Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2021

ÔI HUẾ CỦA TA

HUẾ YÊU THƯƠNG 


Có những chuyện của mỗi người tưởng rằng Sống để bụng, chết mang đi. Một mình mình biết một mình mình hay nhưng trong một lần rượu bia tất niên năm 2021 nó lại đươc trình bày trước bàn dân thiên hạ như một dấu ấn , một kỉ niệm vui lẫn buồn của cuộc đời nơi cố đô hiền hòa xứ Huế mộng mơ.

Lớp Đại học chúng tôi có anh bạn tên Bắc học giỏi xinh trai trắng trẻo nói chuyện thủ thỉ rất duyên. Bắc rất nhiệt tình với anh em bạn bè trong học hành và đời sống, bởi vậy Bắc biết nhiều các tâm tư sâu kín mà các bạn tin tưởng sẻ chia nhưng chuyện của Bắc thì ít người tỏ tường.  Bắc là hình tượng của bao bạn nữ sinh viên trường Đại học Xây dựng cùng giai đoạn của Hương canh một thời để nhớ.

Thích là một chuyện , sở hữu lại là chuyện khác vì nó đòi hỏi một thứ vô hình huyền diệu là nó phải có DUYÊN với nhau. Cái Duyên ông trời se, cái que ông trời buộc mà. Không có Duyên thì có nhốt chúng chung một nhà thì cũng không tác thành được.

Ra trường nhận công tác sau vài năm  Bắc tìm được một nửa của mình, rồi sinh con đẻ cái, lo làm ăn gây dựng gia đình. Trong một lần đến Huế làm Dự án, vùng đất này làm Bắc mê mẩn với phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ cùng con người nơi đây. Đúng là đất Cố đô, nơi non sông hòa quyện, con người bình dị nhẹ nhàng mà sang cả.

Lúc này đất nước đến thời kì mới mở cửa với thế giới bên ngoài  bước vào nền kinh tế thị trường sôi động , với chiếc máy ảnh trong tay Bắc khám phá Huế và con người nơi đây một cách say sưa . Anh thường loanh quanh cả ngày trời bên các công trình di sản của Kinh đô Huế, trường Quốc học nổi tiếng để chụp những tà áo dài thư sinh mơ mộng hay vành nón bài thơ nghiêng nghiêng chao đảo lòng người.

Trên chuyến thuyền dọc Hương Giang trong một đêm trăng huyền ảo, chỉ có hai người khách thưởng thức ca Huế của đoàn ca nhạc Cung đình . Các ca nữ hát quá hay, Bắc chú ý đến một bạn mà bạn ấy cũng chỉ nhìn Bắc mà ca hát như chỉ có hai người. Ánh mắt họ tình cờ mà mải miết quyện vào nhau. Như các cụ nhà ta nói họ đã bị Phải gió, say nhau như điếu đổ.

Trước khi rời thuyền Bắc kịp lấy địa chỉ nhà cô bạn mới quen tên Lan và trao cho Lan địa chỉ số điện thoại của Bắc ở Hà nội. 

Vài hôm sau có thời gian Băc đến nhà Lan ở một xóm nhỏ ven bờ sông Hương. Hai người vui vẻ lắm, tưởng như quen nhau tự khi nào, trò chuyện không dứt. Sau một phần ba thế kỉ Bắc thú nhận Lan mới chính là người trong mộng của mình, nếu chưa có vợ thì Bắc nhất định làm rể của xứ Cố đô cổ kính và kì bí với hương sắc tuyệt vời.

Ở thêm một vài ngày hết chuyến công tác Bắc tạm biệt Lan trở về Hà nội và hẹn Lan khi nào rảnh rỗi ra Hà nội chơi.

Câu chuyện này Bắc chỉ kể với Thủy người bạn thân chơi tennis cùng mình. 

Một hôm Băc hớt hải bảo Thủy :

- Gay quá, Lan mai ra Hà nội mày ạ.

- Gay cái gì , đưa Lan về nhà, mời ăn cơm rồi đưa đi thăm thú các di tích Thủ đô.

- Nhưng tao nói là chưa có vợ. Mày biết rồi đấy, vợ tao biết thì tan cửa nát nhà chứ chả chơi.

Rắc rối nhỉ, nhưng dù sao cũng phải đón Lan và đưa cô ấy đi chơi. Ngày xưa cụ Nguyễn Du tả Kiều săm săm băng lối vườn khuya một mình đến với Kim Trọng , vì tình yêu Kiều không nề hà và sợ sệt chi cả. Ngày nay cũng vì tình yêu mà Lan còn vượt cả ngàn cây số đến với Bắc thì câu chuyện xưa chỉ là " muỗi ". 

Ngày hôm sau Bắc xin nghỉ phép mấy hôm, đóng bộ lịch sự ,đội mũ bảo hiếm kiểu nồi cơm điện đi xe máy ra ga Hàng Cỏ đón Lan. Mũ bảo hiểm kiểu này rất tốt, an toàn nếu gặp người quen mà ta không chủ động hỏi thì không ai biết ai là ai.

Đón được người em xứ Huế đưa về khách sạn , trước hết đưa em đi ăn phở Hà nội . Bắc có vẻ lúng túng, toàn đưa Lan đến những quán vắng lại chọn chỗ trong góc do sợ gặp người quen. Lan thì sung sướng vô tư thưởng thức những món ăn do Bắc giới thiệu. 

Bắc đưa Lan vào Lăng, thăm chùa Một cột, chùa Trấn quốc,,, và vùng xung quanh Hồ Tây nơi có nhiều cảnh đẹp với các di tích danh thắng lâu đời của Thủ đô .Có một điều lạ là cứ tối đến là Bắc xin về sớm làm cho cô bạn mới thất vọng tràn trề và cảm thấy khó hiểu, không giống anh Bắc hào hoa phong nhã khi ở Huế.

Ba ngày ở Hà nội Bắc chăm chỉ làm hướng dẫn viên cho Lan, Lan thấy cũng ê chề vì mục đích không thành, cô quyết định trở về quê hương.

Khi đưa Lan đến ga, Bắc quan sát xung quanh mạnh dạn tháo bỏ nồi cơm điện tươi cười tiến sát bên Lan dự định thơm nàng một cái trước khi chia tay. Lan buồn bã đẩy Bắc ra và giang tay tát Bắc một cái thật mạnh, quay mặt đi bước phăm phăm vào ga lên tàu với hai dòng nước mắt tràn trề và đôi môi mím chặt.

Bắc cũng hiểu cái kết cay đắng của một cuộc tình đẹp như mơ mà thiếu một chữ Duyên.

Kể đến đây , Thủy bảo : 

- Ba mươi năm trước tao mà kể thì mày tan cửa nát nhà. Bây giờ thì chúng mày đều lên ông lên bà cả rồi. Cảm ơn tao đi, chúc tất niên vui vẻ.

 Cố đô Huế trầm mặc bao đời nay với những người con tính tình nhẹ nhàng hiền hòa mà chứa chất trong họ những con sóng ngầm cuồn cuộn không thể đoán trước.

Huế thân thương và đáng yêu chính là ở chỗ đó.


NBS 

Mùa Giáng sinh 

25/12/2021





 

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2021

CÂU CHUYỆN CẢNH GIÁC

 CÂU CHUYỆN CẢNH GIÁC 

Nhân câu chuyện hình sự của @Dinh Van Luong ở TBC xin đưa một việc cảnh giác của người ta.

Tháng 1 Năm 1973 nói văn hoa là tôi cùng bạn bè sinh viên xếp bút nghiên đi vào cuộc chiến thì khi đó Hiệp định Paris được bốn bên kí kết chính thức ngừng cuộc giao tranh ( trên danh nghĩa ). 

Ở Sài gòn ngày 29/3/1973 Bộ Tư lệnh quân sự Mĩ làm lễ cuốn cờ tại sân bay Tân sơn nhất, đưa những người lính Mĩ cuối cùng rời khỏi cuộc chiến. 

Sau 1975 còn nhớ có vị nào đó đã nói : Tôi không tin nhân dân Việt nam lại đi đánh đuổi một nền văn minh rực rỡ  để rước về một nền văn minh thấp hơn nhằm chỉ lối đưa đường.

Hai mươi hai năm sau, vết thương lành dần năm 1995 Việt nam và Hoa kì bình thường hóa quan hệ ngoại giao vì lợi ích quốc gia hai bên, Đại sứ quán Mĩ lại làm lễ thượng cờ ở Hà nội và sau đó  ông Pete Peterson một cựu quân nhân phi công , cựu tù binh Hillton được bổ nhiệm làm Đại sứ. Ông có sứ mệnh làm cho quan hệ hai quốc gia nồng ấm trở lại.

Lúc đó tôi cũng kết thúc công việc lính chiến trở về trường học lại từ đầu và trở thành kĩ sư xây dựng. 

Với vốn tiếng anh bập bẹ giả cầy khi đó, tôi tham gia vào một công ty liên doanh xây dựng Việt Mĩ . Còn nhớ có việc sửa chữa văn phòng ở Làng Việt Nhật phố Thụy khuê phải trao đổi với ông xếp người Nhật . Hai ông chém gió tiếng Anh như đúng rồi. Lúc về ông xếp người Mĩ của tôi bảo: 

- Chúng mày nói với nhau tiếng gì đấy?

- Chúng tao nói tiếng Anh! 

- Thế à, tao chẳng hiểu gì cả.

- Vậy mà chúng tao hiểu nhau đấy . He he

Tôi được Công ty giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức sửa chữa cải tạo Tòa nhà theo yêu cầu của Sứ quán. Tên mình Nguyen Ba Sy người Mĩ khó phát âm nên họ gọi tôi là Mr New Embassy (Mr Tòa Đại sứ mới).

Từ khi ra trường tôi đã từng làm công việc thiết kế kết cấu, quản lí vốn đầu tư xây dựng, quản lí dự án , giám sát thi công, rồi thi công các công trình. Việc nào cũng có cái khó, cái dễ, vui vẻ hay khó chịu.

Nhưng phải công nhận mấy năm làm trong Đại sứ quán Mĩ là vô cùng thú vị, mọi việc là quang minh chính đại như bánh đúc bày sàng. 

Mình học được rất nhanh ở đây các công nghệ mới do Giám sát  và đốc công bày cho, sự nghiêm túc trong công việc , vệ sinh gọn gàng trong thi công, đảm bảo an toàn lao động. Bất kể là ai vi phạm đều không được làm việc trên công trường.

Tôi có cảm tưởng không có phân chia bên A, bên B. Mục tiêu của mọi người là CHẤT LƯỢNG và TIẾN ĐỘ. 

Làm đạt chất lượng đúng tiến độ thì họ tỏ ra yêu quí còn không thì coi như đồ bỏ, quát tháo chửi bới fucking ầm ĩ. Một ông kĩ sư và một đốc công người Mĩ đã từng rút tiền túi thưởng ngay cho công nhân của tôi vì làm đúng, làm giỏi. 

Trường đại học của chúng ta dạy cũng nhiều kiến thức nhưng thường là hàn lâm và chay. Khi đó Việt nam mở cửa vài năm rồi, các công nghệ mới dần dần vào thị trường. Giờ đây thì bình thường, khi đó là rất mới phải tinh ý chịu khó nghiên cứu tìm hiểu mới nắm bắt được.

Mình theo quan niệm của Việt nam  cũng mời họ đi ăn uống hát karaoke nhưng khi kết thúc họ thường đòi share ( Chia ). Món bình dân mà họ thích nhất là bún chả , vì thế mà đến tai Obama nên ổng bắt các trợ lí kiếm quán bún chả ngon để thưởng thức khị có dịp thăm Việt nam. Hi hi

Khi hết nhiệm kì mấy ông giám sát người Mĩ phải chuyển đi, họ cũng mời tôi đến chia tay, rất bịn rịn họ bảo tao chỉ được trở lại Việt nam khi đã về hưu. Quà cho các bạn chỉ là mấy cái đĩa sứ vẽ hình cô gái treo tường nhưng họ cũng thích thú.

Một lần Sứ quán nhờ mua một số thanh sắt hộp mạ kẽm và các tấm thạch cao để làm tường khô ( dry wall ) trên khu vực của họ gì đó, tôi thông báo cho nhà cung cấp họ trả lời sẽ mang hàng đến lúc 9 giờ sáng hôm sau. 

Tới lúc nhận hàng nhà cung cấp hẹn lại 3 giờ chiều, điều đó làm người Mĩ rất khó chịu nên mình cũng thấy thất thố. Ba giờ chiều hàng mang đến họ cử mấy ông an ninh người Mĩ ra nhận, soi ngóc ngách từng hộp sắt, tấm thạch cao xem có gắn gì không . 

Về nguyên tắc họ không tin ai nhất là công việc ngoại giao ở Sứ quán. 

Đúng là một bài học sinh động về cảnh giác ở trường đời.

Nghe nói ở Hà nội có công trình xây mấy năm, nhà thầu đặt gì thì đặt. Lúc khánh thành chủ đầu tư chả dám dùng , thật là phí của giời.

Ông Văn Như Cương đưa ra gợi ý không biết là vui hay là thật Công trình đó nên làm trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối tác nghe trộm được các phương án cải cách đem về nước nó áp dụng cho chết mẹ chúng nó đi.

Cảnh giác không bao giờ thừa.

NBS 

12/2021


Thứ Năm, 9 tháng 12, 2021

LỜI NÓI GÓI VÀNG

 Lời nói gói vàng 

Kiến trúc sư Tạ Xuân Vạn người thiết kế Trụ sở Đài Tiếng nói Việt nam ở phố Bà Triệu Hà nội trong một lần trà dư tửu hậu kể chuyện với chúng tôi rằng :

Dự kiến chi tiết kiến trúc trang trí cho công trình, ông định đúc hai đồng tiền lớn đường kính 3 mét bằng bê tông cốt thép thếp vàng trên nóc nhà vì người Việt nam mình quan niệm : Lời nói là gói vàng.


Tiếng nói Quốc gia phải là các gói vàng.


Nay thấy nhiều ông có chức sắc hẳn hoi nói năng linh tinh, chắc họ cũng không cho rằng đó là những gói vàng.

LỜI NÓI GÓI VÀNG
Mùa Giáng sinh và chào đón Năm mới đang về, hôm nay post một vấn đề cũ rích .
Kiến trúc sư Tạ Xuân Vạn người thiết kế Trụ sở Đài Tiếng nói Việt nam ở phố Bà Triệu Hà nội trong một lần trà dư tửu hậu kể chuyện với chúng tôi rằng :
Dự kiến chi tiết kiến trúc trang trí cho công trình, ông định đúc hai đồng tiền lớn đường kính 3 mét bằng bê tông cốt thép thếp vàng trên nóc nhà vì người Việt nam mình quan niệm : Lời nói là gói vàng.

Tiếng nói Quốc gia phải là các gói vàng. Rồi sau có ý chỉ đạo từ đâu đó, ý định đúc đồng tiền bê tông không được thực hiện
Nay thấy nhiều vị nói năng linh tinh vẫn còn lưu trên đám mây của Google, chắc họ cũng không cho rằng đó là những gói vàng.
Người thường nói linh tinh đã không nên, người hiểu biết càng phải uốn lưỡi bảy lần trước khi phủ dụ.
Người xưa chẳng đã dạy rằng :
Nhất ngôn kí xuất
Tứ mã nan truy.
Năm mới sắp về chỉ nên nói chuyện vui .
Kính chúc bạn bè hạnh phúc và bình an.
NBS
12/2021
Ảnh Trụ sở Đài Tiếng nói Việt nam VOV

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

CHUYỆN TRẺ CON

 CHUYỆN TRẺ CON. 


Chuyện lâu rồi, ở bên bờ con sông biên giới Sở thượng yên ả thanh bình. Buổi sáng mùa Thu nắng vàng rực rỡ, dưới sông thuyền ghe tấp nập, sóng nước lao xao. 

Dưới gốc cây me cổ  thụ cao lớn, vạm vỡ tán cây xòe rộng là một quán cà phê cóc bình dân. Các nhóm người đang cà phê sáng, rì rầm trò chuyện, khói thuốc lơ đãng.

Trên đường ven sông có bà mẹ trẻ một tay cắp em bé , một tay xách chiếc làn nhựa đỏ líu ríu đi trước. Đằng sau chắc là hai đứa con, cô chị chừng sáu tuổi dắt tay cậu em chạy theo lon ton,  cậu em khoảng bốn tuổi. 

Gần cây me có một rải nước rộng chừng hai gang tay chạy ngang mặt đường còn chưa khô do cơn mưa đêm qua . Người mẹ bước qua bình thường không để ý. Hai chị em tới bên rãnh, cậu bé đứng lại gọi : 

- Mẹ ơi, bế con sang ! .  

Người mẹ thấy vậy ngoảnh đầu lại có ý chờ. Cô chị tiến sát theo sau thấy vậy, đẩy mạnh cậu em một cái: 

- Ôi dào, nhảy qua đi !. 

Theo quán tính thằng bé nhảy sang được mà không bị lấm chân, nhưng nó lập tức nhảy trở lại ( thế mới hay ) và kêu lên :

- Mẹ ơi, bế con sang

Cậu bé biết rằng có một người mẹ luôn bao bọc nó , sẵn sàng quay lại bế nó sang. Giống như một doanh nghiệp nhà nước luôn  có Chính phủ bảo lãnh trong cái khắc nghiệt của kinh tế thị trường. 

Mẹ nào mẹ chẳng yêu con, mẹ nó quay lại và bế nó sang thật. Đúng là chuyện trẻ con!. 

Nếu hôm đó nó đi riêng với cô chị thì cái rãnh đó vẫn còn hơi bé. 

Bốn mẹ con lại tíu tít dắt díu nhau đi trên đường buổi sớm mai. Một hình ảnh tất bật nhưng rất đỗi thân thương.

 

Câu chuyện như một đoạn phim ngắn diễn ra thật sinh động trước quán cà phê nhỏ.

Ai đúng ở đây ?  Bà mẹ hay cô chị ? Chính phủ hay Thị trường ?

Câu trả lời giành cho mỗi người, nhưng bao bọc nhiều quá sau lớn lên thấy việc khó là ngại. Kẻ nào biết tự lập sớm ra đời thường thành đạt hơn là thế.


NBS

11/2021 

Ảnh minh họa : Mẹ đưa con đi học ( ST )



Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

Về quê Mỹ đức Xứ Đoài

VỀ QUÊ MỸ ĐỨC XỨ ĐOÀI

Chuẩn bị mai đi khám bệnh định kì thì có điện của ông bạn 
- Này ông, mai có bận gì không về quê tôi chơi đi. Tôi đi về làm ngôi mộ gió cho bà mẹ , tiện thể nhờ ông tư vấn xây dựng một chút.

Mình làm nghề xây dựng, Trăm Năm bạn mới nhờ nhau một lần không về không được. Tưởng đi chơi thì thôi chứ về nhà làm xây mộ cho bà cụ thì coi như nhiệm vụ , thôi để dành cái việc khám bệnh lại tuần sau. 
- Ok tôi có thể đi về được

Thế là ngày hôm sau chúng tôi lên đường , quê ông bạn ở vùng  Mỹ đức Hà Tây  hiện nay là thuộc về Hà Nội  cạnh tỉnh Hòa Bình cách Hồ Gươm 50 km. 
Đây là một vùng quê êm ả đồng chiêm . Cánh đồng lúa mới gặt xong, khu mộ của gia đình trên một gò đất gần 100 mét vuông giữa cánh đồng mênh mông. Khi vào tới nơi  thì thấy hai ông thợ đang đào đất cho ngôi mộ gió mới.

Gò đất cao ráo, thế đất rất đẹp đứng giữa cánh đồng. Những ngôi mộ tiền nhân đầu hướng về phía tây chân về phía đông gối sơn đạp thủy, một địa thế đặt mộ rất đẹp. Đất đồng chiêm trũng nhưng không chịu cảnh sống ngâm da chết ngâm xương. 
Trên cánh đồng nắng vàng mật ong , gió hiu hiu thổi mát mẻ, từng đàn từng đàn vịt tung tăng bơi lội phong cảnh rất thanh bình, như theo bạn nói là cánh đồng này thuộc đất của  nhà  sau cải cách ruộng đất thì do bên là những xóm bên cạnh ít đất nên đã chia ra bớt cho nơi ít ruộng, do vậy khu mộ của gia đình lại nằm đất của xã bên cạnh. 
Việc xây cất mộ cũng không có gì đòi hỏi kỹ thuật đặc biệt. Khu đất nằm ở trên cao do vậy xây cất rất đơn giản và thuận lợi hơn nữa ở đây làm vì cái tâm với mong muốn của người con xây mộ cho bố mẹ. 

Tôi nói ông thợ trước hết là mình phải làm  đúng kỹ thuật  nhưng lại phải cần làm theo yêu cầu của người chủ đầu tư  vì đó là mong muốn báo hiếu của họ với cha mẹ mình, chúng ta nên tôn trọng.
Do đó tôi cũng để bạn mình làm theo ý kiến của mình là chính,  phải nói là làm như thế là quá tốt vì đất liền thổ xây cất  công phu chất lượng tuyệt vời.
Khi công việc đã chạy đều đều thì chúng tôi rời khu mộ đi về phía du lịch Quan Sơn với những dãy núi đá san sát  cây cối tốt tươi dưới chân  là hồ nước dài rộng do việc đắp bờ đê để đảm bảo nước từ trên núi không gây ngập cho cánh đồng. Một vùng trời đất mênh mông Non Nước Hữu Tình hai anh em ngắm cảnh, trò chuyện với dân địa phương và chụp ảnh chừng đến buổi trưa  chúng tôi trở về làng ăn cơm. 
Gia đình nhà chủ nói nói chúng em là người nhà quê do vậy là mọi thứ ở đây đều Quê. Chúng tôi nói cũng là người nhà quê chứ ở đâu, câu chuyện rất là vui vẻ thuận lợi.
Bữa cơm được dọn ra có vịt luộc, tiết canh vịt, cá lóc nướng trui, ông chủ nhà rót rượu rồi bảo nhà em ăn toàn đồ sạch nên các bác cứ yên tâm. vịt người ta ăn cho nuôi ăn cám công nghiệp nhưng nhà em mua về đây để cho ăn cám thóc vài tuần nên thịt đậm rất ngon,  cá thì ở sông không phải nuôi  cũng của thiên nhiên, rau nhà nấu, gạo nhà nấu. 
Bà vợ nói một vẻ tự hào nhà em trồng mấy mẫu ruộng những mẫu ruộng nào nhà em dùng để ăn thì không bơm thuốc sâu, thuốc diệt cỏ diệt ốc bươu vàng do vậy các bác yên tâm. 
Mà bát cơm ngon thật, thơm dẻo lúa mới gặt đầu vụ. Ăn bát cơm hôm nay bâng khuâng nhớ lại những bát cơm mới  hồi tháng 10 năm xưa, những hạt ngọc nấu lên nồi cơm dẻo ngọt thơm lừng cả nhà , đấy mới là của ngọc thực một món ăn quý.

Bà chủ bảo các bác thấy ngon thì biếu mấy cân gạo về dùng.  Chúng tôi thưa rằng xin trả tiền thì mới lấy còn không thì thôi vì mong muốn của chúng tôi là không để phiền cho anh chị em . Mà nói thêm chúng tôi muốn mời gia đình ra quán ăn cơm nhưng gia đình nhất định không chịu phải ăn ở trong  nhà  đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thời gian thoải mái.
Xong bữa bà chủ nói có bà hàng xóm đang trồng rau muống rất ngon Bác có ăn không thì em bảo , có lấy cho tôi mấy bó. Thế là bà chạy ù sang hàng xóm bảo hái cho mấy ông ấy hai bó, bà cũng nói rau muống  em trồng không bơm thuốc sâu không bơm thuốc gì cả các bác ăn đảm bảo an toàn. Con em làm bác sĩ trên phố nhưng hàng tuần vẫn  gửi gạo rau cho nó đấy ???

Đất nước thống nhất gần 50 năm nhưng  con người vẫn đối xử với nhau như những năm còn chia cách. Ruộng hai chế độ, rau hai chế độ. Nhà mình ăn là một chế độ tốt, thứ kia bán  cho đồng bào của mình.
Rồi câu chuyện mua chè trên Thái Nguyên cũng như vậy, nhà mình uống thì không phun thuốc sâu, chè bán thì phun thuốc tùm lum.  

Những thứ ngon lành những thứ tốt để dùng trong gia đình và người quen, còn lại những thứ xấu những thứ bẩn thì bán cho thiên hạ, cho chính đồng bào của mình. Nhưng có ai quen hết được mọi người nên anh phải  hứng chịu chính cái kế mà anh áp dụng cho người khác. 
Đối xử với nhau  như là quân thù quân hằn thật là buồn bã. Chuyện này theo tôi không phải lỗi của người dân, còn lỗi ở đâu thì theo suy nghĩ của góc độ từng người .  

Do đó ung thư ở nước ta  ngày càng nhiều, các bệnh viện ung thư luôn luôn chật cứng người. 
 
Đâu đó vẫn còn một dòng sông Bến hải vô hình ngăn cách lòng tin con người Việt nam.

Cách làm đó tưởng khôn ngoan nhưng thực ra là không giống ai trong một thế giới phẳng hiện đại, rộng mở và văn minh. 

Làm thế nào để quê hương ta thoát khỏi tình trạng này ?

Câu hỏi xin được gửi cho các ông bà có trách nhiệm trả lời về sự hưng vong của giống nòi tộc Việt, nơi châu thổ Hồng Hà , Cửu long .

NBS 
11/2021





 

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

CHUYỆN CŨ 50 NĂM

CHUYỆN CŨ 50 NĂM
- Bố ơi, mai con đi thi đại học
- Thế à, bố cho con 1 đồng đi ăn phở sáng hai hôm nhé . Phở 4 hào /bát thêm 1 hào quẩy.
Ăn phở như vậy là theo tiêu chuẩn người ốm .
Sáng hôm sau dậy sớm, chén phở rồi đến trường Bưởi Chu Văn An vào phòng thi. Chỉ thấy lũ học trò lẳng lặng đến thi với bao nhiêu tâm trạng , ước mơ. Không có cảnh cha mẹ người thân đón đưa tấp nập trước cổng trường.
Một tháng sau.
- Bố ơi, con đỗ đại học rồi
- Thế à , trường nào hả con?
- Trường Đại học Xây dựng bố ạ.
- Ừ.
Mắt bố vẫn chú ý vào chi tiết trên bàn dụng cụ mà không biểu lộ chút mừng vui hay gì cả.
Rồi mình tự chuẩn bị các giấy tờ yêu cầu , tự lên trường nhập học. Hồi bà chị vào trường bố đưa đón tận nơi, nhập học xong mới về. Còn mình bố mặc kệ, vì phía sau còn một đoàn tàu hối thúc .
Hơi so bì tị nạnh nhưng rồi lớn lên mới hiểu bố đã hành động đúng. Bố còn lo chị thân gái dặm trường, con trai thì phải quăng vào đời mà tự bơi cho sớm.
Vào trường Đại học Xây dựng tưởng là to lớn, ít ra cũng được một phần của Đại học Tổng hợp phố Lê Thánh Tôn với giảng đường lớn không đồng mức với những bộ bàn ghế bục giảng uy nghiêm nhưng không phải, Trường là những dãy nhà lá, vách đất giữa đồng không mông quạnh.
Ít lâu sau về thăm nhà , bố có khách nhưng vẫn đang làm việc. Ông khách hỏi bố:
- Cháu nó học Đại học à, năm thứ mấy, trường nào?
Bố không trả lời, quay sang hỏi tôi:
- Con học trường nào, năm thứ mấy?.
Thời bây giờ, câu chuyện trên thật là kì lạ nhưng là bình thường của một gia đình đông con ở Hà nội năm 1971 cách đây đúng 50 năm.
Bố tôi lên Xe mây năm 2008.
Năm 2021 này, nếu còn sống thì ông cụ thân sinh ra tôi cũng đang bước vào tuổi 100.
Chúng con luôn luôn tưởng nhớ và biết ơn công sinh thành của cha mẹ
NBS
11/2021
Ảnh Cha và con
Đoàn Đức Chính, Tuấn Trần và 353 người khác
1 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ
VỀ QUÊ MỸ ĐỨC XỨ ĐOÀI

Chuẩn bị mai đi khám bệnh định kì thì có điện của ông bạn 
- Này ông, mai có bận gì không về quê tôi chơi đi. Tôi đi về làm ngôi mộ gió cho bà mẹ , tiện thể nhờ ông tư vấn xây dựng một chút.

Mình làm nghề xây dựng, Trăm Năm bạn mới nhờ nhau một lần không về không được. Tưởng đi chơi thì thôi chứ về nhà làm xây mộ cho bà cụ thì coi như nhiệm vụ , thôi để dành cái việc khám bệnh lại tuần sau. 
- Ok tôi có thể đi về được

Thế là ngày hôm sau chúng tôi lên đường , quê ông bạn ở vùng  Mỹ đức Hà Tây  hiện nay là thuộc về Hà Nội  cạnh tỉnh Hòa Bình cách Hồ Gươm 50 km. 
Đây là một vùng quê êm ả đồng chiêm . Cánh đồng lúa mới gặt xong, khu mộ của gia đình trên một gò đất gần 100 mét vuông giữa cánh đồng mênh mông. Khi vào tới nơi  thì thấy hai ông thợ đang đào đất cho ngôi mộ gió mới.

Gò đất cao ráo, thế đất rất đẹp đứng giữa cánh đồng. Những ngôi mộ tiền nhân đầu hướng về phía tây chân về phía đông gối sơn đạp thủy, một địa thế đặt mộ rất đẹp. Đất đồng chiêm trũng nhưng không chịu cảnh sống ngâm da chết ngâm xương. 
Trên cánh đồng nắng vàng mật ong , gió hiu hiu thổi mát mẻ, từng đàn từng đàn vịt tung tăng bơi lội phong cảnh rất thanh bình, như theo bạn nói là cánh đồng này thuộc đất của  nhà  sau cải cách ruộng đất thì do bên là những xóm bên cạnh ít đất nên đã chia ra bớt cho nơi ít ruộng, do vậy khu mộ của gia đình lại nằm đất của xã bên cạnh. 
Việc xây cất mộ cũng không có gì đòi hỏi kỹ thuật đặc biệt. Khu đất nằm ở trên cao do vậy xây cất rất đơn giản và thuận lợi hơn nữa ở đây làm vì cái tâm với mong muốn của người con xây mộ cho bố mẹ. 

Tôi nói ông thợ trước hết là mình phải làm  đúng kỹ thuật  nhưng lại phải cần làm theo yêu cầu của người chủ đầu tư  vì đó là mong muốn báo hiếu của họ với cha mẹ mình, chúng ta nên tôn trọng.
Do đó tôi cũng để bạn mình làm theo ý kiến của mình là chính,  phải nói là làm như thế là quá tốt vì đất liền thổ xây cất  công phu chất lượng tuyệt vời.
Khi công việc đã chạy đều đều thì chúng tôi rời khu mộ đi về phía du lịch Quan Sơn với những dãy núi đá san sát  cây cối tốt tươi dưới chân  là hồ nước dài rộng do việc đắp bờ đê để đảm bảo nước từ trên núi không gây ngập cho cánh đồng. Một vùng trời đất mênh mông Non Nước Hữu Tình hai anh em ngắm cảnh, trò chuyện với dân địa phương và chụp ảnh chừng đến buổi trưa  chúng tôi trở về làng ăn cơm. 
Gia đình nhà chủ nói nói chúng em là người nhà quê do vậy là mọi thứ ở đây đều Quê. Chúng tôi nói cũng là người nhà quê chứ ở đâu, câu chuyện rất là vui vẻ thuận lợi.
Bữa cơm được dọn ra có vịt luộc, tiết canh vịt, cá lóc nướng trui, ông chủ nhà rót rượu rồi bảo nhà em ăn toàn đồ sạch nên các bác cứ yên tâm. vịt người ta ăn cho nuôi ăn cám công nghiệp nhưng nhà em mua về đây để cho ăn cám thóc vài tuần nên thịt đậm rất ngon,  cá thì ở sông không phải nuôi  cũng của thiên nhiên, rau nhà nấu, gạo nhà nấu. 
Bà vợ nói một vẻ tự hào nhà em trồng mấy mẫu ruộng những mẫu ruộng nào nhà em dùng để ăn thì không bơm thuốc sâu, thuốc diệt cỏ diệt ốc bươu vàng do vậy các bác yên tâm. 
Mà bát cơm ngon thật, thơm dẻo lúa mới gặt đầu vụ. Ăn bát cơm hôm nay bâng khuâng nhớ lại những bát cơm mới  hồi tháng 10 năm xưa, những hạt ngọc nấu lên nồi cơm dẻo ngọt thơm lừng cả nhà , đấy mới là của ngọc thực một món ăn quý.

Bà chủ bảo các bác thấy ngon thì biếu mấy cân gạo về dùng.  Chúng tôi thưa rằng xin trả tiền thì mới lấy còn không thì thôi vì mong muốn của chúng tôi là không để phiền cho anh chị em . Mà nói thêm chúng tôi muốn mời gia đình ra quán ăn cơm nhưng gia đình nhất định không chịu phải ăn ở trong  nhà  đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thời gian thoải mái.
Xong bữa bà chủ nói có bà hàng xóm đang trồng rau muống rất ngon Bác có ăn không thì em bảo , có lấy cho tôi mấy bó. Thế là bà chạy ù sang hàng xóm bảo hái cho mấy ông ấy hai bó, bà cũng nói rau muống  em trồng không bơm thuốc sâu không bơm thuốc gì cả các bác ăn đảm bảo an toàn. Con em làm bác sĩ trên phố nhưng hàng tuần vẫn  gửi gạo rau cho nó đấy ???

Đất nước thống nhất gần 50 năm nhưng  con người vẫn đối xử với nhau như những năm còn chia cách. Ruộng hai chế độ, rau hai chế độ. Nhà mình ăn là một chế độ tốt, thứ kia bán  cho đồng bào của mình.
Rồi câu chuyện mua chè trên Thái Nguyên cũng như vậy, nhà mình uống thì không phun thuốc sâu, chè bán thì phun thuốc tùm lum.  

Những thứ ngon lành những thứ tốt để dùng trong gia đình và người quen, còn lại những thứ xấu những thứ bẩn thì bán cho thiên hạ, cho chính đồng bào của mình. Nhưng có ai quen hết được mọi người nên anh phải  hứng chịu chính cái kế mà anh áp dụng cho người khác. 
Đối xử với nhau  như là quân thù quân hằn thật là buồn bã. Chuyện này theo tôi không phải lỗi của người dân, còn lỗi ở đâu thì theo suy nghĩ của góc độ từng người .  

Do đó ung thư ở nước ta  ngày càng nhiều, các bệnh viện ung thư luôn luôn chật cứng người. 
 
Đâu đó vẫn còn một dòng sông Bến hải vô hình ngăn cách lòng tin con người Việt nam.

Cách làm đó tưởng khôn ngoan nhưng thực ra là không giống ai trong một thế giới phẳng hiện đại, rộng mở và văn minh. 

Làm thế nào để quê hương ta thoát khỏi tình trạng này ?

Câu hỏi xin được gửi cho các ông bà có trách nhiệm trả lời về sự hưng vong của giống nòi tộc Việt, nơi châu thổ Hồng Hà , Cửu long .

NBS 
11/2021