Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009

Quy tắc sống của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

(TuanVietNam) - Nghỉ hưu, nhưng Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald H. Rumsfeld vẫn được nhiều người Mỹ nhắc đến. Từng có dư luận ông sẽ ra tranh cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2008, nhưng cuối cùng điều đó không xảy ra và người ta đặt câu hỏi vì sao con người tài năng, có tính cách, phẩm chất rất đặc biệt này lại xa lánh chính trường? 


Tìm hiểu về một vài quy tắc sống và làm việc của Rumsfeld có thể giúp lý giải thêm một phần điều này.

Tin vào bản thân, thành công hay thất bại quyết định ở năng lực vượt khó 


Cựu Bộ trưởng Rumsfeld sinh năm 1932 trong một gia đình người Mỹ gốc Đức (Ảnh: wired.com)

Câu này chính là quy tắc sống và phấn đấu của Donald H. Rumsfeld, người duy nhất hai lần làm bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ dưới thời Tổng thống (TT) G. R.Ford và G. W. Bush. 

Rumsfeld rất chú ý giữ gìn hình ảnh mình. Nhớ lại quá khứ, ông nói cảm khái: “Con khỉ leo càng cao thì mông nó hở ra càng nhiều”. Ý là, nếu anh leo lên chức vụ càng cao thì các nhược điểm của anh càng dễ bị thiên hạ khám phá. Quyết đoán nhưng vẫn thận trọng, đó có thể coi là quy tắc sống của Rumsfeld. 

Bản thân ông sưu tầm được một bộ các câu cách ngôn tài trí hài hước, hiểu đúng, biết sâu về nghệ thuật sống của con người, trong đó bao gồm quan điểm của nhiều nhân vật như Mark Twain, Charles De Gaule, tay đua xe Mario Andretti … thậm chí có cả quan điểm của cô bé 7 tuổi con gái ông – “Muốn sống vui vẻ, cần tới mỗi người”. 

Câu này mới nghe có vẻ nông cạn nhưng ý nghĩa khá là sâu sắc. Bạn sao có thể sống vui vẻ khi có hiềm khích với người khác? Và Rumsfeld phân loại các tư tưởng thành từng nhóm, tương tự người ta sưu tập các loại hộp kẹo. 

Là một người ham đọc sách tới điên cuồng và say mê kiến thức, có lần trong một tuần Rumsfeld ngốn hết 4 cuốn sách. Một số tác phẩm ông mới đọc gần đây như: “Những bài diễn thuyết hay nhất của Lincoln”, “Chuyện thật về một lính bộ binh trong chíến tranh tình báo chống khủng bố”, “Tâm hồn đẹp”, …Có lần ông mang cả sách vào rạp chiếu bóng, để phòng khi phim dở thì... đọc sách.

Say mê sưu tầm các câu cách ngôn, danh ngôn


Rumsfeld thời trai trẻ học ở trường Princeton (Ảnh: princeton.edu)

Rumsfeld luôn sưu tầm và ghi nhớ các quy tắc sống nói trên và rút ra các tinh hoa từ chúng. Trong gần 50 năm ông từng làm nhiều chức vụ từ thấp đến cao, trên chính trường cũng như trên thương trường ... 

Rumsfeld nói: “Tôi luôn luôn để tâm sưu tầm các câu cách ngôn.” Ông truyền bá những điều ông mới phát hiện, trong đó có một câu thích hợp với trường hợp hội đồng quản trị công ty bàn về một quyết sách gì đấy: “Tuyệt đối chớ có khinh xuất kết luận rằng việc bạn không làm được thì người khác cũng không thể làm được.” Bao nhiêu người thất bại cay đắng vì bệnh chủ quan này. 

Một câu khác có thể được những người có tính nóng vội đồng cảm: “Sai lầm lớn nhất là có cái thang rất tốt nhưng lại không có bức tường thích hợp để dựa thang vào.” Quả thế, lúc ấy cái thang trở nên vô dụng. Làm thế nào để tìm ra bức tường ấy – đó là cả một nghệ thuật ứng xử.

Bạn đã bao giờ cảm thấy sức ép trong quá trình muốn công việc thành công chưa? Hãy thư giãn một chút! “Mỗi ngày đều có vô số cơ may, có thể nó dẫn ta đến các sai lầm lớn. Hãy hưởng thụ cuộc sống đi!” 

Bạn muốn tìm một cương vị mới ư? Rumsfeld kiến nghị bạn hãy trao đổi với người tiền nhiệm: “Họ thông thuộc đường đi lối lại, có thể giúp bạn sớm tìm hiểu từng khâu. Hãy cố gắng thử tự khai phá đường đi, tuyệt đối chớ có lặp lại sai lầm của kẻ khác.”

Một số danh ngôn rất có tác dụng gợi ý, chẳng hạn như một câu của Churchill: “Xưa nay chưa bao giờ thắng lợi có thể quyết định trước mọi sự việc; thất bại cũng không thế đánh đổ tất cả; cái ta cần dựa vào là lòng dũng cảm.” 

Một số câu có chút màu sắc khinh bạc thói đời: “Rất có thể bất kỳ một người bạn nào đó ở đặc khu Washington DC sẽ là đao phủ của bạn”, “Làm việc càng vất vả mệt nhọc thì tôi càng cảm thấy may mắn”... 

Biến quy tắc sống thành hiện thực


Một trợ lý của Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld trong lần nhậm chức đầu tiên nói: “Không chỉ sưu tầm các quy tắc sống mà Rumsfeld còn ứng dụng chúng vào đời sống và công việc”.

“Cấp trên giỏi thì tuyển dụng cấp dưới giỏi; cấp trên của tầng nấc thấp thì dùng cấp dưới tầng nấc thấp” – đây là một câu nói Rumsfeld ưa thích. 

Năm 1969, khi là người phụ trách chính của một cơ quan hợp tác kinh tế, Rumsfeld chủ yếu dành mấy tháng đầu tiên vào việc tuyển chọn, đề bạt cán bộ cấp dưới. 

Ông nhớ lại: “Tôi tránh giải quyết những công việc cụ thể mà chỉ lo chọn cán bộ”. Ông hiểu rõ chân lý “cán bộ quyết định tất cả”. Cán bộ cấp dưới càng giỏi thì cấp trên càng đỡ mất thời gian và tâm trí lo nghĩ về cấp dưới.

Kết quả ra sao? Dĩ nhiên là rất tốt. Cấp dưới của ông ngày ấy gồm: - Christine T. Wheatman, cựu thống đốc bang New Jersey, nay là Vụ trưởng Vụ Bảo vệ môi trường; - Bill Bradley, cựu ngôi sao bóng rổ nhà nghề NBA, sau là sinh viên nhận học bổng Roosevelt trường đại học Princeton, cuối cùng được bầu làm thượng nghị sĩ bang New Jersey; - chàng trai Dick Cheney người bang Wyoming, nay là phó TT Mỹ, từng được TT Bush chỉ định thay thế mình khi TT phải đi phẫu thuật. 

Cả 3 người này đều rất được việc và nhanh chóng thăng tiến.

Người ta có cảm giác Rumsfeld có lúc hình như thích được trở về thỏa sức phi ngựa tại trang trại chăn nuôi của mình ở bang New Mexico hơn là thắng thế trong khẩu chiến với các nhà báo hoặc các chính khách xung khắc với ông thích bới lông tìm vết.

Tuy rằng thủ đô Washington có một số người để lại cho ông ấn tượng sâu sắc, song người ta vẫn thấy Rumsfeld chỉ khâm phục cá biệt một vài nhân vật. Từ lâu, không ít người làm việc trong Quốc hội nhận thấy ông quá thẳng tính, khó có thể hòa hợp: “Ông ấy làm chúng tôi ai nấy đều khó chịu”, “Ông ấy bao giờ cũng lắng nghe bạn báo cáo, nhưng lại không bàn bạc với bạn” – một cán bộ nhận xét. 

Báo chí gần đây đưa tin bà Rice đương kim Quốc vụ khanh chính phủ Mỹ từng có lần rỏ nước mắt trước thái độ ngang tàng của Rumsfeld.

“Phê bình chỉ trích là chuyện giằng co vô nghĩa”, “Hãy miệt mài gian khổ làm việc, mặc cho kẻ khác gièm pha nói xấu, cứ gắng sức làm việc tiến thẳng tới mục tiêu đã chọn của mình” là những câu được ông sưu tầm trong tập cách ngôn. 

Rất ít khi ông ngồi trong phòng làm việc rộng thênh thang của mình mà thường đứng bên cạnh mô hình, sa bàn gì đó. Khi nghe hoặc bàn công việc, ông thường đi đi lại lại. Bao giờ ông cũng mặc đồng phục, đi giầy du lịch.

Một số phẩm chất tốt


Ông Rumsfeld còn là một nhà kinh doanh xuất sắc (Ảnh: trb.com)


Bạn bè tin rằng khiêm tốn là bí quyết thành công của Rumsfeld. “Hãy học cách nói tôi không biết”. Xưa nay ông không bao giờ giả vờ hiểu, không bao giờ xấu hổ vì việc học hỏi người khác, vì nói câu "Tôi không biết". Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe – phương Đông cũng có câu tương tự. 

Một cựu trợ lý của ông nhớ lại: “Ngài Bộ trưởng thích truy hỏi tận gốc gác mọi vấn đề mới”. Rumsfeld nói: “Tôi nhờ người khác chỉ bảo nhiều vấn đề và cảm thấy việc học hỏi ấy là một sự hưởng thụ”.

Đây cũng là một quy tắc sống của ông. Tài giỏi hơn người mà vẫn chăm lo học hỏi người khác và lấy điều đó làm niềm vui, coi đó là sự hưởng thụ – thử hỏi mấy người ở cương vị cao như Rumsfeld có thể làm được như vậy? Chính là nhờ phẩm chất này mà ông luôn tiến lên trên con đường trau dồi cho mình những khả năng tốt hơn.

Hai quy tắc sau đây có thể trình bày tốt nhất phẩm chất của Rumsfeld. Quy tắc thứ nhất lấy từ lời của Abraham Lincoln, người được gọi là “Chúa Jesu của nước Mỹ” – “Phần tốt đẹp nhất của cuộc đời là do tình bạn làm nên”.

 Đúng thế, phương Đông có câu rất hay Học thầy không tày học bạn. Có ai thành đạt mà không nhờ sự giúp đỡ hữu ý hoặc vô tình của bè bạn? Tấm gương thành công hoặc thất bại của bạn luôn là bài học quý giá nhất đối với mỗi người chúng ta. Vì thế hãy luôn lấy bạn làm gương soi mình! Đừng lừa thầy phản bạn!

Quy tắc thứ hai là con đường thành công của chính Rumsfeld: “Cần để cho người thân và bạn bè biết rằng dù có bị bao trùm bởi vinh quang và nhục nhã do địa vị của mình đem lại, thì anh vẫn là con người anh thủa ban đầu”. 

Trên đường đời, ta từng gặp không ít người khi đã thành danh thì biến thành con người khác hẳn ban đầu, thành kẻ “mất gốc”. Không ít kẻ từ nghèo hèn leo lên địa vị cao vì không hiểu quy tắc đó nên thường sinh ra thói quan dạng, hống hách, ngạo mạn khiến thiên hạ cười chê.

Nhưng Rumsfeld thường xuyên cải tiến các quy tắc chứ không câu nệ. Một quy tắc của ông ngày trước là: “Nếu bạn định ra các quy tắc thì chớ bao giờ có quá 10 cái”. Thế nhưng ngày nay bộ quy tắc của ông đã có đến 150.

Gần đây ông lại sửa đổi một quy tắc của nhà báo Dan Rash ở công ty phát thanh Columbia: “Có 3 cách trả lời câu hỏi của nhà báo: 1. Tôi biết và đồng ý nói; 2. Tôi biết nhưng sẽ không nói; 3. Tôi không biết". Nhưng Rumsfeld tích cực kêu gọi mọi người nên từ chối nói ra bất cứ thông tin nào cho các nhà báo có thể giúp bọn khủng bố. Vì thế, ông tăng thêm một quy tắc: “Tôi có thể trả lời bạn, nhưng đó là khi bạn thể hiện rằng bạn thực muốn nghe, muốn hiểu về tôi".
Nguyên Hải (tổng hợp từ các nguồn báo, website nước ngoài và bình luận)

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2009

Tản Mạn Cho Đảo Xa




 

Trung Bảo

 

Một năm với đời người đã ngắn; đối với đất nước, với dân tộc chỉ như một cái chớp mắt. Có khi người ta không đo một năm bằng 12 tháng, bằng một vòng luân chuyển của đất trời … người ta đo một năm bằng những sự kiện diễn ra. Có những sự kiện đậm trong trí nhớ con người đến độ một năm trôi qua mà như thấy mới chỉ hôm qua.

Những ngày cuối năm 2007 đầu năm 2008, lần đầu tiên kể từ sau ngày thống nhất đất nước, thanh niên Việt Nam đã xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước khi Trung quốc công khai thể hiện dã tâm trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Dẫu rằng vì nhiều lý do, những lần xuống đường đó không được báo chí trong nước thông tin rộng rãi. Dẫu rằng những tấm lòng yêu nước trong sáng, sự hiên ngang khí phách kia không được ngợi ca công khai… nhưng người ta sẽ phải nhớ rằng tấm lòng nhiệt tình với đất nước của thanh niên trí thức trẻ sẽ không bao giờ thay đổi.

Một năm sau, tờ giấy khổ A4 với dòng chữ vi tính: “Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu là của Việt Nam” cùng vài chữ viết tay nguệch ngoạc: “9.12, ngày lịch sử” giờ đây đã ngả màu. Tờ giấy này của một bạn trẻ nào đó, tôi nhặt được trên lề đường Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 1. Tp. HCM), đối diện lãnh sự quán Trung quốc, trong những ngày đẹp trời cuối năm 2007. Tôi đem nó về dán lên tường nhà mình như một kỷ niệm đẹp. Cái ngày 9.12.2007 có lẽ chẳng bao giờ khiến tôi quên được. Quên sao được cái không khí bừng bừng khí thế. Quên sao được khi tình cờ, tôi được đứng lẩn vào cùng những người đã tạo nên những ngày lịch sử. 

Tôi chưa có dịp đến Trường Sa, Hoàng Sa lại càng quá xa xôi mịt mờ… dù hòn đảo này là một huyện của thành phố nơi tôi sinh ra. Thỉnh thoảng khi đắm mình trorng làn nước biển trong veo giữa những buổi trưa hè chói chang, tôi nhìn ra phía khơi và dường như thấy thấp thoáng lá cờ phần phật của những hải đội lĩnh ấn vua ban đang vượt sóng ra trấn thủ đảo xa. Vậy nên tôi biết mình sẽ lại sẵn sàng đứng cùng những người bạn chưa từng quen để lại được hô to “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Và tôi cũng biết còn có rất nhiều người luôn đau đáu trong tim mình về nhũng phần lãnh thổ đang còn xa tay mẹ tổ quốc.

Nếu có “kẻ xấu” nào đó “kích dộng” người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những “kẻ xấu” này. Ngược lại, khi “người tốt” tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng “người tốt” này cần phải được xem lại. Khi mà kẻ tham lam ở phương Bắc không chỉ thể hiện sự bá quyền trên các văn bản tuyên bố mà chuyển qua hành động đầu tư, khai thác dầu khí ngay trong khu vực lãnh hải của chúng ta thì sự sát cánh của nhân dân và Nhà nước lại càng cần kíp hơn bao giờ.

Lịch sử do chính chúng ta làm nên. Do chính những người đã bất chấp sợ hãi thường nhật, bất chấp thói quen trì trệ để kẻ khác quyết định thay mình… để bước xuống đường giương cao lá cờ Việt Nam, hô to: “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam”. Lịch sử cũng sẽ không bỏ qua cho chúng ta khi cứ giả như không có, không biết một phần đất nước vẫn đang còn bị xấm lấn. Vậy thì thật tự hào, vô tình tôi đã được đứng về phía mặt sáng của lịch sử.

[Du lịch (Cơ quan của Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hoá, Thể thao, Du lịch), số Xuân Kỷ Sửu 2009, trang 23]

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2009

KIM NGOC


Nha nuoc truy tang ong Kim Ngoc phan thuong cao quy.

That mung cho Ong va gia dinh nhung van thay thieu thieu mot cai gi do.

Dung ra phai co van ban truy phe binh ai da can tro su tien bo cua xa hoi mat may chuc nam hic hic .

Cung phai co nguoi nhan trach nhiem thi su viec tro nen hoan my,tham chi lay them long tin ma khong qua ton kem

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2009

Tài nguyên thiên nhiên – mua hay bán?



14/04/2009 09:13 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Ai cũng nghĩ, thật hạnh phúc nếu được sống trong một đất nước mà dưới đất toàn vàng bạc, kim cương hay dầu mỏ. Đào lên đem xuất khẩu, thế là đủ sống sung túc suốt đời. Sự thực thì sao? 


>> TKV: "Làm bô-xít hiệu quả hay không, chờ thực tế mới biết"

Tôi có người bạn, kể cho tôi nghe câu chuyện về một vùng trung du cạnh chùa Bái Đính (Ninh Bình). Từ khi có dự án xây chùa và và con đường du lịch cao tốc đi qua 99 ngọn núi của Hoa Lư, thì dân trong vùng bỗng trở nên bay bổng, như sống trên mây. 

Từ một vùng nghèo, thu nhập không quá 1 đô-la/ngày, giá đất bỗng nhiên lên vùn vụt. Chị của anh chưa bao giờ nhìn thấy cọc tiền 10 triệu trong đời, nên có người mua sào đất (360m2) với giá 36 triệu, liền bán ngay. Thay vì đầu tư cho con đi học thêm, chị sửa nhà, tậu xe máy, 36 triệu kia đi mất tiêu sau vài tháng. 

Chị đang định bán tiếp. Theo đà này, vài năm nữa, nhà ấy chỉ còn vài mét đất mặt tiền. Nhưng tôi tin rằng, chị sẽ vẫn nghèo như xưa. Vì bán đất để tiêu mà không biết đầu tư cho tương lai là căn bệnh chung của người ít học, khó hy vọng trở thành giàu có. 

Giàu tài nguyên là bất cập? 




Nói đâu xa, Việt Nam ta cũng từng tự hào “rừng vàng biển bạc” nhưng đã ai gọi là giàu? (Ảnh: Lovea7cva và photobucket.com) 


Ai cũng nghĩ, thật hạnh phúc nếu được sống trong một đất nước mà dưới đất toàn vàng bạc, kim cương hay dầu mỏ. Đào lên đem xuất khẩu, thế là đủ sống sung túc suốt đời. 

Đáng tiếc, rất nhiều quốc gia có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại không biết sử dụng. Iraq nhiều dầu hỏa nhưng chưa bao giờ thành quốc gia giàu có. Các nước châu Phi nổi tiếng về vàng, kim cương, cao su tự nhiên và nhiều tài nguyên thiên nhiên khác nhưng đã bao giờ trở thành vùng đất này có thành nơi mơ ước của nhân loại? 

Indonesia có núi đồi hùng vĩ đầy gỗ và muông thú; biển đầy dầu hoả và sản vật với mấy chục nghìn hòn đảo... nhưng nào họ đã giàu có bằng Singapore - nơi chẳng có tài nguyên? Cách đây mấy chục năm, cùng một xuất phát điểm, thậm chí Singapore còn thua Indonesia mấy bậc, mà giờ đây, tình thế hoàn toàn ngược lại. Mấy đời tổng thống Indonesia vẫn chưa khiến đất nước thoát khỏi cái bóng quốc gia “tham nhũng”. 

Nói đâu xa, Việt Nam ta cũng từng tự hào “rừng vàng biển bạc” nhưng đã ai gọi là giàu? 

Như chuyện lấy đất ruộng để xây sân golf, chủ đầu tư thì hứa với nông dân hãy bán đất giá rẻ, rồi sẽ ưu tiên cho vào làm việc. Kết quả, có mấy người được chọn đi tưới cỏ hay làm bảo vệ? Số nông dân thất nghiệp còn lại, biết làm gì khi tiền đã tiêu hết, ruộng vườn đã mất sạch? 

Với nhiều chính phủ ở các quốc gia kém phát triển, tiền thu được từ việc bán tài nguyên thường không được sử dụng cho mục đích giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng hay dạy nghề... nên người dân vẫn sống trong tình thế bế tắc. 

Giống như người nông dân nghèo bất ngờ có hàng trăm triệu, số tiền khổng lồ mà các quốc gia kém phát triển có được nhờ xuất khẩu tài nguyên cũng khó được kiểm soát hữu hiệu. Thất thoát là không thể tránh khỏi. 

Không phải tự nhiên mà các chính quyền tham nhũng độc tài nhất trên thế giới lại thường là các quốc gia có tài nguyên phong phú, để một số người có quyền giàu lên nhanh chóng. Nhưng đó không thể và không phải là phương hướng đi lên của một quốc gia.

"Nguồn tài nguyên kia hãy để dành đó..."




Nước Mỹ giàu hơn nước khác vì bán tài nguyên hay vì chiến lược đi mua để giữ tài nguyên và môi trường sạch? (Ảnh: ngoisao.net)

Mùa hè 2008, khi dừng xe đổ xăng với giá 4.5 đô-la/gallon (3.8 lít) nhiều người Mỹ đã lầm bầm, sao không khai thác dầu gần hai bờ biển Đông Tây mà cứ phải đi nhập của nước ngoài?!

Trong quá khứ, nhiều công ty đã khai thác những chỗ gần bờ nhiều tài nguyên nhất. Hiện có khoảng 4000 giếng dầu ở cả hai bờ Tây và Đông nước Mỹ, vịnh Mexico và vùng hẻo lánh Alaska. 

Do lo sợ ảnh hưởng tới môi trường, vì chiến lược dự trữ quốc gia về dầu hỏa và nhiều yếu tố khác, Chính phủ Mỹ đã cấm mở thêm giếng dầu gần bờ từ năm 1981. Hiện nay trữ lượng khai thác gần bờ cung cấp 1.5 triệu thùng dầu mỗi ngày trong khi lượng tiêu thụ cả nước là 21 triệu thùng/ngày. 60% xăng tiêu thụ tại Mỹ do nhập khẩu. 

Vì thế, giá dầu thế giới lên xuống cũng làm người Hoa Kỳ điên đầu. Đổ đầy bình cho chiếc xe SUV loại trung mất 50, 60 đô-la thì sẽ có ai đó thầm "nguyền rủa" chính phủ thiếu sáng suốt. 

Lệnh “giới nghiêm” đã hết hiệu lực từ tháng 10/2008. Trữ lượng dầu gần bờ còn lại khoảng 76 tỷ thùng và là miếng mồi ngon cho tất cả các công ty dầu hỏa “cá mập”. Nữ ứng viên Sarah Palin đi tranh cử thường hát “Drill, baby, drill – Khoan đi anh, hãy khoan đi” để "mồi" cử tri rằng, nếu xây thêm giếng dầu thì giá xăng sẽ hạ. Cử tri thích ý tưởng đó thì cô dễ trúng cử. 

Tuy nhiên, người Mỹ rất thực tế và nhìn xa trông rộng. Nếu được môi trường trong sạch, bãi biển mê hồn thì thêm vài cent hay vài chục cent để mua xăng cũng đáng. Nguồn tài nguyên kia để dành đó, hãy đi khai thác hay mua của nước người về dùng tạm. Ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt ở đâu đó trên thế giới nhưng không phải ở Mỹ là được rồi. Ai biết cuộc chiến tranh Iraq là vì nền dân chủ hay vì muốn giá dầu thế giới được kiểm soát bởi Mỹ. 

Lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ đã dạy họ bài học rằng đào của dưới đất lên để mang đi bán thì ngày kia sẽ hết. Họ giàu hơn nước khác vì bán tài nguyên hay vì chiến lược đi mua để giữ tài nguyên và môi trường sạch?

Những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang tìm cách nhập tài nguyên càng nhiều càng tốt. Những mặt hàng sản xuất gây ô nhiễm thì các "ông lớn" thích được làm ở đâu đó, dù rằng, ngôn từ ngoại giao lại được diễn giải và núp bóng dưới danh nghĩa “cam kết quốc tế, toàn cầu hóa, hội nhập, hai bên cùng có lợi”. 

Vài lời về dự án bô-xít Tây Nguyên 


Đất khai thác bô-xít sau khi hoàn thổ ở Bảo Lộc: Không loại cây nào mọc được ngoài keo tai tượng. Đây chỉ là nơi có quặng bô-xít được đào đi, rồi lấy đất lấp lại, không phải là nơi chứa bùn đỏ. 
Ảnh: Nguyễn Trung

Người viết bài này không phải chuyên gia về môi trường, cũng không hiểu biết lắm về chiến lược an ninh quốc gia, lại càng không phải người có tầm vĩ mô về kinh tế hay hiểu biết văn hoá đến mức thấu đáo. Chưa kể lại còn chưa được đặt chân đến Tây Nguyên lần nào. 

Tuy nhiên, dưới góc độ một người dân bình thường nhưng bước chân đã đi khắp nẻo đường trên trái đất, biết được nơi giàu, kẻ nghèo, tôi lờ mờ hiểu tại sao giữa những quốc gia lại có sự khác biệt và nhân dân lại được hưởng lợi từ chính sách lớn của những nhà lãnh đạo sáng suốt hay cả dân tộc bị lầm than bởi những sai sót chiến lược của người cầm cân nảy mực. 

Thận trọng lắng nghe những thông tin đa chiều về dự án bô-xít Tây Nguyên là cần thiết trong bối cảnh đất nước ta đang muốn đi lên. Nền văn hóa Tây Nguyên có còn tồn tại hay suy vong, người dân tộc nơi đây có được hưởng lợi do khai thác bô-xít hay chính họ bị mất đi nguồn gốc của chính mình, điều đó do các quyết sách lớn hôm nay. 

Tăng dự trữ ngoại tệ hay GDP do xuất khẩu chất xám như người Singapore đang làm là thượng sách. Trung sách là xuất khẩu hàng hóa hay bán sức lao động phổ thông như Philippines, Thái Lan hay Việt Nam ta. Hạ sách là lo xuất khẩu tài nguyên, vừa mất vĩnh viễn những gì thiên nhiên trao tặng, vừa là thảm họa cho đất nước về môi trường và còn tạo ra một lớp người chỉ biết ăn bám vào những gì trời cho. Muốn biết những bài học đắt giá này với học phí thấp, chỉ cần mua vé du lịch châu Phi vài tuần là đủ. 

Chợt nhớ về câu chuyện của người bạn. Rất có thể vài năm nữa, bà chị của anh sẽ ngồi hối tiếc, giá như không bán sào đất kia, có khi mình lại giàu hơn. Chuyện của chị na ná giống chuyện con đại bàng bắt cá. 

Loài chim này thường bay lượn trên cao để tìm mồi. Thấy cá bơi dưới hồ, nó thường lao từ trên cao xuống và dùng móng vuốt cặp chặt con mồi và lôi lên cao. Chương trình Discovery quay được cảnh chú đại bàng bắt con mồi quá to nên không kéo nổi. Khi biết mình không đủ sức, đại bàng định buông ra. Đáng tiếc, móng vuốt đã quặp sâu vào lưng con cá khổng lồ như lưỡi câu có ngạnh. Kết cục, đại bàng bị chính con mồi dìm xuống hồ.  
Hiệu Minh

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2009

Ý nghĩa văn hoá xã hội của chương trình bôxit Tây Nguyên



Nguyên Ngọc Cập nhật : 11/04/2009 14:55 

Chấp nhận chương trình này là chúng ta chấp nhận không còn Tây Nguyên, không còn cái mái nhà phải giữ cho kỳ được để đảm bảo phát triển bền vững, không chỉ cho Tây Nguyên mà cho cả nước ; là chấp nhận phát triển bằng bất cứ giá nào, chấp nhận hy sinh tương lai cho hôm nay. Cũng là không còn coi trọng sự tồn tại của các tộc người bản địa như những thực thể văn hoá xã hội từng là chủ nhân của vùng đất có ý nghĩa sinh tử này của tổ quốc ta.


Ý nghĩa văn hoá xã hội
của chương trình bô-xít Tây Nguyên 


Nguyên Ngọc





Trong những năm qua, chưa có chương trình kinh tế xã hội nào gây nhiều quan tâm và lo lắng trong nhân dân, từ các giới chuyên môn thuộc nhiều ngành, cả tự nhiên lẫn xã hội, các bậc lão thành cách mạng, những người đã từng giữ các trọng trách của đất nước trong nhiều thời kỳ, cho đến người dân thường, khắp nước, như chương trình bôxit mà chúng ta bàn hôm nay. Sẽ rất thiếu trách nhiệm nếu chúng ta tự cho phép coi thường sự quan tâm và lo lắng đó, nhất là khi dư luận biết rằng đây có thể là cuộc hội thảo cuối cùng trước khi cấp cao nhất của đất nước đi đến quyết định dứt khoát. Chắc không ai muốn vô trách nhiệm, trước nhân dân, trước lịch sử, nên tôi đề nghị trong hội thảo này cần được nói hết, cần thiết thì tranh luận đến cùng, những ý kiến được nói ra hôm nay cần được ghi lại đầy đủ, để rồi sẽ được phán xét, cả hiện tại và trong tương lai. Và cũng không nên chỉ hạn chế trong một phạm vi nào, trong khi hệ quả của chương trình chắc chắn rất rộng lớn, nghiêm trọng, cả trên các khía cạnh dân tộc, an toàn xã hội, an ninh quốc phòng, là những lĩnh vực không hề nhỏ và thuộc quyền có tiếng nói của mỗi người dân của đất nước này. 


Các chuyên gia đã nói về nhiều mặt, tôi chỉ xin nói thêm về một mặt, thường được gọi là mặt văn hoá. Tôi nói là “ thường gọi là văn hoá ”, bởi vì theo tôi lâu nay văn hoá đã được hiểu và được đề cập đến trong các chương trình như thế này rất hời hợt, như một thứ trang sức phụ, một khía cạnh bổ sung, cho “ phải phép ”, cho “ có vẻ ”. Trong khi, nhất là ở Tây Nguyên, có thể nói văn hoá lại là tất cả, nó nằm ở nền tảng của tất cả, không nhìn thấy và không giải quyết mọi việc trong quan hệ chặt chẽ với nó, một cách thật sự nghiêm túc, coi nó là trung tâm của mọi cân nhắc cho mọi quyết định, thì không những khó thành công, mà hơn thế nhiều, sự đổ vỡ sớm hay muộn theo nhiều kịch bản khác nhau gần như là chắc chắn. Mấy mươi năm qua chúng ta cũng đã từng có kinh nghiệm nhãn tiền về điều này rồi (nhãn tiền, mà tiếc thay, lại không được nghiêm túc nhìn nhận cho rõ !)


Quan điểm cơ bản về phát triển của chúng ta, đã được xác định trong tất cả các văn kiện của Đảng và Nhà nước, là phát triển bền vững. Phát triển bền vững, như ai cũng biết, nhất thiết phải là phát triển có văn hoá. Phát triển mà giữ được cho xã hội ổn định, ngày càng ổn định chứ không rối loạn, đất nước an toàn, ngày càng an toàn chứ không phải càng bị uy hiếp, rước thêm nguy cơ vào, con người sống được an lành, hạnh phúc. Phát triển có tính đến hôm nay và mai sau, thế hệ này và các thế hệ tiếp theo, người sống hôm nay có trách nhiệm với quá khứ và cả với tương lai, phát triển hôm nay phải làm sao để cho các thế hệ tương lai còn, càng phát triển được tốt hơn, lâu dài hơn, phát triển mà tiềm lực của đất nước và xã hội ngày càng giàu có, phong phú hơn lên chứ không cạn kiệt đi hay bị huỷ diệt... Nếu trên cả nước đã vậy, thì ở Tây Nguyên càng vậy. Sở dĩ chương trình bô-xit được cả xã hội quan tâm lo lắng nhiều đến thế thì một phần quan trọng là do nó được tiến hành ở Tây Nguyên chứ không phải ở nơi nào khác. Qua điều này, có thể thấy trong tâm khảm của mỗi người Việt Nam, đặc biệt trải kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh giành và giữ nước trong thời hiện đại, Tây Nguyên chiếm một vị trí cả về nhận thức và tình cảm rất sâu sắc, thậm chí liên quan đến tâm tư về vận mệnh của tổ quốc, tuyệt đối không thể coi thường.


Mặt khác, cũng nên biết rằng Tây Nguyên, các dân tộc Tây Nguyên đã đứng vững, tồn tại, phát triển bền vững được suốt trong quá trình lịch sử dài đầy thử thách chính là bằng văn hoá, sức mạnh văn hoá. Phá vỡ văn hoá ở đây thì cũng có nghĩa là phá vỡ cả xã hội này, với tất cả các hậu quả không thể lường.


Tôi xin nói rằng trong chương trình bô-xit Tây Nguyên, vấn đề văn hoá đã không được đặt ra một cách nghiêm túc, đúng tầm. Đây là một trong những mặt bất cập quan trọng nhất của chương trình này.


Vậy ở Tây Nguyên, văn hoá là gì ?


Trong một số cuộc hội thảo trước đây, nhiều lần các đại biểu của TKV, của một vài địa phương cũng đã nói đến văn hoá, bày tỏ sự quan tâm đến văn hoá, nói đến việc gìn giữ cồng chiêng, sử thi, lễ hội v.v… Tôi xin được nói, vâng, đấy đúng là văn hoá, cần yêu quý và gìn giữ, nhưng cũng rất cần hiểu đấy chỉ là những biểu hiện ra bên ngoài, những hoa lá của văn hoá. Cái chính, cốt lõi, gốc rễ của văn hoá (từ đó mới có những hoa lá nọ) nằm ở một tầng sâu hơn rất nhiều, mà nếu ta hiểu không đúng, không kỹ, không nghiêm, thì tất cả những thứ nói trên kia sẽ chỉ là văn hoá dỏm, giả, hoa lá giả chế tạo bằng nhựa thôi chứ không phải là văn hoá thật, cốt lõi của mọi xã hội và mọi con người. Văn hoá, đặc biệt văn hoá ở Tây Nguyên, thể hiện chính trong cơ cấu độc đáo, vững chãi của xã hội này, mà mọi tác động của chúng ta, nhất là những chương trình to lớn như chương trình bô-xit đang được chủ trương, sẽ phá vỡ nếu thiếu chỉ một chút thận trọng, gây ra những hậu quả sâu sắc, lâu dài, khôn lường, – dù lạ vậy và khó vậy, đấy lại thường là những hậu quả không nhìn thấy ngay được. Văn hoá Tây Nguyên nảy sinh, tồn tại, phát triển trên nền tảng của cơ cấu xã hội đó. Và cơ cấu xã hội đó thì lại được kết thành bằng mối quan hệ hài hoà, nhuần nhuyễn, được con người sáng tạo nên để tồn tại thân thiết, bền vững với tự nhiên, cụ thể là với rừng, với đất, với nước, với thảm thực vật và hệ động vật đặc trưng, với khí hậu và thời tiết do tất cả những yếu tố kia tạo ra. Vậy nên ở Tây Nguyên, rừng, đất, nước, và làng của con người khắng khít giữa tự nhiên đó chính là văn hoá, chứ không phải chỉ là tài nguyên để cho con người khai phá và tiêu xài như được hiểu trong các xã hội thường tự xưng là văn minh. Nếu đến Tây Nguyên mà không hiểu được những điều đó, đối xử với Tây Nguyên không trên sự hiểu biết sâu sắc và tôn trọng thật sự đó thì tất yếu sẽ dẫn đến tàn phá, tàn phá không chỉ tự nhiên, mà là tàn phá xã hội và con người, cũng tất yếu sẽ gây ra rối loạn, đến một mức nào đó thì không còn cứu chữa được. Đấy chính là điều đã diễn ra mấy chục năm nay, nếu đến nay có ai đó cho rằng đã cơ bản ổn định thì theo tôi là rất hời hợt, chủ quan, nếu không nói là vô trách nhiệm. Cần nói rõ tình hình cho đến nay còn rất âm ỉ, vì những vết thương gây ra vào nền tảng văn hoá và xã hội mấy mươi năm qua chưa hề được chữa trị một cách căn bản, trái lại đang từng ngày tiếp tục bị khoét sâu thêm, dẫu âm thầm, mà càng âm thầm thì càng nguy hiểm.


Chương trình bô-xit được triển khai chính trên một vùng đất như vậy. Và tất cả các mũi nhọn của nó lại chĩa vào đúng những vết thương chưa lành kia : rừng, đất, nước, làng, con người, đặc biệt người bản địa ; không chỉ tiếp tục sự tàn phá đã diễn ra từ nhiều năm trước, mà còn đưa thêm những nhân tố gây phức tạp, thậm chí đảo lộn nặng nề hơn, chẳng hạn như nhân tố ngoại lai mà bằng một sự nhạy cảm sâu sắc nhiều tầng lớp nhân dân đã tỏ rõ sự lo lắng và bức xúc lớn, không được phép ngang nhiên coi thường. Chính bằng sự nhạy cảm đó mà đất nước này đã được bảo vệ và tồn tại mấy nghìn năm nay.


Tôi rất nhất trí với những tính toán về cái giá phải trả cho thua lỗ kinh tế, cái giá nặng nề về môi trường, về công nghệ lạc hậu… của chương trình này do các chuyên gia nêu ra. Nhưng tôi muốn nói thêm, ở Tây Nguyên, nhất là trong tình hình hiện nay, tất cả những cái giá đó đều trở thành những cái giá về văn hoá và xã hội, nặng nề đến mức có thể đây sẽ là cú đấm cuối cùng đối với Tây Nguyên, với không gian sinh tồn thiết yếu của người Tây Nguyên.


Chấp nhận chương trình này là chúng ta chấp nhận không còn Tây Nguyên, không còn cái mái nhà phải giữ cho kỳ được để đảm bảo phát triển bền vững, không chỉ cho Tây Nguyên mà cho cả nước ; là chấp nhận phát triển bằng bất cứ giá nào, chấp nhận hy sinh tương lai cho hôm nay. Cũng là không còn coi trọng sự tồn tại của các tộc người bản địa như những thực thể văn hoá xã hội từng là chủ nhân của vùng đất có ý nghĩa sinh tử này của tổ quốc ta. 


Đây là cuộc lựa chọn quyết định.


Mỗi tiếng nói ở đây hôm nay là trách nhiệm lịch sử của mỗi chúng ta đối với lựa chọn đó. 

NGUYÊN NGỌC

NGUỒN : bài do tác giả cung cấp
đã được đọc tại hội thảo 9.4.2009 ở Hà Nội
PHỤ CHÚ 
Trong cuộc thảo luận, nhà văn Nguyên Ngọc đã nói thêm mấy ý : 

“ Về mặt chiến lược phát triển, nó đã chọn hướng phát triển dở nhất : khai thác và xuất khẩu tài nguyên thô, hoàn toàn ngược với tinh thần của báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ 10 “ Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô ”. Báo cáo đó cũng hoàn toàn không nhắc gì đến bôxit ”.

“ Về quyết định của Chính phủ, cũng có chỗ không ổn. Thủ tướng đã tuyên bố đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, vậy mà chủ trương lớn đó đến nay không hề được trình ra Quốc hội, cơ quyền lực Nhà nước cao nhất ”.

“ Về kinh tế chắc chắn thua lỗ nặng ”.

Trả lời phỏng vấn của đài BBC, Nguyên Ngọc nói rõ thêm :

“ Tôi cho rằng một cái chương trình mà chính ông Thủ tướng đã tuyên bố rằng đây là chủ trương lớn của Đảng và của nhà nước, vậy thì vì sao mà không đưa ra trước Quốc hội ? Phải trình Quốc hội chứ. Tôi có đặt vấn đề về cái tính hợp pháp của quyết định này. Tôi cho như thế là không hợp pháp (...) Thực ra hôm qua một cái hội thảo như thế thời gian nó cũng chỉ đến thế thôi mà, cho nên họ trả lời đến thế thôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục có ý kiến. ” (xem toàn văn bài phỏng vấn ngày 10.4.2009)




Posted by Picasa

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2009

Tây nguyên sẽ “chết” vì... khai thác bôxit




TT - Đây là cảnh báo của những nhà khoa học tại hội thảo với chủ đề “Tìm giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác, chế biến quặng bôxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại khu vực Tây nguyên và Nam Trung bộ” do UBND tỉnh Đắc Nông, Viện Tư vấn và phát triển (CODE) và Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản VN (TKV) tổ chức ngày 22-10 tại tỉnh Đắc Nông.

 

Báo cáo của đại diện TKV về chương trình khai thác quặng bôxit tại các tỉnh Tây nguyên do tập đoàn này làm “tổng chỉ huy” đã hứng ngay một “trận lũ quét” những ý kiến phản biện. Không chỉ những nhà khoa học xuất thân từ vùng đất Tây nguyên hoặc có nhiều năm nghiên cứu về Tây nguyên lên tiếng phản đối mà chính cả cán bộ của TKV cũng cho rằng đây là một dự án “chẳng giống ai”.

Sai lầm chiến lược? 

Theo TKV, mục tiêu của dự án là khai thác nguồn quặng khổng lồ có trữ lượng quặng tinh hơn 3,4 tỉ tấn đang nằm im dưới lòng đất Tây nguyên để phát triển kinh tế, đánh thức tiềm năng của vùng đất này. Tuy nhiên, bài phản biện dài 75 phút của TS Nguyễn Thành Sơn - giám đốc Công ty năng lượng Sông Hồng, thuộc TKV - bác bỏ gần như hoàn toàn dự án này và cho rằng đây là một sai lầm chiến lược chứa đựng những rủi ro không thể lường hết. 

Ông Sơn đánh giá quy hoạch khai thác quặng bôxit được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao TKV làm đầu mối để triển khai ở Tây nguyên là quá nhiều tham vọng. Bởi vì nhôm không phải là kim loại quý và chưa có quốc gia nào coi bôxit là khoáng sản chiến lược để dốc sức khai thác như VN. Theo ông Sơn, kế hoạch của TKV mới chỉ chú trọng việc khai thác quặng rồi chế biến thành alumin để xuất khẩu thì hiệu quả kinh tế không cao và chỉ có tác dụng phục vụ các đại gia luyện nhôm nước ngoài vốn không muốn tốn nhiều chi phí cho việc khai thác. 

Chưa kể chương trình khai thác, chế biến quặng bôxit của TKV chứa đựng nhiều rủi ro không thể kiểm soát được. Nhu cầu nhôm trong nước không nhiều và cũng không thể có đủ điện để có thể xây dựng các nhà máy luyện nhôm phục vụ xuất khẩu. Trong khi đó, quá trình khai thác đòi hỏi một nguồn vốn lớn, một nền tảng khoa học công nghệ cao sẽ đặt VN vào thế phụ thuộc nước ngoài. Đặc biệt, các rủi ro về môi trường, sinh thái bị hủy hoại đến nay chưa được nghiên cứu, chưa được đề cập đến nơi đến chốn.

Ông Sơn kiến nghị lập ngay một ủy ban quốc gia về phát triển bền vững cho vùng Tây nguyên, đồng thời tổ chức những cuộc tranh luận khoa học “đến đầu đến đũa” các tác động của việc khai thác bôxit đến kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Trong khi tranh luận chưa ngã ngũ thì các dự án đang triển khai phải dừng lại để hạn chế những hậu quả đáng tiếc.

Tàn phá môi trường

Khai thác quặng bôxit chế biến thành alumin để luyện nhôm là một quy trình tiêu tốn lượng nước và điện khổng lồ, đồng thời phát thải một lượng khí thải nhà kính và bùn đỏ có sức hủy diệt môi trường rất ghê gớm. GS Đào Công Tiến - nguyên hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM - cảnh báo: “Nguồn nước của Tây nguyên những năm gần đây sụt giảm nghiêm trọng, nếu trưng dụng nguồn nước cho khai thác bôxit, chắc chắn Tây nguyên sẽ chết vì thiếu nước”. 

Chưa kể theo quy trình hiện nay, muốn sản xuất 1 tấn nhôm cần phải có 2 tấn alumin, tức phải khai thác ít nhất 4 tấn quặng bôxit. Và quá trình này thải ra đến 3 tấn bùn đỏ là một chất thải cực kỳ nguy hại, thậm chí chứa phóng xạ mà ngay cả các nước phát triển như Mỹ, Nhật cũng không có cách nào xử lý ngoài việc chôn lấp. TS Nguyễn Thành Sơn trưng ra những hình ảnh các bãi chứa bùn đỏ ở các nước tiên tiến như Pháp, Úc và cho rằng ý tưởng trồng cây trên những bãi bùn đỏ mà TKV đưa ra là ảo tưởng.

Hiện nay không có cách nào khác là chôn lấp bùn đỏ ngay tại Tây nguyên và với vị trí thượng nguồn của các con sông lớn, những bãi bùn đỏ sẽ trở thành những núi “bom bẩn” nếu xảy ra thiên tai, lũ quét gây tràn vỡ. “Khi đó không chỉ các tỉnh Tây nguyên mà người dân các tỉnh Nam Trung bộ, Đông Nam bộ sẽ lãnh đủ hậu quả” - ông Sơn khẳng định.

Quan trọng hơn, mặt đất sau khai thác quặng sẽ như thế nào? Mặc dù TKV dẫn kinh nghiệm của các nước để cho rằng khả năng hoàn thổ, phục hồi thổ nhưỡng là gần như đạt 100% nhưng các nhà khoa học chứng minh ngược lại. Theo ông Sơn, với địa hình đồi dốc và mưa lũ hằng năm của Tây nguyên, toàn bộ mặt đất sau khai thác sẽ bị nước cuốn trôi và không thể nào có hi vọng tái tạo. 

Cư dân bản địa, văn hóa dân tộc sẽ về đâu?

Là người con Tây nguyên, TS Tuyết Nhung Buôn Krông phản biện bằng cách công bố công trình nghiên cứu dài 36 trang của nhóm Đại học Tây nguyên về khảo sát xã hội tại khu vực TKV đang triển khai nhà máy khai thác ở xã Nhân Cơ. Bà Tuyết Nhung khẳng định: “TKV nói rằng khu vực khai thác bôxit là những vùng rừng không phát triển, cây trồng không sống được trong khi thực tế cho thấy khu vực này đang phát triển rất mạnh cây cà phê và đời sống người dân đang ổn định”. 

Theo bà, với dự án đang triển khai tại Nhân Cơ đe dọa không gian văn hóa truyền thống của người dân bản địa. Nếu mất “bon” (làng của người M’Nông), mô hình làng truyền thống và văn hóa của người M’Nông sẽ bị triệt tiêu. 

Từ đó kéo theo hàng loạt vấn đề về văn hóa - xã hội, thậm chí là các vấn đề an ninh, chính trị. Cơ hội việc làm cho người lao động gần như không có, vì người dân tộc không có trình độ học vấn để có thể đào tạo thành công nhân phục vụ các nhà máy. Không có đất người dân bản địa sẽ đi đâu? Văn hóa Tây nguyên sẽ về đâu?” - bà Nhung hỏi. Theo bà, người dân mong mỏi ở các cấp chính quyền và chủ đầu tư một cam kết về vấn đề việc làm và bảo đảm một không gian văn hóa một khi phải nhường đất cho các dự án khai thác bôxit.

Cả hội trường lặng đi khi tác giả của Đất nước đứng lên - nhà văn Nguyên Ngọc - bước lên bục. Con người của vùng đất Tây nguyên này cho rằng điều cần cân nhắc nhất không hẳn là vấn đề môi trường mà trước hết và quan trọng hơn hết là chuyện xã hội - văn hóa. Ông Ngọc nhắc lại: sau năm 1975 chúng ta đã tổ chức một cuộc di dân chưa từng có từ đồng bằng lên Tây nguyên với cường độ, tốc độ rất lớn và đến nay đã chứng tỏ đó là một sai lầm lớn. 

Ông Ngọc cho rằng: “Chúng ta đã hành động ở Tây nguyên rất thản nhiên, không hề quan tâm đến chỗ đây là một vùng đất và người rất đặc biệt về nhiều mặt. Thậm chí có thể nói chúng ta đã làm mọi việc ở Tây nguyên như là trên một vùng đất không người”. 

Theo ông, nếu tiếp tục triển khai dự án như kế hoạch của TKV, chắc chắn không gian sống, không gian văn hóa của cư dân bản địa Tây nguyên sẽ bị đảo lộn, nếu không nói là bị xóa sổ. Người M’Nông, chủ nhân ngàn đời của vùng đất Đắc Nông, sẽ đi về đâu? Lời hứa của những người chủ trương dự án, những nhà đầu tư và thực thi dự án hứa với đồng bào M’Nông có bao nhiêu căn cứ?

Những câu hỏi này chưa được giải đáp và cuộc hội thảo còn tiếp tục đến hết hôm nay. Chúng tôi xin mượn lời của nhà văn Nguyên Ngọc để tạm kết thúc bài viết này: “Theo tôi, chúng ta đang đứng trước một quyết định mất còn. Và sẽ rất kỳ lạ nếu chúng ta làm chuyện quá ư to lớn này ở đây mà không hề nghĩ, không hề nhớ đến những gì đã diễn ra trong 30 năm qua. Những bài học lớn, sâu và cay đắng 30 năm ấy còn để lại, sờ sờ ra đấy, rất có thể lại dạy ta lần nữa, và thường vẫn vậy, lần sau bao giờ cũng nghiêm khắc hơn lần trước”!

Bôxit Bảo Lộc: Gây ô nhiễm nặng

 Hoạt động liên tục suốt 32 năm qua, chủ quản mỏ bôxit Bảo Lộc là Công ty Hóa chất cơ bản miền Nam (thuộc Tổng công ty Hóa chất VN, Bộ Công thương). Mỏ này tuyển ra bôxit thương phẩm để đưa về Nhà máy hóa chất Tân Bình (TP.HCM) sản xuất hydroxit nhôm (Al(OH)3); từ chất này sẽ được dùng để sản xuất phèn nhôm lọc nước, chất phụ gia trong ngành sành sứ, hay vật liệu chịu lửa. Mỏ bôxit Bảo Lộc hằng năm sản xuất ra 120.000 tấn quặng tinh. Để tuyển ra nguồn quặng tinh này, khối lượng quặng nguyên khai hằng năm là 260.000 tấn. Theo giám đốc mỏ bôxit Bảo Lộc Huỳnh Minh Trí, mỏ chỉ giải quyết được 94 lao động, thuế đóng cho địa phương là... 1,2-1,5 tỉ đồng/năm.

Toàn bộ hạ lưu của mỏ bôxít Bảo Lộc là suối Damrông, thuộc khu Minh Rồng (thượng nguồn sông La Ngà, tên gọi khác của sông Đồng Nai, đoạn chạy qua vùng Định Quán) đã biến thành “vùng đất chết” do hoạt động của mỏ này. Chính quyền thị xã Bảo Lộc liên tục “được” người dân vùng hạ lưu Minh Rồng “kêu cứu” vì ô nhiễm...

N.H.T. 


NGUYỄN TRIỀU

Tuổi trẻ: Giàu thông tin, nhưng còn bản lĩnh?



05/04/2009 09:09 (GMT + 7)
Hai mái đầu bạc: Nhà văn Nguyên Ngọc và GS-TS Lê Ngọc Trà, hai nhà văn hóa đã hàn huyên trong một buổi gặp gỡ, với những khắc khoải, suy tư về bản lĩnh thế hệ trẻ hôm nay, những người đang tiếp nối thế hệ của họ đưa đất nước tiếp tục phát triển.




  Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: VNN

Nhà văn Nguyên Ngọc: Những ngày gần đây, tôi suy nghĩ nhiều về lớp trẻ hiện nay. Nói cho cùng, vận mệnh đất nước ở trong tay họ. Nếu suy nghĩ về tương lai đất nước, nói cách nào đó là suy nghĩ về lớp trẻ.


Nói thật, những năm trước đây tôi bi quan cho rằng lớp trẻ thụ động, ý thức xã hội ít, nhạt nhẽo, thậm chí một bộ phận nào đó có những biểu hiện không tốt. Nhưng, vài năm gần đây, tôi suy nghĩ lại, họ có ý thức xã hội đấy. Những biểu hiện của họ đi vào chiều sâu tư duy hơn. 

Và, khi chúng ta thấy sự im lặng của họ trước mọi vấn đề xã hội, đó là điều chúng ta phải suy nghĩ! Thực sự họ đang nghĩ gì? Biểu hiện bên ngoài có song hành với suy nghĩ bên trong tâm hồn thực?


Tuổi trẻ im lặng: vấn đề cần suy nghĩ


GS-TS Lê Ngọc Trà: Tôi nghĩ, không phải cái gì người lớn áp đặt cũng được tuổi trẻ chấp nhận cả đâu. Im lặng cũng là thái độ đấy. Anh có thấy một hiện tượng: Ước mơ của tuổi trẻ hiện nay là đi du học bất cứ nước nào. Ra đi, các em mang theo hoài bão tiếp thu kiến thức mới, song hình như đấy cũng là sự phản ứng với nền giáo dục còn quá kém của chúng ta hiện nay. Có phải vậy không anh?


Nhà văn Nguyên Ngọc: Đúng. Lớp trẻ hiện nay, đa phần đều có tâm tư với nền giáo dục nước nhà. Trong cái im lặng hoặc vâng dạ của các em hôm nay, bao nhiêu phần trăm là sự thật? Tôi đã thấy trong nhiều trường hợp, ở một môi trường xã hội nào đó, các em có những biểu hiện, suy nghĩ rất khác. Bởi, nếu chúng ta áp đặt những suy nghĩ chủ quan của người lớn lên lớp trẻ, sẽ có hai tác hại: Thứ nhất, vô tình tạo ra người nói dối (trong bụng suy nghĩ khác dù ngoài vâng dạ), thậm chí cơ hội. Thứ hai, kìm hãm năng lực phát triển của họ.


GS-TS Lê Ngọc Trà. Ảnh: Báo Việt Nam

GS-TS Lê Ngọc Trà: Tôi chia sẻ suy nghĩ này với anh Ngọc. Người lớn tuổi như chúng ta và lớp trẻ luôn có khoảng cách về hành động cũng như suy nghĩ, đó là tất nhiên. Nhưng, nếu khoảng cách đó đẩy tới trạng thái kìm hãm sự phát triển của tuổi trẻ, đó là sự nguy hiểm. 

Tôi nghĩ, tuổi trẻ bây giờ có tiềm năng lớn về tri thức, thông tin, sức bật. Nhưng, vì sao hầu hết người lớn chúng ta đều cảm thấy họ dường như chưa lớn, chưa thể hiện được bản lĩnh trong mọi vấn đề của xã hội cũng như chính cuộc đời họ. 


Tôi đã ray rứt, khi mới đây, trong một cuộc gặp mặt giữa thanh niên với một vài nhà lãnh đạo, giữa những khó khăn bộn bề của một đất nước đang cố vươn lên, trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế toàn cầu mà đất nước chúng ta không đứng ngoài, có những thanh niên đặt câu hỏi: Có nên yêu sớm? 

Tôi hiểu tình yêu là thế nào với tuổi trẻ, nhưng liệu rằng ở một cuộc họp như thế có phải là lúc nêu những câu hỏi như vậy. Lỗi này thuộc về tuổi trẻ hay ai? Tôi nghĩ, lỗi thuộc về hoàn cảnh xã hội. Anh nghĩ sao?


Nhà văn Nguyên Ngọc: Nói cho thật, thế hệ chúng mình may mắn lớn lên trong một môi trường xã hội thuần hơn, sống với lí tưởng giải phóng đất nước. Còn thế hệ hôm nay, lớn lên trong hòa bình, trong một xã hội mở cửa bước vào toàn cầu hóa, cái lý tưởng thật sự không thể hiện trước mắt, mà mỗi con người phải tự tìm cho mình một mục đích để theo đuổi. Do đó, nếu không có sự dẫn dắt khoa học- tôi nhấn mạnh là khoa học- thì các em dễ mất phương hướng, sinh ra hoài nghi và chán chường. Từ đó sẽ sinh ra chán nản hoặc cơ hội.


Tôi đồng ý với anh. Lỗi không phải của tuổi trẻ, lỗi của môi trường xã hội. 


Không dạy sống- sao rèn được bản lĩnh 


Nhà văn Nguyên Ngọc: Xã hội hôm nay, với sự bùng nổ của internet và các phương tiện thông tin hiện đại, giới trẻ có tràn đầy thông tin không chỉ đến từng ngõ ngách trong nước mà cả toàn cầu. Đó là cái thế mạnh mà các em, các cháu đang hơn thế hệ cha ông. Nhưng, những kiến thức đó không tự nhiên mang đến cho người ta một lý tưởng sống. 

Tôi cho vấn đề của con người không phải chỉ là thông tin. Vấn đề là cái lõi, cái tinh thần của thông tin đó như thế nào. Giáo dục hôm nay nhét đầy kiến thức cho con trẻ, đến độ chúng bội thực thông tin. Rồi với những thông tin đó, không xài thường xuyên sẽ dần quên hết. Và, con người sẽ lại sống với cuộc đời đầy xô bồ hiện nay như thế nào?


“Chính tuổi trẻ cần có lý tưởng để vươn tới. Mà, nói đến lý tưởng là nói đến cái chất lãng mạn của con người. Ở đây, xin đừng hiểu lãng mạn là “than cùng mây và khóc cùng gió”, mà là sự hướng thiện, khao khát lý tưởng, vươn lên cái đẹp trong cuộc sống” – Nhà văn Nguyên Ngọc

GS-TS Lê Ngọc Trà: Nãy giờ tôi dõi theo ý của anh, cuối cùng thấy chúng ta cùng gặp nhau ở một điểm: Giáo dục ở ta đang thiếu một triết lý, điều này nhiều nhà giáo dục, nhà nghiên cứu cũng nghĩ như tôi và anh. 

Quan trọng nhất của giáo dục không chỉ là tri thức, mà còn là cách sống. Theo tôi, giáo dục phổ thông là dạy làm người, còn giáo dục đại học là dạy nghề. 

Ông J. Dewey có một tư tưởng rất hay: Giáo dục chính là cuộc sống. Tôi cho đây là tư tưởng cực hay. Dạy đứa trẻ chính là dạy nó sống. Nó không biết sống cho đúng thì làm sao có đủ bản lĩnh trước cuộc đời.
 
Đã đến lúc phải xem lại toàn bộ chương trình giáo dục. Nhà trường quan trọng trước hết phải dạy người ta sống. Chứ không phải chỉ cung cấp tri thức, dạy hiểu biết, dạy tư duy, cho dù là tư duy sáng tạo. 

Ở Singapore, vừa qua họ đã cho bớt giờ khoa học ở bậc tiểu học mà tăng giờ dạy kĩ năng sống ngoài xã hội cũng như trong gia đình. Bởi, con người dù hiểu biết, thông minh, sáng tạo đến mấy cũng không đủ làm con người có bản lĩnh. 


Sống làm người có bản lĩnh, cái cảm là vô cùng quan trọng. Ảnh:Tienphongonline


Nhà văn Nguyên Ngọc: Ý anh hay. Từ thông tin đến tư duy, cũng vẫn chỉ là kỹ thuật, cái kỹ thuật tư duy trong đầu. Vấn đề là phải thao tác kỹ thuật đó như thế nào. Mà, tôi cho rằng để sống làm người có bản lĩnh, cái cảm là vô cùng quan trọng. Buồn thay, nay môn văn không dạy cho con trẻ cái cảm, mà biến thành một khoa học. Sai hết rồi!


GS-TS Lê Ngọc Trà: Bây giờ bên cạnh chỉ số IQ (thông minh), người ta còn đặt vai trò quan trọng của chỉ số EQ (cảm xúc).


Dân chủ, cần bản lĩnh tử cả hai phía 


Nhà văn Nguyên Ngọc: Gần đây, ở Nga người ta có in lại quyển Những ý nghĩ không hợp thời của M.Gorki viết thời kỳ cách mạng Nga mới lật đổ Sa hoàng, trong đó ông nói: Cuộc cách mạng đã rất quan trọng và vĩ đại. Song, mới chỉ đưa những căn bệnh ngoài da vào trong nội tạng.


GS-TS Lê Ngọc Trà: Nhân anh nói tới M.Gorki, tôi nhớ tới Mandela, tôi xem ông là bậc hiền triết. Sau khi lãnh đạo việc xóa bỏ chế độ Apartheid, ông nói: Chúng ta chưa có tự do. Chúng ta mới giành được quyền để tự do. Các bệnh của dân tộc chúng ta còn nguyên xi. Suy nghĩ về dân tộc phải suy nghĩ tới mức như vậy. Phải có cuộc cải tạo dân tộc bằng văn hóa. 

Bởi, lớp trẻ có thể biết nhiều, thông minh, song, một khi phần con người nhân văn nó chông chênh, rất nguy hiểm. Tư tưởng của Tổng thống Obama (Mỹ): Bản chất sự thay đổi của nước Mỹ không nằm ở vũ khí, không nằm ở sự giàu có mà nằm ở sự thay đổi tính nhân văn của dân tộc.


Nhà văn Nguyên Ngọc: Tôi chia sẻ. Tuổi trẻ là tuổi lãng mạn, kéo dài 10-15 năm. Tới khi có gia đình, cái lãng mạn đã giảm nhiều. Nhạc sĩ Trần Long Ẩn cũng đã thốt lên trong lời ca: “Ai cũng có một thời trẻ trai…” Chính tuổi trẻ cần có lý tưởng để vươn tới. Mà, nói đến lý tưởng là nói đến cái chất lãng mạn của con người. Ở đây, xin đừng hiểu lãng mạn là “than cùng mây và khóc cùng gió”, mà là sự hướng thiện, khao khát lý tưởng, vươn lên cái đẹp trong cuộc sống. Phải tạo điều kiện cho tuổi trẻ giải phóng năng lực. Nhưng, tôi muốn đề cập đến vấn đề nhạy cảm: Dân chủ. 


Chính sự dân chủ sẽ giúp thế hệ trẻ sẽ tìm thấy hoài bão đích thực của mình, chứ không phải là thứ hòai bão gán ghép cho họ. Làm sao trao cho người ta quyền dân chủ, mà người ta không lợi dụng nó để hành động bậy bạ. 


Đó là bản lĩnh của nhà lãnh đạo, cũng như của nền giáo dục trong việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, trong việc tạo cho họ một tình yêu gia đình- xã hội và cộng đồng, một nhân sinh quan đúng đắn. Chúng ta đã không giáo dục đầy đủ tính nhân văn cho tuổi trẻ, cũng như những định chất về luật pháp và đạo đức để sống trong một xã hội đang có những chuyển đổi dữ dội, nhưng lại cũng chưa được quản lý một cách khoa học, vì vậy ta mới lo sợ khi mở rộng cửa…


GS-TS Lê Ngọc Trà: Chính vì vậy, hiện nay có hiện tượng ở một bộ phận tuổi trẻ: Chuyện gì cũng có thể chém giết nhau được. Một khi thông tin thiếu cái lõi nhân văn, loạn là thế. Tôi cảm nhận, có một chỗ nào đó trong căn bệnh xã hội của chúng ta hiện nay chưa được tháo gỡ.


Phẩm chất thực sự của trí thức là nhân cách


Nhà văn Nguyên Ngọc: Nguy hiểm ở chỗ khi con người chỉ được cung cấp thông tin đơn thuần, họ sẽ trở nên khô khan, lạnh lùng và những tội ác sẽ đến từ đấy. Bởi, thông tin không tạo nên tâm hồn. Nói cho cùng, bản lĩnh chính là phẩm chất lãng mạn trong con người. Những con người vĩ đại, họ lãng mạn lắm. 


Bản lĩnh chính là phẩm chất lãng mạn trong con người. Ảnh:vietbao.vn


GS-TS Lê Ngọc Trà: Khi người ta biết yêu cái đẹp, khó làm điều xấu. Khi anh biết rung cảm với một chiếc lá rơi, anh dễ rung động trước nỗi khổ của con người, nhân loại, lương tri anh thức dậy, chế ngự được dục vọng. Do đó, phải chuẩn bị cho con trẻ nhân cách, làm người bên cạnh trang bị tri thức.


Nhà văn Nguyên Ngọc: Tri thức tự bản thân nó luôn vươn tới sự hoàn thiện. Khi đạt đến sự hoàn thiện, tri thức có vẻ đẹp của nó, chứ không còn là kiến thức trần trụi. Khi nói tới trí thức, người ta thường nghĩ tới người có tri thức, có học thức. Thật ra, phẩm chất thực sự của người tri thức nằm ở nhân cách trí thức của anh ta.


GS-TS Lê Ngọc Trà: Đúng rồi. Nhân cách trí thức này rất quan trọng, nó thể hiện trước hết không phải ở những phẩm chất đạo đức thông thường: hiền lành, nhân hậu…Mà chủ yếu là khát vọng về chân lý và sự trung thành đến cùng với chân lý, sự thật. Theo tôi ở Việt Nam, đội ngũ tri thức hiểu theo nghĩa này còn rất mỏng.


Văn hóa chính là cái phanh


GS-TS Lê Ngọc Trà: Tôi cũng muốn nói rõ hơn. Tuổi trẻ không thiếu thông tin, khoa học, cái họ thiếu chính là tính nhân văn trong các lõi thông tin đó. Và, điều gì sẽ xảy ra, nếu bản lĩnh của họ trước cuộc đời trở nên yếu ớt hoặc lệch lạc. Nhất là khi đất nước ta đang bước vào nền kinh tế thị trường, giữa những dông bão của thị trường, tuổi trẻ dễ xốc nổi, nếu bản lĩnh yếu liệu rằng họ có bị nghiêng ngả không. 

Tất nhiên, kinh tế thị trường là bắt buộc, nhưng nó phải xây dựng trên nền tảng pháp lý, đạo đức lành mạnh, tương hợp, nếu không sẽ đẻ ra những hậu quả rất nguy hiểm.


“Quan trọng nhất của giáo dục không chỉ là tri thức, mà còn là cách sống. Dạy đứa trẻ chính là dạy nó sống. Nó không biết sống cho đúng thì làm sao có đủ bản lĩnh trước cuộc đời” - GS-TS Lê Ngọc Trà

Nhà văn Nguyên Ngọc: Kinh tế thị trường của ta hiện nay vẫn còn thời kỳ hoang dã, thiếu hầu hết những định chế đạo đức ràng buộc. Do đó, phát triển thế nào đó là hạnh phúc, và thế nào đó lại là đau khổ. 

Bill Gates tham vọng và khao khát làm giàu, nhưng trong ông ta vẫn là con người lãng mạn, do đó đồng tiền ông ta làm ra đã dành phần lớn để cống hiến trở lại vì hạnh phúc của nhân loại qua công việc từ thiện.


GS-TS Lê Ngọc Trà: Tôi cũng nghĩ như anh, lãng mạn không hề mâu thuẫn với khát khao vươn tới. Và, văn hóa chính là cái phanh. Đất nước đang tăng tốc phát triển, chính lúc này lại cần cái phanh văn hóa để xã hội không lệch lạc.


Tôi cho rằng, thanh niên hiện nay đang chịu cái gánh rất nặng trong giai đoạn chuyển đổi của đất nước. Cùng một lúc, chuyển từ nông thôn thành thành thị; từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, từ chuyên chính sang dân chủ; từ vô thần sang thừa nhận tự do tôn giáo, từ sản xuất nhỏ sang sản xuất công nghiệp hóa…

Hàng loạt sự chuyển đổi đó lại đặt trên vai một xã hội còn nghèo nàn, lạc hậu, chịu không nổi bứt hết. Một sự đứt gãy văn hóa khủng khiếp. Không chỉ tuổi trẻ, mà tuổi già cũng khủng hoảng.


Nhà văn Nguyên Ngọc: Tôi thông cảm cho thanh niên đang đứng giữa dòng nước xiết. Chính vì vậy, lúc này chính văn hóa- giáo dục phải có sự vươn lên, dẫn dắt con người vượt qua khủng hoảng. Không tự nhiên mà trong diễn văn nhậm chức của mình cách đây không lâu, bà Hiệu trưởng Đại học Harvard nổi tiếng đã nói: Giáo dục đại học không chỉ lo cho bây giờ. Nó còn phải kết nối quá khứ với tương lai. Lo cho cả cuộc đời con người.

Mai Lan ghi (theo Người Đô Thị)

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2009

'Bô xít ở Tây Nguyên là vấn đề hệ trọng'

Tại Hội thảo khoa học về vấn đề bô xít ở Tây Nguyên sáng 9/4, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đọc bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
> Công bố quy hoạch dự án bauxite Tây Nguyên

Dưới đây là nội dung thư: 

Tôi được biết, hôm nay có cuộc Hội thảo về vấn đề bô-xít ở Tây Nguyên do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì. 

Tôi cho đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng. Vấn đề này trước đây tôi đã từng nghiên cứu, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng nhưng chưa được trả lời. 

Tại cuộc Hội thảo quan trọng này, tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc thảo luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước một chủ trương đúng đắn về vấn đề bô-xít Tây Nguyên mà tôi cho là không nên khai thác.

Vì đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng.

Xin chúc các đồng chí mạnh khoẻ.

Hà Nội, ngày 9 tháng 4 năm 2009

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

"Không nên làm bô - xít Tây Nguyên ào ào bằng mọi giá"



09/04/2009 08:52 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Được Bộ Công thương đặt hàng phản biện, sau hai tháng khảo sát với sự tham gia của những nhà khoa học đầu ngành trong các lĩnh vực khác nhau, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã cho ra đời 4 bản báo cáo về các khía cạnh khác nhau của các dự án bô - xít Tây Nguyên. Quyền chủ tịch Liên hiệp, GS. Hồ Uy Liêm cho rằng, Việt Nam cần cân nhắc kĩ, "không thể làm bằng mọi giá", và nên dừng ở mức thí điểm. 
 

Ảnh: worldalumina.org


Thiếu thông tin mà định làm ào ào thì nguy

- Quan điểm của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) với các dự án khai thác bô -xít Tây Nguyên như thế nào, thưa ông?

Một là, phải làm sao khai thác đảm bảo bền vững, làm hôm nay phải đảm bảo cho các thế hệ sau này vẫn được hưởng. 

Không phải khai thác theo cách càng ngày càng làm kiệt quệ, tàn phá môi trường đến mức sau này con cháu chúng ta không còn gì nữa. 

Nói thì dễ, nhưng làm rất khó. Đối với các nhà hoạch định chính sách muốn phát triển đất nước nhanh thì cứ nhằm vào kinh tế. Những tác hại về môi trường có thể trước mắt thì chưa thấy nhưng về lâu dài rất khó xử lý. 
TIN LIÊN QUAN
 Khai thác bô xít Tây Nguyên: 3 vấn đề, 3 kiến nghị
 Từ chiến thắng Buôn Ma Thuột nghĩ về địa chiến lược Tây Nguyên
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp góp ý về dự án bô xít Tây Nguyên
 Triển vọng bô-xít Tây Nguyên - Tìm hiểu tại chỗ
 Bô-xít và hệ lụy môi trường ở Trung Quốc
 Khai thác bô-xít Tây Nguyên và bài toán về sự đánh đổi
 Lãnh đạo Đắk Nông: "Không làm thì bô - xít vẫn là đất thôi"!
 Mất và được trong việc khai thác bô - xít Tây Nguyên
 Cuộc chơi của các "đại gia" bô - xít trên thế giới 
 Đại dự án bô - xít Tây Nguyên: người trong cuộc đề xuất gì?
 Nguy cơ hiện hữu trong các dự án bô - xít trên Tây Nguyên 
 Đại kế hoạch bô - xít ở Tây Nguyên bị phản đối quyết liệt

Các địa phương thích có thành tích nào đó để quảng bá với người dân nhưng không nghĩ 10 năm, 20 năm hay trăm năm sau, hệ quả trả giá sẽ lớn tới thế nào. Lúc đó có muốn khôi phục cũng khó.

Chưa có một công trình khai khoáng nào lớn một chút mà ta khôi phục được môi trường. Thể hiện rõ nhất ở khu vực Quảng Ninh. 

Chúng ta chưa đủ quyết tâm, kiến thức, kỹ năng để khôi phục lại những tổn thất về môi trường do khai thác khoáng sản. 

Hai là, Việt Nam đã hội nhập, cái gì cũng phải đưa lên bàn cân là thị trường quốc tế. Sản phẩm làm ra phải bán được và phải có lãi thì khi đó mới đáng đầu tư sản xuất. 

Nguồn xuất khẩu duy nhất hiện nay là Trung Quốc. Đến biên giới, nhìn hàng dài cả cây số hoa quả Việt Nam đợi sang biên ở Tân Thanh, mà nghĩ đến hàng triệu tấn alumnina sau này... Việt Nam phải tính kĩ.

Mặt khác, hiện nay Việt Nam chỉ nhập công nghệ trong khi không có đủ chuyên gia để đánh giá công nghệ nào là tốt nhất. Chúng ta cũng không có một cơ sở nào nghiên cứu về nhôm. 

Thiếu thông tin vậy mà chúng ta định làm ào ào, từ nay đến 2015 làm tới 6 triệu tấn, thì rất nguy. 

Quy trình ngược

- Tại hội thảo của TKV tháng 10/2008 và nhiều bài viết sau đó, nhiều người cho rằng kế hoạch khai thác bô - xít Tây Nguyên đang thực hiện theo quy trình ngược. Góc nhìn của VUSTA?

Đúng là quá trình triển khai tại nhà máy đầu tiên được tiến hành theo quy trình ngược: Thiếu nghiên cứu, đánh giá cụ thể, chi tiết về hiệu quả kinh tế, các tác động tiêu cực về văn hóa, xã hội và môi trường. Điều này dẫn tới nhiều khả năng khi vận hành, các nhà máy này sẽ thua lỗ nặng về kinh tế, để lại các hậu quả nặng nề về môi trường - văn hóa - xã hội trong tương lai. 

Ta cũng thiếu hẳn sự chuẩn bị từ quy hoạch để kế hoạch thực hiện các điều kiện kết cấu hạ tầng cần thiết cho các khâu khai thác, sản xuất và vận tải. 

Trong quá trình xây dựng quy hoạch, chúng ta đã bỏ qua việc đánh giá môi trường chiến lược - đây là một đòi hỏi bắt buộc của Luật môi trường đã được Quốc hội thông qua tháng 11/2005. 

Việt Nam cũng chưa có một chiến lược tổng thể tối ưu, cân nhắc thấu đáo mọi mặt phát triển toàn diện, bao gồm cả quy trình phát triển kết cấu hạ tầng cho Tây Nguyên trong mối liên quan chung với phát triển tổng thể của cả nước. 


Nghi ngờ về hiệu quả kinh tế

- Lập luận của TKV là dự án này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và mang lại công ăn việc làm cho người dân địa phương. Sau khảo sát, ông thấy lập luận này có đủ thuyết phục?

Về hiệu quả kinh tế, theo dự báo, từ năm 2008 - 2012 sẽ xuất hiện tình trạng dư thừa về nguồn cung alumina, khoảng 1,1 - 2,1 triệu tấn/năm. Từ năm 2013 - 2017 sẽ thiếu hụt khoảng dưới 1 triệu tấn alumnia/năm. Trong khi đó, Việt Nam chưa được đưa vào danh sách quốc gia cung cấp. Nếu dự báo đó đúng, Việt Nam khó có thể tham gia vào thị trường xuất khẩu alumina trên thế giới, đặc biệt là với quy mô lớn. Việt Nam chỉ có một đối tác nhập alumina là Trung Quốc. 

Hơn nữa, các dự báo đều thực hiện khi chưa xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Khủng hoảng đã kéo mức tiêu thụ và giá nhôm, nguyên liệu nhôm giảm đáng kể, chỉ còn 1/2. Thị trường alumina cách đây 5-7 năm tương đối tốt. Đã có lúc, một tấn nhôm giá tới 3000 USD. Nhưng tháng 3/2009, giá nhôm chỉ còn ở mức 1400 USD/tấn và giá alumina là 250 USD/tấn.

Hiện nay, số liệu chưa được TKV cung cấp đầy đủ. Với những chỉ số hiện nay, phỏng đoán khoa học cho thấy, nếu chuyên chở quặng bằng đường ô tô xuống Bình Thuận, mỗi tấn alumina sản xuất ra sẽ có mức lỗ từ 50 -100 USD. Với công suất 600 nghìn tấn/năm mỗi nhà máy, mỗi năm ta sẽ lỗ 60 - 120 triệu USD. Nhiều nhà khoa học cho rằng, mức lỗ có thể cao hơn, nhất là với Nhân Cơ, bây giờ đã thấy lỗ rồi.

Nhiều dự án mở rộng sản xuất alumina trên thế giới đang xem xét tạm dừng hoặc bãi bỏ. Ngay cả Trung Quốc cũng dừng nhiều dự án, với lí do môi trường một phần nhưng nguyên nhân lớn hơn là vì hiệu quả kinh tế.

"Nguyện vọng của một số lãnh đạo Đăk Nông và Lâm Đồng mong muốn triển khai dự án bô - xit tại địa phương mình. 

Tuy nhiên có những ý kiến gợi ý rằng, nên xây dựng nhà máy alumina ở vùng duyên hải Bình Thuận. Làm nhà máy ở khu vực này vừa đảm bảo yếu tố kinh tế, yếu tố môi trường và vấn đề an ninh.

Các đối tác nước ngoài thường hơn mình nhiều mặt. Tư duy chiến lược của họ cũng hơn mình. Cho nên trong hợp tác kinh tế cần phải rất khôn ngoan, không thể làm bằng mọi giá."- GS. Hồ Uy Liêm. 


Về tạo công ăn việc làm, tôi không tin là như vậy. Thực tế các dự án xây dựng ở Việt Nam cũng như bài học khai thác khoáng sản ở các nước trên thế giới, người dân địa phương luôn chịu thiệt thòi, nhất là với dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Vận tải là vấn đề đau đầu của dự án. TKV dự kiến xây dựng tuyến đường sắt chuyển bô xít xuống Bình Thuận chi phí có thể khoảng 3,1 tỷ USD. Kế hoạch này, theo ông liệu có khả thi?

Nếu sản xuất alumina trên Tây nguyên chúng ta chỉ có 2 phương án vận chuyển lựa chọn đó là đường bộ và đường sắt. Hiện có phương án xây dựng đường sắt đang được nghiên cứu tiền khả thi. Nhưng sẽ có một số khó khăn do địa hình đồi núi vòng vèo, độ dốc cao nên nếu để đường sắt vận hành được sẽ rất tốn kém. 

Gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo tập đoàn TKV xây dựng phương án thiết kế đường sắt đa mục tiêu, đồng nghĩa với việc sẽ phải bỏ tiền ngân sách hoặc đi vay để đầu tư. Vấn đề này cần được tính toán, cân nhắc một cách thận trọng vì lộ trình tuyến đường sắt đi qua là những nơi thưa vắng, dân cư nên hiệu quả về kinh tế xã hội sẽ rât thấp, lại rất tốn kém. Nếu đường sắt chỉ để chở quặng thì lỗ chỏng gọng.

Cẩn trọng lựa chọn công nghệ, nhà thầu

- Hai nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ đang sử dụng công nghệ của nhà thầu Trung Quốc với lý do giá rẻ bỏ thầu thấp. Qua đi thực địa tại Trung Quốc và khảo sát, quan điểm của VUSTA như thế nào?

Ở Tây Nguyên, tập đoàn TKV đã xây dựng nhà máy sản xuất alumina ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắc Nông). 

Nhà máy ở Tân Rai đã ký hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và xây dựng với Chalco, Trung Quốc với giá 466 triệu USD và họ đã vào rồi. Bên Nhân Cơ dự kiến sẽ chấp nhận luôn kết quả này, với giá trị 499,2 triệu USD.

Trong làng công nghệ luyện nhôm thế giới, Chalco thuộc hàng sinh sau đẻ muộn và cũng không phải là nơi có công nghệ tiên tiến nhất như Mỹ, Canada, Úc, Pháp… 

Hiện nay, chúng ta đấu thầu dựa trên giá rẻ. Nhưng áp dụng quy luật nhanh, rẻ chưa hẳn đã tốt. Nếu chỉ dựa trên giá rẻ, thì đấu thầu ở đâu, ngành gì, Trung Quốc cũng sẽ thắng thầu. Một số nhà thầu nước khác khi thấy có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc thì đã rút lui. 

Hơn nữa, ban đầu, Chalco bỏ giá thầu thấp, khi thắng thầu họ lại yêu cầu tăng giá. Trong trường hợp nhà máy Tân Rai, giá bỏ thầu được chấp nhận là 352 triệu USD, nhưng sau khi đàm phán hợp đồng thầu, họ đã yêu cầu tăng lên 466 triệu USD với lí do biến động tỉ giá. Điều gì sẽ đảm bảo Chalco không đòi tăng giá trong tương lai và tái diễn việc này với Nhân Cơ?

- Nhiều ý kiến cũng quan ngại về công nghệ sử dụng trong chế biến alumina. Qua thực tế khảo sát và đi tham quan Trung Quốc, VUSTA đánh giá như thế nào?

Theo thông tin được cung cấp, tuyệt đại đa số thiết bị là của Trung Quốc, vốn không phải tất cả đều tốt. Hơn nữa, đây chưa hẳn đã là công nghệ tốt nhất của Trung Quốc.

Trên thế giới hiện nay có nhiều công ty, quốc gia có khả năng cung cấp công nghệ sản xuất alumina. Tuy nhiên, không phải bất cứ công ty nhôm nào cũng có thể cung cấp công nghệ tốt, đặc biệt đối với cac quốc gia không có công nghệ sản xuất nguồn. Việc lựa chọn đối tác cung cấp công nghệ sản xuất alumina là hết sức quan trọng trong việc bảo đảm cho nhà máy xây dựng xong vận hành an toàn, cho các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế tốt. 



Chúng ta cần rút bài học kinh nghiệm từ nhà máy đồng Sinh Quyền (Lào Cai) vì do không cẩn trọng trong khâu lựa chọn công nghệ nên cho đến nay khi đã sản xuất được đồng thành phẩm thì giá bán lại thấp do không đạt được độ tinh khiết mà thị trường thế giới yêu cầu. Hơn nữa tỷ lệ đồng còn lại trong chất thải quá lớn (khoảng 7%) thay vỉ 1% như yêu cầu, nên rất lãng phí và phát sinh nhiều vấn đề môi trường. 

Việc chọn công nghệ cho cả 2 nhà máy alumina đầu tiên của Việt Nam đều sử dụng công nghệ của một công ty Trung Quốc có thể giúp chủ đầu tư giảm chi phí, nhưng điều đó lại không phải là giải pháp khôn ngoan nhất, đặc biệt là khi chúng ta chưa có hiểu biết về công nghệ và khi mà các công nghệ của Trung Quốc chưa được đánh giá cao, dẫn đến mức độ rủi ro và phụ thuộc sẽ rất cao. 

Thêm vào đó, quy trình kĩ thuật mà Chalco sử dụng cho các tỉnh phía Nam Trung Quốc, nơi VUSTA đi tham qua là công nghệ sử dụng để chế biến cho bô xít diaspor, khác hẳn với bô xít gipsit có nguồn gốc phong hóa ở Tây Nguyên.



5 kiến nghị của VUSTA


- Vậy VUSTA sẽ kiến nghị gì với Chính phủ về dự án bô xít?

Chúng tôi đưa khuyến nghị 5 điểm:

Một là, cần tiến hành đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch và kế hoạch khai thác, chế biến khoáng sản bô - xít ở Tây nguyên. Mục tiêu của môi trường chiến lược là nhận dạng và đánh giá tổng hợp các hậu quả môi trường chính của quy hoạch và kế hoạch. Trên cơ sở đó, lồng ghép các mục tiêu bảo vệ môi trường và quá trình điều chỉnh và thực hiện kế hoạch, quy hoạch. Mặt khác, kế hoạch, quy hoạch cần phải dựa vào dự báo xu thế cung cầu của thị trường và tích hợp đầy đủ các phương pháp đánh giá để khuyến nghị dựa trên các nguyên tắc xây dựng các kịch bản khác nhau.

Hai là, triển khai chương trình điều tra, nghiên cứu Tây Nguyên. Đối với cùng Tây Nguyên, kiến nghị Chính phủ cần sớm đưa chương trình nghiên cứu Tây Nguyên 3 vào để làm cơ sở cho quy hoạch phát triển tổng thể khu vực này. Trong đó bô - xít sẽ tham gia như một ngành công nghiệp đáng lưu tâm. Cần nghiên cứu phân tích và đặt khai thác bô - xít trong quy hoạch tổng thể phát triển khai thác vùng Tây Nguyên Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ để đề ra chiến lược phát triển vĩ mô cấp vùng.



Ảnh: Alcan.com




Ba là, xây dựng chương trình khai thác khoáng sản thí điểm. Trong bối cảnh hiện nay, chỉ nên tập trung vào một nhà máy thí điểm tại Tân Rai, Lâm Đồng, chưa nên nóng vội triển khai xây dựng nhà máy ở Nhân Cơ vì không khả thi. Và vì thị trường alumina trên thế giới hiện nay đang chưa ổn định, hơn nữa ta chưa chuẩn bị chu đáo về hạ tầng kỹ thuật, về nhân công vì thế rủi ro sẽ rất lớn. 


Bốn là, hợp lý hơn cả là xây dựng nhà máy alumina ở vùng duyên hải Bình Thuận, vận chuyển quặng tinh bằng đường ống. Trong trường hợp đó, hiệu quả kinh tế chắc chắn sẽ cao hơn. Xử lý bùn đỏ dễ dàng hơn và để đảm bảo an ninh quốc phòng cũng kết quả hơn. Quyền lợi của các tỉnh Tây Nguyên cũng có thể được đáp ứng thích đáng theo cách mà Chính phủ đã giải quyết để chia sẻ quyền lợi giữa Nghệ An và Thanh Hoá khi xây dựng nhà máy xi măng Hoàng Mai.

Năm là, với chức năng nhiệm vụ của mình và khả năng tập hợp các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, VUSTA hoàn toàn có thể tham gia các chương trình đánh giá môi trường chiến lược theo quy hoạch bô - xít và chương trình nghiên cứu Tây nguyên 3 để tham mưu, góp phần tư vấn cho Trung ương Đảng và Chính phủ lựa chọn phương án phát triển Tây Nguyên và bô - xít.
Thu Hà - Phương Loan (Thực hiện)


Thứ Năm, 9 tháng 4, 2009

Cũng phải làm cái gì chứ!



  
(Nhà văn Nguyễn Quang Thân) 

Một tiến sĩ Việt Kiều từ Pháp về đi rất nhiều nơi, tiếp xúc với bạn bè cũ hồi học đại học, gặp gỡ nhiều bạn mới trẻ. Trước khi trở lại Pháp, trông bà có vẻ buồn, không hào hứng như lúc mới về. Tôi hỏi, không ngần ngừ, bà buông một câu chắc nịch: “Em buồn vì thấy nhiều người, ít nhất thì cũng là tuyệt đại đa số bạn bè của em trẻ cũng như già, họ sống buông xuôi, ngoài việc kiếm sống hay vừa lòng với cuộc sống sung túc, nhàn nhạt, không mấy người có dự định làm cái gì để sử dụng hết khả năng của mình hết!”

Bà nói, lướt qua báo chí, kể cả báo mạng, thấy lớp trẻ quan tâm đến bộ đùi của một minh tinh Mỹ vừa được mua bảo hiểm hơn chuyện sân gôn hay Vedan, hay những dòng sông bùn đỏ. Buồn vì có nhiều tờ báo mạng đưa tin “Chung Hân Đồng đỏ mặt sau khi uống rượu”! Em cam đoan với anh nếu có tờ báo nào ở Paris mà đưa tin đó là người ta sẽ gọi điện về tòa soạn hỏi thăm ông chủ bút “có sao không đấy”. Anh thử thăm dò mà xem, rất nhiều trí thức không đọc tin cá chết trên sông Nhuệ vừa rồi nhưng lại rất tường chuyện Thủy tốp lộ hàng, hay “hàng” của Thủy tốp bị lộ là hàng thật hay sản phẩm của photoshop! 

Quan tâm cái gì thì sống với cái đó. Như anh nghiện rượu thì luôn nghĩ cách pha cốc-tai thế nào cho ngon. Khi những vấn đề quan trọng nhất của đất nước bị “lờ” đi thì chẳng ai biết nghĩ gì, làm gì ngoài việc kiếm cơm. 

Tôi nói với bạn tôi rằng chuyện này không cần phải ở Pháp lâu ngày trở về mới nhìn thấy. Mà, nhiều người có tính hay lo đã thấy từ lâu. Tóm lại đó là tình trạng thông tin mà những gì cần biết nên biết thì không có, không đủ hoặc đưa ra một cách sai lệch. Không có A thì chỉ còn lại B nữa mà thôi. Người ta yên phận trong một môi trường thông tin không gợi cảm hứng đóng góp và sy nghĩ, sáng tạo. Chúng ta thường gọi đó là “tình trạng thiếu cảm hứng tạo dựng sự nghiệp” trong các thế hệ 8x, 9x và cả những người đứng tuổi có tài năng nữa. 

Người ta đang chăm chú vào cái gì? Đang làm gì? Ngoài những người thích buôn dưa lê chuyện tầm phào và hình sự, độc giả trung thành của rất nhiều tờ báo cho kết quả tích cực là sau khi đọc xong người ta đi mua thêm ngay lập tức một cái ổ khóa, một bộ phận tuổi trẻ khác thì coi săn lùng được một suất học bổng của nước ngoài là lý tưởng sống để đời. Việc này cũng có một kết quả “tích cực” là sau khi thành tài, họ trở thành một người ngoại quốc thỉnh thoảng về thăm quê rồi buồn như bà bạn của tôi nói trên. Quá ít người chịu nghĩ hay chịu làm một cái gì nghiêm túc mà người ta thường gọi là sự nghiệp!

Có nhiều nguyên do đẻ ra cách sống đáng buồn đó. Cho nên chúng ta hãy hết lòng kính trọng những tờ báo chịu mạo hiểm khêu gợi được cảm hứng sáng tạo và đóng góp của cộng đồng, kính trọng những tấm gương chịu nghĩ, chịu làm vẫn thường xuất hiện trong cuộc sống. Chẳng hạn, tìm cách đưa sách về các dòng họ ở nông thôn, mầy mò phương pháp dùng đất sét làm trong nước hồ Hà nội của một học sinh trung học, nghĩ ngợi ra một cái máy tước hạt ngô rẻ tiền của một ông Hai Lúa v.v. Hay cả những việc làm “thất bại trông thấy” như làm một chiếc trực thăng …còn hơn là không làm gì cả. Làm gì cũng được, miễn là đầu óc không suốt ngày lo lắng, bứt rứt tại sao nữ diễn viên Hồng Không từng bị “lộ hàng” Chung Hân Đồng, uống rượu lại đỏ mặt! 
-----------
Bác Thân viết ngày càng hay và buồn cười. 
Cần gì phải Việt kiều ở tận Paris về mới nói như vậy? Chỉ cần mở tivi là thấy ngay à. Trong chương trình thời sự, hôm nào mà chả "phải trồng cây gì, nuôi con gì" hoặc vĩ mô hơn nữa là câu nói kinh điển "chúng ta phải làm sao đây"...
Phải làm sao là làm sao???



Lãnh đạo phải biết nghe lời thẳng, lời thật



30/03/2009 12:44 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Người đứng đầu quốc gia mà không chủ động tiếp cận các nguồn độc lập để nắm bắt thông tin, thì chỉ còn hình dung được bức tranh đất nước qua lăng kính do những người thân cận dàn dựng; nếu các cận thần toàn nói dối, thì đến một lúc nào đó, người lãnh đạo sẽ không còn biết gì về chính đất nước của mình. 



Tồn tại trong không gian xã hội, con người cần phải biết tường tận về các diễn biến chung quanh và về bản chất của những diễn biến đó, để ứng xử cho phù hợp. Đó gọi là nhu cầu thu thập nắm bắt thông tin, là một đòi hỏi mang tính vật chất, có nguồn gốc từ bản năng sống: “biết” để tránh rủi ro, hiểm họa, xung đột trong quá trình tìm kiếm lợi ích; nếu không tránh được, thì biết để đương đầu, để có đối sách hợp lý. Không biết gì, thì dễ hành động tùy tiện, nói nôm na là dễ làm bậy, gây nguy hiểm cho người khác và, nhiều khi, cả cho chính mình.  



Người lãnh đạo quốc gia, trước hết là một thành viên xã hội, cũng có nhu cầu ấy. Thậm chí hơn ai hết, do chức năng xã hội của mình, người lãnh đạo đích thực không chỉ cần mà thực sự khao khát thông tin: một quyết định sai của cá nhân bình thường, không có vị trí gì đặc biệt trong xã hội, do không có đủ thông tin, có thể chỉ gây hậu quả thiệt hại cho một người hoặc một nhóm người; còn một quyết định sai do thiếu thông tin của người lãnh đạo quốc gia thường gây thiệt hại cho toàn xã hội.  

Người lãnh đạo có thông tin bằng cách nào? Một người dân bình thường khai thác những kênh thông tin cũng bình thường: báo viết, đài phát truyền, truyền hình, internet, nói chung là các phương tiện truyền thông; các cuộc giao tiếp gia đình, bè bạn, đồng nghiệp,… Về mặt lý thuyết, người lãnh đạo quốc gia cũng có điều kiện sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin đó.  

Vấn đề là người lãnh đạo thường đa đoan công việc: họp hành, dự lễ lạt, tiếp khách,… Điều đó cũng có nghĩa là so với người dân thường, người lãnh đạo có ít thì giờ rỗi rãi để tự mình tìm kiếm thông tin. Vị trí lãnh đạo càng cao, thì công việc càng bề bộn và khoảng thời gian dành để sống trong thế giới thông tin càng thu hẹp lại.  

Người lãnh đạo mà không có điều kiện trực tiếp thu thập thông tin thường phải dựa vào các thư ký, cố vấn, nhân viên tham mưu để có tin tức, dữ kiện cần thiết. Trong logic của sự việc, người đứng đầu quốc gia mà không chủ động tiếp cận các nguồn độc lập để nắm bắt thông tin, thì chỉ còn hình dung được bức tranh đất nước qua lăng kính do những người thân cận dàn dựng; nếu các cận thần toàn nói dối, thì đến một lúc nào đó, người lãnh đạo sẽ không còn biết gì về chính đất nước của mình. Các chế độ độc tài thường hình thành với những người lãnh đạo tối cao sống trong hoàn cảnh giao tiếp đặc thù đó.  



Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đối thoại trực tuyến với nhân dân ngày 09/2/2007. Ảnh: VNN


Thời xa xưa, không có các nguồn cung cấp thông tin độc lập như báo, đài, internet, sự lệ thuộc của người cầm quyền vào những người thân cận trong việc nắm bắt thông tin là rất nặng nề, nếu không muốn nói là gần như tuyệt đối; bởi vậy, tình trạng chuyên quyền, độc đoán của các ông vua, lãnh chúa khá phổ biến. 

Các bậc gọi là minh quân, không muốn bị chìm ngập trong các lớp hỏa mù thông tin “dỏm” do đám quân sư tạo ra, thường chỉ còn mỗi cách là thoát ly khỏi chốn cung đình và tự mình đi tìm kiếm thông tin xác thực trong dân chúng. Người ta gọi đó là các trường hợp vua đi “vi hành”: cải trang thành dân thường, cùng với một vài cận vệ trung thành, vua trà trộn vào cộng đồng thứ dân và sống cuộc sống của họ. 

Bằng cách này, vua biết được người dân đang sống như thế nào, nghĩ gì, muốn gì, đồng thời cũng có thể nhận ra được những khuyết tật của bộ máy cai trị. Với những thông tin đó, vua có điều kiện điều chỉnh, sửa đổi chính sách, biện pháp cai trị hợp lý, nhất là hợp lòng dân.  

Ngày nay, nhờ các công cụ, thiết bị giao tiếp hiện đại, hình ảnh chân dung thật của người lãnh đạo được dân chúng nhận biết rõ; việc cải trang trở nên khó khăn, người làm lãnh đạo do đó khó có thể đi vi hành.  


Vả lại, trong xã hội thượng tôn pháp luật, mỗi chủ thể chỉ có một nhân thân pháp lý. Nếu người lãnh đạo giả dạng dân thường mà chỉ đứng quan sát cuộc sống diễn ra hoặc chỉ xác lập các giao tiếp thuần túy xã hội, thì không sao; nhưng nếu người giả dạng thường dân lấy tư cách đó để xác lập các giao dịch pháp lý, thì dứt khoát giao dịch ấy phải bị tuyên bố vô hiệu do có… sự lừa dối.  

Bởi vậy, người lãnh đạo trong xã hội hiện đại muốn có thông tin tốt thì cần phải biết tự mình khai thác, sử dụng các công cụ giao tiếp phổ thông, hơn là đi vi hành. Rõ hơn, lãnh đạo cần dành thì giờ thích hợp để đọc báo, xem đài, truy cập internet,…  

“Chat” với dân là một trong những cách tốt nhất, có hiệu quả nhất để người lãnh đạo trong xã hội hiện đại lấy thông tin từ nhân dân.  

TS. Nguyễn Ngọc Điện




Thứ Tư, 8 tháng 4, 2009

Đất nước cần phải thay đổi một khi cần thiết

 Apr 12, '09 6:46 PM
for everyone


Copied từ blog Lê Minh Phiếu


Một lần nữa chúng tôi chứng tỏ cho các vị thấy rằng quyền lực thực sự của nước Mỹ không phải đến từ vũ khí, tiền bạc mà từ sức mạnh dài lâu của lý tưởng dân chủ, tự do, cơ hội và niềm hy vọng.
...

Bí quyết của nước Mỹ là nước Mỹ luôn có thể thay đổi. (1)
(Barack Obama)



Bình luận: Câu (1) trên có người sẽ đón nhận nó như những ngôn từ sáo rỗng. Nhưng tôi nghĩ đó thật sự là một bí quyết. Một đất nước mạnh và bền vững là một đất nước phải có cơ chế để thay đổi, và phải biết thay đổi khi cần phải thay đổi.


Có biết bao dân tộc đã lạc hậu, trì tuệ để rồi bị xâm lược vì sự bảo thủ, trì tuệ không chấp nhận sự thay đổi. Có dân tộc (Nhật) đã vượt lên trở thành cường quốc chỉ vì đã thay đổi đúng lúc.


Có biết bao dân tộc vì khó thay đổi đến mức phải dùng chiến tranh để làm thay đổi mà "suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, bên nào thắng thì nhân dân cũng bại" (thơ Phạm Duy).


Trên thế giới, chiến tranh, lật đổ hay đảo chính nhằm để thay đổi thường xảy đến khi mà việc thay đổi khó thực hiện được bằng cơ chế hiện tại mà nó đang có. Nói cách khác, nó là một cách thức tồi tệ nhất và được sử dụng chỉ khi nào không còn có sự lựa chọn (trừ những kẻ/nhóm thiểu số quá khích, cực đoan).


Một cơ chế dân chủ, cơ chế mà ở đó sự thay đổi dễ thực hiện được và được thực hiện bởi chính sự lợi chọn của công dân, sẽ tránh những điều tệ hại đó. 


Ngày nay, một đất nước càng dân chủ, thì sẽ càng dễ thay đổi khi nó cần phải thay đổi. Bởi lẽ, người dân sẽ là người biết rõ nhất đến lúc nào cần thay đổi và thay đổi như thế nào. Và với một cơ chế dân chủ, họ sẽ toàn quyền quyết định để đi đến sự thay đổi đó.

Posted by Picasa

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2009

Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu


24/12/2008 07:17 (GMT + 7) Vượt lên thử thách 2009 để tiếp tục phát triển, hay bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ đều không thể thành công nếu không biết dựa vào nhân dân. Đảng phải đóng vai trò tập hợp sức mạnh toàn dân tộc, bằng trí tuệ và sự gương mẫu của mình. Sức dân chỉ được phát huy khi người lãnh đạo biết chủ động lắng nghe, đối thoại và nắm bắt tâm tư thật của dân. TIN LIÊN QUAN Không thể vượt bão 2009 nếu quên dựa vào sức dân Trực tuyến với nguyên PTT Vũ Khoan: Bàn luận trước thềm 2009 Trải nghiệm 2008 giúp nhìn sáng rõ những bài học Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thưa quý bạn đọc, hôm nay VietNamNet rất vui mừng gặp lại một vị khách mời đã quen thuộc và có nhiều tình cảm với bạn đọc VietNamNet: Nguyên PTT Vũ Khoan. Chắc nhiều bạn đọc còn nhớ giao thừa năm 2005 nguyên Phó Thủ tướng (PTTg) Vũ Khoan đã trực tuyến trên VietNamNet, lúc đó ông là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên trao đổi trực tuyến với người dân. Cách đây 1 năm, trước khi từ nhiệm ông cũng giành cho cho bạn đọc VietNamNet một buổi trò chuyện rất nhiều ý nghĩa. Hôm nay chúng ta vui mừng gặp lại ông sau một năm 2008 nhiều biến động, ghi nhận nhiều nỗ lực trong khó khăn của một dân tộc, và cùng nhìn về năm 2009 với nhiều thách thức để bàn luận, suy ngẫm xem vậy dân tộc ta sẽ vươn lên như thế nào? Đảng và Chính phủ sẽ dẫn dắt dân tộc và đất nước đi lên trong khó khăn như thế nào? Trở lại VietNamNet, nguyên PTT Vũ Khoan chia sẻ suy nghĩ của mình, trên cương vị một người công dân bình thường. Ảnh: Lê Anh Dũng Với tư cách là một cựu lãnh đạo được bạn đọc yêu mến, một người giờ đây có điều kiện gần dân hơn, ông cảm nhận thế nào về năm 2008 vừa qua? Nguyên PTT Vũ Khoan: Trước hết, phải nói là tôi rất vui được lên đối thoại trực tuyến với bạn đọc VietNamNet. Tôi cũng là người bạn cũ của VietNamNet, cũng có 2 dịp được trò chuyện với bạn đọc VietNamNet, thông qua đó để chuyển tải tới các bạn độc giả những tâm tư, suy nghĩ của bản thân mình. Hôm nay trên ngưỡng cửa năm 2009, tôi có dịp trở lại VietNamNet để chia sẻ suy nghĩ của mình, trên cương vị một người công dân bình thường. Chúng ta ai cũng vậy, bất kỳ người nào, ở cương vị nào cũng đều quan tâm đến vận mệnh của đất nước. Nhìn lại, năm 2008 là một năm đầy xáo động về nhiều mặt như khí hậu, giá cả, kinh tế, tài chính..., một năm để lại dấu ấn không những với nước ta mà còn với toàn thế giới. Có thể nói năm qua là một năm đặt ra rất nhiều vấn đề mới mẻ cho chúng ta và cho cả loài người. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bên cạnh nhiều xáo động, theo ông, cái ĐƯỢC lớn nhất của chúng ta trong năm 2008 là gì? Nguyên PTT Vũ Khoan: Là những bài học. Từ thực tế này, đây là lần đầu tiên chúng ta phải ứng phó với 2 khó khăn cùng lúc: Khó khăn trong nước đồng thời phải đối phó với khó khăn trên thế giới. Năm 2008 là năm thứ hai chúng ta hội nhập với kinh tế thế giới. Tình hình khó khăn ấy đã dạy cho chúng ta rất nhiều bài học. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Vậy cái MẤT lớn nhất của chúng ta trong năm 2008 là gì, thưa ông? Cái mất cơ bản là đà tăng trưởng từ những năm trước mà chúng ta đã tạo được. Ảnh: Lê Anh Dũng. Nguyên PTT Vũ Khoan: Cái mất cơ bản là đà tăng trưởng từ những năm trước mà chúng ta đã tạo được. Như chúng ta đã thấy, trước và sau ĐH 10, chúng ta rất phấn khởi thấy đất nước tăng trưởng khá nhanh sau khi chúng ta gia nhập WTO, nhưng sau chỉ một thời gian ngắn, chúng ta vấp phải rất nhiều khó khăn, và phải vật lộn trong năm 2008. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Theo ông, với những bài học chúng ta nhận được đó, liệu chúng ta đã học tốt không? Có học đến nơi đến chốn không? Nguyên PTT Vũ Khoan: Tất nhiên, những khó khăn của 2008 đưa ra rất nhiều bài học và tôi nghĩ rằng không phải một lúc mà chúng ta có thể nhận thức được hết. Cần có quá trình vấp váp thử nghiệm thì chúng ta mới hiểu rõ và hiểu thấu hơn tất cả những kinh nghiệm điều hành nền kinh tế thị trường, nhất lại là nền kinh tế thị trường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đó là một cái gì đó rất là mới mẻ với chúng ta. Trải nghiệm 2008 và tới đây là 2009 sẽ giúp chúng ta nhìn sáng rõ và thấu đáo hơn những bài học đã qua. Bạn Lê Văn Chương (37/5 Lý Thường Kiệt, P8, Tân Bình, Tp.HCM): Xin ông cho biết yếu kém nội tại nào là khó nhận diện và khó nhất trí nhất của hệ thống quản lý Nhà nước Việt Nam hiện nay? Để khắc phục yếu kém đó thì theo ông cần phải làm thế nào và tính khả thi của giải pháp mà ông đề xuất? Nhìn lại 2008, dự cảm 2009 Không thể vượt bão 2009 nếu quên dựa vào sức dân Phác thảo bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2009 Ai đắc lợi, ai thiệt thòi từ khủng hoảng kinh tế? Hai góc nhìn về khủng hoảng kinh tế Kinh tế VN: Không khủng hoảng, nhưng có tăng trưởng bền vững? Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã "chạm đỉnh"? Đối ngoại trong nhiệm kỳ chống khủng hoảng của Obama Khủng hoảng tinh thần sau khủng hoảng kinh tế: kịch sàn! Obama - Nhiệm kỳ chống khủng hoảng và tìm triết lý phát triển Khủng hoảng tài chính 2008 dưới góc nhìn George Soros 2008 - Năm bất ổn và rối loạn của toàn cầu hoá Sức ép giá cả, lạm phát trước ngưỡng cửa 2008 Nguyên PTT Vũ Khoan: Khó nhận diện nhất chính là sự không minh bạch trong cơ chế chính sách. Một chủ trương đưa ra không thật công khai, rõ ràng sẽ tạo nên tiêu cực ngay lập tức. Cần công khai, minh bạch trong bất cứ chính sách nào cho người dân được biết và có sự chọn lựa, cạnh tranh, đấu thầu thì mới có thể đem lại hiệu quả được. Còn tù mù theo cơ chế xin cho, quan hệ thì chắc chắn sẽ mang lại những cái không rõ ràng, từ đó sinh ra những tiêu cực. Dự cảm 2009: Khó khăn sẽ mách bảo Việt Nam đổi mới con đường phát triển Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Năm 2009 dự báo rất nhiều khó khăn, phức tạp và dông bão với không chỉ dân tộc và đất nước Việt Nam mà đến với toàn thế giới. Cảm nhận của ông về 2009 là thế nào? Nguyên PTT Vũ Khoan: Thường thì khi kết thúc năm cũ, bước vào năm mới, người ta có cảm giác đầy niềm hi vọng vào năm mới. Nhưng riêng với năm Kỷ Sửu này, tâm tư của tôi nghiêng về phía lo lắng nhiều hơn. Đất nước phải đứng trước khó khăn kép, một mặt chúng ta đang phải khắc phục những khó khăn trong nước, sau khi lạm phát tăng quá cao, chúng ta đã kiềm chế được chừng mực nào đó thì giờ đây lại vấp phải hiện tượng giảm sút về kinh tế. Thoát khỏi khó khăn này không hề đơn giản. Chưa kịp xử lý xong vấn đề này thì những tác động tiêu cực của kinh tế thế giới lại ập đến. Năm 2009 hứa hẹn một năm đầy thử thách và hiện nay, trong tất cả các dự báo thì chưa ai dám khẳng định kinh tế thế giới năm 2009 sẽ sáng sủa. Tuyệt đại đa số các dự báo của các nhà kinh tế, các viện nghiên cứu, các thể chế tài chính quốc tế như WB, IMF... đều nói rằng chưa có triển vọng và cơ sở nào cho thấy kinh tế thế giới 2009, thậm chí đến quý 4 sẽ sáng sủa cả. Cá nhân tôi có lo lắng là chính. Tuy vậy cũng không nên nhìn bức tranh quá tối. Trong cái khó có thể ló cái khôn. Tôi nghĩ có thể kể ra mấy điểm lợi thế của Việt Nam trong năm tới như sau: Thứ nhất, dù sao nước ta cũng duy trì được sự ổn định chính trị, xã hội. Đây cũng là cơ hội để chúng ta phát triển trong nước, đồng thời cũng là sức hút với những người quan tâm hợp tác với Việt Nam. Thứ hai, tốc độ tăng trưởng có giảm sút nhưng vẫn là dương, chứ chưa đến mức suy thoái, trong khi rất nhiều nước đã rơi vào tình trạng suy thoái. Điều này không làm chúng ta hài lòng nhưng vẫn có thể khai thác được tiềm năng này. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển về dài hạn ở Việt Nam vẫn là có. Thứ ba, trước những khó khăn đó, chúng ta có những biện pháp tháo gỡ tình hình, trong đó có một hướng mà tôi cũng đã ủng hộ từ rất lâu là ủng hộ khai thác nội địa, kích cầu trong nước... Nếu tất cả các biện pháp nếu làm tốt thì cũng khơi dậy được những khả năng ở trong nước để điều chỉnh phần nào yếu kém của nền kinh tế nước ta. Nhìn về 2009, cái lo lắng là chính nhưng bên cạnh đó cũng loé ra những khả năng mà chúng ta có thể tận dụng được, chứ không phải chỉ toàn màu tối, xám. Muốn phát huy sức dân thì phải lắng nghe dân Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhiều bạn đọc VietNamNet đã tỏ vui mừng khi thấy gần đây, trong lãnh đạo Đảng đã nói đến chuyện phát huy sức mạnh toàn dân, như TBT Nông Đức Mạnh trong buổi Hội nghị Quân chính Toàn quân cũng nói "bảo vệ tổ quốc dựa vào phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân". Đó là chủ trương lớn của Đảng và xuyên suốt lịch sử của dân tộc, Đảng làm nên những giá trị lịch sử, thành quả to lớn với dân tộc cũng là nhờ nhân dân hi sinh, che chở, đùm bọc, cống hiến và tìm ra những mô hình mới trong phát triển kinh tế. Thưa ông, trong bối cảnh hôm nay, chúng ta sẽ làm những gì để phát huy sức mạnh của dân tộc bằng những hành động cụ thể? Chúng ta phải tin vào và khơi dậy tiềm năng của nhân dân. Ảnh: TTO Nguyên PTT Vũ Khoan: Quan điểm này không phải là mới. Đó có thể là một trong những nguyên tắc cơ bản của Đảng ta. Mọi thành công của Việt Nam đều dựa vào sức mạnh của nhân dân. Hôm qua (22/12), chúng ta vừa kỷ niệm ngày quốc phòng toàn dân và ngày thành lập QĐND Việt Nam. Quân đội chúng ta ra đời vốn là một đội quân rất nhỏ, do sức mạnh của nhân dân mà làm nên những sự nghiệp rất lớn. Sự nghiệp đổi mới cũng vậy, nếu không khơi dậy sức sáng tạo của nhân dân thì làm sao có được những thành công to lớn như vậy được. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải tin vào và khơi dậy tiềm năng của nhân dân. Có mấy nhân tố để làm được điều này: Thứ nhất là cần tạo được sự đồng thuận, tin tưởng rộng lớn của nhân dân vào những biện pháp mà Đảng và Chính phủ đề ra. Bất kỳ làm việc gì, dù nhỏ dù lớn, trong lúc này mà nhân dân hiểu, ủng hộ và đồng tình làm thì chắc chắn sẽ làm được. Chủ trương của chúng ta phải minh bạch, công khai, phải làm cho nhân dân hiểu rõ tình hình, biện pháp mà chính phủ thực hiện. Thứ 2, khi đề ra các biện pháp cụ thể trong lĩnh vực kinh tế, thì các biện pháp ấy phải nhằm vào đại đa số nhân dân. Ví dụ kích cầu, theo quan điểm của tôi thì phải nhằm vào nông dân vì nước ta vẫn là nước nông nghiệp, với 70% là nông dân. Nếu chúng ta tháo gỡ khó khăn cho bà con nông dân, để họ tiêu thụ được sản phẩm, có thể tiếp tục sản xuất và vay vốn được đỡ sức ép từ giá cả. Đấy là sức mua lớn nhất của xã hội chứ không nên là tập trung vào doanh nghiệp lớn. Kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tạo ra đại đa số công ăn việc làm trong xã hội. Thành ra nếu chúng ta sử dụng những biện pháp nhằm vào đại đa số ấy như kích cầu vào đại đa số, cụ thể là hỗ trợ những người nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sẽ khơi dậy được tiềm năng của nhân dân. Thứ 3, muốn phát huy sức mạnh của nhân dân thì phải lắng nghe nhân dân. Những ý kiến của nhân dân chính là những sáng kiến, tâm tư, tình cảm của họ. Sự sáng tạo của nhân dân thể hiện trong các ý kiến, đề xuất, nguyện vọng của họ. Biết nghe và biết chọn lọc những ý kiến đề xuất ấy của người dân thì chúng ta sẽ tìm được lối ra. Đây là chân lý không thay đổi với đất nước ta. Nếu sử dụng chân lý này có hiệu quả thì chúng ta sẽ thoát ra khỏi mọi tình huống khó khăn. Kích cầu, theo quan điểm của tôi thì phải nhằm vào nông dân. Ảnh: agro.com.vn Giải quyết khó khăn trước mắt nhưng đừng quên dài hạn Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Có nhiều người so sánh năm 1986, là năm chúng ta đổi mới, lúc đó chúng ta đã vấp phải những khó khăn rất to lớn trong đời sống kinh tế xã hội và chúng ta cũng dựa vào nhân dân để vượt qua. Còn hôm nay, chúng ta đã khó khăn đến mức như năm 1986, phải suy nghĩ đến đoạn buộc phải đổi mới hay chưa? Buộc phải tiếp tục đổi mới cao hơn nữa? Buộc phải dựa vào nhân dân hơn nữa hay chưa? Nguyên PTT Vũ Khoan: Năm nay chúng ta cũng khó khăn, nhưng không thể so sánh với năm 1986 được. Tôi đã từng sống trong giai đoạn đó, thấy tình hình lúc đó khác bây giờ nhiều về cả thế và lực. Lạm phát ngày ấy là hàng nghìn % chứ không phải chỉ khoảng 20% như bây giờ, không có hàng hoá. Chúng ta không coi thường lạm phát nhưng so với năm 1986 thì con số dự tính lạm phát 2008 là 22% cũng chưa phải là lớn lắm. Kinh tế của nước ta dù sao cũng đã tăng trưởng rất tốt trong những năm qua. Chúng ta đã có dự trữ ngoại tệ. Mặt khác, về thế ngày ấy chúng ta bị bao vây cô lập, còn ngày nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia, quan hệ kinh tế thương mại với hơn 130 quốc gia, đầu tư cũng hơn 70 quốc gia... Nói chung bây giờ ta có cơ may để khắc phục kinh tế hơn năm 1986 rất nhiều. Còn về đổi mới, thì phải nhận thức rằng đổi mới phải là một quá trình vận động không ngừng, cũng giống như con người muốn tiến bộ thì cũng phải liên tục hoàn thiện mình. Nói đến một xã hội thì lại càng phải như thế. Không nên hiểu đổi mới là dừng lại ở chỗ này, hay đã tốt rồi thì không cần phải tiếp tục đổi mới. Cuộc sống luôn luôn phát triển, ngày hôm nay tốt, ngày mai đã có thể không tốt rồi. Tôi cho rằng khó khăn 2008 sẽ mách bảo ta sửa tiếp một số cái nữa: Thứ nhất, đó là cơ cấu kinh tế, được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cơ cấu ngành, sản phẩm, vùng miền, thị trường... nhưng ở đây tôi chỉ đề cập tới cơ cấu sản xuất thôi. Rõ ràng khó khăn của 2008 cho thấy trong cơ cấu công nghiệp của chúng ta mới chủ yếu xuất khẩu hàng thô và gia công. Trong khi đó công nghiệp phụ trợ nói mãi cũng vẫn chưa làm được. Chúng ta càng xuất nhiều thì càng phải nhập lớn. Điều này cũng sẽ ép buộc chúng ta phải thay đổi vì nếu chúng ta không thay đổi thì mãi mãi kinh tế của chúng ta sẽ thua thiệt, kém hiệu quả. Hay chúng ta phải hội nhập vào cơ thể thế giới, không thể khác được nhưng mức độ tuỳ thuộc vào kinh tế thế giới đến đâu thì phải phấn đấu để thay đổi. Phụ thuộc cả xuất lẫn nhập khẩu đến 148 - 150% với kinh tế thế giới như hiện nay thì chúng ta sẽ còn phải chịu rất nhiều khó khăn. Đầu vào, vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng quá cao. Chúng ta phải phấn đấu để tiết kiệm trong nước cao để tự lực hơn. Tự lực không có nghĩa là đóng cửa, mà nền kinh tế phải tự đứng trên đôi chân của mình thì mới có thể ứng phó với tình hình được. Chúng ta cũng phải nghĩ đến cách làm trưng cầu dân ý. Thứ hai, hơn lúc nào hết phải xử lý tốt mối quan hệ giữa tốc độ và hiệu quả; giữa tăng trưởng và bền vững. Trong đó hiệu quả và bền vững mới là quan trọng. Lần này, chúng ta cũng phải chỉnh sửa lại để khắc phục tình trạng đó. Quá trình đổi mới là quá trình không ngừng. Khó khăn năm 2008 mách bảo cho chúng ta phải sửa những gì để nền kinh tế hoàn thiện hơn. Khi khó khăn thì phải tập trung vào giải quyết khó khăn trước mắt là đúng, nhưng vẫn phải để một phần trí tuệ để giải quyết khó khăn dài hạn. Khủng hoảng đối với các quốc gia đều giống nhau, khủng hoảng kinh tế chỉ như một quy luật của kinh tế thị trường, là quy luật mang tính chu kỳ. Sau khó khăn thì nó lại được cơ cấu lại và phát triển có hiệu quả hơn. Đó là quy luật mà chúng ta phải nắm bắt để khi ra khỏi khó khăn này thì nền kinh tế lành mạnh hơn. Nhưng không lúc nào nên rời mục tiêu dài hạn của phát triển đất nước. Phải nghĩ đến chặng đường 2010 - 2020 chúng ta phải làm gì, làm thế nào để phát triển bền vững, đưa nước ta trở thành nước về cơ bản là nước công nghiệp vào năm 2020. Nói con người là trung tâm nhưng không có giải pháp rõ thì Việt Nam vẫn mãi lạc hậu Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhiều người vẫn nói con đường đi của chúng ta rất khó khăn, chưa tìm ra con đường để phát triển. Người ta nói rằng chúng ta không thể nào đi theo con đường sản xuất đại trà để trở thành đại công xưởng như của Trung Quốc, cũng như không thể trở thành quốc gia đi đầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng như Singapore, Hong Kong. Có người lại nói Việt Nam có thể đi theo con đường tạo nên giá trị gia tăng, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu... Nhưng về mặt con người, chúng ta lại chưa chuẩn bị kịp, còn bộn bề khó khăn, chưa định hình con đường đi riêng cho Việt Nam. Suy nghĩ của ông thế nào về vấn đề này? Nguyên PTT Vũ Khoan: Tôi cho rằng sắp tới còn phải bàn bạc nhiều. Chúng ta đưa ra những ý tưởng vĩ mô nhưng nội hàm thì không rõ ràng và ý tưởng thì rất khác nhau. Ta nói đến năm 2020, biến nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp và hiện đại. Nhưng thế nào là công nghiệp, hiện đại? Cho đến nay cũng chưa có sự bàn bạc kỹ lưỡng và sự nhận thức thống nhất. Hoặc chúng ta đưa ra khẩu hiệu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" nhưng nội hàm của "dân giàu", "nước mạnh", "dân chủ", "công bằng" và "văn minh" là thế nào? Ngay cả nội hàm ấy cũng rất nhiều người hiểu không rõ và khác nhau. Sắp tới, trong dịp chuẩn bị cho thập kỷ tới, những nội hàm như vậy phải được định rõ. Tôi chưa sẵn sàng nói rằng chúng ta nên đi theo con đường nào, nhưng rõ ràng đây là vấn đề cần bàn rất kỹ. Chúng ta đã từng trải qua con đường côn nghiệp hoá công nghiệp nặng quá mức, không chú ý đến hiệu quả giờ phải chỉnh sửa lại. Sau đó, chúng ta cũng công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu mạnh, cũng mang lại một số thành quả nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều vấn đề. Có dạo chúng ta cũng bàn về "đi tắt đón đầu" và "sử dụng kinh tế tri thức để phát triển", gần đây thì theo gợi ý của nhóm chuyên gia Harvard thì chúng ta lại nhắc đến việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu... Bây giờ là lúc mà chúng ta phải ngồi lại với nhau và bàn bạc. Tôi cũng đang suy nghĩ về vấn đề này, nhưng có một điều cốt tử mà tôi vẫn nghĩ, đó là nước ta tài nguyên không nhiều, đa dạng nhưng mỗi thứ chỉ có một tí, lao động rẻ cũng giờ đây cũng không rẻ nữa và cũng không thể dựa mãi vào thế mạnh này được. Cái chính hiện nay là phải phát triển đầu tư con người có năng lực và trí tuệ cao. Nếu không chịu đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo thì dù chọn con đường nào chúng ta cũng không thể thành công được. Không chịu đầu tư vào giáo dục, đào tạo thì dù chọn con đường nào chúng ta cũng không thể thành công được. Ảnh: VNN. Cơ bản nhất hiện nay là phải tập trung vào làm cho rõ con đường chúng ta đổi mới giáo dục như thế nào để nguồn nhân lực của Việt Nam có thể bắt kịp được với thế giới. Quan sát những nước không có tài nguyên, nhưng họ vẫn làm nên nhiều sự nghiệp như Singapore, Thuỵ Sĩ, Nhật Bản và một số các nước Bắc Âu. Quyết định nhất vẫn là nguồn lực con người. Con người ở đây phải được hiểu theo nghĩa toàn diện vừa được đào tạo, chăm lo sử dụng và chính sách... Nếu cứ nói con người là trung tâm nhưng không có những biện pháp rõ ràng thì mãi mãi chúng ta sẽ vẫn lạc hậu. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Hiện nay, trong khu vực kinh tế dân doanh, dường như khả năng phát huy tiềm lực con người trội hơn hẳn khu vực nhà nước. Tuy nhiên khu vực này chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn chịu nhiều định kiến của xã hội. Trong khi nguồn lực quốc gia, kinh tế, tài chính ngân hàng, đất đai, khoáng sản... đều tập trung vào doanh nghiệp nhà nước. Liệu có phát huy được nguồn lực con người không khi khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn còn trì trệ và chưa phát huy tốt sức mạnh của mình? Nguyên PTT Vũ Khoan: Đúng là hiện nay những khu vực dân doanh là khu vực tạo ra sản phẩm, nhiều công ăn việc làm. Có một hiện tượng đáng chú ý là chảy máu chất xám từ khu vực nhà nước sang lĩnh vực tư nhân. Điều đó chứng tỏ ở đây làm ăn hiệu quả hơn, thu nhập cao hơn. Tất nhiên so với trước đây, cơ chế chúng ta đã thông thoáng hơn rất nhiều. Mỗi người đều có điều kiện lựa chọn nơi làm việc cho riêng mình. Điều này sẽ tạo sức ép lên doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới cơ chế chính sách để thu hút, giữ chân và sử dụng nhân tài. Tất nhiên điều này cũng không dễ dàng vì bản thân các DNNN cũng vướng phải những quy định mà ta quen gọi là "cơ chế". Phải tháo gỡ những cái này để họ có thể sử dụng nhân tài. Đồng thời, với những lĩnh vực ngoài nhà nước, thì chính sách nhất quán từ trước đến nay ta luôn nói là bình đẳng trước pháp luật, nhưng đi vào từng lĩnh vực, hoạt động thì vẫn có những hạn chế, thậm chí là kỳ thị còn chưa khắc phục được. Những biện pháp trước mắt như kích cầu, cũng đã nhấn mạnh tạo cơ hội bình đẳng cho DN vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn nhưng đi kèm đó phải là những thay đổi nhiều trong hệ thống trong các ngân hàng. Vì các DN này tính bảo đảm không dễ dàng như các DN lớn. Các ngân hàng phải thay đổi thế nào để họ có điều kiện tiếp cận nguồn vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Tôi cho rằng tình hình thực tế sẽ ép các ngân hàng phải đổi mới vì nếu không chính họ cũng không kinh doanh được. Không thắt lưng buộc bụng thì Việt Nam khó giàu được Bạn đọc Phạm Bá Hùng, Paris Pháp: Thưa ông, giống như trong một gia đình đông con cha mẹ thì chăm chỉ làm và cố gắng tiết kiệm chi tiêu nhưng một số đứa con không cùng suy nghĩ với cha mẹ, chúng ham chơi và phá phách...dẫn đến gia đình luôn trong cảnh túng thiếu và nợ nần. Vấn đề muốn nói ở đây là sự đồng thuận của các thành viên trong gia đình chung sức cùng cha mẹ vượt qua khó khăn mà có được thì ắt gia đình đó sẽ đứng vững. Do vậy ở cấp quốc gia nếu đại bộ phận nhân dân đồng tâm hiệp lực với chính phủ sẽ giúp cho đất nước phát triển bền vững. Câu hỏi của tôi là: Chính phủ có nên coi trọng hơn nữa về việc ổn định và định hướng tư tưởng trong dân như một giải pháp mạnh ngay lúc này để bình ổn kinh tế hiện tại, cũng như là một giải pháp lâu dài giúp phát triển kinh tế bền vững? Nguyên PTT Vũ Khoan: Trước sau như một, chúng ta phải trông cậy vào sự đóng góp của nhân dân. Muốn có được cái đó phải có được đồng thuận trong xã hội. Cá nhân tôi cho rằng, một trong những suy nghĩ phải hướng người dân nhận thức được và làm cho tất cả nhân dân ta hiểu rằng chúng ta là một nước nghèo và phải bằng mọi cách xoá nỗi nhục là một nước nghèo. Cần tằn tiện, thắt lưng buộc bụng để xây dựng đất nước này ngày một giàu mạnh lên. Tôi đã thực sự sửng sốt trước những câu hỏi đầy trí tuệ của các bạn trẻ. Ảnh: TTO Tôi thấy rất lạ là thu nhập dân ta thì còn thấp, các doanh nghiệp được gọi là "đại gia" thì so với thiên hạ thì cũng chưa là gì, nhưng tiêu xài thì sang quá, quá mức làm ra. Điều này thể hiện trên rất nhiều mặt. Cái này khác hẳn một số nước tôi đến như Hàn Quốc, Nhật Bản, hay Đức... họ đều thắt lưng buộc bụng, nổi tiếng thế giới là những quốc gia tiết kiệm... Còn ở Việt Nam, không chỉ người dân mà cả các cơ quan nhà nước cũng có hiện tượng ăn tiêu lãng phí như chiêu đãi, tốn kém, liên hoan... rất tốn kém. Nếu chúng ta không làm cho nhân dân hiểu rằng đất nước ta còn rất nghèo, không thắt lưng buộc bụng thì rất khó để đất nước ta trở thành nước giàu được. Tạo cơ chế trách nhiệm mới mong chống tham nhũng Bạn đọc Ngô Thuỷ (Thanh Hoá): Là công dân nước Việt Nam, cháu không khỏi lo lắng khi nước ta gia nhập WTO nhưng điều kiện cơ sở vật chất , giao thông còn quá lạc hậu. Đến khi nào nước ta với ngang tầm với các nước trung bình? trong khi tệ nạn tham nhũng của nước ta còn quá nhiều và công khai như hiện nay, rồi lãng phí trong đầu tư xây dựng các công trình hàng ngàn tỉ đồng mà chưa kịp thời đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng. Còn quá nhiều việc cần làm... Là thế hệ trẻ đang ở tuổi cống hiến, chúng cháu muốn có lời giải thích để chúng cháu thêm vững bước trên con đường đi của mình? Nguyên PTT Vũ Khoan: Tôi xin trả lời từng ý trong câu hỏi của bạn như sau, thứ nhất, khó khăn hiện nay của chúng ta đang phải đối mặt không phải vì chúng ta gia nhập WTO mà mới có, mà chủ yếu là do yếu kém của nền kinh tế nước ta. Giả dụ chúng ta chưa vào WTO thì chúng ta sẽ gặp khó khăn hơn bây giờ, chúng ta sẽ bị phân biệt đối xử, chịu thuế suất rất cao của các nước trên thế giới, chúng ta càng khó xuất khẩu hơn. Vào WTO khiến cho hàng rào thuế quan đối với Việt Nam giảm xuống, từ đó có thể đẩy mạnh xuất khẩu. Dù không gia nhập WTO thì kinh tế của chúng ta vẫn phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới rất lớn. Nhân đây tôi cũng xin chia sẻ một tâm tư. Chúng ta dường như có thói quen là mỗi khi có một sự kiện gì chúng ta hơi thiếu trầm tĩnh, đề cao quá mức, hoặc khi không thành thì bi quan quá mức. Khi chúng ta gia nhập WTO thì tưởng như ngày hôm sau đất nước sẽ thay đổi ngay lập tức. Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Trong bóng đá chẳng hạn, khi chúng ta được 1 trận thì tưng bừng, nhưng khi thua một trận thì các cầu thủ, huấn luyện viên đều bị chỉ trích rất nặng nề. Theo tôi, cả hai thái cực ấy đều không đúng cả. Cũng nên trầm tĩnh hơn một chút trước các sự kiện, đối với WTO cũng như vậy. Thứ hai, thực trạng mà mọi người hiện nay đang rất bức xúc là tệ tham nhũng, lãng phí rút ruột nhà nước, công trình. Hiện nay chúng ta cũng đang cố gắng để đẩy lùi những hiện tượng này nhưng kết quả chưa cao. Cá nhân tôi thì cho rằng phải tạo được cơ chế trách nhiệm: người làm sai phải bị trừng trị thích đáng, người làm đúng được động viên thích đáng. Không có cơ chế xin cho, không có cơ chế không minh bạch thì mới có thể khắc phục tình trạng này từng bước. Không thể chỉ hô hào mà đẩy lùi được tệ nạn này. Phải đi sâu vào xây dựng cơ chế thật minh bạch, rõ ràng, phải có địa chỉ rõ ràng và biện pháp thiết thực, nếu cứ nương nhẹ những sai phạm thì sai phạm thì sẽ tiếp diễn. Tôi mong việc này mọi người đều xúm vào nhưng nhà nước phải có trách nhiệm chủ yếu thì mới được vượt qua được những tệ nạn như vậy. Thiếu cơ chế khuyến khích sáng tạo Bạn Hoàng Anh Dũng (120 Hàng Trống - Hoàn Kiếm - Hà Nội): Cháu chào bác! Cháu là một người trẻ ngưỡng mộ trí tuệ và nhân cách của bác. Cháu chúc bác luôn mạnh khỏe để tiếp tục đóng góp cho sự thành công của Việt Nam. Năm 2009 sẽ rất khó khăn, vậy đây đã phải là lúc chúng ta phải nhìn lại quá trình phát triển kinh tế của mình chưa? Và cần phải thay đổi những gì? Khi mà nền kinh tế tăng trưởng với hàm lượng chất xám chưa cao. Cơ bản là chưa tạo được thể chế khuyến khích sáng tạo. Ảnh: njslom.org Và một vấn đề nguồn nhân lực của Việt Nam (lực lượng lòng cốt là những người trẻ) được nhận định là dồi dào, chăm chỉ, thông minh nhưng phần lớn là chưa sáng tạo. Vậy đâu là nguyên nhân chúng ta thiếu sáng tạo và liệu có nguyên nhân kìm hãm sự sáng tạo không? Cháu xin cảm ơn! Nguyên PTT Vũ Khoan: Tôi đồng tình với ý kiến của bạn. Chính khó khăn này sẽ mách bảo và yêu cầu chúng ta đổi mới con đường phát triển. Chúng ta phải chuyển chú trọng quá nhiều đến tốc độ sang hiệu quả và chất lượng phát triển. Hiệu quả phát triển được hay không nhờ sự sáng tạo vào khoa học công nghệ. Tiếc rằng trong lĩnh vực này chúng ta còn quá yếu kém. Nếu nói chúng ta lạc hậu về kinh tế 1 thì lạc hậu về KHCN 10. Sở dĩ có tình trạng này thì có rất nhiều nguyên nhân, cơ bản là chưa tạo được thể chế khuyến khích sáng tạo, ngay cả những công trình nghiên cứu khoa học cũng còn mang rất nhiều hình ảnh của cơ chế bao cấp. Ví dụ chi phí cho đề án nọ, kia cấp nhà nước, ngành... nhưng không hề tính đến hiệu quả thực tế. Vẫn lấy số lượng là chính, chất lượng không để ý thì sản phẩm đầu ra cho nền kinh tế chắc chắn cũng sẽ rất thấp. Cơ bản là chúng ta phải thay đổi hẳn cách tiếp cận với sáng tạo, để cơ chế đó khuyến khích những người làm tốt thì được thưởng cao, còn những người không hoàn thành thì không những không được hưởng mà thậm chí còn bị phạt. Ví dụ dự báo kinh tế vừa rồi có rất nhiều dự báo không chính xác, thậm chí rất sai được trình lên chính phủ, qua quốc hội. Vì sao lại tồn tại tình trạng như vậy? Vì người làm dự báo không có trách nhiệm gì cả. Đáng ra Chính phủ có thể "đặt hàng" các cơ quan kinh tế dự báo, nếu dự báo đúng mới trả tiền, sai thì không trả tiền, thậm chí là phạt. Nhưng đằng này sai hay đúng gì thì đều như nhau thì làm sao có dự báo đúng được. Cơ chế sử dụng chất xám, sáng tạo không thay đổi đi thì không thể có sự sáng tạo trong khoa học được. Đảng phải là người tập hợp sức mạnh toàn dân tộc để vượt khó Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Năm 2009 như ông đã nêu, có rất nhiều khó khăn đang chờ đợi, nhưng chúng ta có một niềm tin rằng dân tộc Việt Nam luôn luôn vượt khó được. Mỗi khi khó khăn nếu dân tộc ta đoàn kết và Đảng tập hợp được dân tộc và tạo nên động lực để toàn dân chung sức chung lòng cố gắng cùng nhau vượt qua khó khăn. Vậy theo ông, vai trò của đảng Cộng sản Việt Nam lúc này là phải làm gì để tập hợp và khai phóng tất cả sức mạnh dân tộc? Nguyên PTT Vũ Khoan: Đúng là những lúc khó khăn nhất, chúng ta đều cụm lại với nhau, kiên cường khắc phục khó khăn và vượt qua được. Lịch sử hàng bao nhiêu năm nay của chúng ta đều chứng tỏ như vậy. Về kinh tế, như tôi đã nói, hồi những năm 1980 khó khăn đến như thế nào mà rồi chúng ta cũng vẫn tháo gỡ được, khắc phục được. Khó khăn hiện nay so với năm 1986 cũng không lớn lắm, chắc chắn là chúng ta cũng sẽ khắc phục được thôi. Nhưng nói nhân dân chung chung như thế thì khó hình dung. Phải có người tập hợp và đương nhiên, vai trò tập hợp của đảng là quan trọng nhất. Đảng muốn tập hợp được nhân dân, trước hết phải có nhân tố trí tuệ. Đảng phải đưa ra được nhưng đường hướng, biện pháp chuẩn xác, còn chính phủ là người thực hiện. Điều đó sẽ động viên được nhân dân. Điều thứ hai rất quan trọng là các đảng viên phải gương mẫu. Nếu giữ được đúng nguyên tắc "Đảng viên đi trước, làng nước đi sau" thì chúng ta sẽ khắc phục được khó khăn. Trong chiến tranh chúng ta đã thực hiện được tốt điều đó. Hiện nay cũng vậy, cơ sở nào giữ được nguyên tắc đó thì đều có thể vững bước tiến lên. Vai trò tập hợp của đảng là quan trọng nhất. Ảnh: VNN. Cá nhân tôi thấy có hai nhân tố đó. Một là đảng đưa ra được những đường hướng đúng đắn, tập hợp toàn dân và được toàn dân đồng thuận tán thành, tạo được niềm tin trong nhân dân. Hai là đảng viên gương mẫu thì chúng ta sẽ làm được. Đối thoại để tập hợp sức dân Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Theo ông làm cách nào chúng ta có thể tập hợp được tất cả trí tuệ của người dân, và đặc biệt chọn lựa ra được những ngườixứng đáng nhất, ưu tú nhất của dân tộc tham gia hàng ngũ lãnh đạo các cấp của chúng ta? Nguyên PTT Vũ Khoan: Không phải mọi vấn đề đều có thể đưa ra tham khảo ý kiến được, nhưng với những vấn đề lớn, nên tổ chức các cuộc đối thoại rộng rãi với chất xám của đất nước. Ví dụ lĩnh vực tài chính tiền tệ, không phải ai cũng hiểu được lĩnh vực phức tạp này, nhưng có một lực lượng khá đông trí thức hiểu rõ, có kiến thức sâu về lĩnh vực này. Vì vậy, trong những trường hợp khó khăn, bên cạnh việc tham khảo ý kiến các chuyên gia quốc tế, thì chúng ta phải rất coi trọng, có thể nói là coi trọng hàng đầu là thu thập ý kiến của các nhà trí thức về lĩnh vực đó. Những sinh hoạt này đã có diễn ra, nhưng chưa ngang tầm với đòi hỏi, cần có nhiều những đối thoại như vậy. Đó là một kênh. Một kênh nữa là đối thoại công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, với sự tham gia của không những các nhà chuyên gia mà cả các nhà quản lý nữa. Thông qua đối thoại đó, không những có thể hiểu được tâm tư tình cảm của nhân dân mà còn có thể thu lượm được rất nhiều ý tưởng rất hay. Thứ ba là, chúng ta chưa có luật trưng cầu dân ý nhưng đến lúc nào đó chúng ta cũng phải nghĩ đến cách làm này để có thể thu thập ý kiến rộng rãi của nhân dân. Hiện nay chúng ta cũng đã tham khảo ý kiến nhân dân về một số đạo luật, một số chủ trương, chiến lược một cách công khai. Nhưng cũng cần phải xem xét đến những hình thức khác nữa để có công bố rộng rãi và thu lượm được nhiều ý kiến của nhân dân. Tôi thấy đó là ba kênh có thể làm được rất nhiều. Thiếu một cơ chế phản hồi ngược với dân Bạn đọc Nguyễn Văn Hùng (Biên Hoà, Đồng Nai): Chúng tôi có theo dõi Đảng đã mở được nhiều cuộc vận động đóng góp ý kiến, đặc biệt là trước Đại hội X và nhiều cuộc trưng cầu ý kiến khác của người dân. Nhưng chúng tôi cảm nhận là chưa có phản hồi lại là nhân dân đóng góp những gì và Đảng đã tiếp thu những gì, mà vẫn là nói chung chung. Nhiều khi chúng tôi thấy giữa bản dự thảo và bản chính thức sau khi tham khảo ý kiến nhân dân không thay đổi mấy. Theo ông, vấn đề hiệu quả góp ý của nhân dân đã được đặt ra chưa? Nguyên PTT Vũ Khoan: Bây giờ tôi không có cơ sở để nói, nhưng khi tôi còn làm việc cũng có được đọc, được tham khảo những ý kiến đóng góp về văn kiện này hay văn kịện khác của Đảng, đạo luật này hay đạo luật khác của nhà nước. Những người quản lý tất nhiên không thể tiếp thu từng điểm thật rành mạch, có thể có hàng trăm hàng nghìn ý kiến khác nhau, nên thường tổng hợp lại những ý kiến khác nhau rồi từ đó suy xét vận dụng xem cái gì có thể tiếp thu, thể hiện trong văn bản cuối cùng đưa ra. Tiếc rằng là chưa tìm được cơ chế hồi âm lại đối với những ý kiến đóng góp, có những ý kiến rất đúng được tiếp thu, có những ý kiến chưa thực đầy đủ lắm cần bổ sung, hoặc có những ý kiến sai cần phải nói lại. Một sự việc khó mà đòi hỏi sự đồng thuận 100%, nhưng chí ít sự đồng thuận phải được 70-80% thì công việc sẽ được suôn sẻ. Ảnh: TPO Đối thoại ngược chiều là chưa có nhiều. Mới là tiếp thu vào, chứ còn mình nhận cái gì, cái gì đúng cái gì sai thì chưa có hồi âm lại. Vì vậy cần có cách nào đó để phản hồi để người dân biết là những ý kiến họ đóng góp đã tới được với người cần tới, được suy xét và có hồi âm để người ta hiểu họ đã đóng góp đúng hay sai. Thì cơ chế phản hồi là chưa có. Bạn đọc Hoàng Thu Hương (Huế): Chúng tôi thấy nhiều ý kiến đóng góp của người dân cũng như trên công luận đã nêu, một số ý kiến đã được tiếp thu, chẳng hạn chuyện dừng dự án Posco ở vịnh Vân Phong. Nhưng nhiều vấn đề khác, báo chí, công luận và người dân đã đóng góp ý kiến, chúng tôi thấy vẫn không thay đổi mấy so với những gì đã triển khai? Nguyên PTT Vũ Khoan: Theo tôi được biết về dự án Posco, sau khi nghe ý kiến của công luận, thì đã có quyết định không xây dựng nhà máy luyện thép ở Vân Phong mà phải chuyển đến địa điểm khác. Nhưng mà không phải là ý kiến không được lắng nghe đâu. Như tôi đã nói, vấn đề là có phản hồi lại. Người ta phản ảnh lên, mình tiếp thu, suy nghĩ, có cái giúp mình đưa ra quyết định, có cái mình cần cân nhắc thêm, thì không có phản hồi lại nên nhân dân có cảm giác như là không được tiếp thu. Tất nhiên cũng có điểm này điểm khác, không phải 85 triệu người Việt Nam đều giống nhau hết cả, mà ý kiến rất là khác nhau. Cần đưa công khai những ý kiến khác nhau để giải thích và tuyên truyền, thậm chí để tranh luận, để tìm thấy một chân lý thống nhất. Một sự việc khó mà đòi hỏi sự đồng thuận 100%, nhưng chí ít sự đồng thuận phải được 70-80% thì công việc sẽ được suôn sẻ. Như tôi đã nói, do cơ chế phản hồi chưa hình thành nên trong dân vẫn có tâm tư là ý kiến đóng góp không được nghe. Đòi hỏi của đất nước sẽ sản sinh những người lãnh đạo đáp ứng yêu cầu thời cuộc Một sinh viên Đại học quốc gia Singapore: Chúng cháu rất yêu quý bác Vũ Khoan và rất có tâm huyết với đất nước. Trong trận Việt Nam gặp Singapore vừa rồi, chúng cháu đã cổ vũ khản cổ. Chúng cháu rất hạnh phúc khi đội Việt Nam giành chiến thắng dù rất khó khăn. Từ đó chúng cháu nghĩ rằng người Việt Nam không bao giờ sợ khó khăn, nếu biết đoàn kết chung sức chung lòng và có những thủ lĩnh tốt. Chúng cháu thấy Đảng Cộng sản Việt Nam luôn có những nhà lãnh đạo xuất chúng, được nhân dân yêu mến như Bác Hồ, như những thế hệ lãnh đạo kế nhiệm. Chúng cháu mong tiếp tục được nhìn thấy những nhà lãnh đạo của Đảng được cả dân tộc yêu mến, kính trọng. Bác có tin rằng chúng ta sẽ có những giải pháp chọn lựa người tài và sẽ có những nhà lãnh đạo được tất cả nhân dân yêu mến kính trọng như Bác Hồ trước đây không? Nguyên PTT Vũ Khoan: Tôi có thể khẳng định là không thể có ai như Bác Hồ. Dân tộc ta nhiều thế kỷ mới sản sinh ra được một nhân vật vĩ đại như vậy. Nhưng người tài thì thời nào cũng có. Mỗi thời có những yêu cầu khác nhau đối với những người lãnh đạo. Tình hình thay đổi thì cuộc sống sẽ đề xuất lên những người lãnh đạo có tầm trí tuệ, đạo đức để thích nghi với hoàn cảnh mới. Chúng ta hãy tin tưởng rằng Việt Nam không thiếu người tài, và chắc chắn sẽ xuất hiện những người tài tương ứng với đòi hỏi của tình hình. Để có một nhà lãnh đạo xuất chúng như Bác Hồ thì rất khó, mỗi dân tộc cũng hiếm có những nhân vật như vậy. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng thời thế tạo anh hùng. Hiện nay chúng ta đang khó khăn, đó chính là thời thế, liệu có tạo ra những nhà lãnh đạo xuất chúng như thế? Nguyên PTT Vũ Khoan: Tôi vẫn tin là chúng ra sẽ tìm ra được những người đáp ứng được đòi hỏi của tình hình. Còn xuất chúng hay không, trên thực tế sẽ rèn luyện và sản sinh ra những người như vậy. Đó là ước mơ của tất cả chúng ta, còn có được hay không phải qua quá trình rèn luyện, chọn lựa, đề xuất... Nhưng chắc chắn rằng tình hình sẽ đòi hỏi và sản sinh ra những con người đáp ứng được đòi hỏi. Dựa vào dân để bảo vệ biên cương lãnh thổ là con đường tất yếu Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Một trong những khó khăn của chúng ta hiện nay là bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền trên biên giới, hải đảo và đất liền. Theo ông có giải pháp nào cụ thể để chúng ta phát huy sức mạnh dân tộc, để người dân có thể tham gia bảo vệ chủ quyền đất nước trong ngày hôm nay? Nguyên PTT Vũ Khoan: Nhân đây tôi cũng phải nói rằng một trong những thành tựu lớn về đối ngoại của chúng ta trong những năm vừa qua là chúng ta đã thiết lập được một hệ thống các hiệp ước về biên giới với hầu hết các nước ở chung quanh. Chúng ta đã có hiệp ước trên bộ với Trung Quốc, hy vọng sắp tới sẽ hoàn tất việc phân giới cắm mốc. Với Lào, chúng ra đang đan dày những cột mốc. Với Campuchia, trên bộ chúng ta đã giải quyết gần hết, chỉ còn một điểm thôi. Trên biển với Malaysia, Indonesia và Thái Lan chúng ta cũng đã giải quyết được. Chỉ còn lại một số điểm cần bàn tiếp như cửa vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa - Trường Sa hay biên giới trên biển với Campuchia. Phải nói rằng đây là một thành tựu rất lớn, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chúng ta xác định được phạm vi lãnh thổ của chúng ta trên bộ, trên biển là như thế nào, bằng các hiệp định và các cột mốc. Làm được việc này thì có nhiều nhân tố, nhưng có một nhân tố quan trọng là sự đóng góp của nhân dân. Tôi đã làm việc này nên biết rất rõ. Những vùng nào ở biên giới Bắc Bộ mà đưa dân ra được và dân có ý thức bảo vệ đất đai, cương thổ của dất nước thì vùng đó sẽ yên ổn và giữ vững được toàn vẹn lãnh thổ. Không chỉ dựa vào sức mạnh vũ trang, dựa vào dân chính là cơ sở để đảm bảo chủ quyền dân tộc. Ảnh: Phạm Tuấn Đây là bài học của ông cha chúng ta, đồng thời cũng là bài học thực tế trong những năm qua. Vì vậy, trong việc bảo vệ vùng biển của chúng ta, cũng phải có đóng góp của nhân dân bằng rất nhiều hình thức. Tôi thấy nhiều vùng đảo của chúng ta dân gần như không có hoặc rất là thưa thớt. Chúng ta phải tạo điều kiện cho nhân dân làm ăn sinh sống ở đó, vì đó là đất nước của chúng ta. Hoặc những vùng ở biên giới, cũng phải tạo điều kiện và có những cơ chế chính sách thuận lợi nhất cho bà còn có thể ra đấy làm ăn sinh sống một cách bình thường và quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước láng giềng, kết hợp với bảo vệ vùng biên cương của đất nước. Tôi nghĩ đây là những việc nên làm và cần làm. Tất nhiên có những khi phải có những chính sách rất đặc thù thì mới có thể tạo điều kiện cho bà con làm ăn sinh sống ở những vùng đó. Chi phí cho việc này là rất đáng có và đáng làm. Và tôi nghĩ cách nhân dân bảo vệ biên giới lãnh thổ là con đường tất yếu của dân tộc chúng ta thôi. Nhân dân thiếu thông tin thì làm sao bảo vệ Tổ quốc Bạn đọc Hoàng Việt Hưng (Nha Trang): Nhân nói đến việc bảo vệ Tổ quốc, tôi rất tâm đắc với ý tưởng dựa vào nhân dân và sự minh bạch. Chúng tôi là những người dân sống ở Khánh Hoà nhưng cũng chưa thực sự biết nhiều về vùng biển, hải đảo và biên giới của chúng ta. Ông là một trong những người đã tham gia đàm phán, tôi muốn hỏi tại sao chúng ta không có những thông tin rất cụ thể chi tiết đưa lên Internet để cho người dân biết về lãnh thổ, về biên giới hải đảo của chúng ta? TIN LIÊN QUAN Tranh chấp Biển Đông: Cần hợp tác và đúng luật quốc tế Vấn đề Trường Sa - Hoàng Sa: cần một nỗ lực tổng hợp Nguyên PTT Vũ Khoan: Chúng ta có hẳn một chương trình tuyên truyền về hải đảo, biển đảo nhưng làm chưa được nhiều lắm. Chương trình này theo tôi biết khi còn làm việc là được chi phí rất lớn để tiến hành giải thích và tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ hiểu rõ cương vực của nước ta ở đâu, như thế nào cũng như cơ sở pháp lý và lịch sử. Nhưng tiếc rằng những thông tin như vậy chưa thật là phổ biến rộng rãi, và trên mạng lại càng ít. Tôi nghĩ đây là một khiếm khuyết, và trong điều kiện có thể, tôi cũng sẽ đóng góp ý kiến với các cơ quan hữu quan để tăng cường thông tin về vấn đề này. Chứ nếu nhân dân không biết thì làm sao nhân dân bảo vệ được. Đây là một việc lớn và phải được tiến hành một cách thường xuyên, kiên trì. Tất nhiên không phải một lúc mà 85 triệu người có thể biết hết được, nên phải làm lâu dài và kiên trì thì nhân dân mới có thể hiểu được. Nhưng phải tập trung vào những vùng gắn với biên giới, hải đảo. Ví dụ các tỉnh giáp biên giới phía bắc, phía tây, phải rất chú ý việc giáo dục ý thức bảo vệ biên giới cho nhân dân. Còn ở những vùng hải đảo thì liên quan đến các tỉnh ven biển và những tỉnh được giao phụ trách quản lý các đảo này, cần tăng cường giải thích cho nhân dân. Chúng ta cần làm việc một cách có trọng tâm, trọng điểm thì mới có thể giải quyết sớm vấn đề này được. Kiều bào cũng có thể góp phần bảo vệ lãnh thổ Việt Nam Một bạn đọc từ CHLB Đức: Thay mặt cộng đồng người Việt Nam ở Munich, chúng tôi muốn chuyển đến Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan lời chúc sức khoẻ và lòng kính trọng. Chúng tôi mong ông tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến và trí tuệ cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Chúng tôi muốn hỏi rằng những người Việt Nam ở nước ngoài làm cách nào có thể thể hiện lòng yêu nước cũng như bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong bối cảnh hôm nay, khi chúng tôi biết rằng đất nước đang có những trăn trở khó khăn trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ? Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan những ngày còn tại nhiệm. Ảnh: vietbao.vn. Nguyên PTT Vũ Khoan: Tôi đánh giá rất cao tấm lòng của bạn với câu hỏi này. Chúng ta có một cộng đồng người Việt rất đông đảo ở nhiều nước trên thế giới và đã được xác định là một phần máu thịt của Việt Nam và là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Con đường nào để bà con có thể góp phần xây dựng đất nước, thì cho đến nay bà con cũng đã làm được rất nhiều việc cho đất nước. Thứ nhất, rất nhiều bà con ở bên ngoài rất có tâm huyết đối với đất nước, đã khuyến nghị, kiến nghị với trong nước rất nhiều chủ trương, chính sách, không chỉ liên quan đến bà con Việt kiều, mà là những chủ trương chính sách phát triển đất nước. Đó là nguồn chất xám rất quý. Thứ hai là không ít Việt kiều đã về đóng góp xây dựng quê hương, đầu tư làm ăn ở trong nước. Điều đó rất tốt. Thứ ba là bà con đóng góp rất nhiều vào việc củng cố quan hệ với các nước sở tại. Đó cũng là một kênh rất quan trọng để làm ngoại giao nhân dân và tuyên truyền hình ảnh đất nước. Còn vấn đề góp phần bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, dù không thể trực tiếp, nhưng bà con vẫn có thể gián tiếp bày tỏ quản điểm thái độ trên các phương tiện thông tin đại chúng, thể hiện tấm lòng và hiểu biết của mình. Tôi thấy rất nhiều Việt kiều có kiến thức rất sâu về biên giới lãnh thổ, đã đóng góp, gửi về nước những công trình nghiên cứu rất có giá trị, rất nhiều tư liệu quý giá mà trong nước cũng chưa có được. Đó là một cách đóng góp rất tốt. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Quỹ Biển Đông vừa rồi có gửi một số bài đăng tải trên VietNamNet về bảo vệ chủ quyền trên biển. Ông có đọc những bài viết này không và cảm nhận của ông như thế nào? Nguyên PTT Vũ Khoan: Rất nhiều, tôi đã đọc. Đó là những công trình nghiên cứu rất sâu sắc, không chỉ trên biển đâu mà cả trên đất liền, vì họ là những nhà khoa học nên thu thập được nhiều tư liệu quý từ lâu rồi, giúp cho anh em chúng tôi trong quá trình đàm phán ký kết có thể sử dụng được. Đó cũng là một cách đóng góp rất là tốt. Có hai cách, một là bày tỏ thái độ của mình đối với vận mệnh đất nước. Thứ hai là đóng góp thông tin cho trong nước để bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Những việc làm như vậy là rất đáng hoan nghênh. Mọi thành công của Việt Nam đều dựa vào sức mạnh của nhân dân. Ảnh: VNN. Khuyến khích tiếng nói truyền thông để bảo vệ tổ quốc Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Về vấn đề bảo vệ chủ quyền và lợi ích của đất nước bằng truyền thông, thông tin, nhiều quốc gia đã làm và làm thành công. Theo ông, một người đã từng phụ trách về thông tin đối ngoại, ông có trăn trở suy nghĩ gì khi truyền thông Việt Nam chưa làm được nhiều trong hướng ra quốc tế và khẳng định tiếng nói của mình với thế giới? Nguyên PTT Vũ Khoan: Tất nhiên chúng ta nên khuyến khích những tiếng nói của các phương tiện truyền thông, nói một cách có căn cứ khoa học, lịch sử, pháp lý về vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đồng thời, chúng ta cũng đang sống trong một thế giới không chỉ có mình ta, mà trong một mối quan hệ quốc tế nhằng nhịt rất phức tạp. Cách chúng ta đưa tin phải trên tinh thần rất xây dựng, chững chạc, điều đó là rất chính đáng. Vừa bảo vệ chủ quyền, chúng ta vừa giữ được mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các quốc gia hữu quan. Đó cũng là một yêu cầu quan trọng. Phải có nghệ thuật để làm sao đáp ứng được cả hai yêu cầu đó, không nên nghiêng quá về bên nào mà xem nhẹ yêu cầu còn lại. Nghệ thuật của những người làm báo, làm thông tin tuyên truyền là ở chỗ đó. Bịt kẽ hở chính sách, vào trận chống giả dối Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Gần đây, Vietnamnet có nhận được nhiều ý kiến bạn đọc nói về nạn đạo đức giả trong xã hội và trong nhà trường, qua thư của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân gửi cán bộ giáo viên ngành giáo dục nhân ngày 20/11. Ông đánh giá gì về trăn trở của Phó Thủ tướng trước hiện tượng giả dối, đạo đức giả trong xã hội hôm nay? Nguyên PTT Vũ Khoan: Tôi cũng suy nghĩ là chúng ta muốn phát triển đất nước, cần có nhiều nhân tố, nhưng một nhân tố quan trọng đó là loại bỏ được bệnh hình thức, bệnh không thật. Nếu mà suy nghĩ một đằng, nói một nẻo, nói một đằng, làm một nẻo, thì xã hội không thể lành mạnh và phát triển được. Chúng ta phải kiên quyết chống lại bệnh hình thức, những việc làm không thật như nhiều người đã nói và trên thực tế cũng đã có, những chuyện bằng giả, học giả, chạy chức, chạy quyền, chạy án... Những hiện tượng đó đều có chứ không phải không, chúng ta phải thực sự cầu thị và nhìn vào thực tế. Ở đây tôi có hai biện pháp để khắc phục tình trạng này. Thứ nhất là phải lần vào những khâu của cơ chế chính sách còn kẽ hở cho những hành động đó. Nếu chúng ta không bịt được những kẽ hở đó, xã hội chúng ta sẽ phải gánh chịu những tai nạn làm thui chột tài năng và sự phát triển của đất nước. Thứ hai là mọi người phải vào cuộc và được ủng hộ trong cuộc đấu tranh chống lại những giả dối, những hiện tượng không lành mạnh đó. Nếu chúng ta cứ than vãn nhưng chúng ta không vào cuộc, nói là khích lệ nhưng những người vào cuộc lại không được ủng hộ thì không bao giờ chúng ta có thể đẩy lùi được những biểu hiện tiêu cực đó. Tôi nghĩ là phải làm đồng thời cả hai kênh, một là bịt tất cả những cơ chế chính sách tạo lỗ hổng cho tiêu cực, hai là mọi người phải được vào trận, được ủng hộ, hỗ trợ để đẩy lùi được bệnh giả dối. Mong lãnh đạo chủ động đối thoại với nhân dân Nhiều bạn đọc: Cuộc sống đời thường của một nhà lãnh đạo như ông sau khi nghỉ hưu như thế nào, thưa ông? Nguyên PTT Vũ Khoan: Tôi đang tâm sự với tư cách là một cá nhân thôi vì không còn giữ cương vị nào nữa trong bộ máy đảng và nhà nước. Về nghỉ rồi tôi vẫn quan tâm theo dõi tất cả những diễn biến tình hình. Tôi vẫn cố gắng trong khả năng có thể để đóng góp ý kiến của mình vào những vấn đề được giới hữu trách quan tâm, tham gia những cuộc hội thảo về mặt lý luận, về xây dựng chính sách để có thể đóng góp ý kiến. Không có đối thoại chúng ta sẽ không hiểu được nhau để có đồng thuận trong xã hội. Ảnh: VNN. Những hoạt động này cũng rất là nhiều chứ không phải ít, và tôi cũng cố gắng hết sức. Tôi cũng đi thuyết trình, giảng bài tại các trường. Một hoạt động tôi rất thích thú là đối thoại với giới trẻ và tôi đã đối thoại với rất nhiều thanh niên ở ĐHQG Tp HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, ĐH Ngoại giao... nhiều lắm vì trung ương đoàn mời tôi tham gia chương trình thắp sáng ước mơ của tuổi trẻ. Qua kênh đó có nhiều cuộc đối thoại, và qua đối thoại, tôi nhận thấy trí tuệ của thanh niên ta thật sáng láng. Tôi nói ở đây không phải là để vừa lòng các bạn thanh niên đâu, mà tôi đã thực sự sửng sốt trước những câu hỏi đầy trí tuệ của các bạn trẻ. Đó là những việc làm phong phú và tôi nghĩ là cũng có thể có ích nhất định. Tôi nghĩ đối thoại là điều rất quan trọng, không có đối thoại chúng ta sẽ không hiểu được nhau để có đồng thuận trong xã hội. Tôi rất mong các nhà quản lý, lãnh đạo dù bận bịu cũng hãy giành nhiều thời gian để đối thoại với các tầng lớp nhân dân, trên mạng hoặc trực tiếp. Vì đó là kênh chuyển tiếp thông tin hai chiều, từ đó tạo nên nhiều sáng tạo, sáng kiến cho việc chỉ đạo điều hành. Đó là mong mỏi của cá nhân tôi, và mong mỏi Vietnamnet sẽ đóng góp vào hoạt động này. Các bạn đừng chờ mà nên chủ động mời các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý đến đối thoại trực tiếp với nhân dân. Vì tôi thấy lãnh đạo nhiều quốc gia đã tận dụng kênh này rất hữu hiệu để chuyển tải tới nhân dân suy nghĩ, chủ trương, chính sách, đồng thời tiếp thu ý kiến của nhân dân. Lãnh đạo cần nắm tâm tư thật của dân qua nhiều kênh Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Những nhà lãnh đạo có vị trí, có quyền lực có thể đóng góp cho đất nước trên cương vị của mình. Nhưng trong bối cảnh kinh tế tri thức và toàn cầu hoá ngày hôm nay, nhiều người tổng kết rằng trí tuệ cũng là một quyền lực to lớn để ảnh hưởng đến xã hội và đóng góp cho đất nước. Là một lãnh đạo có uy tín trong đảng, trong nhân dân, được nhân dân yêu mến và được đánh giá là có trí tuệ trong xã hội, ông nghĩ mình có thể đóng góp như thế nào cho đất nước ngày hôm nay? Nguyên PTT Vũ Khoan: Tôi rất cám ơn tình cảm đó của nhân dân đối với cá nhân mình, nhưng tôi xác định thế này, có thể các bạn không vừa lòng nhưng tôi cứ nói thật. Lãnh đạo qua các kênh khác nhau có thể tiếp cận được những tâm tư thật của các tầng lớp nhân dân. Ảnh minh họa: saga.vn. Mỗi thế hệ lãnh đạo chịu trách nhiệm với công việc trong giai đoạn mình gánh vác. Cá nhân tôi, tôi không dám nói thay cả thế hệ của mình, khi nghỉ rồi, thông tin không còn đầy đủ, đó là một khiếm khuyết của chúng tôi. Nếu thông tin không đầy đủ thì đóng góp nhiều khi không chuẩn. Những thông tin công khai, chuẩn xác thì không nói. Thế nên tôi cũng tránh nêu những vấn đề này vấn đề kia khó cho những đồng chí đang làm việc. Nhưng có đồng chí nào muốn tham khảo ý kiến, tôi rất sẵn sàng đóng góp. Nhưng chủ động can thiệp vào công việc của các đồng chí thì tôi hết sức tránh. Các bạn có thể phê bình tôi là tiêu cực, nhưng tôi nghĩ làm như thế tốt hơn, để các đồng chí đang làm việc có sự rộng rãi trong những quyết sách của mình. Còn những chủ trương chính sách lâu dài, mang tính chiến lược, cương lĩnh thì tôi đóng góp rất nhiều, rất tích cực, qua các kênh của đảng và với người dân như đi giảng bài, đối thoại, thuyết trình, để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Khi về hưu ông cũng có nhiều điều kiện gần dân hơn so với khi đương chức, ông cảm nhận thế nào về người dân, về nhân tâm, về lòng người ngày hôm nay? Nguyên PTT Vũ Khoan: Khi làm việc, chúng tôi cũng cố gắng đến đến địa phương cơ sở rất nhiều, có lẽ tuần nào tôi cũng đi nơi này nơi khác, cũng có điều kiện tiếp xúc với người dân chứ không phải đến khi nghỉ mới có điều kiện tiếp xúc với người dân đâu. Tuy nhiên khi mình làm việc ở cương vị như vậy thì vẫn có những khoảng cảnh nhất định về tâm lý, bây giờ khi nghỉ rồi thì tâm lý đó cũng đã bớt đi, thậm chí đã được xoá bỏ, tôi cũng trở lại là người dân bình thường thôi. Khi nói chuyện thì người dân thẳng thắn cởi mở hơn. Qua đó tôi cảm nhận rằng trước những khó khăn này, sự đồng thuận cũng gặp những khó khăn nhất định, người dân cũng có nhiều ý kiến lo lắng về tình hình, thắc mắc về chủ trương này chủ trương kia, rất thật. Tôi nghĩ điều này cũng tự nhiên thôi, lúc khó khăn luôn nảy sinh những tâm tư, tình cảm này khác. Điều quan trọng là các đồng chí lãnh đạo quản lý, qua các kênh khác nhau có thể tiếp cận được những tâm tư thật của các tầng lớp nhân dân, để có những hiểu biết chân thật và thực tế, từ đó có những quyết sách phù hợp với tâm tư tình cảm của nhân dân Mỗi người dân cùng ghé vai vào vượt khó Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Đúng là năm 2008, tình hình có khó khăn, sự phân tâm xuất hiện nhiều hơn. Nhưng nếu chúng ta gắn bó với nhân dân, lắng nghe nhân dân thì sẽ vượt qua khó khăn, sự đồng thuận sẽ được củng cố. Nguyên PTT Vũ Khoan: Tôi vẫn hy vọng như vậy. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Như vậy, đứng trước năm 2009, vai trò lãnh đạo và trách nhiệm của Đảng với dân tộc là rất to lớn : làm sao thu phục được lòng dân, thu phục nhân tâm con người, khơi dậy được sức mạnh của tòan dân, tạo ra khối đoàn kết thống nhất để dân tộc ta vượt qua khó khăn của 2009. Chỉ vài ngày nữa là bước sang năm mới, khó khăn thách thức lớn nhất đối với đất nướcnăm 2009 theo ông là gì? Nguyên PTT Vũ Khoan: Khó khăn lớn nhất là làm sao đỡ được suy thoái và phát triển thêm nữa. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Còn kỳ vọng lớn nhất của ông vào đất nước trong năm 2009 là gì? Nguyên PTT Vũ Khoan: Kỳ vọng lớn nhất của tôi vào năm 2009 là năm 2009 sẽ thúc đẩy chúng ta có những quyết sách mới để đổi mới hơn nữa con đường phát triển của chúng ta. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Ông có tin điều đó sẽ xảy ra trong 2009 không? Nguyên PTT Vũ Khoan: Qua những thông tin tôi nhận được qua những chủ trương chính sách thì tôi hy vọng là điều này sẽ được thực hiện. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Chúng ta đã có 90 phút trao đổi rất lý thú, thẳng thắn, chân tình với Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan. Xin kính chúc ông sức khoẻ và chúc gia đình ông một năm mới sức khoẻ hạnh phúc. Cùng với bạn đọc Vietnamnet, chúng ta cùng hy vọng và tin vào sự đổi mới của đất nước như ông đã nói, vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn rất quan trọng của dân tộc. Tin rằng như mọi thời điểm khó khăn trong lịch sử, với truyền thồng của mình Đảng luôn đổi mới, đáp ứng được mong mỏi, kỳ vọng của dân tộc. Dân tộc đang đòi hỏi và đặt trên vai Đảng trách nhiệm to lớn và cũng rất vinh quang. Nguyên PTT Vũ Khoan: Qua Vietnamnet, tôi cũng chúc tất cả các bạn một năm mới khoẻ mạnh, hạnh phúc và thành đạt và có thêm niềm tin. Nhưng để có thêm niềm tin, mỗi người trong chúng ta hãy ghé vai vào. Đây không phải là việc riêng của các nhà lãnh đạo, mà là việc của đông đảo người dân. Nếu mỗi người một chút lực góp vào thì chắc chắn chúng ta sẽ khắc phục được khó khăn và đưa đất nước tiếp tục phát triển. Xin cám ơn các bạn. VietNamNet - Tuần Việt Nam