Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

CHUYỆN PHIẾM HỌP LỚP Chuyên Su và Pao

Năm nay lớp họp tận Sapa, nói là họp cho oai chứ có họp hành gì đâu. Từ đẩu từ đâu í ới gọi nhau Gặp mặt tổ chức đánh chén cười đùa xả streess thoải con gà mái mà không sợ ai đánh giá, tạm tránh xa nơi công sở thương trường cùng với mưu sâu kế hiểm.


Sapa nhìn từ núi Hàm rồng 

Họp năm nay ở Sa pa cũng có khối tranh luận, người bảo họp ở Tây nguyên cho ấm người bảo ở biển cho mát rồi có người bảo ở núi cho mới...cứ loạn cả lên. 

Chỉ khổ mấy bố trong Ban liên lạc đứng ngã ba đường, theo ý bạn này thì không được bạn kia, tốn mấy nồi lẩu mới quyết đinh được địa điểm.

Quỹ thời gian của anh em còn 20-30 năm nữa, sẽ lần lượt đi hết những địa điểm anh em yêu cầu cho thỏa lòng các chú.

Sự đỏng đảnh của thời tiết



Sapa thành phố trong sương, ai đến đây cũng thấy lâng lâng vì sự đỏng đảnh của thời tiết. Trong một ngày nóng, ấm, lạnh, mát, mây mù ....đủ cả. 


Ai cũng háo hức, nhất là các kỹ sư nghệ sỹ nhiếp ảnh với lỉnh kỉnh đồ nghề và đôi mắt tinh đời. 

Họ mải mê sáng tác tác phẩm ảnh nghệ thuật với những cú bấm máy liên tục, hy vọng rằng trong vô số viên quặng thu được kia có một vài hạt ngọc hạt vàng hay thậm chí là kim cương chứ chả chơi.

Săn bắt con nghệ thuật mà, vất vả như trâu cày đồng sâu.

Pao và Su



Mấy anh em đi dọc phố chụp cảnh buôn bán các sản vật địa phương, sản phẩm dệt thổ cẩm. Khi đưa máy chụp thường người được chụp không đồng ý, che mặt hay đòi tiền. 

Khi đó người có máy ảnh thường không thoải mái cho là họ lên mặt quá đáng. Chúng ta có điều kiện hơn họ tài chính kiến thức thì có quyền chụp. 

Nghĩ kỹ hơn cũng thấy đồng cảm với họ, nếu mấy ông tư bản âu mỹ hơn chúng ta còn nhiều hơn nữa cũng có quyền chĩa ống kính vào chúng ta chụp mà không xin phép thì thái độ ứng xử phải như thế nào?

Trong rất nhiều khuôn mặt trên chợ các anh chú ý đến một cô cháu nhẫn nại bán hàng, nét mặt ngây thơ và thánh thiện dường như trong cô không bao giờ có suy nghĩ xấu chứ đừng nói là hành động xấu. Cô cứ mặc cho các anh chụp ảnh mà không đòi hỏi gì.


Mọi người tiến đến hỏi thăm:
-  Bán được nhiều không?
- Chưa bán được.
- Tên cháu là gì ?
- Su 

Câu chuyện cứ nhát gừng như thế, rất nhạt. Các anh nảy ra ý định 

- Thế nhà Su ở đâu, các chú muốn về thăm được không?
- Được . Su trả lời nhẹ nhàng

Chỉ có thế thôi , không nghi ngại trước đám người lạ Su cùng với mấy anh đi về nhà mình.

Đường về có vẻ xa xôi diệu vợi trong ý nghĩ của người thành thị. Nhà Su trên lưng chừng núi cao, một căn nhà truyền thống của người Mông. Đồ đạc trong nhà không có gì đáng giá, gian bếp nguội lạnh. 

Có khách về nhà Su liền vào bếp nấu cơm đãi khách, trong lúc chờ cơm mọi người đi xung quanh ngắm ngía chụp ảnh trong tâm trạng hơi lo lắng vì biết rằng Su đã có chồng. 

Hỏi chồng có ghen không, Su bảo có. Thế lấy chồng có sướng không, trả lời có sướng. Ý nghĩ đơn giản không màu mè hoa lá, họ sống như cái cây con thú trong rừng. 

Bản thân họ không có so sánh cái nghèo của mình với sắc tộc khác được gọi là đồng bào trên cùng nước Việt. 

Mời các bạn nghe bài hát : EM CHON LỐI NÀY 
http://nhac.vui.vn/em-chon-loi-nay-top-ca-nhieu-ca-sy-m106809c56p122.html

Thấy người đàn ông nào đi ngang củng hỏi xem có phải là chồng Su hay không. lại nghe cả tiếng mài dao xoèn xoẹt mấy anh em cũng hơi lo lo, cười nói đấy nhưng cũng chuẩn bị tinh thần "tẩu vi thượng sách".

Cơm được don ra có gà rang, rau cải xào có cả rượu nữa, thứ rượu uông vào có thể đẻ nhiều con như ông bố chồng Su quảng cáo. Hỏi chồng Su đâu, nói rằng nó ăn trước và đi họp rồi. 

Tuy không sơn hào hải vị nhưng leo trèo nhiều lại đói ngấu nên chủ khách ăn uống nhiệt tình.

Câu chuyện vui vẻ giữa bố chồng Su rất thoải mái không câu nệ, chỉ có Su là lặng lẽ phục vụ kiên nhẫn. Cơm và thức ăn hơi thiếu, có lẽ thế nên lại là bữa ăn ngon và ấn tượng. 

Trước khi chia tay mấy anh em có gửi ông bố chút kinh phí, ông bố phấn khởi lắm hẹn đi hẹn lại khi nào có điều kiện thì anh em cứ đến chơi với gia đình.

Cơm nước xong có cô bé hàng xóm tên Pao sang chơi, hỏi có đi Sapa không? Có. 

Thế là Su Pao cùng mấy vị khách xuống núi đến đợi Đoàn của lớp thăm bản Cát Cát vào buổi chiều. 

Lại nói về Su năm nay 17 tuổi, cô học hết lớp 1 rồi đi lấy chồng đã có một con, Pao là cháu họ 14 tuổi đang học lớp 7. Có chút chữ trong đầu nên cô cháu có vẻ linh lợi hoạt bát hơn.

Các vị khách cũng hết sức tâm lý mua sắm túi thổ cẩm, lược sừng và vài thứ linh tinh cho Su Pao là thời trang của các cô gái Mông. 

Khi anh em đến Su , Pao đều buộc đai cổ tay cho mọi người, trước đó còn hỏi anh , chú thích màu gì. Ai gặp hai cô bé đều thích thú và tỏ lòng quí mến coi như con cháu. 

Trao may mắn 



Hỏi mai có đi chơi phiên chợ Bắc hà không, các cô đều bảo có, thích lắm mà không nề hà gì cả. Các cô may mắn gặp toàn người tốt nên không có điều gì đáng tiếc xảy ra.

 Dù sao trong thời buổi này cũng cần cảnh giác không nên nhẹ dạ cả tin bố con thằng nào. 

Tại quán nước, bà chủ quán bảo : 
- Tán gái giỏi thật , chịu các bố.


Ai cũng muốn chụp ảnh với các cô

Do đi cùng đoàn có thời hạn nên phải chia tay hai cô cháu. Lúc bấy giờ mới hỏi địa chỉ để gởi ảnh về cho Su và Pao. Cảnh chia tay cũng bịn rịn lắm, biết khi nào trở lại để gặp mối lương duyên trời đất sắp đặt.
Biết bao giờ trở lại

Có  ai đó nói rằng Cuộc đời là những chuyến đi thì chuyến đi này cũng là một điểm xuyết cho cuộc đời thêm phong phú. 

Có điều kiện thì cứ đi các bạn nhỉ


Kỷ niệm Sapa 11-2014.
 Nguyễn Bá Sỹ 



Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

ĐỪNG BAO GIỜ TRÁCH MÓC BẤT KỲ AI TRONG CUỘC SỐNG CỦA BẠN



Bài hay và phù hợp với mình, xin phép tác giả chia sẻ với mọi người

Ngày về hiu

Đừng lo lắng nhiều quá về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống riêng. 
Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng. 
Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc… 
Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm… 
Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học…
Và… người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm. 


Đừng hứa khi đang… vui! 
Đừng trả lời khi đang… nóng giận! 
Đừng quyết định khi đang… buồn! 
Đừng cười khi người khác… không vui! 


Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ. 
Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe. 
Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước đi. 
Đừng có lòng ghen ghét ai đó, khi mà họ chẳng có lỗi gì với ta. 

Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Bạn thọ lắm cũng chỉ sống đến 100 tuổi (tỉ lệ 1 trên 100.000 người). 

Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm. Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức.

 (Trên 50 tuổi mừng từng năm, qua 60 tuổi mong hàng tháng, tới 70 tuổi đếm mỗi tuần, đến 80 tuổi đợi vài ngày, được 90 tuổi… ngơ ngác một mình với giờ phút dài thăm thẳm!) 

Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám. 

Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai nữa đâu. 

Đừng lo lắng nhiều quá về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống riêng. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng. 

Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Con biết lo cho cha mẹ, dù có lòng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và các ràng buộc khác nên không thể giúp gì bạn. 

Các con vô tình thì có thể sẽ tranh dành của cải của bạn ngay khi bạn còn sống, và còn muốn bạn chóng chết để chúng có thể thừa hưởng các bất động sản của bạn. 

Các con của bạn cho rằng chuyện chúng thừa hưởng tài sản của bạn là chuyện dĩ nhiên nhưng bạn không thể đòi dự phần vào tiền bạc của chúng. 


Đòng nghiệp


 Với những người thuộc lứa tuổi 60 như bạn, đừng đánh đổi sức khỏe với tài lực nữa. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khỏe. 

Khi nào thì bạn thôi làm tiền? và có bao nhiêu tiền là đủ (tiền muôn, tiền triệu hay mấy chục triệu)? 

Dù bạn có cả ngàn mẫu ruộng tốt, bạn cũng chỉ ăn khoảng 3 lon gạo mỗi ngày; dù bạn có cả ngàn dinh thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng 8 mét vuông để ngủ nghỉ ban đêm. 

Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi. Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có chuyện buồn phiền riêng. 

Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn, nhưng bạn hãy so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ… 

Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể thay đổi vì chẳng được gì, mà lại còn làm hại cho sức khỏe bạn… Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc của chính mình. 

Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn thật đã sống hạnh phúc từng ngày. 

Một ngày qua là một ngày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn 'được'. Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng đến bao giờ. 

Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục thích đáng, thường xuyên ra ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống một thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30 năm tràn trề sức khỏe. 

Và nhất là biết trân quý những điều tốt đẹp quanh mình và còn BẠN BÈ .nữa.. họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và có người cần đến mình… không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ! 

Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất. 

Theo Thanhnientudo.com