dọn cơm cho nó ăn. Cơm nước dọn ra vua đưa cho nó đôi đũa và bảo :"ăn đi". Thằng nhỏ bèn cắm cúi cầm đũa và lấy và để đến hết chén cơm. 
Vua nhìn một hồi rồi nói:" Ta tha tội cho các ngươi, quả thật nó con chưa biết lớn nhỏ".
Thì ra khi đưa đũa cho nó, vua đã cố tình để một đầu lớn một đầu nhỏ, thằng nhóc không biết so đũa...

Kể chuyện này để thấy rằng sống ở đời phải biết lớn biết nhỏ, vậy mà sáng nay báo nào cũng đề cái tít: " Tổng bí thư Nông Đức Mạnh : đánh giá cao công lao của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp". Vậy ra là vẫn chưa biết so đũa cho nên LT mới post cái bài này cho làng báo ta xem.