Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2009





Văn Miếu - Quốc Tử Giám một di tích của nghìn năm văn hiến

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng của Hà Nội và cả nước bao gồm có Văn Miếu được lập năm 1070 thờ các bậc Tiên thánh Tiên hiền của Nho học và Hoàng Thái tử đến học, năm 1076 lập Quốc Tử Giám là Trường đại học đầu tiên của nước ta, đã hoạt động hơn 700 năm đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.

Trải qua hơn 900 năm với nhiều biến động của lịch sử và tự nhiên, đến nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữa được dáng vẻ cổ kính với nhiều công trình kiến trúc có giá trị cao như: Khuê văn các, điện Đại Thành và các hiện vật làm chứng tích của nghìn năm văn hiến như: tượng thờ, rồng đá, nghiên đá, bia tiến sĩ và những cây đa, cây đại cổ thụ đã chứng kiến việc học hành, thi cử qua các triều đại lý, Trần, Lê...

Các giá trị văn hóa tinh thần (phi vật thể) ẩn chứa trong văn hóa vật thể ở mảnh đất địa linh nhân kiệt làm nên truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn trọng nhân tài, hiếu học và học giỏi của dân tộc ta.

UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày 9-5-1988, trong đó có chức năng nhiệm vụ: Quản lý, bảo vệ và tôn tạo di tích, Tổ chức hướng dẫn khách tham quan du lịch; Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Hà Nội. Văn Miếu - Quốc Tử Giám có diện tích 54.332 m2, ở trung tâm thủ đô có mật độ dân số đông, trình độ văn hóa cao, đời sống kinh tế phát triển, hoạt động tham quan du lịch sôi động. Đó là những thuận lợi của trung tâm trong việc tổ chức phục vụ tham quan du lịch văn hóa và phát huy giá trị của di tích.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, tinh hoa của văn hóa dân tộc, niềm tự hào của chúng ta hôm nay và mai sau, là tài sản quý giá của quốc gia, được Nhà nước công nhận để lưu giữ, tu bổ, tôn tạo và phát huy tác dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tiến hành cắm mốc để ngăn chặn việc lấn chiếm, phối hợp chính quyền và công an phường Quốc Tử Giám để bảo vệ an toàn tuyệt đối khu di tích và khách tham quan du lịch, thường xuyên giữa gìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Đã ngăn chặn hoàn toàn những hành động trèo cây, câu cá, bắn chim. Việc bán hàng lưu niệm cho khách ở bãi đổ xe phố Văn Miếu và vỉa hè phố Quốc Tử Giám đã sắp xếp, lập lại trật tự, khách tham quan được bảo vệ an toàn. Các công trình kiến trúc như điện Đại thành, Bái Đường, Khuê Văn các, Đại Trung môn, Văn Miếu môn... được tôn tạo. Nhà che bia được xây dựng, thảm cỏ, cây xanh và đường đi trong di tích được cải tạo.

Với mục đích nghiên cứu để kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc, được sự cộng tác của nhiều nhà khoa học, trung tâm đã thực hiện ba đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố:

1. Luật chứng khoa học về phương hướng lưu danh danh nhân văn hóa cận hiện đại Việt Nam tại Văn Miếu.

2. Văn Miếu và chế độ học hành thi cử theo Nho học.

3. Văn Miếu - Quốc Tử Giám trung tâm văn hóa - giáo dục Nho học của Việt Nam.

Việc thực hiện các đề tài nghiên cứu cùng với những cuộc hội thảo khoa học về giá trị của khu di tích và các danh nhân văn hóa đã góp phần nâng cao trình độ cho cán bộ của trung tâm, bổ sung kho tư liệu, tổ chức phòng trưng bày và xuất bản ba cuốn sách: Văn Miếu - Quốc Tử Giám một biểu tượng văn hóa giáo dục Việt Nam; Những gương mặt văn học Thăng Long và Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thăng Long - Hà Nội.

Để phục vụ và hướng dẫn khách tham quan, trung tâm có đội ngũ hướng dẫn viên thông thạo ngoại ngữ (Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc), có kiến thức sâu về di tích và khả năng giao tiếp tốt. Các hoạt động biểu diễn ca nhạc dân tộc, bán hàng lưu niệm góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho khách.

Yêu cầu của khách du lịch khi tới thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám là tìm hiểu về lịch sử nền văn hóa giáo dục Việt Nam. Hướng dẫn viên không chỉ giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển của di tích mà phải nhấn mạnh vào ý nghĩa, công dụng của từng công trình kiến trúc, hiện vật của di tích, không phải chỉ ở cái vỏ văn hóa vật thể, ý thức tâm linh ẩn chứa trong đó.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm có Văn Miếu thờ các bậc Tiên Thánh Tiên hiền của Nho học và Quốc Tử Giám, Trường đại học đầu tiên của nước ta. Khi giới thiệu với khách tham quan phải coi trọng chủ yếu Quốc Tử Giám thông qua các hiện vật trong phòng trưng bày về di tích và 82 bia tiến sĩ để khách quốc tế cũng như trong nước thấy được truyền thống tôn sư trọng đạo, đề cao hiền tài, hiếu học và học giỏi của dân tộc ta.

Hiện nay, khu di tích đã được lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng sân vườn và các công trình kiến trúc có khả năng phục vụ khách tham quan vào buổi tối, xem ca nhạc văn hóa dân tộc và tiệc nhẹ. Mặc dù nhiều cơ quan trung ương, nhiều công ty du lịch theo yêu cầu của khách muốn tổ chức hoạt động ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhưng đang ở bước thể nghiệm nên trung tâm chỉ nhận những hội nghị lớn của ý nghĩa văn hóa. Sau khi khu Thái Học, vườn Giám và Hồ Văn được xây dựng sẽ có điều kiện tổ chức tốt hơn.

Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ có tính chất đặc thù của trung tâm và cũng là thểnghiệm của ngành văn hóa Thông tin Hà Nội đối với các di tích lịch sử - văn hóa của thủ đô.

Xưa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là thánh đường của Nho giáo, là "Cửa Khổng, sân Trình" đào tạo nhân tài cho đất nước. Nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích lịch sử - văn hóa của quốc gia, một địa chỉ hoạt động văn hóa của thủ đô. Việc lập lại tượng thờ và bài vị của các bậc Tiên Thánh, Tiên hiền Nho học các danh nhân văn hóa Việt Nam và tổ chức lễ kỷ niệm sinh hoạt văn hóa thường xuyên là thể hiện sự tôn trọng của chúng ta đối với các bậc danh nhân và di sản văn hóa dân tộc.

Hướng tới kỷ niệm Một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội. Dự án tu bổ, tôn tạo văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn hai (1998 - 2002) đã được phê duyệt, đang tiến hành cải tạo Hồ Văn, chuẩn bị khởi công xây dựng khu Thái Học. Đồng chí Nguyễn Quang Lộc, giám đốc trung tâm cho biết: "Khu Thái Học là tên Quốc Tử Giám dưới thời Lê, nơi sôi kinh nấu sử của các bậc hiền tài, những ngôi nhà đó nay không còn nữa mà chúng ta xây dựng công trình mới với yêu cầu hài hòa với các công trình kiến trúc, cảnh quan di tích và đáp ứng các sinh hoạt văn hóa mang truyền thống dân tộc của thủ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét